Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (25)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Cư Sĩ Quảng Minh
Mới nhất
A-Z
Z-A
Bảo Sám Hồng Danh Lễ Tám Mươi Tám Đức Phật
24/08/2021
19:05
Tôi lúc nhỏ đi vào truy môn, ban đầu đọc tụng danh hiệu của 88 Đức Phật, trong lòng yên lắng, được điều chưa từng có! Nay tôi già rồi, mỗi khi xưng niệm danh hiệu, niềm hỷ lạc vẫn như xưa. Có điều tôi chưa xem xét [các danh hiệu ấy] xuất từ Kinh nào? Gần đây tôi tham cứu Đại tạng thì mới biết rằng 35 Đức Phật xuất từ Kinh Đại Bảo Tích, được trình bày rất rõ ràng xuyên suốt bản kinh. Người đương thời góp nhặt danh hiệu 88 Đức Phật, bỏ qua kinh văn, chỉ chép danh hiệu Phật là để giản tiện, nhưng người đọc sẽ không biết xuất xứ từ đâu.
Kinh Phật Thuyết Khước Ôn Hoàng Thần Chú
17/07/2020
05:04
a Sutta (Kinh Châu Báu)[1] là bài kinh rất phổ thông trong các quốc độ theo truyền thống Phật giáo Theravada và hầu như được các Phật tử thuần thành đọc tụng thuộc lòng. Các chú giải đều ghi duyên sự bài kinh từ câu chuyện ở thành Vesali (Tỳ-xá-ly), kinh đô xứ Vajji (Bạt-kỳ) chịu 3 tai ương: nạn đói, ma quỷ quấy phá, và bệnh dịch. Bộ tộc Licchavi cai trị xứ này, gửi một phái đoàn đến thành Vương-Xá (Rajagaha), xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) của vua Bimbisara (Bình-sa, Tần-bà-sa-la) gặp đức Phật lúc bấy giờ đang ngự tại Tinh xá Trúc Lâm (Veluvana). Họ thỉnh cầu Ngài đến Vesali để giải trừ các tai ương ấy. Khi Ngài đến nơi cùng với vua trời Đế-thích (Sakka) và chư thiên, phần lớn các loài ma quỷ hoảng sợ bỏ trốn. Trời đổ mưa xối xả rửa sạch thành phố. Đức Phật đọc lên bài kinh Ratana Sutta, bảo ngài Ananda ghi nhớ rồi đi vòng quanh thành phố, vừa đi vừa rải nước chứa trong bình bát và đọc tụng bài kinh này. Khi ngài Ananda tuân lời đức Phật làm theo như thế, những ma quỷ còn lại đều bỏ chạy và
Bát Nhã Đăng Luận Thích
06/11/2018
16:44
Trung luận, còn gọi là Trung quán luận, bốn quyển, Bồ-tát Long Thọ trước tác kệ tụng, ngài Thanh Mục làm Thích luận, được dịch ra chữ Hán bởi ngài Cưu-ma-la-thập. Đây là bộ luận trọng yếu của Phật giáo Đại thừa, là luận thư căn bản của Trung quán tông của Ấn Độ và Tam luận tông của Trung Quốc. Kệ bản: Bồ tát Long Thọ Thích luận: Bồ tát Phân Biệt Minh (Thanh Biện) Hán dịch: Thời Đại Đường, Ấn Độ Tam tạng Pháp sư Ba-la-phả-mật-đa-la Việt dịch: Quảng Minh
Thơ Văn Tưởng Niệm Huynh Trưởng Tâm Nghĩa
26/01/2018
05:47
Bao nhiêu năm sinh hoạt Với Phật tử áo Lam Vẫn miệt mài tận tụy Vun bồi hạt giống Lam
Kinh Phật Thuyết Năm Uẩn Đều Không
28/11/2017
12:29
Kinh Phật Thuyết Năm Uẩn Đều Không - Tôi nghe như vầy: Một thời, đức Bạc-già-phạm trú trong rừng Thí lộc[2], Tiên nhân đọa xứ[3], nước Bà-la-ni-tư[4]. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo năm vị Bí-sô rằng: “Các ông nên biết, sắc không là ngã. Nếu sắc là ngã, thì sắc không nên bệnh và thọ khổ não. ‘Tôi muốn sắc như thế. Tôi không muốn sắc như thế’, rồi không như thế, những ước muốn theo tình. Vì vậy phải biết, sắc không là ngã; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.” “Lại nữa Bí-sô, ý ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay sắc là vô thường?” Bí-sô bạch Phật: “Bạch Đại đức, sắc là vô thường.”
