Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Kinh Bẫy Mồ

19/05/202008:13(Xem: 9561)
25. Kinh Bẫy Mồ

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


25. Kinh BẪY MỒI

( Nivàpa sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời nọ, Thế Tôn an trụ

          Kỳ Viên Tự  – Chê-Tá-Va-Na

              Do Cấp-Cô-Độc tín-gia

A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka – cúng dường 

          Tại đây, Đấng Pháp Vương liền gọi :

    – “ Chư Tỷ Kheo ! Ta nói pháp này

              Hãy nghe , suy nghiệm kỹ rày

       Về ‘Bẫy Mồi’, pháp Ta nay trình bày ”.

          Các Tỷ Kheo nơi đây vâng đáp

          Rồi lắng nghe thời pháp của Ngài .

 

        – “ Này chư Tỷ Kheo ! Ởđây

       Thợ săn một kẻ dẫy đầy ác tâm

          Chuyên bẫy mồi, truy tầm khắp chốn

          Thấy đàn nai lẩn trốn rừng cây

              Y nghĩ : “ Ta đặt mồi này

       Không phải để chúng lâu dài sống đây,

          Được tốt đẹp, lâu dài nuôi dưỡng.

Đặt đồ mồi các hướng sẵn dành

              Đểđàn nai xâm nhập nhanh

Ăn vào tham đắm, trở thành loạn mê

          Do loạn mê, trở nên phóng dật   

          Do phóng dật, sai khiến tùy ta ”.

Chư Tỷ Kheo ! Đúng như là,

Đàn nai đã đến ăn qua đồ mồi

          Chúng mê loạn nên thôi hăng hái

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –354

 

          Do giải đãi nên bị thợ săn

           ( Nhốt chúng, bắt giết bán dần )

Đàn nai thứ nhất số phần nhưđây.

 

          Các Tỷ Kheo ! Đàn nai kế tiếp

          Biết sự việc, nên kịp nghĩ suy : 

             ‘Đàn nai thứ nhất này, thì

       Do ăn, tham đắm nên si mê liền

          Do mê loạn, lụy phiền lập tức

          Không thoát như-ý-lực thợ săn

              Vậy chúng ta phải tinh cần

       Hoàn toàn từ bỏ về phần mồi ngay !

          Vật dụng đáng sợ này phải tránh

          Hãy đi lánh, an trú rừng sâu’.

              Thế rồi chúng vội chạy mau

       Đồ mồi từ bỏ, để vào rừng ngay. 

          Trời mùa hạ nắng gay, chết cỏ

          Nước khan hiếm, không có thức ăn

              Chúng gầy yếu, kiệt quệ dần

       Thế rồi do chính bản năng sinh tồn

Đàn nai này lại mon men tới

          Các đồ mồi đặt bởi thợ săn

              Xâm nhập, tham đắm cốăn

       Trở thành mê loạn, mất dần khả năng

          Bị thợ săn mặc tình sai khiến

          Bịđiều khiển theo ý người này.

              Như vậy, đàn nai thứ hai

       Cũng không thoát khỏi mưu này thợ săn.

 

          Các Tỷ Kheo ! Về phần đàn khác

Đàn nai ba bàn bạc, nghĩ hoài :

             ‘Đàn nai thứ nhất, thứ hai

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –355

 

       Cũng đều không thoát nạn tai cho mình

          Vì quả tình thợ săn độc ác

          Còn mặt khác, đàn nai dể duôi

              Tham đắm, ăn các đồ mồi

       Dùđàn hai đã trốn nơi rừng dày,

          Nhưng cuối cùng ốm gầy, kiệt quệ

          Tìm lại ăn mồi, để gặp nguy .

              Nay chúng ta hãy tức thì

       Làm chỗ đểẩn nấp đi, nhưng gần

          Các đồ mồi thợ săn đã đặt

          Rồi quan sát cho thật kỹ càng

              Đến lấy đồ mồi vào hang

       Nơi ta ẩn nấp, sẵn sàng đểăn ”.

Đoạn chúng làm như hằng suy nghĩ.

