- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC 2:
NGŨ VÔ GIÁN:
1). NGHIỆP NGŨ VÔ GIÁN:
Khi ấy, Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Như Thế Tôn nói "Thiện nam, tín nữ hành nghiệp Ngũ Vô Gián mà chẳng đọa địa ngục A Tỳ". Thế Tôn! Tại sao thiện nam, tín nữ hành nghiệp Ngũ Vô Gián mà chẳng đọa địa ngục A Tỳ?
Phật bảo Đại Huệ:
- Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.
Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:
- Lành thay thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ:
- Thế nào là nghiệp NGŨ VÔ GIÁN? Ấy là giết cha mẹ, hại La Hán, phá hòa hợp tăng, ác tâm làm thân Phật ra máu.
- Đại Huệ! Nói GIẾT CHA MẸ ở đây là ám chỉ hai thứ căn bản của sự thọ sanh, do tham ái làm mẹ, vô minh làm cha, đoạn dứt hai thứ căn bản ấy, gọi là giết cha mẹ.
- Thế nào là HẠI LA HÁN? Dụ như con chuột bị độc chết, thì những tai hại do con chuột gây ra đều chẳng sinh khởi nữa, cũng như các pháp phiền não tập khí cứu cánh đoạn dứt, gọi là hại La Hán.
- Thế nào là PHÁ HÒA HỢP TĂNG? Là nói các tướng tập khí phiền não khác nhau của ngũ ấm hòa hợp tích tụ, tất cả đều được đoạn dứt, gọi là phá hòa hợp Tăng.
- Thế nào là ÁC TÂM LÀM THÂN PHẬT RA MÁU? Vì chẳng biết bản thể của bảy thứ thức là do tự tâm biến hiện, chẳng ngoài tự tướng cộng tướng, nay dùng ác tâm (tâm mãnh liệt) của Tam Vô Lậu giải thoát (Không, Vô tướng, Vô nguyện) để đoạn dứt bảy thứ thức nơi tự tánh Phật, gọi là ác tâm làm thân Phật ra máu. Nếu thiện nam, tín nữ hành những việc vô gián này, gọi là Ngũ Vô Gián, cũng gọi là Đẳng Vô Gián.
GIẢI NGHĨA:
(1) Ba cửa giải thoát: Giải thoát: S: vimokṣa; P: vimokkha; gọi theo Hán Việt là Tam Giải Thoát Môn; phép quán nhằm giác ngộ Không (s: śūnyatā), Vô Tướng (s: ānimitta) và Vô Nguyện (s: apraṇihita), không còn ham muốn để đạt Niết-bàn. Ba Giải Thoát này là nhận biết Ngã và Pháp đều trống không, nhận biết Ngã và Pháp là bình đẳng, vô tướng, nhận biết sinh tử là Khổ, không còn ham muốn điều gì cả.
Đoạn 1, Mục 2, Quyển 3, Bồ Tát Đại Huệ thắc mắc hỏi Phật rằng: “Như Thế Tôn nói "Thiện nam, tín nữ hành nghiệp Ngũ Vô Gián mà chẳng đọa địa ngục A Tỳ"; tại sao thiện nam, tín nữ hành nghiệp Ngũ Vô Gián mà chẳng đọa địa ngục A Tỳ?”
Đức Phật giảng: “Nghiệp NGŨ VÔ GIÁN là giết cha, giết mẹ, hại La Hán, phá hòa hợp Tăng, ác tâm làm thân Phật ra máu”, với nghĩa như sau:
1- GIẾT CHA, 2- GIẾT MẸ:
Ở đây là biểu trưng ám chỉ hai thứ căn bản của sự thụ sinh, do ái dục (tham ái) làm mẹ, do si mê (vô minh) làm cha, đoạn dứt hai thứ căn bản này, thì không còn tái sinh nữa. Không tái sinh thì không có cha mẹ, nên gọi là “giết cha, giết mẹ”, vì không có cha mẹ thì không có si mê ái dục, tức là không sinh ra con vậy.
3- HẠI LA HÁN:
Thí dụ như con chuột bị độc chết, thì những tai hại do con chuột gây ra đều chẳng sinh khởi nữa, cũng như thói quen của người tu là chấp mong chứng qủa Thánh (phiền não tập khí cứu cánh) nên gây sự lo lắng cho sự mong đợi. Khi đã diệt trừ hết sạch chấp mong này rồi thì sẽ giúp cho hành giả mau chứng qủa Thánh, nên biểu trưng là “hại A La Hán”, vì không còn mong muốn thì được an tịnh tự tại của một bậc Thánh nhân vậy.
