Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

95. Kinh Cankì

19/05/202010:55(Xem: 9204)
95. Kinh Cankì

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


95. Kinh  CANKÌ  ( sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :  

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả 

          Du hành Kô-Sa-Lá dặm xa.

              Ngài cùng Đại chúng Săng-Ga

       Cùng đi đến một làng Bà-La-Môn

          Là làng thôn nước Kô-Sa-Lá  (1)

          Tên làng là Ô-Pá-Sá-Đa.  (2)

 

              Rừng Đê-Va-Va-Na  (3)

     (Rừng Chư Thiên) loại Sa-La mọc tràn 

          Phía bắc làng Ô-Pa-Sá-Đá

          Đấng Giác Giả an trú nơi ni.

 

              Bấy giờ Bàn-môn Chân-Ki  (4)

       Ô-Pa-Sa-Đá mọi thì trú an

          Trong một chỗ dân làng đông đúc

          Được hưởng phúc nhàn nhã muôn phần

              Toàn quyền trừng phạt, thi ân

       Cho hết thảy những người dân trong làng.

          Nơi phồn thịnh, bình an có được

          Cây trái nhiều, ao nước rộng sâu

             Lúa gạo phong phú, dồi dào

       Đó là vương địa nhờ vào hoàng ân

          Ban cho các công thần tứ thí

          Vua Pa-Sê-Na-Đí (1) đặc ân

             Bàn-môn Chân-Kí  hưởng phần

       Phong lưu đời sống, không cần lo chi

    __________________________

 

(1) : Vương quốc Kosala – Kiều-Tất-La của Vua Pasenadi

      (Ba-Tư-Nặc).         (2) : Làng Bà-la-môn Opasada.

(3): Rừng Chư Thiên – Devavana.  (4): Vị Bà-la-môn Cankì.  

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  350

 

          Dân cư sống mọi thì an lạc.                    

          Các gia chủ và các Bàn-môn

              Một hôm các vị nghe đồn

       Gần đây có vị Sa-Môn hiệu là

          Gô-Ta-Ma Thích Ca Tôn Giả

          Đang ở đây với cả Tăng Đoàn

             Khoảng năm trăm vị nghiêm trang

       An trú tại Gáp-Ga-Ra  Chiêm-Bà

          Những tiếng đồn lan xa từ đó :

          Sát-Đế-Lỵ giòng họ Thích Ca

             Xuất thân vương tộc, xuất gia

       Thành đạt đạo quả cao xa nhiệm mầu.

 

          Mười tôn hiệu cao sâu diệu ngữ :

          Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu,

             Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư,

       Chánh Đẳng Chánh Giác đại từ uy linh

          Vô Thượng Sĩ  hay Minh Hạnh Túc,

          Bậc Thiện Thệ, Ứng Cúng, Như Lai,

 

             Do sự chứng ngộ tự Ngài

       So với Thiên giới, Ma loài, Phạm Thiên

          Với các chúng chư Thiên, Nhân loại

          Bà-la-môn với lại Sa-môn

             Hiển thị mọi loài, tuyên ngôn

       Rồi lại tuyên thuyết Pháp môn nhiệm mầu

          Thuyết Sơ Thiện, rồi sau Trung Thiện

          Thuyết Hậu Thiện, văn nghĩa đủ đầy

             Trình bày Phạm hạnh từ đây

       Pháp thân thanh tịnh, bậc Thầy Nhân Thiên,

          Thật đáng quý nếu tìm yết kiến

          Đại La-Hán thị hiện cõi đời.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  351

 

             Rồi thì gia chủ các nơi

       Bàn-môn các vị đồng thời hợp nhau

          Họ lũ lượt đi mau đến cả

          Nơi Đê-Va-Vá-Ná rừng này

             Mong được yết kiến tại đây

       Thích Ca Tôn Giả trí tài tuyệt luân.        

 

          Lúc bấy giờ, vì cần ngơi nghỉ

          Bà-la-môn Chân-Kí chủ gia 

             Nơi làng Ô-Pá-Sa-Đa                 ( Opasada )

       Buổi trưa đi nghỉ tại nhà lầu cao

          Bỗng ông thấy biết bao Gia chủ

          Bà-la-môn, đoàn lũ đi qua

             Thấy vậy ông hỏi Quản gia :

 

 – “ Vì sao có việc xảy ra thế này ? ”

 

    – “ Thưa chủ nhân ! Gần đây có vị

          Đại Sa-Môn tôn quý, từ hòa

             Tên Sắc-Gia  Gô-Ta-Ma  (1)

       Du hành tại Kô-Sa-La dặm tràng

          Năm trăm vị là hàng đệ tử

          Rừng Chư Thiên an trú tại đây

             Thích Ca Tôn Giả là ngài

       Giòng Sát-Đế-Lỵ (2) nơi này xuất thân

          Bỏ vương vị, không cần phú quý 

          Biệt gia đình, quyết chí xuất gia

             Khổ tu thiền định rừng già

       Thành đạt đạo quả cao xa nhiệm mầu

          Mười tôn hiệu cao sâu thượng đẳng

    _______________________________

 

    (1 & (2)): Sakya (Thích Ca) là giòng và Gotama (Kiều Đàm) là 

    họ của đức Phật . Sát-Đế-Lỵ là giai cấp thứ hai trong 4 giai cấp   

    của Bà-la-môn , là hàng vua chúa quan quyền, tướng lĩnh .

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  352

 

          Mà người đời dâng tặng cho ngài

             Nghe danh, nên các vị này

       Tìm đến yết kiến một ngài Thế Tôn.

 

  – “ Này Quản gia ! Truyền ngôn đến cả

          Bà-la-môn, tùng giả , chủ gia

             Hãy nói  Chân-Kí là ta

       Yêu cầu các vị chờ qua một thời

          Ông ta sẽ đến nơi hội diện

          Thân hành cùng đến viếng Sa-Môn ”.