          Vì không bị tham đắm đồ mồi 

              Nên không mê loạn, dể duôi

       Không bịđiều khiển bởi người thợ săn.

          Người thợ săn cùng bao quyến thuộc

          Săn bẫy mồi rốt cuộc nghĩ ra :

             ‘Tất cảđàn nai thứ ba

       Tinh khôn, xảo quyệt, thật là ranh ma !

          Thần lực chi mà ma quái thật !

          Chúng ăn hết mồi đặt của ta,

              Mà chúng ta tìm chưa ra

       Chỗ chúng ẩn nấp để mà dấu ăn.

          Muốn lần phăng tìm ra dấu vết

          Để bắt hết đàn nai khôn lanh,

              Ta hãy bao vây xung quanh

       Các đồ mồi đặt sẵn dành bắt nai

          Những cây cột to dài chôn chặt

          Những bẫy sập cùng khắp mọi nơi

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –356

 

              Chúng ta sẽ phát hiện nơi

       Chúng đãẩn nấp, thảnh thơi lấy mồi’.

          Các Tỷ Kheo ! Thế rồi kết quả

Đàn nai ba tất cả nguy vong

              Chúng đã không thoát khỏi vòng

       Thợ săn chi phối chúng trong ý mình.

 

          Khi biết rõ tình hình nguy thật

          Của đàn nai thứ nhất, thứ hai

              Cảđàn nai thứ ba này,

Đàn nai thứ bốn nghĩ ngay như vầy :

         ‘Các đàn nai trên đây rốt cuộc

          Đều lâm nguy và chuốc nạn tai.

Đàn nai thứ nhất mê say

       Tham đắm, ăn các mồi này, loạn mê.

Đàn nai hai một bề trốn tránh

          Để xa lánh đồ mồi đặt đây

              Nhưng do quáđói, yếu gầy

       Cuối cùng ăn bẫy mồi này, gặp nguy.

Đàn nai ba kiên trìẩn nấp

          Rồi bất thần lấy cắp thức ăn

              Nhưng cũng thua mưu thợ săn

       Dùng cột lớn, bẫy sập giăng khắp cùng,

Đàn nai ba hãi hùng gặp bí

          Bị câu thúc theo ý thợ săn’.

Đàn nai thứ tư nghĩ rằng :

     ‘Ta hãy làm chỗẩn thân tuyệt vời

          Thợ săn khó tìm nơi ẩn nấp

Đàn chúng ta tụ tập chốn này

              Bất ngờ lấy đồ mồi đây

       Hang động bí mật lui ngay trở về

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –357

 

          Phải quan sát mọi bề để thấy

          Tránh cột lớn, các bẫy sập giăng

              Vì không xâm nhập thức ăn

       Không bị tham đắm, không hằng dể duôi

          Chúng ta không làm mồi kẻác

          Thợ săn không lung lạc được ta ”.

 

              Thế rồi mọi việc xảy ra 

Đúng như phương án trải qua luận bàn

Đàn nai bốn an toàn sống khỏe

          Dù thợ săn là kẻ mưu thâm

Đã giăng lưới, đặt bẫy ngầm

       Cũng không tìm thấy được tăm hơi gì

          Các đồ mồi này thì cứ mất,

          Mọi sắp đặt lưới, bẫy hoài công.

              Thợ săn thấy chuyện hết trông

       Nói rằng : “ Đàn bốn tinh khôn quá mà !

          Thần lực chi mà ma quái thật !

          Chúng ăn hết mồi đặt của ta

              Biết bao lâu chẳng tìm ra

       Chỗ chúng ẩn nấp để mà dấu ăn.

          Người thợ săn cùng bao quyến thuộc

          Lại suy nghĩ : ‘Bắt buộc hộ thân

Đàn nai thứ tư khôn dần      

       Nếu ta đánh phá, bẫy giăng khắp cùng

          Chúng nổi hung tận tình đánh phá

          Các đàn nai khắp cả mọi nơi

              Xảy ra xung đột tơi bời

       Chúng sẽ từ bỏ đồ mồi của ta.

