Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạp A-hàm quyển 7 (170 - 179)

08/05/201311:48(Xem: 11477)
Tạp A-hàm quyển 7 (170 - 179)

Kinh Tạp A Hàm

Tạp A-hàm quyển 7 (170 - 179)

Tỳ kheo Thích Đức Thắng

Nguồn: Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ

KINH 170. NGỘ LẠC NIẾT-BÀN[67]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Nếu không khoái lạc ngũ dục, thì sẽ Bát-niết-bàn ngay trong đời hiện tại. Nếu ly dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có lạc phát sanh do ly dục, nhập vào Sơ thiền, cho đến, đệ Tứ thiền. Đó là đệ nhất nghĩa Bát-niết-bàn’?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (...)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 171. NGÃ CHÁNH ĐOẠN[68]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: ‘Nếu sắc bốn đại thô đoạn hoại, không còn gì, thì đó gọi là ngã bị đoạn diệt thật sự. Nếu ngã ở dục giới đoạn hoại, sau khi chết sẽ không còn gì nữa, thì đó gọi là ngã bị đoạn diệt thật sự. Nếu ngã ở sắc giới, sau khi chết không còn gì nữa, thì đó gọi là ngã bị đoạn diệt thật sự. Nếu đạt được không nhập xứ, vô sở hữu nhập xứ, phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, sau khi chết ngã bị đoạn hoại không còn gì nữa, thì đó gọi là ngã bị đoạn hoại thật sự.’”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là sở y của pháp. (…)”

Chi tiết như kinh trên. Theo thứ tự như ba kinh trên (kinh 139, 140, 141).



KINH 172. ĐƯƠNG ĐOẠN[69]

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nếu pháp là vô thường, thì nên đoạn trừ; khi đãø đoạn trừ được pháp này rồi, thì sẽ được nhiều lợi ích và luôn luôn được an lạc. Pháp nào là vô thường? Sắc là vô thường; thọ, tưởng, hành, thức là vô thường.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.



KINH 173. QUÁ KHỨ ĐƯƠNG ĐOẠN[70]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nếu pháp quá khứ là vô thường, thì nên đoạn trừ; khi đã đoạn trừ pháp này rồi, thì sẽ được nhiều lợi ích và luôn luôn được an lạc. Pháp quá khứ nào là vô thường? Sắc quá khứ là pháp vô thường, dục quá khứ là pháp vô thường, nên pháp này phải đoạn trừ; khi đã đoạn trừ pháp này rồi, thì sẽ được nhiều lợi ích và luôn luôn được an lạc; đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Cũng vậy, các kinh: Vị lai, Hiện tại, Quá khứ; Hiện tại-vị lai; Hiện tại-quá khứ; Vị lai-quá khứ; Vị lai-hiện tại; chi tiết như kinh trên.



KINH 174. CẦU ĐẠI SƯ (2)[71]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Vì muốn đoạn trừ pháp vô thường, nên phải cầu Đại sư. Sao gọi là pháp vô thường? Sắc là pháp vô thường, vì muốn đoạn trừ pháp này nên phải cầu Đại sư; đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Cũng vậy, tám kinh sau đây:

- Quá khứ,
- Vị lai,
- Hiện tại
- Hiện tại-vị lai;
- Hiện tại-quá khứ;
- Vị lai-quá khứ;
- Vị lai-hiện tại;
- Nên cầu Đại sư như thế.



Các kinh sau đây[72], mỗi kinh thêm các chi tiết như tám kinh trên:

- Chủng chủng giáo tùy thuận,

- An,
- Quảng an,
- Châu phổ an,
- Đạo (dẫn đường),
- Quảng đạo (dẫn đường rộng rãi),
- Cứu cánh đạo (dẫn đường rốt ráo),
- Thuyết,
- Quảng thuyết,
- Tùy thuận thuyết,
- Đệ nhị bạn,
- Chân tri thức,
- Đồng ý,
- Mẫn,
- Bi,
- Sùng nghĩa,
- Sùng an uỷ,
- Lạc,
- Sùng xúc,
- Sùng an ổn,
- Dục,
- Tinh tấn,
- Phương tiện,
- Quảng phương tiện,
- Kham năng phương tiện,
- Kiên cố,
- Cường,
- Kiện,
- Dũng mãnh,
- Thân tâm dũng mãnh,
- Nan phục nhiếp thọ,
- Thường học,
- Bất phóng dật,
- Tu,
- Tư duy,
- Niệm,
- Giác,
- Tri,
- Minh,
- Tuệ,
- Biện,
- Tư lương,
- Phạm hạnh
- Như ý,
- Chánh cần,
- Căn,
- Lực,
- Giác,
- Đạo,
- Chỉ,
- Quán,
- Niệm thân,
- Chánh ức niệm.