 

             Vâng lời vị Bà-la-môn

       Quản gia đến gặp Bàn-môn các vì

          Những lời chủ giao đi, nói lại

          Mong các vị nán lại chờ ông.

          *  Lúc ấy, các Bà-la-môn

       Từ nhiều nơi khác, vì công vụ mình

          Đến địa phương, khách dinh tạm ngụ

          Nghe nói vị Đại Chủ tên là

             Bàn-môn Chân-Kí danh gia

       Sẽ yết kiến Gô-Ta-Ma Phật Đà.

 

          Các Bàn-môn (1) nghe qua tin lạ

          Năm trăm vị vội vã đến nhà

             Bàn-môn Chân-Kí ‘Phạm-gia’ (1)

       Hỏi rằng có phải ông ta định là

          Đến yết kiến Thích Ca Tôn Giả

          Cùng những người vốn đã định đi ?

       – “ Này các Hiền-giả ! Đúng thì   

       Ta đến yết kiến một vì Đại nhân ”.

    _______________________________

 

(1) : Vì giai cấp Bà-la-môn tự cho họ là con đích, sinh ra từ miệng

  đấng Phạm Thiên, thường được gọi là Phạm-Chí (hay Bàn-môn),

  nên dùng danh từ ‘Phạm gia’ để chỉ họ (gia đình Phạm Thiên).

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  353

 

   – “ Thưa Tôn ông ! Không cần phải thế         

      * Vì Tôn ông  không thể hạ mình  

             Điều đó đánh mất thanh danh

       Nếu Tôn ông sẽ thân hành đến nơi

          Để yết kiến một người Sát-Lỵ

          Làm hao tổn danh dự Tôn ông

             Càng làm danh tiếng Sa-môn

       Tăng trưởng gấp bội, tiếng đồn càng thêm.

          Thật xứng đáng là nên đổi lại

          Sa-môn này chính phải thân hành

             Yết kiến Bàn-môn nổi danh

       Là ngài Chân-Kí mới đành công tâm.

 

        * Lại Tôn ông : Thiện sanh mẫu hệ

          Cả phụ hệ huyết thống tịnh thanh

             Bảy đời Tổ phụ tạo thành

       Không bị chỉ trích thọ sanh di truyền.

 

       * Lại Tôn ông bạc tiền giàu có  

          Và hiểu rõ phúng tụng, lễ nghi

             Thánh điển Vệ Đà tường tri

       Tinh thông tự vựng, ngữ y, ngữ từ

          Giỏi chú giải, sử thư truyền thống

          Trì chú thuật, nếp sống Bàn-môn

             Thuận Thế Luận, giỏi biện môn

       Đại Nhân tướng học đáng tôn kỳ tài.

 

       * Lại Tôn ông đẹp trai, khả ái

          Đẹp lòng người, mặt lại khôi ngô

             Màu da thù thắng điểm tô

       Xử sự cao thượng, dáng phô oai hùng     

          Lời thiện ngôn được dùng tao nhã

          Giọng trong ấm, diễn tả âm vang

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  354

 

             Giải thích nghĩa lý rõ ràng

       Là Tôn Sư của các hàng Tôn Sư

          Các thanh niên đến từ nhiều nước

          Lòng tha thiết muốn được dạy rành

             Tụng đọc chú thuật cho thành

       Mong học cho được tinh anh ngọn ngành.

          Tôn ông thì trưởng thành, rành rẽ

          Gô-Ta-Ma  tuổi trẻ, non tâm

             Xuất gia chưa được bao năm

       Làm sao có thể xứng tầm Tôn ông :

           Được kính lễ, tôn sùng, trọng thị

          Vua Pa-Sê-Na-Đí chính là

             Quốc Vương nước Kô-Sa-La

       Lợi tức chu cấp toàn gia đủ đầy

      *  Lại còn được vị này trọng thị : 

          Pốc-Kha-Rá-Sa-Đí (1)  Bàn-môn     

              Ô-Pa-Sa-Đá của ông

       Phì nhiêu lúa gạo, dân đông, thuận hòa

          Là thái-ấp  hoàng gia ân tứ

          Sống phong lưu, mọi thứ thật nhiều

             Do vậy, xứng đáng thuận chiều

       Sa-Môn Thích Tử biết điều đến thăm ”.

 

          Nghe ý nguyện năm trăm Phạm Chí

          Bà-la-môn Chân-Kí ‘Phạm gia’

             Nói rằng : “ Hiền Giả ! Nghe ta

       Tận tường giải thích sao mà phải đi

          Đến yết kiến một vì Đại Đức

          Về xuất thân quả thực khó chê

             Giòng Sát-Đế-Lỵ thuộc về

    _______________________________

  (1) : Bà-la-môn Pokkharasàdi  ( Kinh Ambattha - Trường Bộ ).

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  355

 

       Thích Ca vương tộc mọi bề chính danh

          Gô-Ta-Ma  thiện sanh mẫu hệ

          Cả phụ hệ huyết thống tịnh thanh

             Bảy đời Tổ Phụ tạo thành

       Không bị chỉ trích thọ sanh di truyền.

      

          Chính điểm này là duyên chí thiện

          Để chúng ta yết kiến Sa-Môn

             Gô-Ta-Ma điểm đáng tôn :

   *  Xuất gia từ bỏ gia môn, vương quyền

          Xa quyến thuộc, vợ hiền, con đẹp

      *  Bỏ phú quý, quyết dẹp giàu sang

             Từ bỏ chìm nổi bạc vàng

   *  Xuất gia trong lúc tuổi đang xuân nồng

          Tóc đen nhánh, quyết lòng cắt đứt

          Tình cảm riêng cũng dứt, không màng

            Dù cho cha, vợ khóc than

       Ngài vẫn cương quyết chọn đàng từ thân

          Trốn khỏi thành dấn thân cát bụi

          Khoác ca-sa , lầm lũi rừng già.