          Vậy thì ta không nên vây khốn

          Khiến đàn nai thứ bốn cùng đàng’.

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –358

 

              Thợ săn tính toán rõ ràng

       Rồi không can thiệp vào đàn thứ tư.

          Như vậy từđàn nai khôn thực, 

          Thoát khỏi như-ý-lực thợ săn. 

 

              Này các Tỷ Kheo Chúng Tăng !  

       Ví dụ này được Ta cần dùng qua

          Để giải thích tinh hoa ý nghĩa  

          Vàởđây ý nghĩa như vầy :

              Đồ mồi cóý nghĩa đây

       Năm dục tăng trưởng dẫy đầy trong thân   

          Người thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa

          Với Ác Ma trong khía cạnh này

              Quyến thuộc của thợ săn đây

       Đồng nghĩa là bầy quyến thuộc Ác Ma.

          Các đàn nai trải qua tổn thất

Đàn thứ nhất, thứ hai, thứ ba,

              Vàđàn nai bốn … nghĩa là

       Bà-la-môn chúng cùng là Sa-môn.

 

           Các Tỷ Kheo ! Sa-môn, Phạm chí

           Hạng đầu tiên hoan hỷ đến gần

               Xâm nhập, tham đắm, rồi ăn

       Trở thành mê loạn khi ăn mồi rồi

          Thành dể duôi, làm không kiểm soát

          Say đắm các dục của thế gian

Ác Ma chi phối hoàn toàn

       Làm theo ýÁc Ma, càng hiểm nguy

          Như vậy thì Sa-môn, Phạm-chí

          Hạng đầu tiên đã bị mê tà

              Không thoát như-ý-lực Ma

Đàn nai thứ nhất giống qua hạng này.

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –359

 

          Hạng thứ hai Sa-môn, Phạm-chí

          Suy nghĩ là : ‘Các vị đầu tiên

              Tham đắm vào các dục liền

    ( Như đồ mồi vốn mối giềng loạn mê )

          Khổ mọi bề do Ma chi phối,

          Vậy chúng ta tuyệt đối lưu tâm

              Từ bỏ đồ mồi mê lầm

       Tức trừngũ dục là mầm họa tai

          Vậy ta hãy vào ngay rừng vắng

          An trú và dai dẳng trải qua

              Thực hành khổ hạnh tối đa’.

Ở rừng, họ trở thành là người chuyên

Ăn cỏ lúa, ăn tuyền vỏ trấu

Ăn lúa tắc, những mẩu phân bò

Ăn da vụn, nước gạo vo

       Hột mè hoặc cỏ đỡ cho đói thì !

          Hột cải Ni-Va-Ra, trái rụng

Ăn rễ cây dằn bụng .. vân.. vân..

              Đến tháng mùa hạ nóng dần

       Nước rất khan hiếm, nên thân yếu gầy

          Do hết sức yếu gầy, đói khát

          Nên thân hình họ bạc nhược ngay

              Sức lực tinh tấn hằng ngày

       Trở nên kiệt quệ, đói dày vò thân  

          Vì sức lực tinh cần kiệt quệ

          Tâm giải thoát kiệt quệ đồng thời

              Họ bèn trở lui lại nơi

Ác Ma vẫn để đồ mồi nơi đây

          Họ xâm nhập mồi này (ngũ dục)

          Tham đắm hưởng, đến lúc loạn mê

              Thành phóng dật do loạn mê

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –360

 

Ác Ma điều khiển mọi bề tuân theo .

          Các Tỷ Kheo ! Sa-môn, Phạm-chí

          Ta dùng ví vào hạng thứ hai

              Giống nhưđàn nai thứ hai.

 

       Còn một hạng nữa như vầy, thứ ba 

          Suy nghĩ là : ‘Sa-môn, Phạm-chí

          Hạng đầu tiên cho chí thứ hai

              Đều có kết cuộc thảm thay !

