- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC 7:
THẾ NÀO LÀ NGỮ
VÀ NGHĨA?
1). NGỮ VÀ NGHĨA
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Như Thế Tôn sở thuyết, Đại Bồ Tát nên thấu ngữ nghĩa, thế nào là Bồ Tát khéo thấu ngữ nghĩa, thế nào là ngữ, thế nào là nghĩa?
Phật bảo Đại Huệ
- Hãy chú ý nghe, Ta sẽ vì ông mà thuyết.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ:
- Thế nào là NGỮ? Là nói nương theo cổ họng, môi, lưỡi, răng, nướu, cằm, hòa hợp vọng tưởng, sanh ra văn tự ngôn thuyết, do đó tập khí chấp trước sanh khởi, ấy gọi là Ngữ.
- Thế nào là NGHĨA? Là nói lìa tất cả tướng vọng tưởng và ngôn thuyết mà hiển bày tánh nghĩa, ấy gọi Nghĩa. Đại Huệ! Đại Bồ Tát ở nơi tĩnh lặng, dùng huệ Văn, Tư, Tu, quán theo nghĩa này thì được duyên tự giác liễu, hướng vào thành Niết Bàn, cho đến thân tập khí chuyển biến rồi thì chứng cảnh giới tự giác, khéo quán tướng Nghĩa Thắng Tiến (1) từ Sơ Địa đến Thập Địa, ấy gọi là Đại Bồ Tát khéo thông tướng Nghĩa.
- Lại nữa, nói ĐẠI BỔ TÁT KHÉO THÔNG NGỮ NGHĨA, là quán ngữ và nghĩa chẳng phải khác, chẳng phải không khác; quán nghĩa và ngữ cũng như thế. Nếu ngữ khác với nghĩa thì chẳng do ngữ mà hiểu nghĩa, thật thì do ngữ vào nghĩa, cũng như ngọn đèn chiếu soi mà hiện sắc tướng vậy.
- Lại nữa, Đại Huệ! Tự tánh Niết Bàn bất sanh bất diệt, Tam Thừa, Nhất Thừa, tâm và tự tánh vốn Bình đẳng. Nếu duyên theo nghĩa ngôn thuyết chấp trước, thì đọa kiến chấp phủ nhận và kiến lập, cho có kiến lập khác biệt và vọng tưởng khác biệt, hiện mỗi mỗi vọng tưởng như huyễn. Ví như mỗi mỗi tướng huyễn, chúng sanh ngu si cho là vọng tưởng có khác biệt, chẳng phải Thánh Hiền vậy.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
1. Theo vọng tưởng ngôn thuyết,
Kiến lập nơi các pháp.
Do lỗi kiến lập ấy,
Chết rồi đọa địa ngục.
2. Trong ấm chẳng có ngã,
Ấm tức chẳng phải ngã.
Cũng chẳng phải Vô Ngã,
Chẳng như vọng tưởng kia.
3. Chấp tất cả có tánh,
Là vọng tưởng phàm phu.
Nếu như kiến chấp họ,
Tất cả thành Chân Đế.
4. Tất cả pháp Vô Tánh,
Dơ sạch thảy đều lìa.
Kiến chấp họ chẳng thật,
Cũng chẳng phải đoạn diệt.
GIẢI NGHĨA:
(1) Thắng nghĩa tiến: Thắng nghĩa tiến là tiến tới cảnh giới vi diệu. Thắng nghĩa có các nghĩa như sau:
1 Nghĩa cao tột, nghĩa vi diệu nhất, thực tại tối thượng, nghĩa chân thật (s: pāramārthika, paramārtha);
2. Cõi giới vi diệu, Chân như;
3. Lý sâu mầu từ kinh nghiệm chứng ngộ, khác hẳn cảnh giới của người chưa chứng ngộ.
Đoạn 1 Mục 7, Quyển 3, Bồ Tát Đại Huệ thỉnh Đức Phật thuyết ngữ (lời nói) nghĩa, Ngài giảng như sau:
1. NGỮ:
Do tiếng nói câu nói (ngôn thanh ngữ cú), tiếng nói là phát biểu thành lời nói nương vào sự huân tập ý nghĩ hành động hòa hợp phân biệt do nhận thức sinh khởi ra những hình ảnh không phù hợp với sự thật (vọng tưởng) từ vô thủy. Tiếng nói được phát ra do nương theo cổ họng, môi, lưỡi, răng, nướu, cằm; câu nói do phân biệt danh tự của lời nói sinh ra, do đó thói quen (tập khí) chấp trước tiếng nói câu nói sinh khởi.