 

             Này các Hiền Giả ! Xét qua

       Bản thân Tôn Giả thật là đẹp trai

          Thật khả ái, hòa hài trong sáng

          Với màu da thù thắng ưa nhìn

             Khôi ngô tuấn tú, thông minh

       Dáng điệu cao thượng, giữ gìn oai nghi

          Về Giới hạnh thanh quy bậc Thánh

          Có thiện đức, chân chánh uy nghiêm

             Này các Hiền Giả ! Cần tìm

       Hiểu rõ Tôn Giả một niềm rộng dung

       * Lời thiện ngôn được dùng tao nhã

 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  356

 

          Giọng trong ấm, diễn tả âm vang

             Giải thích nghĩa lý rõ ràng

       Là Tôn Sư của các hàng Tôn Sư.

      *  Lại Sa-Môn diệt trừ tham dục

          Mọi xao động thằng thúc trong tâm  

         *  Chủ trương về Nghiệp, suy tầm

       Do thân, khẩu, ý  mê lầm gây ra,

          Khi thuyết pháp phải là chí thiện

          Đặt trọng tâm khuyến chuyển lìa mê.          

 

             Các Hiền Giả ! Lại nói về

   * Ngài từ chủng tộc mọi bề cao sang

          Sát-Đế-Lỵ giai tầng phú quý

       * Có tài sản giá trị muôn chung

 

           * Là bậc Đại Đức, Đại Hùng

       Rất nhiều người đã băng rừng vượt sông

          Vượt chướng ngại, qua giòng thác đổ

          Vượt qua nhiều quốc độ khác nhau

             Tìm đến nghe giảng pháp mầu

       Quy y Tam Bảo, hiểu sâu chánh tà

      *  Hàng chư Thiên hằng hà cũng đến

          Nghe pháp rồi cảm mến quy y.

 

             Chư Hiền ! Tiếng đồn lan đi

       Thích Ca Tôn Giả từ bi làm đầu

          Mười tôn hiệu cao sâu diệu ngữ :

          Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu,

             Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư,

       Chánh Đẳng Chánh Giác đại từ uy linh

          Vô Thượng Sĩ hay Minh Hạnh Túc,           

          Bậc Thiện Thệ, Ứng Cúng, Như Lai,

             Ngài có đủ ba mươi hai

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  357

 

       Đại nhân Quý tướng không ai sánh bằng

          Đại Sa-Môn công bằng, thẳng thắn

          Lời thân thiện, nhã nhặn, chân tình

             Bốn chúng kính trọng sẵn dành

       Tôn sùng, ngưỡng mộ chí thành Sa-Môn.

 

          Các Hiền Giả !  Kính tôn đức cả

          Những nơi nào Tôn Giả trú thời

             Thôn làng, thành thị các nơi

       Phi nhân không hại loài người, tránh xa.

 

          Thật vậy, Gô-Ta-Ma Tôn Giả

          Là Hội Chủ cao cả, Tôn Sư

             Trong các Giáo Tổ Đạo Sư

       Được tôn Tối Thượng Đạo Sư trên đời.

 

          Các Sa-môn hoặc nơi Phạm Chí 

          Danh tiếng họ dựa, chỉ không đâu

             Danh tiếng Sa-Môn dựa vào

       Tối Thượng Trí – Đức, thanh cao tịnh hòa.

 

          Vương quốc Ma-Ga-Tha (1) cai trị

          Sê-Ni-Da  Bim-Bí-Sa-Ra  (1)

             Quốc vương ngưỡng mộ thiết tha

       Quy y Tam Bảo cùng là cung phi

          Các vương tử, thị tỳ, tùng giả

          Cùng quyến thuộc tất cả quy y.

              Đức vua  Pa-Sê-Na-Đi  (2) 

       Tức Ba-Tư-Nặc, trị vì quốc gia        

          Kô-Sa-La, đã cùng thân quyến

          Các vương tử, lục viện cung phi

    _________________________

 

( ) : Vua Seniya Bimbisara (Tần-Bà-Sa-La) trị vì nước Magadha

     (Ma-Kiệt-Đà.  (2) : Vua Pasenadi, trị vì nước Kiều-Tất-La..

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  358

 

             Chí thành kính ngưỡng quy y

       Thích Ca Tôn Giả đương vi Phật Đà.

 

          Bàn-môn Pốc-Kha-Ra-Sa-Đí

          Cùng vợ con cho chí bạn bè

             Tìm về một chỗ chở che

       Bóng mát nương tựa, trở về tự tâm.

 

          Các vị ấy thân lâm Tinh Xá

          Đảnh lễ Phật với cả tấm lòng

             Trọng vọng, ngưỡng mộ, kính tôn

       Cúng dường trọng hậu Sa-Môn, Tăng Già.

 

          Các Sa-môn ghé qua bản địa

          Bà-la-môn tình nghĩa đến nhà

             Đều là khách quý của ta

       Tiếp đãi trọng hậu mới là thiện nhân.

          Nay Sa-Môn đích thân du hóa

          Địa phương ta với cả Tăng Đoàn

             Đê-Va-Vá-Ná  trú an

       Đó là khách quý muôn vàn của ta

          Do điểm này, thật là xứng đáng

          Nếu chúng ta, bè bạn đến nơi

             Yết kiến Tôn Giả hơn đời

       Rất nhiều ưu điểm nhất thời bị quên ”.

 

           Nghe nói vậy, hai bên đại chúng

          Bà-la-môn, thấy đúng như là

             Bàn-môn  Chân-Kí ‘Phạm gia’

       Trình bày rõ rệt sâu xa tận tường.