       Một hạng tham đắm dục ngay ban đầu

          Một hạng vào rừng sâu trốn lánh

          Nhưng cuối cùng chẳng tránh được nguy

            ( Sau khi khổ hạnh cực kỳ

       Mong là tránh được hiểm nguy dục này).

          Chúng ta đây phải cần sáng suốt

          Từ bỏ tuốt dục lạc (đồ mồi)

              Tạo chỗẩn nấp tức thời

    ( Là sự cảnh giác không ngơi phút nào )           

          Nên dù thọ dụng vào dục lạc

          Không tham đắm vào các điều này

              Không bị mê loạn, đắm say

       Không bị chi phối của loài Ác Ma.

          Nhưng rồi họ có tà-kiến khởi :

         ‘Đây thế giới’ luôn là ‘thường còn’,

             ‘Thế giới’ là ‘không thường còn’,

      ‘Là hữu biên’, hoặc nó toàn ‘vô biên’

         ‘Mạng sống’, ‘thân thể’ liền một khối

         ‘Mạng sống’ đối ‘thân thể’ khác nhau

             ‘Như Lai tồn tại dài lâu’,

      ‘Như Lai không tồn tại sau chết rồi’

         ‘Khi chết rồi, Như Lai tồn tại

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –361

 

          Và cũng không tồn tại’ không còn

             ‘Như Lai sau chết’, được đồn :  

      ‘Không tồn tại, không không tồn tại’ đây.

          Sa-môn, Phạm-chí này lập tức

          Không thoát như-ý-lực Ác Ma,

              Giống nhưđàn nai thứ ba,

       Rốt cuộc cũng bịÁc Ma bắt dần.

 

          Các Tỷ Kheo ! Còn phần hạng khác

          Bà-la-môn hay các Sa-môn

              Suy nghĩ : ‘Sa-môn, Bàn-môn

       Cả ba hạng trước đã không thoát vòng

          BịÁc Ma ở trong chi phối.

          Chúng ta nên tìm lối tránh đi

              Từ bỏ dục (mồi) tức thì

       Làm chỗẩn nấp cực kỳ bảo an

          Nơi mà hàng Ác Ma &quyến thuộc

          Không thể tìm, đến - suốt mọi thời.

              Không xâm nhập, tham đồ mồi

     ( Không tham đắm dục ở đời đa mang )

          Ngũ dục của thế gian không nhiễm

Ác Ma chẳng tìm kiếm đến đâu !’

              Thực hiện đúng, chẳng bao lâu

       Sa-môn, Phạm-chí thuộc vào thứ tư

Đã vượt thoát khỏi như-ý-lực

          Của Ác Ma lập tức chẳng từ.

              Sa-môn, Bàn-môn thứ tư

Đàn nai thứ bốn ví như hạng này.

          Các Tỷ Kheo ! Sao đây nói vậy ?

Ác Ma ấy & quyến thuộc đông vầy

              Không thể đến được nơi này ?

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –362

 

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Ởđây tức thì :

       – Tỷ Kheo này đã ly dục thật

          Ly ác bất thiện pháp, tịnh yên

              Chứng và trú Đệ nhất Thiền

       Trạng thái hỷ lạc tinh chuyên sẵn dành

          Ly dục sanh, có tầm có tứ,

          Tỷ Kheo ấy đã tự trải qua

              Làm cho mù mắt Ác Ma

       Vĩnh viễn không thấy đường, qua mắt rồi !

 

      –  Tỷ Kheo thời diệt tầm diệt tứ

          Chứng và trú vào Thiền thứ hai            

              Trạng thái đạt hỷ lạc ngay

       Không tầm, không tứ, do rày định sanh

          Và nội tĩnh nhất tâm như vậy.

          Nên gọi là vịấy trải qua

              Làm cho mù mắt Ác Ma

       Vĩnh viễn không thấy đường, qua mắt rồi !

 

       – Tỷ Kheo thời ly hỷ trú xả

          Chánh niệm, cả tỉnh giác đủ đầy

              Thân cảm sự lạc thọ ngay

       Mà các bậc Thánh hiền đầy tinh hoa

Đã gọi là ‘xả niệm lạc trú’,

          Chứng và trú vào Thiền thứ ba,

Đã làm mù mắt Ác Ma

       Vĩnh viễn không thấy đường, qua mắt rồi !