Như kinh “Đoạn nghĩa” các kinh sau đây cũng có nội dung như vậy:

- Tri nghĩa,
- Tận nghĩa,
- Thổ nghĩa,
- Chỉ nghĩa,
- Xả nghĩa.[73]


KINH 175. CỨU ĐẦU NHIÊN THÍ[74]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì muốn đoạn trừ lửa vô thường, thì nên cần cầu bậc Đại sư. Vì muốn đoạn trừ những pháp vô thường nào nên cần cầu bậc Đại sư? Vì muốn đoạn trừ sắc vô thường, nên cần cầu bậc Đại sư; vì muốn đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường, nên cần cầu bậc Đại sư.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Như kinh “Đoạn trừ vô thường,” cũng vậy, các kinh sau đây[75] tương tự:
- Quá khứ vô thường,
- Vị lai vô thường,
- Hiện tại vô thường;
- Quá khứ, vị lai vô thường;
- Quá khứ hiện tại vô thường;
- Vị lai, hiện tại vô thường;
- Quá khứ, vị lai, hiện tại vô thường như vậy.

Như tám kinh Thí dụ cứu lửa trên đầu đã nói chi tiết như trên.

Cũng như “Cầu bậc Đại sư”, các kinh “Chủng chủng giáo”, “Tùy thuận giáo”, chi tiết như trên đã nói[76].

Cũng ý nghĩa như “đoạn”, các kinh có nghĩa “tận, thổ, chỉ, xả, diệt, một” cũng chi tiết như vậy.



KINH 176. THÂN QUÁN TRỤ (1)[77]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Vì để đoạn trừ vô thường, hãy tùy thuận tu tập an trụ quán thân trên nội thân[78]. Những gì là pháp vô thường? Sắc là vô thường. Vì để đoạn trừ vô thường, hãy tùy thuận tu tập an trụ quán thân trên nội thân. Cũng vậy, thọ tưởng, hành, thức là vô thường. Vì muốn đoạn trừ chúng nên hãy tùy thuận tu tập an trụ quán thân trên nội thân.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Cũng như kinh “Vô thường,” cũng vậy, với nội dung tương tự:

- Sắc quá khứ là vô thường;
- Sắc vị lai;
- Sắc hiện tại;
- Sắc quá khứ, vị lai;
- Sắc quá khứ, hiện tại;

- Sắc vị lai, hiện tại;

- Sắc quá khứ, vị lai, hiện tại là vô thường. Vì muốn đoạn trừ chúng, nên tùy thuận tu quán trụ nội thân trên thân. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.



Cũng như “Tùy thuận tu tập với sự quán trụ thân trên nội thân,” có các kinh[79] với nội dung tương tự:

- Quán thân trên ngoại thân,
- Quán thân trên nội ngoại thân;
- Quán thọ trên nội thọ,
- Quán thọ trên ngoại thọ,
- Quán thọ trên nội ngoại thọ;
- Quán tâm trên nội tâm,
- Quán tâm trên ngoại tâm,
- Quán tâm trên nội ngoại tâm;
- Quán pháp trên nội pháp,
- Quán pháp trên ngoại pháp,
- Quán pháp trên nội ngoại pháp.

Cũng như kinh với nghĩa “Đoạn trừ vô thường, hãy tu bốn Niệm xứ.” Cũng vậy các kinh: tri nghĩa, tận nghĩa, thổ nghĩa, chỉ nghĩa, xả nghĩa, diệt nghĩa, một nghĩa nên tùy thuận tu Tứ niệm xứ cũng dạy như trên.



KINH 177. THÂN QUÁN TRỤ (2)[80]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn trừ lửa vô thường, nên tùy thuận tu tập an trụ quán thân trên nội thân. Thế nào là để đoạn trừ lửa vô thường mà tùy thuận tu tập an trụ quán thân trên nội thân? Sắc là vô thường, vì muốn đoạn trừ nó, nên phải tùy thuận tu quán trụ thân trên nội thân. Đối với thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, vì muốn đoạn trừ chúng, nên tùy thuận tu quán trụ thân trên nội thân.”

