- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC 3:
TƯỚNG NHÂN DUYÊN:
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Thế Tôn rằng:
- Cúi xin Phật thuyết tướng nhân duyên của tất cả các pháp, do giác đựơc tướng nhân duyên, khiến con và các Bồ Tát được lìa tất cả tánh của vọng kiến hữu vô, chẳng vọng chấp các pháp tiệm sinh, hoặc đốn sinh, hoặc tiệm đốn cộng sinh.
1). SÁU THỨ NHÂN:
- Đại Huệ! Nói về Nhân gồm có sáu thứ, ấy là: Đương hữu nhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Tác nhân, Hiển thị nhân, Đối đãi nhân.
1- Đương Hữu Nhân: Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nay hay làm nhân cho tất cả pháp, từ nhân sanh quả, bất khả tư nghì, đương lúc đó làm nhân, nên gọi là Đương Hữu Nhân.
2- Tương Tục Nhân: Vì bên trong nương thức thứ tám và thức thứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làm nhân sinh quả như ngũ ấm chủng tử v.v... do hiện hành huân tập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, mà quả nhiễm tịnh theo đó liên tục sinh khởi chẳng dừng, nên gọi là Tương Tục Nhân.
3- Tướng Nhân: Do cái đẳng Vô Gián Duyên (duyên chẳng gián đoạn) làm ra tướng Vô Gián, sanh ra quả tương tục; nơi tương tục có tướng Vô Gián đã lìa nơi nhân mà chưa đến nơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tương tục; vì ở nơi chính giữa của nhân và quả mà có tướng, nên gọi là Tướng Nhân.
4- Tác Nhân: Tức là tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệp tăng thượng mà sinh ra quả, cũng như Chuyển Luân Vương, do thân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xe Thất Bửu từ hư không bay đến, ấy là sự tăng thượng. Vì cảnh chẳng thể sinh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng, Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân; vì tâm làm tăng thượng duyên cho cảnh (bánh xe bay), nên gọi là Tác Nhân.
5- Hiển Thị Nhân: Sự vọng tưởng sinh rồi thì hiện cái tướng năng tác, sở tác, như cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tướng v. v... gọi là Hiển Thị Nhân.
6- Đối Đãi Nhân: Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạn đứt, mà ngay đó tánh ''chẳng vọng tướng'' sanh khởi. Đại Huệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượt sinh, chẳng cùng chúng sanh; tại sao? Nếu cùng lúc sinh thì chẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướng nhân; nếu lần lượt sinh thì chẳng có tự tướng, cho nên chẳng thể có lần lượt sinh, như chẳng sanh con thì không được gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đối đãi với nhau, không có cha thì không sinh được con, không có con thì không được gọi là cha; cha con đối đãi nhau mà sinh, nên gọi là Đối Đãi Nhân.
- Đại Huệ! nói tóm lại, các thứ tướng sanh đều do các thứ nhân của tự tánh vọng tưởng chấp tướng mà sanh. Vì tự tâm hiện ra thọ dụng mà có tự tướng, cộng tướng, ngoại tánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sinh và Cùng Lúc Sinh hai thứ đều chẳng thể sinh; cho nên phải lìa hai thứ kiến chấp đó.
GIẢI NGHĨA:
Đoạn 1, Mục 3, Quyển 2 này, Bồ Tát Đại Huệ thỉnh Phật giảng về Tướng nhân duyên, khi hiểu rồi sẽ lià được tất cả chấp thấy sai (vọng kiến) “Có, Không” của bản tâm (tự tánh). Đức Phật bảo có 6 thứ NHÂN, với ý nghĩa như nau:
1. ĐƯƠNG HỮU NHÂN:
Là đang có nhân, vì A Lại Da là (Thức thứ tám), cũng là Chủng tử thức, nơi lưu trữ tất cả dữ kiện lành ác do Mạt Na mang vào và truyền ra từ vô thỉ đến nay. Do đó mà A Lại Da làm Nhân cho tất cả các pháp, từ nhân sinh quả, khó nghĩ bàn, nó làm nhân bất cứ lúc nào, nên nói “đương có nhân”.
