- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
(3) Thế luận: Chỉ cho ngôn luận của ngoại đạo Thuận Thế. Ngoại đạo này sống cùng thời đại với Đức Phật, họ cho rằng mọi sự vật trong vũ trụ đều sinh và diệt 1 cách tự nhiên, chẳng phải do thiên thần, chẳng phải do tự tính mà có. Tất cả chim thú, cây cỏ, núi đá..., hình sắc khác nhau, thảy đều tự nhiên tồn tại. Họ cũng chủ trương linh hồn và trí lực đều phụ thuộc vào thân thể con người, thân thể do 4 đại hòa hợp mà thành, ngã cũng theo đó mà sinh khởi một cách tự nhiên. Khi con người chết, 4 đại phân tán, thần ngã liền diệt, vì thế tất cả chẳng có thiện ác báo ứng, chỉ có việc vui chơi trước mắt là mục đích chung cuộc của con người. Do chủ trương luận điểm này mà họ được gọi là ngoại đạo Thuận Thế và bị Sa môn, Bà la môn chê bai, chỉ trích.
(4) Tánh: Là tự tính, bản chất tính chất của sự vật.
(5) Tự tánh (svabhāva):Tự tính là đối tượng của nhận thức, là bản chất của chính nó, là bản thể tâm bản tính pháp
(6) Năng tác sở tác: Gọi chung Năng tạo và Sở tạo. Bốn đại: Đất, Nước, Lửa, Gió, có đầy đủ 5 nhân (sinh nhân, y nhân, lập nhân, trì nhân, dưỡng nhân), có khả năng tạo các pháp (vật chất), vì thế gọi là Năng tạo (Tứ đại năng tạo); còn tất cả các sắc pháp do Bốn đại ấy tạo ra thì gọi là Sở tạo (Tứ đại sở tạo).
(7) Tứ đại sở tạo: Tất cả các sắc pháp do Bốn đại:Đất, Nước, Gió, Lửa tạo ra thì gọi là Sở tạo (Tứ đại sở tạo).
Theo Nhất thiết hữu bộ (Nam truyền) thì Bốn đại là Năng tạo, còn 11 sắc pháp [5 căn, 5 cảnh và hình sắc không biểu lộ (vô biểu sắc)] là Sở tạo.
Còn theo Đại chúng bộ (Bắc truyền) thì cho Bốn đại là Năng tạo, Bốn trần (sắc, hương, vị, xúc) là Sở tạo.
Ngoài ra, luận Thành thực thì cho rằng Bốn trần là Năng tạo, Năm căn là Sở tạo, còn Bốn đại thì vừa là Năng tạo vừa là Sở tạo.
(8) Tự tâm hiện lượng:Lượng: Đo lường, Tâm hiện lượng: Tâm nhận biết chưa suy xét đã nhận thức đối tượng.
Đoạn 1 Mục 3, Quyển 4, Bồ Tát Đại Huệ lại hỏi Phật rằng: “Tất cả ngoại đạo đều khởi vọng tưởng vô thường, Thế Tôn cũng thuyết tất cả hành vô thường, là pháp sinh diệt; nghĩa này là tà hay chính và có mấy thứ vô thường?”
Đức Phật giảng đại ý: Tất cả ngoại đạo có bảy thứ vô thường, chẳng phải là pháp của Ngài thuyết, họ đem những kiến chấp vô thường này vào tất cả pháp như sau:
1. TẠO RỒI BỎ LÀ VÔ THƯỜNG:
Đức Phật bảo: “- Đại Huệ! Ngoại đạo nói “Tạo rồi liền bỏ là Vô Thường”. Ta nói lìa kẻ bắt đầu tạo ra Vô thường thì chẳng phải tứ đại. Vì tứ đại bất sanh là nghĩa Thường, nếu còn có pháp khác với tứ đại, mỗi mỗi tự tướng khác nhau thì chẳng có sai biệt để đắc, vì sai biệt ấy đều chẳng thể tạo nữa. Hai thứ phân biệt chẳng thể tạo (chẳng có kẻ bắt đầu tạo Vô thường, cũng chẳng có kẻ bắt đầu tạo Thường), nên biết vô thường tức là thường”.