4- PHÁ HÒA HỢP TĂNG:
Là biểu trưng cho các thói quen trong đời sống gây buồn phiền (tướng tập khí phiền não khác nhau) của Sáu Căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) ví như sáu người tu trong Tăng đoàn, bị dính mắc, ràng buộc, lôi kéo bởi Sáu Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp) (Ngũ ấm hòa hợp tích tụ). Mỗi thứ dính mắc đều là phá hoại các Căn (Tăng đoàn), như thấy hình dáng đẹp xấu, nghe lời nói thuận nghịch, ngửi mùi khoái cảm hay khó chịu, đồ ăn thức uống ngon dở, xúc chạm v.v… sinh yêu ghét. Tất cả đều được dứt trừ thì sẽ không còn bị những buồn phiền phá phách nữa nên được yên ổn, gọi là “phá hòa hợp Tăng”, vì không còn buồn phiền thì được tự tại của một bậc chân tu vậy.
5- ÁC TÂM LÀM THÂN PHẬT RA MÁU:
Là vì biểu trưng của bản thể của Thức thứ nhất đến Thức thứ bảy do tâm biến hiện, chẳng ngoài tướng riêng cộng thông với các tướng khác (tự tướng cộng tướng). Nay dùng tâm mãnh liệt (ác tâm) của Không, Vô Tướng, Vô Nguyện (Tam Vô Lậu Giải Thoát) để đoạn dứt bảy thứ thức nơi bản thể tâm (tự tánh) Biết (Giác=Phật). Bảy thức đã dứt trừ sạch thì không làm ô nhiễm A Lại Da Thức thứ tám, nên nói là “ác tâm làm thân Phật ra máu”, vì tâm trống không (Không), tâm không có hình tướng (Vô Tướng), tâm không mong cầu (Vô Cầu) chính là tâm Phật vậy.
2). NGOÀI NGŨ VÔ GIÁN:
- Lại nữa, Đại Huệ! Có pháp ngoài Ngũ Vô gián, nay ta sẽ thuyết, ngươi và các Đại bồ tát nghe nghĩa này rồi, nơi đời vị lai chẳng đọa ngu si.
- Thế nào là NGOÀI NGŨ VÔ GIÁN? Nghĩa là nếu người muốn chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián kể trên, mà thực hành theo ba cửa giải thoát (1) (Không, Vô tướng, Vô nguyện trong kinh Đại Bát Nhã) thì mỗi mỗi đều chẳng thể chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián, như dùng cửa KHÔNG cũng chẳng thể chứng đắc, dùng cửa VÔ TƯỚNG cũng chẳng thể chứng đắc, dùng cửa VÔ NGUYỆN cũng chẳng thể chứng đắc, nên nói ở ngoài Ngũ Vô Gián.
- Ngoại trừ pháp này ra, còn có các pháp, nhờ thần lực biến hóa mà hiện Vô Gián. Như thần lực biến hóa của Thanh Văn, thần lực biến hóa của Bồ Tát, thần lực biến hóa của Như Lai v.v...Đối với những kẻ tạo tội Vô Gián, vì sự sám hối tội lỗi và trừ nghi cho họ, cũng vì khuyến phát nhân lành cho họ, nên nhờ thần lực biến hóa mà hiện Vô Gián. Trừ khi người giác được tự tâm hiện lượng, lìa được vọng tưởng thân tài, lìa sự nhiếp thọ ngã và ngã sở, hoặc lúc gặp thiện tri thức khiến khai ngộ bản tâm thì mới được giải thoát sự sanh tử tương tục nơi các cõi, chứ chẳng phải trước kia đã tạo tội Vô gián mà chẳng bị đọa địa ngục Vô Gián vậy.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Tham ái gọi là mẹ,
Vô minh gọi là cha.
"Thức" giác ngộ là Phật,
Phiền não là La Hán
Ngũ ấm gọi là Tăng,
Hành vô gián đoạn ác.
Gọi là Ngũ Vô Gián,
Chẳng đọa ngục A Tỳ.