2. TƯƠNG TỤC NHÂN:
Vì bên trong nương A Lại Da (Thức thứ tám) và Ý thức (Thức thứ sáu) bám víu (phan duyên) vin theo ngoại cảnh, từ đó A Lại da lưu giữ sự kiện (pháp trong) và ngoại cảnh (pháp ngoài) làm nhân sinh quả như dung mạo (Sắc), cảm giác (Thụ), tưởng nhớ (Tưởng), tạo tác (Hành), so đo phân biệt (Thức) (ngũ ấm), là hạt giống thiện ác (chủng tử), v.v... nên nói do hiện hành huân tập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, mà quả nhiễm tịnh liên tục sinh khởi, nên gọi là “Tương Tục Nhân”.
3. TƯỚNG NHÂN:
Đặc tính của nghiệp trong đó có sự sinh khởi không ngừng, không gián đoạn giữa khoảnh khắc đầu và cuối. Do cái duyên chẳng gián đoạn (Đẳng Vô Gián Duyên) làm ra tướng không gián đoạn, sinh ra quả tương tục; vì nơi tương tục có tướng không gián đoạn, đã lìa nơi nhân mà chưa đến nơi quả, vì nó chẳng gián đoạn dù ở nơi chính giữa của nhân và quả mà vẫn có tướng, nên gọi là “Tướng Nhân”.
4. TÁC NHÂN:
Nhân tố tạo ra sự tác động, tức là kích động duyên (Tăng Thượng Duyên), đó là nhân duyên góp thêm vào nhân duyên chính để tạo thành sự hiện hữu, nghĩa là tạo nghiệp tăng lên mà sinh ra quả. Đức Phật cho thí dụ Chuyển Luân Vương, do thân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xe Thất Bảo từ hư không bay đến, đó là sự tăng thượng. Vì cảnh chẳng thể sinh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng, Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân; do tâm làm tăng thượng duyên cho cảnh (bánh xe bay), nên gọi là “Tác Nhân”.
5. HIỂN THỊ NHÂN:
Nhân hiển bày rõ ràng, là nhân của vọng tưởng đã có từ vô thủy đến nay, nghĩa là một niệm vọng tưởng nổi lên thì chắc chắn sẽ tạo tác các tướng thiện nghiệp, ác nghiệp. Sự vọng tưởng sinh rồi thì hiện cái tướng làm (năng tác), chỗ làm (sở tác), như cây đèn chiếu soi thì thấy rõ cảnh vật (sắc tướng) rõ ràng v. v... gọi là “Hiển Thị Nhân”.
6. ĐỐI ĐÃI NHÂN:
Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạn đứt, ngay đó tướng chân thật (chẳng vọng tướng) sinh khởi; bản thể tướng (tự tướng) vọng tưởng của phàm phu chẳng sinh; tại sao? Nếu cùng lúc sinh thì chẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướng nhân; nếu lần lượt sinh thì chẳng có bản thể tướng, cho nên chẳng thể có lần lượt sinh. Như chẳng sinh con thì không được gọi là cha, không có cha thì không sinh con, không có con thì không được gọi là cha, cha con đối đãi nhau mà sinh, nên gọi là “Đối Đãi Nhân”.
Nói tóm lại, các thứ tướng sinh đều do các thứ nhân của “tự tánh vọng tưởng chấp tướng” mà sinh. Vì tự tâm hiện ra thọ dụng mà có tướng riêng (tự tướng), tướng chung (cộng tướng), ngoại tánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sinh và Cùng Lúc Sinh hai thứ đều chẳng thể sinh; cho nên phải lìa hai thứ kiến chấp đó.
2). HAI THỨ DUYÊN TƯỚNG:
Phật bảo Đại Huệ:
- Tất cả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại duyên và nội duyên. Ngoại Duyên là : Cục đất, cây cọc, bánh xe, sợi dây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện làm duyên, sinh ra cái bình như bình đất, còn các thứ tơ, lụa, lát chiếu, giống mầm, tô lạc v.v... do ngoại duyên phương tiện sinh ra cũng như thế; ấy gọi là tướng Ngoại Duyên.
