HTThích Thanh Từ
TẬP 1
ĐỜI THỨ BA SAU LỤC TỔ
B.Phái Hoài Nhượng
15.THIỀN SƯ HUỆ HẢI(ÐạiChâu)
Sưhọ Châu, quê ở Kiến Châu, theo Hòa thượng Ðạo Trí chùỪạo Vân ở Việt Châu xuất gia học đạo.
Sưđến tham vấn Mã Tổ.
MãTổ hỏi:- Từ đâu đến?
Sưthưa:- Ở Việt Châu chùa Ðại Vân đến.
- Ðếnđây tính cầu việc gì?
- Ðếncầu Phật pháp.
- Khobáu nhà mình chẳng đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì?Ta trong ấy không có một vật, cầu Phật pháp cái gì?
Sưlễ bái, thưa:- Cái gì là kho báu nhà mình của Huệ Hải?
- Chínhnay ngươi hỏi ta, là kho báu của ngươi, đầy đủ tất cảkhông thiếu thốn, tự do sử dụng, đâu nhờ tìm cầu bênngoài.
Ngaycâu này, Sư tự nhận bản tâm không do hiểu biết, vui mừnglễ tạ. Sư ở hầu Mã Tổ sáu năm.
*
Vìbổn sư tuổi già, Sư phải về phụng dưỡng. Từ đây, Sưtàng ẩn chỗ thâm ngộ của mình, chỉ hiện bề ngoài nhưkẻ tầm thường. Sư có soạn quyển "Ðốn Ngộ Nhập ÐạoYếu Môn Luận", bị Huyền Ấn là cháu trong pháp môn lén lấyđến trình Mã Tổ.
MãTổ xem xong, bảo chúng:
- ViệtChâu có Ðại Châu (hạt châu lớn) tròn sáng thấu suốt tựtại không ngại.
Khiấy, ở trong chúng có người biết Sư họ Châu bèn rủ nhaulần lượt tìm đến Sư, thưa hỏi và nương tựa. Từ đóngười ta gọi Sư là Ðại Châu Hòa thượng.
*
Sưbảo những vị đến tham vấn:
- Thiềnkhách! Tôi chẳng hội thiền, trọn không có một pháp có thểchỉ dạy người, không phiền các vị đứng lâu, hãy tựđi nghỉ.
Tuyvậy, mà học chúng dần dần thêm đông, ngày đêm thưa hỏi.Sư bất đắc dĩ vì hỏi giải đáp, biện tài không ngại.
*
Cóvài vị Pháp sư đến hỏi:
- Ðịnhhỏi một câu, Thầy có vui lòng đáp lại chăng?
Sưbảo:- Bóng trăng dưới đầm sâu, mặc ý mò bắt.
- Thếnào là Phật?
- Hồnước trong đối diện, chẳng phải Phật là gì?
Cácvị ấy còn ngơ ngác, không biết gì cả. Giây lâu có vịlại hỏi:
- Thầynói pháp gì độ người?
- Bầnđạo chưa từng có một pháp gì độ người.
- Thiềnsư nhà tối như thế.
- Ðạiđức nói pháp gì độ người?
- Giảngkinh Kim Cang Bát-nhã.
- Giảngđược bao nhiêu lần?
- Hơnhai mươi lần.
- Kinhnày ai nói?
Phápsư tằng hắng lên giọng gắt:
- Thiềnsư khéo nói đùa, há không biết Phật nói sao?
- "Nếunói Như Lai có nói pháp là chê bai Phật, người ấy khônghiểu nghĩa ta nói." (kinh Kim Cang) Nếu nói kinh này không phảiPhật nói tức là phỉ báng kinh. Thỉnh Ðại đức nói xem?
Phápsư im lặng không đáp được.
Sưlại hỏi:
- Kinhnói: "Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, ngườiấy hành đạo tà, không thể thấy Như Lai." Ðại đức hãynói cái gì là Như Lai?
- Ðếnchỗ này tôi mê hẳn?
- Từtrước đến giờ chưa từng ngộ, nói cái gì là mê?