          Nên cùng nhau lên đường đến cả

          Rừng Chư Thiên – Đê-Vá-Vá-Na

              Gặp Tôn Giả Gô-Ta-Ma.

       Đến nơi, chào hỏi nhu hòa xã giao

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  359

 

          Rồi ngồi vào một bên cạnh Phật

          Lúc bấy giờ đức Phật Thế Tôn

              Đang ngồi với những Bàn-môn  (1)

       Thuộc vào trưởng thượng Bàn-môn các hàng,

          Đang luận bàn vấn đề này, khác

          Thì trong các Phạm-Chí (1) điểm qua

              Thanh niên Ka-Pá-Thi-Ka  (2)

       Bàn-môn trẻ tuổi, chàng ta trọc đầu,

          Mười sáu tuổi, hiểu sâu Thánh điển

          Ba Vệ Đà, hiểu chuyện lễ nghi

              Danh nghĩa, chú giải, ngữ y,

       Lịch sử truyền thống… ấy thì thứ năm.

          Thuận-thế-luận uyên thâm thấu đáo

          Và Đại-nhân-tướng hảo tinh thông.

              Thanh niên ngồi giữa đám đông

       Thỉnh thoảng cắt đứt chuyện trong luận đàm

          Giữa Thế Tôn Kiều Đàm và các

          Bàn-môn trưởng thượng khác nơi đây.

              Thế Tôn lên tiếng quở rầy

       Ka-Pa-Thi-Ká lúc này ba hoa :

 

    – “ Này Pha-Rát-Va-Cha Hiền-giả !

          Chớ cắt ngang lời cả Như Lai

              Đang nói với các vị này

       Bàn-môn trưởng thượng của ngay cậu mà !

          Hãy chờ Ta chấm dứt câu chuyện ”. 

 

          Chân-Ki liền lên tiếng thưa là :

 

         – “ Thưa Tôn-giả Gô-Ta-Ma !

     __________________________

 

( ) : Bàn-Môn hay Phạm Chí  tức là Bà-La-Môn – Brahmana.

(2) : Thanh niên Bà-la-môn tên Kapathika.  

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  360

 

       Chớ có khiển trách chàng ta như vầy. 

          Thanh niên này : Ka-Pa-Thi-Ká

          Thiện nam tử của cả Bàn-môn,

              Đa văn, Thánh điển thuộc lòng,

       Phát ngôn thiện xảo, trí thông, biện tài.

          Thanh niên này có thể đàm luận

          Với Tôn Giả bất luận điều gì ”.

 

              Thế Tôn nghĩ : “ Thật sự thì 

       Bàn-môn trẻ Ká-Pá-Thi-Ka  này

          Thông hiểu đầy Vệ-Đà ba tập,

          Các Bàn-môn quả thật trọng y ”.

 

              Còn thanh niên Bàn-môn ni  

       Nghĩ : “ Khi Tôn Giả tức thì nhìn ta

          Ta sẽ hỏi vị Sa-Môn đó ”.

 

          Tha-tâm-thông biết rõ nghĩ suy

              Của thanh niên Phạm-Chí ni,

       Phật dùng đôi mắt từ bi nhìn chàng

          Thấy Phật đang nhìn mình như vậy

          Ka-Pa-Thi-Ka ấy nói ra :

 

       – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Câu chú thuật (Ma-Ta-Pa-Đăm) còn (Mantapadam)

          Của các Cổ-Bàn-môn lưu lại

          Y cứ tại tiếng đồn truyền ngôn

              Truyền thống Thánh tạng Bàn-môn

       Điều này hết thảy Bàn-môn đồng lòng

          Chắc chắn trong kết luận vững chắc :

        ‘Chỉ đây là sự thật, đúng vầy,  

              Ngoài ra đều là lầm sai’.

       Tôn Giả ! Tôn ý của Ngài ra sao ? ”.   

 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  361

 

    – “ Có vị nào trong hàng Phạm-Chí   

          Giữa các vị Phạm-Chí, nói vầy :     

            ‘Tôi biết, tôi thấy việc này,

       Chỉ đây là thật, còn ngoài đều sai ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Điều này không có ”.   

 

    – “ Thế thì có Tôn Sư một vì

             Của Bà-la-môn hiện thì

       Hay Tôn Sư có danh tri bảy đời

          Đại Tôn Sư các thời quyết chắc :

         ‘Chỉ đây là sự thật, đúng vầy,

              Ngoài ra đều là lầm sai ? ”.

 

 – “ Thưa Tôn Giả ! Sự việc này thì không ”. 

 

    – “ Thuở xa xưa, ở trong Ẩn sĩ

          Giữa Bàn-môn luyện chí vững vàng

            Luyện chú thuật, tụng tán vang

       Sưu tầm Thánh cú hoàn toàn rất hay

          Những thứ ấy hiện nay các vị

          Bà-la-môn (Phạm Chí), Sa-môn

             Vẫn sử dụng, vẫn bảo tồn

       Những vị Ẩn Sĩ vẫn còn lưu danh :

          Át-Tha-Ká, Va-Ma-Đê-Vá  (1)

          Va-Ma-Ká,  Vê-Sá-Mít-Tà  (1) 

             Da-Ma Tắc-Ghi, Pha-Gu   (1)

       Âng-Ghi-Ra-Sá,  Pha-Rà-Va-Cha  (1) 

          Va-Sết-Thá và  Káp-Sa-Pá  (1) 

    _______________________________

 

    ( ):  Các vị Ẩn sĩ thời xưa :  Athaka  (A-Sá-Ca), Vàmaka (Bà-

        Ma), Vàmadeva (Bà-Ma-Đề-Bà), Vessamitta (Tỳ-Bà-Thẩm-

        Sá), Yamataggi (Gia-Bà-Đề-Già), Angirasa (Ương-Kỳ-La),

       Bhàradvàja  (Bạt-La-Đà-Thẩm-Xà), Vàsettha (Bà-Ma-Sá), 

      Kassap (Ca Diếp), Bhàgu (Bà Cửu) .