2. NGHĨA:
Là nói lìa tất cả tướng vọng tưởng và lời nói mà suy tư hiển bày tính nghĩa. Về Nghĩa, Đức Phật giảng có 2 loại truyền đạt (thông):
1- TƯỚNG NGHĨA THÔNG:
Đại Bồ Tát ở nơi tĩnh lặng, dùng khéo nghe (huệ Văn), suy gẫm (Tư), rồi thực hành (Tu). Quán theo nghĩa này thì được duyên tự biết rõ (giác liễu), hướng tới Niết Bàn, cho đến khi các thói quen bản năng, bản tính tiềm tàng, tích tụ trong đời sống (thân tập khí) chuyển biến đi thì chứng cảnh giới tự giác. Khéo quán tất cả pháp tướng chẳng chấp thật, được tiến đến Tam muội thân như huyển đạt cảnh giới vi diệu (tướng Nghĩa Thắng Tiến) từ Sơ Địa đến Thập Địa Bồ Tát, đây gọi là Đại Bồ Tát khéo thông tướng Nghĩa.
2- NGỮ NGHĨA THÔNG:
Là quán lời nói (ngữ) và nghĩa chẳng phải khác, chẳng phải không khác. Nếu lời nói khác với nghĩa thì chẳng do lời nói mà hiểu nghĩa, thật thì do lời nói hiểu nghĩa, cũng như ngọn đèn chiếu soi mà thấy các cảnh vật (hiện sắc tướng) vậy.
Ngài lưu ý rằng: Tính Niết Bàn không sinh không diệt, Tam Thừa và Nhất Thừa, tâm và tính vốn như nhau (Bình đẳng). Nếu duyên theo nghĩa lời nói (ngôn thuyết) chấp trước, thì rơi (đọa) vào chấp chối bỏ và thành lập (phủ nhận và kiến lập), lại cho là có kiến lập khác biệt và vọng tưởng khác biệt. Mỗi tướng không thật (huyển), mỗi vọng tưởng sai lầm (như huyển), chúng sinh ngu si cho là vọng tưởng có khác biệt, bậc Thánh Hiền chẳng phải như vậy.
Đức Thế Tôn lập lại nghĩa này bằng kệ với ý rằng:
1. Theo vọng tưởng ngôn thuyết,
Kiến lập nơi các pháp.
Do lỗi kiến lập ấy,
Chết rồi đọa địa ngục.
Nghĩa là do lỗi biểu hiện (kiến lập) các pháp theo lời nói do nhận thức sinh khởi ra những hình ảnh sai với sự thật (vọng tưởng ngôn thuyết), chết rồi đọa đường dữ.
2. Trong ấm chẳng có ngã,
Ấm tức chẳng phải ngã.
Cũng chẳng phải Vô Ngã,
Chẳng như vọng tưởng kia.
Không như Súc, Tác ý, Thụ, Tưởng, Tư của nhận thức (vọng tưởng); trong Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức (Năm Ấm) chẳng có cái ta (ngã), chẳng phải ta, cũng chẳng phải không ta (Vô Ngã).
3. Chấp tất cả có tánh,
Là vọng tưởng phàm phu.
Nếu như kiến chấp họ,
Tất cả thành Chân Đế.
4. Tất cả pháp Vô Tánh,
Dơ sạch thảy đều lìa.
Kiến chấp họ chẳng thật,
Cũng chẳng phải đoạn diệt.
Phàm phu vọng tưởng chấp thật, cho tất cả các pháp (họ) là thật (có tánh), chẳng phải thật cũng chẳng phải không thật (đoạn diệt); hết thảy các pháp đều Không (Vô Tánh), dính mắc hai bên (dơ sạch) thảy đều xa lìa, sẽ đạt giải thoát (thành Chân Đế).
2). TƯỚNG TRÍ THỨC
(Còn tiếp)