Chi tiết như trên (kinh 175)... cho đến:

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Như vô thường, như quá khứ là vô thường, vị lai là vô thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô thường; quá khứ, hiện tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai, hiện tại là vô thường như vậy. Như tám kinh quán trụ thân trên nội thân, thì tám kinh quán thân trên ngoại thân, tám kinh quán thân trên nội ngoại thân như đã thuyết ở trên.

Như hai mươi bốn kinh nói về thân niệm xứ, hai mươi bốn kinh nói về thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, pháp niệm xứ cũng thuyết như trên vậy. Như chín mươi hai kinh nói về đoạn trừ vô thường, thì chín mươi kinh nói về nên hiểu biết (tri), nên nhàm chán (thổ), nên dứt trừ (tận), nên dừng nghỉ (chỉ), nên buông xả (xả), nên diệt tận (diệt), nên bặt dứt(một) cũng thuyết như trên vậy.



KINH 178. ĐOẠN ÁC BẤT THIỆN PHÁP[81]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn trừ lửa vô thường, nên pháp ác bất thiện đã sanh thì hãy đoạn trừ, khởi ý dục, tinh cần, nhiếp tâm khiến cho tăng trưởng. Vì để đoạn trừ những pháp vô thường nào, đối với pháp ác bất thiện đã sanh thì hãy đoạn trừ, khởi ý dục, tinh cần, nhiếp tâm khiến cho tăng trưởng? Vì để đoạn trừ sắc vô thường, đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường nên đối với pháp ác bất thiện đã sanh thì hãy đoạn trừ, khởi ý dục, tinh cần, nhiếp tâm khiến cho tăng trưởng.”

Chi tiết như kinh trên (kinh 175)... cho đến:

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.



Như kinh vô thường, quá khứ là vô thường; vị lai là vô thường; hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô thường; quá khứ, hiện tại là vô thường; vị lại, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai, hiện tại là vô thường tám kinh cũng nói như trên vậy.

Như pháp ác bất thiện đã sanh ra cần được đoạn trừ. Pháp ác bất thiện chưa sanh sẽ khiến không sanh. Pháp thiện chưa sanh sẽ khiến sanh ra và nếu đã sanh rồi, thì sẽ khiến tăng trưởng rộng, khởi lên ý muốn tìm cách nhiếp tâm làm tăng trưởng, trong tám kinh cũng nói như trên vậy.

Như ba mươi hai kinh nói về đoạn trừ vô thường, ba mươi hai kinh nói về nên hiểu biết, nên nhàm chán, nên dứt trừ, nên dừng nghỉ, nên buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt cũng nói đầy đủ như trên vậy.



KINH 179. DỤC ĐỊNH[82]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Như có người bị lửa đốt đầu và áo, phải làm sao để cứu?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, phải gấp rút, nhanh chóng, nỗ lực tìm cách để dập tắt nó.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Đầu và áo bị đốt cháy còn có thể tạm quên đi được, còn lửa vô thường mà hừng hực thì cần phải đoạn trừ tận diệt. Vì để đoạn trừ lửa vô thường, nên tu dục định đoạn hành thành tựu như ý túc[83]. Vậy nên đoạn trừ những pháp vô thường nào? Để đoạn trừ sắc vô thường; đoạn trừ thọ, tưởng, hành, thức vô thường; cho nên tu dục định đoạn hành thành tựu như ý túc.”

Chi tiết như kinh đã nói (kinh 175)... cho đến:

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.



Như vô thường, quá khứ là vô thường, vị lai là vô thường, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai là vô thường; quá khứ, hiện tại là vô thường; vị lai, hiện tại là vô thường; quá khứ, vị lai, hiện tại là vô thường tám kinh cũng nói như trên vậy.

Như kinh tu dục định, thì ba mươi hai kinh nói về tinh tấn định, ý định, tư duy định cũng như vậy. Như ba mươi hai kinh nói về nên đoạn trừ, ba mươi hai kinh nói về nên hiểu biết, nên nhàm chán, nên dứt trừ, nên dừng nghỉ, nên buông xả, nên diệt tận, nên dứt bặt cũng dạy như trên vậy.[84]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567