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  362

 

          Những Ẩn sĩ này đã nói là :

            ‘Chỉ đây là thật, không ngoa  

       Ngoài ra tất cả đều là lầm sai ? ”.   

 

    – “ Thưa Tôn-Giả ! Điều này không có ”. 

 

    – “ Như vậy đó,  Pha-Rát-Va-Cha !

              Tất cả sự kiện kể ra

       Tôn Sư, Ẩn Sĩ thời xa xưa vầy  

          Những vị này đều không quả quyết :

         ‘Chúng tôi biết và thấy việc này.

              Chỉ có sự thật là đây

       Ngoài ra tất cả đều sai lầm mà’.

          Này Pha-Rát-Va-Cha ! Được ví

          Chuỗi người mù ôm kỹ lưng nhau

              Người trước thì chẳng thấy đâu,

       Người giữa cũng vậy, người sau cũng đồng.

          Họ chẳng trông thấy gì, quờ quạng

          Ôm lưng nhau nghễnh ngãng tiến ra.

              Cũng vậy, Pha-Rát-Va-Cha !

       Lời các Phạm-Chí nói ra như vầy

          Giống chuỗi người mù này, quả thiệt

          Trải nhiều đời không biết, thấy chi,

              Cậu nghĩ thế nào điều ni ?

       Sự kiện là như vậy, thì lòng tin

          Các Bàn-môn vốn tin tưởng đó

          Đều không có căn cứ dựa qua ? ”.

         – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Các Phạm-Chí không chỉ là dựa qua   

          Lòng tin, mà Bàn-môn còn dựa

          Trên điều nghe (nương tựa thiết thân)

              A-Nút-Sá-Vá – tùy văn ”.    (Anussava )

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  363

 

 – “ Cậu đã đề cập đến phần ‘lòng tin’

          Nay phát sinh ‘tùy văn’, điều khác.

          Cậu Pha-Rát-Vá-Chá ! Nghe này !

              Năm pháp, quả báo có hai

       Ngay trong hiện tại. Sao vầy là năm ?

         ‘Tín’,’ ‘tùy hỷ’, ‘tùy văn’… ba mặt

         ‘Các lý do cân nhắc, suy tư’,   

             ‘Chấp nhận quan điểm’, khoan thư

       Có hai quả báo đến từ không mong

          Năm pháp ấy ngay trong hiện tại.  

 

          Này thanh niên ! Tuy vậy có điều

              Được khéo tin tưởng bao nhiêu

       Có thể trống rỗng, tiêu điều, trống không.

          Trái lại, có điều không khéo để

          Tin tưởng, lại có thể thật, chân

              Không có thay đổi thành phần.

 

       Cũng vậy, tùy hỷ, tùy văn, hoặc từ

          Khéo cân nhắc, suy tư, chấp nhận

          Có điều vẫn hư vọng, trống không

              Dù khéo tin tưởng, cậy trông,

       Có thể là thật, là không đổi dời.

          Với điều thời không được tùy hỷ

          Hay tùy văn… nghĩ kỹ lý do

              Chấp nhận quan điểm, vai trò…

       Pha-Rát-Va-Chá ! Nếu cho như là    

          Điều người ta ‘hộ trì chân lý’

          Không đủ để người trí làm điều

              Đi đến kết luận một chiều :

     ‘Đây là sự thật, khác đều lầm sai ”.

 

    – “ Nhưng thưa Ngài Tôn Giả ! Được chỉ

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  364

 

          Mức nào là ‘chân lý hộ trì’ ?                    

              Và cho đến mức độ chi

      ‘Hộ trì chân lý’ được kỳ thực thi ?

          Con hỏi về ‘hộ trì chân lý ”.        

 

    – “ Này thanh niên ! Có vị tín tâm  

              Có lòng tin thật thậm thâm

       Y nói : ‘Đây chính tín tâm tôi mà !’

          Người ấy đà hộ trì chân lý,

          Nhưng vị ấy hiểu kỹ, biết điều

              Đã không kết luận một chiều :

     ‘Đây là sự thật, khác đều lầm sai’.

 

          Như vậy, này Pha-Rát-Va-Chá ! 

          Đó được tả ‘chân lý hộ trì’,

              Và chân lý được hộ trì. 

       Cho đến như vậy, Ta thì chủ trương

          Là chủ trương ‘hộ trì chân lý’,

          Nhưng ‘giác ngộ chân lý’ thì chưa.

              Pha-Rát-Vá-Chá ! Không chừa

       Với tùy hỷ & tùy văn vừa đắn đo

         ‘Sự cân nhắc lý do suy nghĩ’  &

         ‘Chấp nhận chỉ một quan điểm’ thôi.

              Bảo : “Đây quan điểm của tôi”…

       Nhưng không kết luận đơn côi một chiều :

         ‘Đây là điều đúng là sự thật

          Ngoài ra điều khác tất sai ngay’.      

              Thanh niên ! Cho đến như vầy

      ‘Hộ trì chân lý’ là đây, chính là !

          Này Pha-Rát-Va-Cha ! Điều ấy

          Ta, cho đến như vậy, chủ trương

             ‘Hộ trù chân lý’ kiên cường.  

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  365

 

      ‘Giác ngộ chân lý’, con đường chưa qua ”.

 

    – “ Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Xét kỹ

          Là ‘hộ trì chân lý’ mọi thì,

              Con thấy chân lý hộ trì.

       Nhưng thưa Tôn Giả ! Đến khi thế nào

          Mức độ nào ‘giác ngộ chân lý’ ?