- ThỉnhThiền sư vì tôi nói!
- Ðạiđức giảng kinh hơn hai mươi lượt, lại chưa biết Như Lai?
Phápsư lại lễ bái, cầu xin chỉ dạy.
Sưbảo:
- NhưLai là nghĩa như của các pháp, đâu thể quên được.
- Phải.Là nghĩa như của các pháp.
- Ðạiđức nói phải, cũng chưa phải.
- Vănkinh rõ ràng đâu thể chưa phải?
- Ðạiđức "Như" chăng?
- Như.
- Câycỏ như chăng?
- Như.
- Ðạiđức như, đồng cây cỏ như chăng?
- Khônghai.
- Ðạiđức cùng cây cỏ đâu khác?
Phápsư không đáp được, im lặng giây lâu lại hỏi:
- Thếnào được Ðại Niết-bàn?
- Chẳngtạo nghiệp sanh tử.
- Thếnào là nghiệp sanh tử?
- Cầờại Niết-bàn là nghiệp sanh tử, bỏ nhơ lấy sạch là nghiệpsanh tử, có đắc có chứng là nghiệp sanh tử, không vượtkhỏi môn đối trị là nghiệp sanh tử.
- Thếnào chóng được giải thoát?
- Vốntự không phược (trói buộc) chẳng cần cầu giải thoát,dùng thẳng hành thẳng là không thứ bực.
Phápsư khen:- Thiền sư như Hòa thượng thật là ít có.
Khenxong, Pháp sư lễ tạ lui ra.
*
Cóvị cư sĩ đến hỏi:- Tức tâm tức Phật, cái gì là Phật?
Sưbảo:- Ông nghi cái gì không phải Phật chỉ ra xem!
Cưsĩ lặng thinh.
Sưnói tiếp:- Ðạt thì khắp cảnh là Phật, chẳng ngộ hằngtrái xa.
*
CóLuật sư hiệu Pháp Minh đến nói:
- CácThiền sư phần nhiều rơi vào không.
Sưbảo:- Trái lại, các Tọa chủ phần nhiều rơi vào không.
PhápMinh hoảng sợ hỏi:- Tại sao rơi vào không?
- Kinhluận là giấy mực văn tự, giấy mực văn tự đều là không,dù trên tiếng dựng lập danh, cú, văn, thân, đâu chẳng phảilà không, Tọa chủ bám chặt vào giáo thể đâu chẳng rơivào không?
- Thiềnsư rơi vào không chăng?
- Văntự v.v... đều từ trí tuệ mà sanh, đại dụng hiện tiềnđâu thể rơi vào không.
- Chobiết một pháp không đạt, chẳng gọi là tất-đạt.
- Luậtsư chẳng những rơi vào không, lại còn dùng lầm danh ngôn.
PhápMinh đổi sắc mặt, hỏi:- Lầm chỗ nào?
- Luậtsư chưa rành âm Trung Hoa và Phạn, làm sao giảng thuyết?
- ThỉnhThiền sư chỉ ra chỗ lầm của Pháp Minh?
- Ðâuchẳng biết "tất-đạt" là tiếng Phạn sao?
PhápMinh tuy nhận thấy lỗi, mà tâm vẫn còn giận, lại hỏi:
- PhàmKinh, Luật, Luận là lời Phật, đọc tụng y giáo phụng hành,sao chẳng thấy tánh?
- Nhưchó điên đuổi bóng, sư tử ăn thịt người. Kinh, Luật,Luận là tự tánh dụng, người đọc tụng là tánh pháp.
- PhậtA-di-đà có cha mẹ và họ chăng?
- PhậtA-di-đà họ Kiều-thi-ca, cha tên Nguyệt Thượng, mẹ tên ThùThắng Diệu Nhan.
- Xuấtphát từ kinh điển nào?
- Xuấtphát từ tập Ðà-la-ni.
PhápMinh lễ tạ khen ngợi lui ra.
*
Cóvị Pháp sư thông Tam tạng đến hỏi:- Chân như có biến đổichăng?