 

       – Tỷ Kheo thời xả lạc, xả khổ

          Diệt hỷưu, cảm thọ trước đây

              Chứng, trú Thiền thứ tư ngay

       Xả niệm thanh tịnh, không rày khổ, vui.

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –363

 

          Như vậy, không dể duôi, biếng nhác

          Tỷ Kheo đạt cả bốn Thiền-na  (1)

              Làm cho mù mắt Ác Ma

       Vĩnh viễn không thấy đường, qua mắt mù.

 

       – Lại nữa, vị Phích-Khu (2)đã nói

          Vượt lên mọi Sắc tưởng ởđây

              Diệt mọi chướng-ngại-tưởng này

       Không tác ý dị tưởng ngay mọi điều.

          Vị Tỷ Kheo đăm chiêu tự nghĩ :

         ‘Hư không này đích thị vô biên’

              Chứng, trú Xứ Không Vô Biên.

    – Rồi vượt mọi Không-vô-biên Xứ liền

          Nghĩ : ‘Thức là vô biên, vô cực

          Chứng và trú Xứ Thức Vô Biên.

           – Vượt mọi Xứ Thức-vô-biên

       Nghĩ rằng : ‘Không có hiện tiền vật chi’

          Chứng tức thì Vô Sở Hữu Xứ

          Rồi trú Xứ Vô Sở Hữu này.

              Sau khi chứng, trúởđây

       Tỷ Kheo lại vượt đến ngay tức thì

       – Nơi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ

          Chứng và trú vào Tưởng Xứ này.

          –  Vượt lên, chứng và trú ngay

       Diệt Thọ Tưởng Định. Lành thay! Vị này

          Được gọi đây Tỷ Kheo chứng đắc

          Sau khi thấy mọi vật rõ ràng.

              Với trí tuệđạt minh quang

    ___________________________

( ) :  Jhàna : phiên âm là Thiền-na  tức là Thiền định .

  (2) : Bhikhu : phiên âm là Tỳ-Khưu hay Tỷ-Kheo , có nghĩa là vị

          Khất sĩ .

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 25 :    BẪY MỒI         *  MLH  –364

 

       Diệt trừ lậu-hoặc, tịnh an từ hòa

          Làm mù mắt Ác Ma & quyến thuộc 

          Mắt Ma Vương đoạn tuyệt tức thì

              Không còn lưu dấu vết chi

       Ma Vương không thấy đường đi lối về

Đã vượt khỏi mọi bề tham-trước

          Vịấy đãđạt được mục tiêu ”.        

 

              Nghe Phật thuyết pháp cao siêu

       Chư Tăng hoan hỷ tin điều giảng trên ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

*

*    *

 

 

(  Chấm dứt  Kinh số 25  :  BẪY MỒI  – NIVÀPA  Sutta  )

