- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
4). TƯỚNG THÔNG PHÂN BIỆT
VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH:
1. PHÂN BIỆT VỌNG TƯỞNG:
- Lại nữa, Đại Huệ! Nay ta sẽ thuyết tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh. Nếu đối với tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh mà khéo phân biệt, thì ông và các Đại Bồ Tát được lìa vọng tưởng, đến chỗ Tự giác Thánh Trí, chẳng còn vọng tưởng thì mỗi mỗi tướng và hành duyên khởi từ vọng tưởng tự tánh và năng nhiếp sở nhiếp đều đoạn dứt, cũng là giác được kiến chấp thần thông của ngoại đạo.
- Đại Huệ! Thế nào là tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh? Là gồm ngôn thuyết vọng tưởng, sở thuyết sự vọng tưởng, tướng vọng tưởng, lợi vọng tưởng, tự tánh vọng tưởng, nhân vọng tưởng, kiến vọng tưởng, thành vọng tưởng, sanh vọng tưởng, bất sanh vọng tưởng, tương tục vọng tưởng, phược bất phược (trói chẳng trói) vọng tưởng, ấy gọi là tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh.
- Đại Huệ! Thế nào là NGÔN THUYẾT vọng tưởng? Là chấp đủ thứ điệu âm nhạc, cho là vui thú, gọi là Ngôn Thuyết vọng tưởng.
- Thế nào là SỞ THUYẾT Sự vọng tưởng? Là nói có sự sở thuyết của tự tánh, do Thánh Trí hiểu biết, theo đó mà sanh ngôn thuyết vọng tưởng, gọi là Sở Thuyết Sự vọng tưởng.
- Thế nào là TƯỚNG vọng tưởng? Là ngay nơi sự sở thuyết kia, như nai đang khát, tưởng dương diệm là nước, mỗi mỗi chẳng thật mà chấp là thật, nói tướng của tứ đại, tất cả tánh đều thuộc vọng tưởng, gọi là Tướng vọng tưởng.
- Thế nào là LỢI vọng tưởng? Nói ham thích đủ thứ vàng bạc châu báu, gọi là Lợi vọng tưởng.
- Thế nào là TỰ TÁNH vọng tưởng? Nói tự tánh có sự thật chấp trì như thế, chẳng khác với vọng tưởng ác kiến, gọi là Tự Tánh vọng tưởng.
- Thế nào là NHÂN vọng tưởng? Nói hoặc nhân hoặc duyên để phân biệt hữu và vô thì tướng nhân sanh, gọi là Nhân vọng tưởng.
- Thế nào là KIẾN vọng tưởng? Là đối với hữu, vô, nhất, dị, đồng, chẳng đồng, những vọng tưởng ác kiến của ngoại đạo, nổi vọng tưởng chấp trước, gọi là Kiến vọng tưởng.
- Thế nào là THÀNH vọng tưởng? Là đối với tư tưởng ngã và ngã sở, lập thành luận quyết định, gọi là Thành vọng tưởng.
- Thế nào là SANH vọng tưởng? Nói duyên theo tánh hữu và vô, sanh khởi chấp trước, gọi là Sanh vọng tưởng.
- Thế nào là BẤT SANH vọng tưởng? Là nói tất cả tánh vốn vô sanh vô chủng, do nhân duyên sanh cái thân vô nhân (chẳng có cái nhân bắt đầu), gọi là Bất Sanh vọng tưởng.
- Thế nào là TƯƠNG TỤC vọng tưởng? Là nói vật này vật kia liên hệ lẫn nhau, như kim và chỉ liền nhau mới có thể may vá, gọi là Tương Tục vọng tưởng.
- Thế nào là PHƯỢC BẤT PHƯỢC vọng tưởng? Nói trói chẳng trói là do nhân duyên chấp trước, như phương tiện của sĩ phu hoặc trói hoặc mở trói, gọi là Phược Bất Phược vọng tưởng.
- Đại Huệ! Nơi tướng thông và phân biệt của vọng tưởng tự tánh này, tất cả phàm phu chấp trước cho là hữu và vô. Đại Huệ! Do duyên khởi mà chấp trước mỗi mỗi vọng tưởng của tự tánh chấp trước, hiện ra đủ thứ thân hình như huyễn, phàm phu vọng tưởng, thấy mỗi thứ huyễn tướng khác nhau. Đại Huệ! Mỗi thứ tướng huyễn chẳng phải khác, cũng chẳng phải không khác. Nếu nói "khác" thì huyễn chẳng phải nhân của mỗi thứ kia; nếu nói "chẳng khác" thì huyễn và mỗi thứ kia chẳng sai biệt mà lại thấy sai biệt. Do đó, nói chẳng phải khác cũng chẳng phải không khác. Cho nên, Đại Huệ! Ông và các Đại Bồ Tát, đối với vọng tưởng tự tánh, duyên khởi tướng như huyễn, khác hay chẳng khác, hữu hay vô, chớ nên chấp trước.
GIẢI NGHĨA:
Tiểu đoạn 1, Đoạn 4, Mục 9, Quyển 2 này, Đức Phật giảng đại ý về Tướng Thông Phân Biệt Của Bản Thể Tâm (vọng tưởng tự tánh), Ngài cho biết nếu khéo phân biệt như đã phân tích ở trên, thì hàng Bồ Tát được lìa vọng tưởng, tiến đến chỗ tự biết có Trí Thánh (Tự giác Thánh Trí). Khi không còn vọng tưởng thì các dung mạo hình dạng (tướng) tạo tác (hành duyên) khởi từ vọng tưởng bản thể tâm cùng sự thu nhận và chỗ thu nhận (năng nhiếp sở nhiếp) đều đoạn dứt, và cũng biết (giác) được sự chấp kỳ đặc (thần thông) của ngoại đạo.