          Chân lý được giác ngộ ra sao ?

              Con xin hỏi Ngài thế nào ?”

 

 – “ Pha-Rát-Vá-Chá ! Đi sâu vào phần

          Một Tỷ Kheo sống gần làng mạc

          Hay một thị trấn khác hằng ngày.

              Một Gia chủ hay con trai 

       Đến và tìm hiểu vị này sâu xa 

          Trong ba pháp, tức là tham pháp,

          Sân pháp và si pháp – cả ba.

 

              Gia chủ người này nghĩ là :

      “Không biết Tôn giả này mà ở trong

          Có tham ái hay không tham ái ?

          Do tham ái, chi phối tâm đi !

              Đến nỗi dẫu không biết gì

       Vẫn nói : ‘Tôi biết’. Hay khi vị này 

          Dẫu không thấy, nói ngay : ‘Tôi thấy’.

          Hoặc vị ấy xui khiến người nào

              Có những hành động thế nào

       Khiến họ phải chịu khổ đau lâu dài,  

          Khiến người này không được hạnh phúc”.

          Và trong lúc xem xét vị này

              Gia chủ ấy biết như vầy :

      “Quả thật vị Tôn giả này tỏ ra

          Không có qua những điều tham pháp,

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  366

 

          Cả sân pháp, si pháp cũng không,

              Vị ấy chân chánh, sạch trong  

       Không bị ba pháp xấu tròng kéo lôi

          Bị chi phối để rồi dối mãi.

          Khi vị ấy ‘biết’ nói ‘biết’ ngay,

             ‘Thấy’ thì nói ‘thấy’ rõ bày,

       Người khác không phải lâu dài khổ đau

          Hạnh phúc nào có mất đâu cả !”

 

          Khi xem xét Tôn giả ấy thì  

              Gia chủ hay con trai ni

       Biết Tỷ Kheo ấy chẳng chi lỗi lầm :

        ‘Tôn giả ấy thì không tham pháp 

          Không có những sân pháp xấu xa

              Không có si pháp mê tà,

       Không bị chi phối bởi ba pháp này

          Không đến nỗi vị này ‘không biết’

          Mà nói là ‘Tôi biết rõ ràng’,

              Không thấy, nói thấy đàng hoàng,

       Không xui người khác khiến làm điều chi

          Khiến người ni không được hạnh phúc

          Phải bực tức, đau khổ lâu dài.

 

              Thân hành vị ấy như vầy,

       Khẩu hành như vậy, chứa đầy từ bi

          Thuyết pháp thì những pháp sâu kín 

          Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều

              Rất là tế nhị, cao siêu

       Ngoài tầm lý luận, vượt điều nghĩ suy,

          Được tuyên thuyết thắng tri, hoàn mỹ,

          Chỉ có vị không có lòng tham,

              Không sân, si, có quý tàm

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  367

 

       Mới khéo giảng thế, luận đàm chánh chân.

 

          Sau những phần xem xét vị ấy

          Thấy vị ấy trong sạch, thẳng ngay

              Không có tham, sân, si vầy

       Người Gia chủ hay con trai người này

          Sinh lòng tin, đến ngay vị ấy,

          Với lòng tin nên lại đến gần,

              Đến gần nên sẽ cận thân,

       Thân cận giao thiệp, dần dần lóng tai,

 

          Khi lóng tai để mà nghe pháp

          Sau đó, thọ trì pháp nghe này, 

              Tìm hiểu ý nghĩa pháp đây,

       Trong khi tìm hiểu nghĩa đầy thâm uyên

          Các pháp liền được vui chấp nhận,

          Khi hoan hỷ chấp nhận như vầy

 

              Thì ước muốn sẽ sinh ngay,

       Khi có ước muốn, vị này gắng công,

          Khi gắng công, thì liền cân nhắc,

          Khi cân nhắc, vị ấy tinh cần,

              Trong khi vị ấy tinh cần

       Tự thân chứng ngộ được phần thanh cao

          Là đạt vào tối thượng chân lý,

          Khi thể nhập chân lý như vầy

              Với trí tuệ, thì vị đây

       Đã thấy. Đến mức độ này xảy ra           

          Thì Pha-Rát-Va-Cha ! Chính đó

          Là giác ngộ chân lý ở đây.

              Và cho đến mức độ này

       Chân lý được giác ngộ ngay, tỏ tường.

 

          Ta chủ trương giác ngộ chân lý

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  368

 

          Nhưng phải nghĩ : Như vậy chưa là

              Chứng đạt chân lý sâu xa ”.

 

 – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Thế nào

          Mức độ nào là sự chứng đạt ?

          Chân lý được chứng đạt ra sao ? ”.

 

        – “ Pha-Rát-Va-Cha ! Nhờ vào   

       Sự luyện tập kỹ, nhờ vào chuyên tu,

          Thực hành từ nhiều lần như vậy

          Chân lý ấy mới chứng đạt đây.

              Pha-Rát-Va-Cha ! Như vầy

       Chứng đạt chân lý điều này thành công.

          Phải hiểu thông, cho đến như vậy

          Chân lý ấy được chứng đạt an.

              Như Lai chủ trương rõ ràng :

       Chứng đạt chân lý hoàn toàn cần công ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Nhưng trong mặt khác  

          Sự chứng đạt chân lý cao siêu

              Pháp nào được hành trì nhiều ? ”.

 

 – “ Pha-Rát-Vá-Chá ! Trong điều hỏi đây

          Chứng đạt chân lý này cần có

         ‘Tinh cần’ đó được hành trì nhiều.

              Nếu không tinh tấn sớm chiều

       Theo đuôi chân lý dắt dìu sát sao,

          Không thể nào chứng đạt chân lý.