Nghĩa là ngoại đạo cho là phát khởi việc làm mà chẳng làm, đó gọi là Vô thường; sao gọi là phát khởi? Nghĩa là sự việc sinh khởi rồi không sinh khởi nữa (pháp sinh pháp bất sinh) là pháp Vô thường. Đức Phật nói bỏ kẻ bắt đầu tạo ra Vô thường thì chẳng phải các thứ Đất, Nước, Gió, Lửa (Tứ đại) tạo ra Vô thường, vì Bốn đại không sinh nên là Thường, tại sao? Vì như Đất lớn là qủa đất, đất nhỏ là hạt bụi, hạt bụi tách nhỏ thành lân hư trần, lân hư trần tách nhỏ tận cùng thành hư không, nhưng chẳng thể hợp hư không để thành lân hư trần, do đó tự tính của Đất là chân không, tính vốn không thật mà là giả là không, nên là nghĩa THƯỜNG. Nếu còn có pháp khác với Bốn đại và các tự tướng khác nhau thì chẳng có sai biệt để được (đắc), chẳng có kẻ bắt đầu tạo Vô thường cũng chẳng có kẻ bắt đầu tạo Thường (chẳng thể tạo hai thứ phân biệt), do đó Vô thường tức là Thường.
2- HÌNH XỨ HOẠI LÀ VÔ THƯỜNG:
“- Ngoại đạo nói HÌNH XỨ HOẠI LÀ VÔ THƯỜNG. Ta nói tứ đại và tứ đại tạo sắc chẳng hoại, cứu cánh chẳng hoại. Đại Huệ! Nói "Cứu cánh" là phân tích cho đến vi trần, quán sát sự hoại của tứ đại và tứ đại tạo sắc, thấy hình xứ dài ngắn và khác biệt đều bất khả đắc thì chẳng phải tứ đại, nên nói tứ đại chẳng hoại. Hiện "hình xứ hoại" là đọa nơi Số Luận”.
Nghĩa là ngoại đạo cho là hình tướng hư nát (hoại) gọi là Vô thường. Đức Phật nói Đất Nước Gió Lửa (Tứ đại) và các vật do Bốn đại tạo ra (Tứ đại tạo sắc) chẳng hư nát, vì cuối cùng (cứu cánh) chẳng hư nát. Nói cuối cùng là phân tích cho đến vi trần trong sự quán sát sự hư nát của Bốn đại và các vật do Bốn đại tạo ra, sẽ thấy hình tướng dài ngắn và khác biệt đều không thể được (bất khả đắc). Vì dài ngắn là do so sánh phân biệt giữa dài với ngắn, chứ thật ra không có gì làm tiêu chuẩn cho dài ngắn cả, như thế thì chẳng phải Bốn đại tạo khác biệt, nên nói Bốn đại chẳng hư nát. Do đó cho hình tướng hư nát là Vô thường (hiện hình xứ hoại) là rơi vào (đọa) phân biệt hai bên (nhị nguyên) (Số Luận) vậy.
3. NGAY SẮC THỂ TỨC LÀ VÔ THƯỜNG:
“- Ngoại đạo nói NGAY SẮC THỂ TỨC LÀ VÔ THƯỜNG, ấy cũng là hình xứ vô thường, chẳng phải tứ đại. Nếu tứ đại vô thường thì chẳng phải ngôn thuyết thế tục, vì ngôn thuyết thế tục phi tánh. Thấy tất cả tánh chỉ có ngôn thuyết, chẳng thấy tự tướng sanh, là đoạ nơi Thế Luận”.
Đây cũng là hình dạng Vô thường, chẳng phải tính Bốn đại là Vô thường. Nếu tính Bốnđại cũng Vô thường thì không có thế giới, không có thế giới là sa vào kiến chấp thấy hết thảy pháp do tướng (tự tướng) sinh. Nếu Bốn đại Vô thường thì chẳng phải lời nói (ngôn thuyết) thế tục, vì lời nói thế tục chỉ là giả danh không thật (phi tánh). Thấy chân thật (tất cả tánh) chỉ là lời nói suông, chẳng thấy nguồn gốc của tướng sinh, tức là rơi vào (đoạ nơi) Thế Luận.
4. CHUYỂN BIẾN VÔ THƯỜNG:
“- Ngoại đạo nói CHUYỂN BIẾN VÔ THƯỜNG. Ta nói sắc thể hiện khác với tánh, chẳng phải tứ đại có khác. Như vàng làm ra nhiều đồ trang sức, hiện chuyển biến khác nhau nhưng chẳng phải tánh vàng có khác, chỉ là đồ trang sức khác nhau thôi. Vậy các tánh kia chuyển biến cũng như thế”.
Nghĩa là ngoại đạo cho là dung mạo hình dạng (sắc) chuyển biến khác biệt là Vô thường, các pháp nối tiếp nhau tự nhiên mà chuyển biến thì gọi là Vô thường; Đức Phật nói dung mạo hình dạng thể hiện khác với tính, vì chẳng phải Bốn đại có khác bởi hình dạng. Như vàng làm ra nhiều đồ trang sức, chuyển biến khác nhau, nhưng chẳng phải tính vàng có khác, chỉ là hình dạng những đồ trang sức khác nhau thôi; vì vậy các tính kia chuyển biến cũng như thế, nên chuyển biến chẳng là Vô thuờng.
5- TÁNH VÔ THƯỜNG:
(Còn tiếp)