Ngài đặt câu hỏi và giảng: “Thế nào là tướng thông phân biệt của vọng tưởng tự tánh? Là gồm: ngôn thuyết vọng tưởng, sở thuyết sự vọng tưởng, tướng vọng tưởng, lợi vọng tưởng, tự tánh vọng tưởng, nhân vọng tưởng, kiến vọng tưởng, thành vọng tưởng, sinh vọng tưởng, bất sinh vọng tưởng, tương tục vọng tưởng, phược bất phược vọng tưởng”. Đây là Đức Phật chia ra 12 loại bản thể tâm vọng tưởng, với ý nghĩa như sau:
1- NGÔN THUYẾT VỌNG TƯỞNG:
Là chấp đủ thứ âm điệu, ca hát, lời nói làm cho vui buồn, như những lời nói du dương nịnh bợ ngọt ngào làm cho yêu thích, lời nói kích động làm cho người nghe sinh tức giận lo buồn v.v…, gọi là Ngôn Thuyết Vọng Tưởng.
2- SỞ THUYẾT SỰ VỌNG TƯỞNG:
Là có chỗ phân biệt nói năng về bản thể tâm (tự tánh) do hiểu biết Thánh Trí, theo đó mà sinh lời nói, gọi là Sở Thuyết Sự Vọng Tưởng.
3- TƯỚNG VỌNG TƯỞNG:
Là ngay chỗ phân biệt chấp thật, như nai khát nước, tưởng ánh sáng hừng hực (dương diệm) là nước, hoặc nơi ánh sáng lờ mờ, người thấy sợi dây tưởng là con rắn. Tất cả chẳng thật mà chấp là thật, nên nói tính của tướng đất, nước, gió, lửa (tứ đại) đều thuộc về dung mạo hình tướng, gọi là Tướng Vọng Tưởng.
4- LỢI VỌNG TƯỞNG:
Đây là do nghĩa phân biệt chấp trước, như sự ham thích lợi ích của đủ thứ như vàng bạc châu báu, tiền bạc, thức ăn uống v.v..., khiến cho tưởng nhớ, gọi là Lợi Vọng Tưởng.
5- TỰ TÁNH VỌNG TƯỞNG:
Khi nói bản thể tâm (tự tánh) có thật thể, phân biệt chấp trì gìn giữ thì chẳng khác với vọng tưởng chấp cái ta của ngã kiến (ác kiến), gọi là Tự Tánh Vọng Tưởng.
6- NHÂN VỌNG TƯỞNG:
Khi nói hoặc nhân hoặc duyên để phân biệt chấp có và không thì dung mạo hình dạng (tướng) do nhân sinh, gọi là Nhân Vọng Tưởng.
7- KIẾN VỌNG TƯỞNG:
Thấy vọng tưởng là đối với có không, một khác, giống chẳng giống, thường và đoạn; đây là những thấy sai (ác kiến) của ngoại đạo sinh vọng tưởng chấp thật, gọi là Kiến Vọng Tưởng.
8- THÀNH VỌNG TƯỞNG:
Là đối với người chấp ta và cái của ta (ngã và ngã sở), rồi lập thành luận thuyết, gọi là Thành Vọng Tưởng.
9- SINH VỌNG TƯỞNG:
Khi nói duyên theo tính Có và Không, sinh khởi chấp thật, gọi là Sinh Vọng Tưởng.
10- BẤT SINH VỌNG TƯỞNG:
Là nói tất cả tính vốn không có hạt mầm sinh ra (vô sinh vô chủng), do nhân duyên sinh nên chẳng có cái hình hài không nhân (do nhân duyên sinh cái thân vô nhân), rồi chấp vào đó, gọi là Bất Sinh Vọng Tưởng.
11- TƯƠNG TỤC VỌNG TƯỞNG:
Là nói vật này vật kia liên hệ lẫn nhau, như kim và chỉ liền nhau mới có thể may vá, rồi chấp trì liên tiếp, gọi là Tương Tục Vọng Tưởng.
12- PHƯỢC BẤT PHƯỢC VỌNG TƯỞNG:
Khi nói trói buộc chẳng trói buộc (phược bất phược) là do nhân duyên chấp thật, như dùng phương tiện của cách cư xử tác ý của người hiểu biết (sĩ phu) để hoặc trói hoặc mở trói, gọi là Phược Bất Phược Vọng Tưởng.
Đức Phật dạy tiếp đại ý là nơi tướng thông và phân biệt của bản thể tâm (vọng tưởng tự tánh) này, tất cả phàm phu chấp thật cho là Có và Không (hữu và vô). Do duyên khởi mà chấp thật các bản thể tâm vọng tưởng, hiện ra đủ thứ dung mạo hình dạng (thân hình) không thật (như huyễn), phàm phu vọng tưởng thấy mỗi thứ tướng khác nhau. Mỗi thứ tướng huyễn chẳng phải khác, cũng chẳng phải không khác; nếu nói "khác" thì huyễn chẳng phải nhân của mỗi thứ kia; nếu nói "chẳng khác" thì huyễn và mỗi thứ kia chẳng sai biệt mà lại thấy sai biệt. Do đó, nói chẳng phải khác cũng chẳng phải không khác; cho nên, hàng Bồ Tát đối với bản thể tâm vọng tưởng và duyên khởi tướng không thật, chớ nên chấp khác hay chẳng khác, hoặc có hay không.
(Còn tiếp)