Duy Thức Nhị Thập Luận
14/05/2017
06:37
Duy thức nhị thập luận Tạo luận: Bồ Tát Thế Thân Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Quảng Minh dịch - Duy thức nhị thập luận (唯識二十論, विम्शतिकाविज्ञप्तिमात्रतासिद्धि, Ñi-śu-paḥi ḥgrel-pa, Viṃśatikā-vijñapti-mātratā-siddhi, Twenty Verses on Consciousness Only) có 1 quyển, do bồ tát Thế Thân (世親, Vasubandhu, Dbyig-gñen, 315-395) soạn, ngài Huyền trang (玄奘) dịch vào đời Đường; cũng gọi là Nhị thập duy thức luận (二十唯識論), Tồi phá tà sơn luận (摧破邪山論), được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590. Luận này dẫn dụng câu “Tam giới duy tâm” (ba cõi chỉ do tâm) trong kinh Thập địa để luận chứng ngoại cảnh do thức hiển hiện, nói rõ nghĩa “Duy thức vô cảnh” (chỉ do thức không có cảnh) để bác bỏ sự thiên chấp của Tiểu thừa và ngoại đạo. Duy thức nhị thập luận chủ yếu khai thị về pháp vô ngã, không phải về nhân vô ngã. Đây là một trong 11 bộ luận của tông Pháp tướng, một trong 10 chi luận của Du già. Luận này được trích dẫn trong Thành duy thức luận như là một luận điểm trọng yếu.
Luận Hiến Dương Thánh Giáo (sách)
13/04/2017
14:05
Luận Hiển dương Thánh giáo 顯揚聖教論, tiếng Phạn là Ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra hay Prakaranaryavaca-sastra (Acclamation of the Scriptural Teaching/ Treatise of Acclamation of the Sagely Teaching), là một bộ luận trọng yếu của Phật giáo Đại thừa Duy thức tông, do đại sĩ Vô Trước (無著,310-390) trước tác. Về hệ thống truyền thừa của Duy thức tông, nó bắt nguồn từ sau khi đức Phật nhập diệt 900 năm, ở Ấn độ có Bồ-tát Di lặc ra đời nói luận Du-già sư địa; ngài Vô trước vâng theo ý chỉ của luận này mà soạn ra các bộ: luận Đại thừa trang nghiêm kinh, luận Nhiếp đại thừa và luận Hiển dương Thánh giáo. Vào đời Đường, ngài Huyền Trang (玄奘, 602-664) phiên dịch luận này ra chữ Hán.
Kinh Phạm Võng
06/04/2017
12:30
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập, cũng gọi Phạm võng kinh Bồ tát tâm địa phẩm, Phạm võng giới phẩm kinh. Kinh này tương truyền do Cưu-ma-la-thập (344-413) đời Hậu Tần dịch, gồm 2 quyển, thuyết minh về cấp bậc tu hành của Bồ tát và giới tướng của 10 giới trọng và 48 giới khinh. Theo bài tựa của kinh này do Tăng Triệu viết thì nguyên bản đầy đủ gồm 6
Bàn về hai chữ Nhậm Vận
06/04/2017
12:27
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố uý Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Thất Thập Không Tánh Luận
05/04/2017
19:03
Thất thập không tánh luận (七十空性論, Sunyata-saptati), còn gọi là Thất thập luận (七十論), là luận thư của Phật giáo Đại thừa. Tác giả luận này là Bồ-tát Long Thọ. Nội dung luận này giảng nói đạo lý tự tánh Không của các pháp. Phạn bản của luận này đã thất truyền, chỉ còn Tạng bản (sTonpa nid bdun cu pahi tshig lehur byas pa). Thời Dân Quốc, pháp sư Pháp Tôn (1902-1980) chuyển dịch luận này từ Tạng bản ra Hoa văn.
Quay lại