Sưđáp:- Có biến đổi.
- Thiềnsư lầm.
- Ðạiđức có chân như chăng?
- Có.
- Nếukhông biến đổi quyết định Ðại đức là phàm Tăng. Ðâuchẳng nghe: "Thiện tri thức hay chuyển ba độc thành ba móntịnh giới, chuyển sáu thức thành sáu thần thông, chuyểnphiền não thành Bồ-đề, chuyển vô minh thành đại trí chânnhư." Nếu không biến đổi , Ðại đức thật là ngoại đạochủ trương tự nhiên vậy.
- Nếuvậy chân như tức có biến đổi.
- Nếuchấp chân như có biến đổi cũng là ngoại đạo.
- Thiềnsư vừa nói chân như có biến đổi, giờ lại nói không biếnđổi, vậy thế nào thật đúng?
- Nếungười thấy tánh rõ ràng, như hạt châu ma-ni hiện sắc, nóibiến đổi cũng được, nói không biến đổi cũng được.Nếu người không thấy tánh, nghe nói chân như biến đổibèn hiểu biến đổi, nghe nói không biến đổi bèn hiểu khôngbiến đổi.
Phápsư khen:
- Nênbiết, Nam tông (Thiền đốn ngộ miền Nam) không thể lường.
*
Luậtsư Nguyên đến hỏi:- Hòa thượng tu có dụng công chăng?
Sưđáp:- Dụng công.
- Dụngcông thế nào?
- Khiđói thì ăn, khi mệt thì ngủ.
- Tấtcả người đều như vậy, đồng chỗ dụng công của Thầychăng?
- Chẳngđồng.
- Tạisao chẳng đồng?
- Họkhi ăn chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ cần dùng, khi ngủ chẳngchịu ngủ, tính toán ngàn chuyện, do đó chẳng đồng.
Nguyênim lặng.
*
Ðạiđức Uẩn Quang đến hỏi:- Thiền sư tự biết chỗ sanh chăng?
Sưđáp:
- Chưatừng tử đâu cần luận sanh. Biết sanh tức là pháp khôngsanh, chẳng lìa pháp sanh nói có không sanh. Tổ sư nói: "Chínhcái sanh tức không sanh."
- Ngườikhông thấy tánh cũng được như vậy chăng?
- Tựchẳng thấy tánh chẳng phải không tánh. Vì sao? Thấy tứclà tánh, không tánh thì không thể thấy. Thức tức là tánh,nên gọi thức tánh. Liễu tức là tánh, nên gọi liễu tánh.Hay sanh muôn pháp gọi là pháp tánh, cũng gọi là pháp thân.Tổ sư Mã Minh nói: "Nói là pháp tức là tâm chúng sanh, nếutâm sanh nên tất cả pháp sanh, nếu tâm không sanh, pháp khôngnương đâu sanh, cũng không danh tự." Người mê không biếtpháp thân không hình tượng hay ứng vật hiện hình, bèn nói:"Trúc biếc xanh xanh đồng là pháp thân, hoa vàng mịt mịtthảy đều Bát-nhã."(Thanh thanh thúy trúc tổng thị pháp thân,uất uất hoàng hoa vô phi Bát-nhã.) Hoa vàng nếu là Bát-nhã,Bát-nhã tức đồng vô tình, trúc biếc nếu là pháp thân,pháp thân tức đồng cây cỏ. Như người ăn măng tức làăn pháp thân.
Nhữnglối nói như thế đâu thể kể chép hết. Ðối diện mê Phậtnhiều kiếp mong cầu, trong pháp thể mà mê lầm, chạy tìmkiếm bên ngoài. Thế nên, người hiểu đạo đi đứng ngồinằm đều là đạo, người ngộ pháp tung hoành tự tại đềulà pháp.