GIẢI NGHĨA:
Đức Phật giảng tiếp về ngoài Ngũ Vô Gián rằng: “Nếu người muốn chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián kể trên, mà thực hành theo ba cửa giải thoát thì chẳng thể chứng đắc. Như dùng cửa KHÔNG cũng chẳng thể chứng đắc, dùng cửa VÔ TƯỚNG cũng chẳng thể chứng đắc, dùng cửa VÔ NGUYỆN cũng chẳng thể chứng đắc, nên nói ngoài Ngũ Vô Gián”. Tại sao thực hành ba cửa giải thoát lại chẳng thể giải thoát? Sao lại có sự trái ngược như thế? Đến đây, xin mở một dấu ngoặc để nói cước chú về vấn đề này như sau:
CƯỚC CHÚ:
Chúng ta đọc tiểu đoạn “Ác tâm làm thân Phật chảy máu” trong đoạn 1. về “Nghiệp Ngũ Vô Gián” ở trên, Phật dạy phải dùng Tam Vô Lâu Giải Thoát, nghĩa là phải đoạn dứt các dính mắc chấp thật của bảy thức về Có Không (Không), về hình trạng sắc tướng (Vô Tướng), và về cầu mong này nọ (Vô Nguyện) thì sẽ đạt giải thoát. Nhưng tới đoạn 2. về “Ngoài Ngũ Vô Gián” này, Ngài lại nói: “Nếu người muốn chứng đắc Ngũ Vô Gián kể trên mà thực hành theo ba cửa giải thoát thì chẳng thể giải thoát”. Mọi người đọc đến đây thấy rõ ràng là có sự mâu thuẫn, không thể hiểu nổi?! Bởi vậy cho nên đa số người đọc cho rằng Kinh in sai, nhưng cũng có một vài người vì không hiểu Kinh nên đã phỉ báng, cho Kinh này là của ngoại đạo Bà La Môn hay của người Trung Hoa ngụy tạo ra!
Sự thực thì không phải như một số người không hiểu Kinh rồi nghĩ bậy nói càn, vì nếu chúng ta đọc Kinh mà không hiểu là do còn si mê, nên phải tinh tấn suy ngẫm nghĩa lý bằng thiền định để mở mang trí tuệ. Đối với các câu Kinh có tính cách mâu thuấn trái ngược nêu trên, nếu chúng ta quán sát trong thiền định, thì thấy đó chỉ là cách nói đặc biệt mà thôi và sẽ không còn thấy gì là mâu thuẫn trái ngược, mà là hiển nhiên dễ hiểu; tại sao? Vì khi tâm thức đã trống rỗng (Không), tâm thức không bóng hình một sự vật (Vô Tướng), tâm thức không mong cầu (Vô Nguyện) thì tâm trong lặng tich tịnh, nên không có người giải thoát và pháp giải thoát, như vậy thì không có ai giải thoát và chẳng có cái gì giải thoát cả. Do đó Đức Phật nói “Nếu người muốn chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián kể trên, mà thực hành theo ba cửa giải thoát, đều chẳng thể chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián” là vậy!
Người thật sự giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng, làm chảy máu thân Phật; người làm vô gián này thì ở trong ba cửa giải thoát chẳng thể chứng giải thoát, trừ nương vào thần lực Như Lai. Nhờ thần lực của Như Lai, Bồ tát và Thanh Văn ứng hóa vì năm thứ tội nhân sám hối, đoạn nghi khiến sinh ra thiện căn. Nếu người phạm năm thứ tội Vô Gián thật sự thì rốt ráo chẳng chứng đạo, trừ người biết tự tâm chỉ là hư vọng, lìa nhớ nghĩ của cải, dứt trừ chấp cái ta và cái của ta (lìa ngã và ngã sở). Hoặc ở trong vô lượng vô biên kiếp gặp được Thiện tri thức khiến khai ngộ bản tâm thì mới được giải thoát sự sinh tử không dứt (tương tục) nơi các cõi, chứ chẳng phải trước kia đã tạo tội Vô Gián mà chẳng bị đọa địa ngục Vô Gián vậy.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này bằng kệ đại ý: Tham ái vô minh là mẹ cha cần phải trừ, phiền não là Thanh Văn cần phải dứt, diệt hết thức phân biệt là giác ngộ; xa lià Năm Ấm, đoạn ác chẳng đọa Địa ngục A Tỳ gọi là Năm Vô Gián.
(Còn tiếp)