- Thế nào là Nội Duyên? Vì có vô minh ái nghiệp các pháp hòa hợp gọi là năng duyên, từ đó sanh khởi các pháp ấm, giới, nhập, gọi là sở duyên; các pháp do tự tâm sở hiện vốn chẳng sai biệt, mà phàm phu vọng chấp, thành có sai biệt, ấy gọi là pháp Nội Duyên.
Khi ấy, Thế Tôn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
1. Tất cả đều Vô sinh,
Cũng không nhân duyên diệt.
Ở nơi tướng sinh diệt,
Mà khởi nhân duyên tưởng.
2. Pháp diệt rồi lại sinh,
Do nhân duyên tương tục.
Vì đoạn dứt si mê,
Của tất cả chúng sanh.
3. Nên thuyết pháp duyên khởi,
Các pháp thật Vô Sinh.
Do tập khí mê hoặc,
Từ đó hiện tam giới.
4. Duyên thật vốn Vô Sinh,
Lại cũng chẳng có diệt.
Tất cả pháp hữu vi,
Như hoa đốm trên không.
5. Nếu lìa bỏ kiến chấp,
Năng nhiếp và sở nhiếp.
Chẳng có Vô nhân sinh,
Và đã sinh, sẽ sinh.
Sự sinh vốn chẳng có,
Thảy chỉ là ngôn thuyết.
GIẢI NGHĨA:
1. NỘI DUYÊN:
Do vô minh nghiệp ái mà có yêu ghét, do yêu ghét mà khởi động (năng duyên); vì có khởi động làm động cơ nên sáu Căn, sáu Trần, sáu Thức (ấm, giới, nhập) là chỗ duyên phát triển. Như thế, các pháp vốn chẳng sai biệt, đều là chỗ tự tâm hiện mà vì phàm phu yêu ghét chấp thật nên có sai biệt, đó là Nội Duyên.
2. NGOẠI DUYÊN:
Đức Phật nêu việc làm cái bình bằng đất cần những phương tiện như cục đất, cây cọc, bánh xe, sợi dây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện này làm duyên trực tiếp sinh ra cái bình đất. Còn các thứ tơ, lụa, lát chiếu, giống mầm, tô lạc v.v... để cho nhân công dùng là những phương tiện ngoại thuộc, đây gọi là tướng Ngoại Duyên.
Bài kệ, Đức Phật lập lại ý trên, với ý nói:
1. Tất cả đều Vô sinh,
Cũng không nhân duyên diệt.
Ở nơi tướng sinh diệt,
Mà khởi nhân duyên tưởng.
Nghĩa là tất cả đều không sinh, cũng chẳng phải nhân duyên diệt, vì ở nơi tướng sinh diệt mà khởi tưởng nhân duyên, nên có sinh có diệt.
2. Pháp diệt rồi lại sinh,
Do nhân duyên tương tục.
Vì đoạn dứt si mê,
Của tất cả chúng sanh.
3. Nên thuyết pháp duyên khởi,
Các pháp thật Vô Sinh.
Do tập khí mê hoặc,
Từ đó hiện tam giới.
Pháp diệt rồi lại sinh là do nhân duyên chẳng ngừng. Vì đoạn dứt si mê của chúng sinh, nên thuyết lý duyên khởi, chứ thực ra các pháp đều không sinh. Vì do thói quen (tập khí) mê lầm nên có hiện diện của Ba cõi (Tam giới).
4. Duyên thật vốn Vô Sinh,
Lại cũng chẳng có diệt.
Tất cả pháp hữu vi,
Như hoa đốm trên không.
Duyên thật vốn không sinh diệt, tất cả pháp dính mắc (hữu vi) đều là giả không thật (như hoa đốm trong không).
5. Nếu lìa bỏ kiến chấp,
Năng nhiếp và sở nhiếp.
Chẳng có Vô nhân sinh,
Và đã sinh, sẽ sinh.
Sự sinh vốn chẳng có,
Thảy chỉ là ngôn thuyết.
Nếu dứt bỏ chấp thật, lià chấp thu nhận (năng nhiếp) nơi thu nhận (sở nghiếp) thì chẳng có nhân sinh hay không, đã hay sẽ sinh, vì sự sinh chẳng có, mà chỉ là lời nói mà thôi.
(Còn tiếp)