          Nhưng quyết chí, tinh tấn đêm ngày

              Thì chứng đạt chân lý ngay ”.

 – “ Thưa Tôn Giả ! Tinh cần đây mọi thì

          Pháp nào được hành trì nhiều nhất ? ”.

 

    – “ Này Pha-Rát-Vá-Chá ! Chính điều

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  369

 

             ‘Cân nhắc’ được hành trì nhiều.

       Nếu không cân nhắc mọi điều chánh chân

          Không tinh cần theo chân lý gắt.

          Có cân nhắc sẽ được tinh cần.

              Do vậy trong sự tinh cần

       Hành trì nhiều lắm là cân nhắc này ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Ở đây cân nhắc

          Pháp nào thật sự hành trì nhiều ? ”.

 

        – “ Cố gắng’ được hành trì nhiều.

       Nếu không cố gắng thì điều xảy ra

          Đó chính là không thể cân nhắc,

          Có cố gắng, cân nhắc có ngay.

              Do vậy sự cân nhắc đây

       Hành trì nhiều cố gắng này trải qua ”.

 

     – “ Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Xin hỏi

          Trong việc mọi cố gắng các thì

              Pháp nào được nhiều hành trì ? ”.

 

 – “ Pha-Rát-Vá-Chá ! Hành trì nhiều hơn

          Là ‘ước muốn’, nguồn cơn suy kỹ

          Nếu ước muốn chân lý trong lòng

              Không khởi thì không gắng công.

       Cố gắng có ước muốn trong hành trì ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Nếu vì ước muốn

          Pháp nào chuộng hành trì nhiều đây ? ”.

 

        – “ Cậu Pha-Rát-Vá-Chá này !

      ‘Hoan hỷ chấp nhận’ pháp đây hành nhiều.

          Không chấp nhận thì điều ước muốn

          Dẫu sớm muộn cũng không khởi lên.

              Vì vui chấp nhận pháp liền

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  370

 

       Ước muốn mới khởi, mối giềng trải qua ”.

 

    – “ Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Hiểu tận

          Trong sự vui chấp nhận pháp này

              Pháp nào hành trì nhiều đây ? 

       Xin hỏi Tôn Giả việc đây thế nào ? ”.

 

     – “ Này thanh niên ! Nói vào tường tận

          Trong hoan hỷ chấp nhận pháp này

             ‘Tìm hiểu ý nghĩa’ đủ đầy

       Được hành trì suốt như vầy, pháp đây

          Nếu không tìm hiểu ngay nghĩa lý

          Không hoan hỷ chấp nhận pháp đâu ! ”.

 

        – “ Nhưng trong tìm hiểu nghĩa sâu  

       Pháp nào được hành trì vào lâu xa? ”.  

 

    – “ Này Pha-Rát-Va-Cha ! Thiết yếu

          Sự tìm hiểu ý nghĩa mọi chiều

             ‘Thọ trì pháp’ hành trì nhiều.

       Không thọ trì pháp là điều cần mau

          Thì không sao tìm hiểu nghĩa lý ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Pháp ấy thọ trì

              Pháp nào quan trọng hành trì ? ”.

 

 – “ Pha-Rát-Vá-Chá ! Mọi thì trải đi

         ‘Nghe pháp’ được hành trì nhiều nhất.

 

          Trong ‘nghe pháp’ cần nhất ‘lóng tai’, 

              Trong sự việc để lóng tai

      ‘Thân cận giao thiệp’ thường hay hành trì.

          Trong sự gì thân cận giao thiệp

         ‘Đi đến gần’ trực tiếp, hành trì.

              Trong sự đi đến gần ni

      ‘Lòng tin’ luôn được hành trì nhiều hơn.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  371

 

          Nếu lòng tin nguồn cơn không có

          Thì người đó không đi đến gần.

 

              Vì sinh lòng tin chánh chân   

       Cần nhiều trong sự đến gần, thiết tha ”.

 

    – “ Tôn Giả Gô-Ta-Ma tôn kính !

          Con đã hỏi về chính vấn đề

             ‘Hộ trì chân lý’ mọi bề

       Tôn Giả đã giải thông về điều đây

          Con ở đây tùy hỷ, chấp nhận

          Do chấp nhận, hoan hỷ phát sinh.

 

              Con hỏi Ngài về sự tình

      ‘Giác ngộ chân lý’ uyên minh thế nào ?

          Ngài giải thích thâm sâu điều đó.

          Rồi tiếp đó, Ngài đã trả lời

              Về ‘chứng đạt chân lý’ thời,

       Con hỏi Tôn Giả là nơi pháp nào

          Hành trì nhiều?  Được mau giải đáp

          Thật thích hạp nên con vui liền  

              Chấp nhận, hoan hỷ an nhiên.

       Con lại hỏi những điều chuyên sâu gì 

          Tôn Giả tùy vấn đề mà đáp

          Rất thuận hạp chân lý sâu xa.

 

              Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Xưa kia con biết thật là lầm sai

          Sự phân biệt như vầy đóng cứng :

 

        ‘Ai là những Sa-Môn trọc vầy ?

              Tiện nô, hắc nô đọa đày

       Bị sinh từ gót chân Ngài Phạm Thiên.

          Và ai là bậc hiền hiểu biết 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 95  :     CANKÌ               *   MLH  –  372

 

          Về Chánh Pháp siêu việt sâu xa ?

              Thật sự Ngài Gô-Ta-Ma

       Đã làm sống dậy thật thà nơi con

          Lòng ái kính Sa-Môn đối với

          Các Sa-Môn Luật giới bảo tồn.

              Lòng con tin kính Sa-Môn

       Đối với hàng Chúng-Trung-Tôn tịnh hòa.

 

          Tôn Giả Gô-Ta-Ma thanh tịnh ! 