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2018(Xem: 6363)
sáng hôm nay, chúng tôi vào lớp đựơc nửa giờ thì đoàn Thanh niên Phật Tử kéo đến đóng cọc chăng dây chiếm nửa sân trường. Tiếp tới, họ chia nhau căng lều đóng trại. Tôi thì thầm hỏi Nhung: --Không nghỉ lễ mà sao họ cắm trại? Nhung che miệng - sợ thầy ngó thấy - nói nhỏ: --Ngày rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan. Tôi mừng quá: ngày mai được nghỉ lễ.
06/08/2018(Xem: 7707)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
05/08/2018(Xem: 3576)
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, mới đó mà đã mấy chục năm theo bốn mùa thay lá thay hoa và đời riêng của mỗi người có quá nhiều đổi thay. Ngồi nhớ lại những kỷ niệm thời còn đi dạy trường Sương Nguyệt Anh, biết bao nhiêu vui buồn lẫn lộn ngập tràn làm xao xuyến cả tâm tư! Hình ảnh buổi lễ bế giảng năm học 1978 bỗng rõ lên trong ký ức tôi như một đóm lửa nhóm trong vườn khuya. Năm đó tôi dạy tới ba bốn lớp 12, lớp thi nên cả Thầy trò mệt nhoài. Không đủ giờ ở lớp nên nhiều khi tôi phải vừa dạy thêm vào sáng Chủ Nhật, vậy mà các em vẫn đi học đầy đủ. Tới ngày bế giảng Cô trò mới tạm hoàn tất chương trình, như trút được gánh nặng ngàn cân ! Hôm đó, tôi lại được Ban Giám Hiệu phân công trông coi trật tự lớp 12C1, có nghĩa là phải quan sát bắt các em ngồi ở sân trường phải yên lặng chăm chú theo dõi chương trình buổi lễ, nghe huấn từ của ban Giám Hiệu.
03/08/2018(Xem: 3530)
ĐA TẠ VÀ TRI ÂN Những nhà dịch thuật kinh sách Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông Không hiểu từ bao giờ khi đã bước vào thế giới triết học, khoa học và tôn giáo của Đạo Phật, mặc dù nghe rất nhiều pháp thoại đủ mọi trình độ tôi vẫn không tin có THỜI MẠT PHÁP. Vì sao vậy? Có lẽ lý do tôi biện minh sẽ không được nhiều người chấp nhận, nhưng theo thiển ý của tôi, từ khi nền công nghệ văn minh vi tính hiện đại phát triển, ta không cần chờ đợi một quyển sách được in ra và chờ đợi có phương tiện thích nghi để giữ nó trong tủ sách gia đình, ta vẫn có thể theo dõi qua mạng những bài kinh luật luận được dịch từ tiếng Pali hay Sankrit hoặc những bản Anh Ngữ, Pháp ngữ mà người đọc dù có trình độ học vấn vào mức trung trung vẫn không tài nào hiểu rõ từng lời của bản gốc.
03/08/2018(Xem: 11557)
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 – từ trần ngày 11 tháng 11 năm 1940 là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn. Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên – Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của
29/07/2018(Xem: 4009)
Nhà văn Hoàng Mai Đạt --cũng là Chủ Bút Nhật Báo Viễn Đông -- cho biết số báo ra mắt đã mất nhiều tháng mới làm xong, nhưng hy vọng tương lai sẽ được chư tôn đức Tăng Ni và quý cư sĩ hỗ trợ để thuận lợi cho việc hoằng pháp. Số ra mắt Tinh Tấn Magazine in trên giấy láng, nhiều màu, dày 90 trang, khổ báo tạp chí. Trong số ra mắt Tinh Tấn Magazine, có nhiều bài tập trung chủ đề Quan Thế Âm Bổ Tát hoặc chủ đề từ bi, trong đó có bài: Hạnh Nguyện Cứu Độ Chúng Sanh của Đức Quán Thế Âm (tác giả HT Thích Tịnh Từ);
21/06/2018(Xem: 3476)
Phần này bàn về các cách gọi thời gian như giờ, ngày, tháng trong tiếng Việt vào thời LM de Rhodes sang An Nam truyền đạo. Tài liệu tham khảo chính của bài viết là các tác phẩm Nôm của LM Maiorica và Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), Phép Giảng Tám Ngày (PGTN) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
14/06/2018(Xem: 10879)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
09/06/2018(Xem: 6849)
Tóm lược Khác với hầu hết những cộng đồng sắc tộc tại Úc Châu, người Việt đã đến đây thật đông đảo trong một thời gian tương đối ngắn, khi xã hội văn hóa đa nguyên của đất nước định cư nầy hãy còn trong tình trạng non trẻ. Sự hiện diện của một cộng đồng thiểu số Châu Á mà hình dáng bên ngoài dễ nhìn thấy, dễ nhận dạng, đã là một thách đố lớn lao cho giới lãnh đạo chính trị tại Úc, và sự bao dung của công chúng Úc nóí chung.
21/05/2018(Xem: 13121)
Một Cõi Đi Về Thơ & Tạp Bút Tập 3_Thích Phước Thái
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]