- Hưkhông hay sanh linh tri chăng? Chân tâm duyên thiện ác chăng?Người tham dục là đạo chăng? Người chấp phải quấy vềsau tâm thông chăng? Người xúc cảnh sanh tâm có định chăng?Người trụ chỗ yên lặng có tuệ chăng? Người ôm lòng khinhngười có ngã chăng? Người chấp không chấp hữu có tríchăng? Người tầm văn thủ chứng, người khổ hạnh cầuPhật, người lìa tâm cầu Phật, người chấp tâm là Phật,trí này hợp đạo chăng? Thỉnh Thiền sư mỗi mỗi vì đáp:
Hưkhông chẳng sanh linh tri, chân tâm chẳng duyên thiện ác, ngườichìm sâu trong tham dục căn cơ cạn, người phải quấy lăngxăng chưa thông, người xúc cảnh sanh tâm ít định, ngườiyên lặng quên hết là tuệ chìm, người khinh người cao mạnlà ngã mạn, người chấp không chấp có đều ngu, ngườitầm văn thủ chứng thêm kẹt, người khổ hạnh cầu Phậtlà mê, lìa tâm cầu Phật là ngoại đạo, chấp tâm là Phậtlà ma.
- Nếunhư thế thì rốt ráo không thể có?
- Rốtráo là Ðại đức, chẳng phải rốt ráo không thể có.
UẩnQuang vui mừng lễ tạ.
*
Tọachủ giảng kinh Duy-ma-cật hỏi:
- Kinhnói: "Lục sư v.v... ngoại đạo kia là thầy của ngươi, nhânkia xuất gia, thầy kia bị đọa ngươi cũng theo đó mà đọa.Người thí cho ngươi chẳng gọi phước điền, cúng dườngcho ngươi đọa trong ba đường ác. Chê Phật, hủy Pháp, chẳngvào chúng số, trọn chẳng được diệt độ. Ngươi nếu nhưthế mới nên nhận thức ăn." (kinh Duy-ma) Thỉnh Thiền sưvì giải thích.
Sưđáp:
- Ngườimê chạy theo sáu căn gọi là lục sư, ngoài tâm cầu Phậtgọi là ngoại đạo, thấy có vật để thí chẳng gọi phướcđiền, sanh tâm nhận cúng dường đọa ba đường ác. Ngườinếu hay chê bai Phật là chẳng dám cầu Phật, hủy báng pháplà chẳng dám cầu Pháp, chẳng vào chúng số là chẳng dámcầu Tăng, trọn chẳng được diệt độ là trí dụng hiệntiền. Nếu có người hay hiểu như thế liền được thứcăn thiền duyệt pháp hỉ.
*
Tọachủ hỏi:
- KinhBát-nhã nói: "độ chín loài chúng sanh đều vào vô dư Niết-bàn",lại nói: "thật không chúng sanh được diệt độ". Hai đoạnvăn kinh này làm sao hội thông? Người xưa nay đều nói "thậtđộ chúng sanh mà chẳng nhận tướng chúng sanh". Tôi còn nghichưa giải quyết, thỉnh Thiền sư vì giải thích.
- Chínloài chúng sanh trong một thân đầy đủ, tùy tạo tùy hành:vô minh là noãn sanh (sanh bằng trứng), ôm ấp phiền não ởtrong là thai sanh (sanh bằng bào thai), nước ái thấm ướtlà thấp sanh (sanh chỗ ẩm ướt), nóng nảy khởi phiền nãolà hóa sanh (từ loài này hóa sanh loài khác). Ngộ tức làPhật, mê gọi là chúng sanh. Bồ-tát chỉ lấy tâm sanh niệmniệm làm chúng sanh, nếu rõ tâm ở trên bản tế (nguồn tâm)của mình mà độ lúc chưa hiện bày, chưa hiện bày đềukhông, tức biết thật không có chúng sanh được diệt độ.