          Con hết lòng tôn kính Đức Ngài.

              Vi diệu thay ! Hy hữu thay !

       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm

          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

          Đem đèn sáng vào tối như bưng

             Để ai có mắt mở bừng

       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.

          Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp

          Được Tôn Giả giải đáp, trình bày       

             Con xin quy ngưỡng từ nay

       Quy y Tôn Giả, nương ngay Pháp mầu,

          Quy y Tăng thanh cao đức cả

          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn

             Mong Tôn Giả nhận cho con

       Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên  

          Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục

          Kể từ nay đến lúc mạng chung

              Trở về nương tựa Đại Hùng

       Thực hành Giáo Pháp muôn trùng cao thâm ./-  

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 *  *  *

(  Chấm dứt  Kinh  số 95  :  CANKÌ  –  CANKÌ  Sutta  )




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2018(Xem: 7524)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
05/08/2018(Xem: 3514)
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, mới đó mà đã mấy chục năm theo bốn mùa thay lá thay hoa và đời riêng của mỗi người có quá nhiều đổi thay. Ngồi nhớ lại những kỷ niệm thời còn đi dạy trường Sương Nguyệt Anh, biết bao nhiêu vui buồn lẫn lộn ngập tràn làm xao xuyến cả tâm tư! Hình ảnh buổi lễ bế giảng năm học 1978 bỗng rõ lên trong ký ức tôi như một đóm lửa nhóm trong vườn khuya. Năm đó tôi dạy tới ba bốn lớp 12, lớp thi nên cả Thầy trò mệt nhoài. Không đủ giờ ở lớp nên nhiều khi tôi phải vừa dạy thêm vào sáng Chủ Nhật, vậy mà các em vẫn đi học đầy đủ. Tới ngày bế giảng Cô trò mới tạm hoàn tất chương trình, như trút được gánh nặng ngàn cân ! Hôm đó, tôi lại được Ban Giám Hiệu phân công trông coi trật tự lớp 12C1, có nghĩa là phải quan sát bắt các em ngồi ở sân trường phải yên lặng chăm chú theo dõi chương trình buổi lễ, nghe huấn từ của ban Giám Hiệu.
03/08/2018(Xem: 3467)
ĐA TẠ VÀ TRI ÂN Những nhà dịch thuật kinh sách Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông Không hiểu từ bao giờ khi đã bước vào thế giới triết học, khoa học và tôn giáo của Đạo Phật, mặc dù nghe rất nhiều pháp thoại đủ mọi trình độ tôi vẫn không tin có THỜI MẠT PHÁP. Vì sao vậy? Có lẽ lý do tôi biện minh sẽ không được nhiều người chấp nhận, nhưng theo thiển ý của tôi, từ khi nền công nghệ văn minh vi tính hiện đại phát triển, ta không cần chờ đợi một quyển sách được in ra và chờ đợi có phương tiện thích nghi để giữ nó trong tủ sách gia đình, ta vẫn có thể theo dõi qua mạng những bài kinh luật luận được dịch từ tiếng Pali hay Sankrit hoặc những bản Anh Ngữ, Pháp ngữ mà người đọc dù có trình độ học vấn vào mức trung trung vẫn không tài nào hiểu rõ từng lời của bản gốc.
03/08/2018(Xem: 11182)
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 – từ trần ngày 11 tháng 11 năm 1940 là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn. Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên – Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của
29/07/2018(Xem: 3946)
Nhà văn Hoàng Mai Đạt --cũng là Chủ Bút Nhật Báo Viễn Đông -- cho biết số báo ra mắt đã mất nhiều tháng mới làm xong, nhưng hy vọng tương lai sẽ được chư tôn đức Tăng Ni và quý cư sĩ hỗ trợ để thuận lợi cho việc hoằng pháp. Số ra mắt Tinh Tấn Magazine in trên giấy láng, nhiều màu, dày 90 trang, khổ báo tạp chí. Trong số ra mắt Tinh Tấn Magazine, có nhiều bài tập trung chủ đề Quan Thế Âm Bổ Tát hoặc chủ đề từ bi, trong đó có bài: Hạnh Nguyện Cứu Độ Chúng Sanh của Đức Quán Thế Âm (tác giả HT Thích Tịnh Từ);
21/06/2018(Xem: 3428)
Phần này bàn về các cách gọi thời gian như giờ, ngày, tháng trong tiếng Việt vào thời LM de Rhodes sang An Nam truyền đạo. Tài liệu tham khảo chính của bài viết là các tác phẩm Nôm của LM Maiorica và Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), Phép Giảng Tám Ngày (PGTN) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
14/06/2018(Xem: 10712)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
09/06/2018(Xem: 6767)
Tóm lược Khác với hầu hết những cộng đồng sắc tộc tại Úc Châu, người Việt đã đến đây thật đông đảo trong một thời gian tương đối ngắn, khi xã hội văn hóa đa nguyên của đất nước định cư nầy hãy còn trong tình trạng non trẻ. Sự hiện diện của một cộng đồng thiểu số Châu Á mà hình dáng bên ngoài dễ nhìn thấy, dễ nhận dạng, đã là một thách đố lớn lao cho giới lãnh đạo chính trị tại Úc, và sự bao dung của công chúng Úc nóí chung.
21/05/2018(Xem: 12339)
Một Cõi Đi Về Thơ & Tạp Bút Tập 3_Thích Phước Thái
10/05/2018(Xem: 4233)
Đó là tên được đặt cho tác phẩm nhiếp ảnh đầu tiên của tôi. Ảnh chụp năm 1993, bằng Máy ảnh Pentax cũ, mua được từ Tòa soạn Báo Khánh Hòa đợt thanh lý, với giá thời điểm đó là 100.000 đồng. Người mẫu: "Con gái rượu" Tịnh Thủy lúc được 2 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]