Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (10)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Cư Sĩ Nguyễn Hiền Đức
Mới nhất
A-Z
Z-A
Điện Thư Phân Ưu Tang Quyến Lão Cư Sĩ Nguyễn Hiền, pháp danh: Nguyên Tánh (Cựu Thư ký tòa soạn Tạp chí Tư Tưởng Viện Đại học Vạn Hạnh)
21/12/2022
07:07
Điện Thư Phân Ưu Tang Quyến Lão Cư Sĩ Nguyễn Hiền, pháp danh: Nguyên Tánh (Cựu Thư ký tòa soạn Tạp chí Tư Tưởng Viện Đại học Vạn Hạnh)
Những người tỏa sáng trong tôi (Bài viết của Cư Sĩ Hiền Đức về Cư Sĩ Phù Vân, Chủ Bút báo Viên Giác)
16/03/2022
20:45
Tôi là học sinh duy nhất ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đậu vào lớp đệ thất Trường Trung học Công lập Trần Quý Cáp Hội An, niên khóa 1957-1958. Cha tôi rất vui mừng nên đã thành tâm cúng tạ Tổ tiên, ông bà. Ông vui mừng vì nếu tôi không đậu thì tôi sẽ thất học do không có tiền đóng học phí khi học trường tư thục. Tôi học ở trường Trần Quý Cáp cho đến cuối năm đệ nhị, sau con bão lụt khủng khiếp năm Thìn (1964) tôi phải nghỉ học, vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Là con trai trưởng tôi phải lo cho 2 đứa em ăn học nữa.
Hân Hoan Kính Mừng Thầy (thơ của Nhóm Tứ Nguyên)
08/10/2021
10:12
HÂN HOAN KÍNH MỪNG THẦY Mười năm trước – năm 2011 ( 1) Thầy được mời đến dự lễ đăng quang Colombo chuẩn bị thật huy hoàng Rước „Sứ Giả Hoằng Pháp“ vào lễ hội. Thật vinh dự đón mừng niềm vui mới: Hội Đồng Tăng Già và Chính Phủ Sri Lanka Tặng „Quạt Pháp Sư và Bằng Danh Dự Di Đà“ Ngài Tăng Thống đã ân cần trao tặng. Thời gian vẫn trôi qua thầm lặng Bỗng hôm nay được báo nhận Huân Chương ( 2) Tổng Thống Liên Bang trao tặng biểu dương: Hơn 40 năm Thầy hoằng dương Chánh Pháp. Đem văn hóa Việt Nam vào Đức hội nhập Đem Từ Bi phổ cập đến quần sanh Đem bao dung cho xã hội hạnh lành Đem nhân ái đến muôn loài muôn giới. Thầy mang đến một nguồn sinh khí mới
Thầy Tuệ Sỹ là Viên Ngọc Quý của Phật Giáo Việt Nam ( sách pdf)
27/05/2020
08:20
Nói và viết cũng như ca tụng Thầy Tuệ Sỹ thì lâu nay đã có quá nhiều bài viết về nhiều thể loại khác nhau như: Văn Hóa Phật Giáo, Văn Chương, Thi Ca, Âm Nhạc v.v… nhưng để hiểu về tư tưởng của Thầy Tuệ Sỹ thì cần phải đọc hết tuyển tập nầy, chúng ta sẽ có được nhiều nhận xét hơn. Đã là “Viên Ngọc Quý” như cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ nhận xét về Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát và Cố Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải, thì còn gì quý hơn ngọc trên đời nầy nữa mà chúng ta phải viết về những vị Danh Tăng, Danh Ni nầy; nhưng hôm nay Đạo Hữu Nguyên Tánh Nguyễn Hiền Đức muốn tôi viết lời giới thiệu tuyển tập nầy về Thầy Tuệ Sỹ thì tôi xin có vài lời trang trọng giới thiệu như sau
Hương Sen, Thơ và Nhạc (sách pdf)
13/12/2019
21:18
Tác giả bài viết trong tập sách mỏng này là Nguyễn Hiền [Nguyễn Hiền Đức], pháp danh Nguyên Tánh, làm việc tại Tòa Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn trong 10 năm (1965-1975), là cựu Trưởng phòng Tu Thư, Thư ký tòa soạn Tạp chí Tư Tưởng Viện Đại học Vạn Hạnh. Ông là người đã chép lại bản thảo, sửa lỗi bản in thử, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, mỹ thuật, góp phần hoàn thành việc xuất bản Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh và Kinh Lời Vàng do cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ Pali ngữ; cùng nhiều tác phẩm Phật học khác do Tu Thư Vạn Hạnh xuất bản.