*
Sưthượng đường dạy:
- Cácngươi may mắn tự khéo giữ cái vô sự. Kẻ nhọc nhằn tạotác là mang cùm sa ngục chớ gì? Mỗi ngày từ sáng đến tốibôn ba nói: "ta tham thiền học đạo, hiểu thấu Phật pháp".Như thế càng không dính dáng gì, chỉ chạy theo thanh sắc,biết khi nào dứt. Bần đạo đến tham vấn Hòa thượng ởGiang Tây (Mã Tổ), Hòa thượng dạy: "Kho báu nhà của ngươiđầy đủ tất cả, sử dụng tự tại chẳng nhờ cầu bênngoài." Bần đạo từ đây thảy thôi, của báu của mình tùythân thọ dụng, có thể nói sống thích thú, không một phápcó thể thủ, không một pháp có thể xả, chẳng thấy mộtpháp tướng sanh diệt, chẳng thấy một vật tướng qua lại,khắp mười phương thế giới không có bằng hạt bụi màchẳng phải của báu nhà mình. Chỉ tự quan sát kỹ càng,tâm mình một thể Tam Bảo, thường tự hiện trước, khôngthể nghi ngờ. Chớ suy xét, chớ tìm kiếm, tâm tánh xưa naythanh tịnh. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tất cả pháp chẳng sanh, tấtcả pháp chẳng diệt, nếu hay hiểu như thế, chư Phật thườnghiện tiền." Kinh Tịnh Danh nói: "Quán thân thật tướng, quánPhật cũng vậy." Nếu chẳng theo thanh sắc mà động niệm,chẳng theo tướng mạo mà sanh hiểu, tự nhiên vô sự. Ði!Chớ đứng lâu. Trân trọng!
Hômnay đại chúng nhóm họp mãi không giải tán.
Sưhỏi:
- Cácngươi vì cớ sao ở đây mãi không đi? Bần đạo đã đốidiện trình nhau, lại chịu thôi chăng? Có việc gì khả nghi?Chớ lầm dụng tâm uổng phí khí lực. Nếu có nghi ngờ, cácngươi tùy ý thưa hỏi.
Cóvị Tăng hỏi:
- Thếnào là Phật? Thế nào là Pháp? Thế nào là Tăng? Thế nàolà một thể Tam Bảo?
Sưđáp:
- Tâmlà Phật, chẳng cần đem Phật cầu Phật, tâm là Pháp, chẳngcần đem pháp cầu pháp, Phật Pháp hòa hợp không hai là Tăng,tức là một thể Tam Bảo. Kinh nói: "Tâm, Phật, Chúng sanhcả ba không khác." Thân khẩu ý thanh tịnh gọi là Phật rađời, ba nghiệp thanh tịnh gọi là Phật diệt độ. Dụ nhưkhi giận thì không vui, khi vui thì không giận. Chỉ là mộttâm, thật không hai thể. Bản trí sẵn vậy, vô lậu hiệntiền, như rắn hóa thành rồng không đổi vảy, chúng sanhhồi tâm thành Phật chẳng đổi mặt. Tánh vốn thanh tịnhchẳng đợi tu hành, có chứng có tu tức đồng người tăngthượng mạn. Chân không chẳng kẹt, ứng dụng không cùng,không thủy không chung. Người lợi căn đốn ngộ dụng khôngthứ bực, tức là A-nậu-bồ-đề (Vô thượng chánh giác).Tâm không hình tướng tức là Sắc thân vi diệu. Không tướnglà thật tướng pháp thân. Thể tánh tướng đều không tứclà thân hư không vô biên. Muôn hạnh trang nghiêm tức là côngđức Pháp thân. Pháp thân này là gốc của muôn hóa, tùy chỗđặt tên: trí dụng không hết gọi là Vô tận tạng (kho khônghết), hay sanh muôn pháp gọi là Bản pháp tạng (kho gốc cácpháp), đủ tất cả trí gọi là Trí tuệ tạng (kho trí tuệ),muôn pháp về như gọi là Như lai tạng (kho như lai). Kinh nói:"như lai đó, tức nghĩa như của các pháp", lại nói: "Tấtcả pháp sanh diệt thế gian, không có một pháp chẳng vềnhư."
*
Sưthọ bao nhiêu tuổi, tịch lúc nào và nơi nào, chẳng thấyở đâu ghi.