Lời Cung Kính đến Ni Sư Thích Nữ Giới Hương
13/08/2018
10:44
Cách đây hơn một tuần, trong khi tìm kiếm tài liệu để viết lại tiểu sử tóm tắt của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương với các chi tiết chọn lọc, cần thiết, đã được cập nhật,theo ý của chúng tôi. Chúng tôi mới bỗng nhớ ra rằng: Năm 1978, lúc Ni Sư mới 15 tuổi, Ni Sư xuất gia với Sư Bà Hải Triều Âm (Đại Ninh - Việt Nam). Như vậy, tính đến năm 2018 này, là năm kỷ niệm 40 NĂM XUẤT GIA CỦA NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG. Tuy mới biết và được hầu chuyện Ni Sư chỉ năm mười phút ngắn ngủi tại Chùa Hương Sen, rồi sau đó đọc một số tác phẩm, những bài pháp luận, thuyết trình… của Ni Sư. Chỉ ngần ấy thôi, nhưng chúng tôi vẫn luôn lưu giữ cái cảm nhận rất chân thành và nghiêm túc này: Rằng Ni Sư Thích Nữ Giới Hương là người rất mực khiêm cung, suy nghĩ cẩn mật. Rằng Ni Sư là người kiên tâm trì chí tu học và hành Đạo suốt 40 năm ấy; Rằng Ni Sư Thích Nữ Giới Hương là “Người gieo duyên Phật pháp, gieo duyên Đạo”* không ngừng nghỉ và không biết mỏi mệt. Và rất nhiều đức khác mà chúng tôi kính trọng, ngưỡng vọng
Vằng Vặc Một Mảnh Lòng, Tuyển Tập Chúc Mừng Sinh Nhật HT Thích Như Điển
26/06/2018
15:30
Vằng Vặc Một Mảnh Lòng, Tuyển Tập Chúc Mừng Sinh Nhật HT Thích Như Điển-Cư Sĩ Nguyễn Hiền Đức_28_6_2018, Một đoạn ngắn, rất ngắn chỉ có mấy dòng thôi của Thầy Như Điển ở Chương IV. Vua Trần Nhân Tông trong “Phóng tác lịch sử tiểu thuyết” Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Đoạn đó, như thế này: “Tất cả 7 quyển đầu đều do chính tay của Cố Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh phiên dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt và độ chính xác hầu như không còn nghi ngờ gì nữa, vì Ngài giỏi cả Hán văn, Pháp văn và Anh văn, lại du học ở Tích Lan và tốt nghiệp văn bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Nalanda ở Ấn Độ, nên đọc qua những bản văn trên của Ngài dịch, chúng ta có thể cảm nhận được điều nầy. Công đức thật là bất khả tư nghì.”
Bước Đi Vào Lòng Muôn Dân
14/06/2018
21:46
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
An Cư Lạc Đạo (tuyển tập sách)
01/02/2018
15:59
An Cư Lạc Đạo (tuyển tập sách) “Dường như thế giới càng văn minh tiến bộ bao nhiêu, thì tâm thức của con người càng hoang mang và lạc lõng bấy nhiêu. Sự hoang mang đó có lẽ cũng giống như sự hoang mang của Thần Tú (một con người rất uyên bác) khi Ngũ Tổ bảo phải làm một bài kệ khác để trình cái sở chứng của mình: "Tâm trung hoảng hốt, thần tứ bất an, du như mộng trung, hành tọa bất lạc" (Trong lòng hoảng hốt, thần tứ chẳng an, dường như giấc mộng, đi ngồi chẳng vui). Nghĩa là bất an và đau khổ vì cái sở học uyên bác của mình. Có lẽ nhân loại đang đứng trước thế kỷ 21 này, nên khởi sự học lại từ đầu cái mà Lục Tổ Huệ Năng đã bị mắng là "nhĩ giá lạp lão bất tri" (con người man rợ này chẳng biết chi hết), thì mới mong tìm được một nền văn minh đích thực cho chính mình chăng?”
Ảnh Hưởng Của Tổ Sư Nguyên Thiều Đối Với Phật Giáo Đồng Nai-Gia Định
23/04/2013
17:49
Quay lại