Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa

04/07/201919:33(Xem: 3343)
Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa

KINH LĂNG GIÀ

GIẢI NGHĨA

Toàn Không

(Tiếp theo)

 

3). THUYẾT DUYÊN KHỞI:

     Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Phật thuyết duyên khởi tức là thuyết nhân duyên sanh, chẳng thuyết đạo do tự tâm vọng tưởng phân biệt mà sanh. Thế Tôn! Ngoại đạo cũng thuyết nhân duyên, nói vi trần sinh khởi lúc ban sơ là nhớ tánh (1) thắng tự tại của thần ngã (2), các tánh khác sinh khởi cũng như thế. Nhưng Thế Tôn nói nhân duyên hay sinh ra các tánh, là dùng Hữu Gián Tất Đàn (3) hoặc Vô Gián Tất Đàn (lý thành tựu) để giáo hóa chúng sanh.

- Thế Tôn! Ngoại đạo cũng thuyết Hữu Sinh và Vô Hữu Sinh, Thế Tôn cũng thuyết Vô Hữu Sinh, sinh rồi diệt; như Thế Tôn sở thuyết Thập Nhị Nhân Duyên, từ vô minh duyên hành cho đến lão tử, ấy là Vô Nhân Thuyết của Thế Tôn, chẳng phải hữu nhân thuyết. Thế Tôn kiến lập cái thuyết như vậy, nói "có cái này nên có cái kia", chẳng phải kiến lập cái nghĩa tiệm sinh; cái thuyết "Quán tánh thắng" của ngoại đạo, chẳng phải cái thuyết của Như Lai vậy, tại sao? Vì ngoại đạo thuyết cái nhân chẳng từ duyên sinh mà có sở sinh; nhưng Thế Tôn thì thuyết quán nhân có quả, quán quả có nhân, nói nhân duyên tạp loạn như vậy thì duyên nhau đến vô cùng tận vậy.

     Phật bảo Đại Huệ:

- Ta chẳng thuyết Vô Nhân và thuyết Nhân Duyên tạp loạn, cái này có nên cái kia có, và năng nhiếp sở nhiếp đều phi tánh, là giác được tự tâm hiện lượng. Đại Huệ! Nếu chấp trước năng nhiếp sở nhiếp thì chẳng giác được tự tâm hiện lượng và ngoài cảnh giới tánh phi tánh, họ có cái lỗi như thế, chẳng phải cái thuyết duyên khởi của ta; Ta thường thuyết do nhân duyên hoà hợp mà sinh các pháp, chẳng phải Vô Nhân Sinh.

     Đại Huệ lại bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Chẳng phải ngôn thuyết hữu tánh là có tất cả tánh ư? Thế Tôn! Nếu vô tánh thì ngôn thuyết chẳng sinh, cho nên ngôn thuyết hữu tánh, nghĩa là có tất cả tánh.

     Phật bảo Đại Huệ:

- Vô tánh mà có ngôn thuyết, như lông rùa sừng thỏ (4), là hiện ngôn thuyết của thế gian. Đại Huệ! Chẳng phải tánh, chỉ là ngôn thuyết mà thôi, như lời ông nói "Ngôn thuyết hữu tánh có tất cả tánh" đó, lập luận của ông ắt bị lật đổ.

- Đại Huệ! Chẳng phải tất cả quốc độ đều có ngôn thuyết, ngôn thuyết chỉ là tạo tác thôi. Hoặc có cõi Phật dùng ngó nhìn để hiển bày pháp, hoặc có cõi Phật làm ra hình tướng, hoặc nhướng mày, hoặc chớp mắt, hoặc cười, hoặc ngáp, hoặc tằng hắng, hoặc tưởng niệm, hoặc lay động, các cõi Phật ấy đều chẳng nhờ ngôn thuyết mà hiển bày các pháp. Đại Huệ! Như thế giới Hương Tích và quốc độ Phổ Hiền Như Lai, chỉ dùng ngó nhìn, khiến các Bồ Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn (5) và Tam Muội Thù Thắng. Cho nên chẳng phải ngôn thuyết hữu tánh là có tất cả tánh. Đại Huệ! Như ngươi đã thấy, các loại ruồi, lằn, trùng, kiến trong thế giới này, những chúng sanh ấy chẳng có ngôn thuyết cũng làm xong công việc.

     Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

1. Như hư không sừng thỏ,

Và con của Thạch Nữ (6).

Không mà có ngôn thuyết,

Tánh vọng tưởng như thế.

2. Nhân duyên hòa hợp sinh,

Phàm phu khởi vọng tưởng.

Chẳng thể đúng như thật,

Nên luân hồi tam giới (7).

 

GIẢI NGHĨA:

(1) Tánh: Là Tính, là cái nguyên lý sinh ra người, cái bản nguyên về tinh thần và vật chất, bản chất của người hoặc vật.

(2) Thần ngã:Cái thực ngã mà ngoại đạo chấp rằng khi thân chết thì thần ngã xuất ra. Thần ngã thường trụ, độc tồn, chi phối tất cả các pháp.

(3) Tất-đàn-đa:S: siddhānta, có thể dịch nghĩa là Học thuyết, danh từ được dùng tại Tây Tạng để chỉ các giáo thuyết, giáo lý để tu hành thành tựu, được chứng minh và lưu tồn của các bộ phái Phật giáo tại Ấn Độ. 

(4) Vô sinh Pháp nhẫn:  Thể nhập lý vô sinh vô diệt.

(5) Lông rùa ừng thỏ:  Ý nói rùa không có lông, thỏ không có sừng, tức là nói điều không thể có được.

(6) Con của Thạch nữ: Con của hòn đá gái, hòn đá thì không thể có con được, ý nói chuyện không có mà nói có.

(7) Tam giới: Là Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới.

 

     Đoạn 3, Mục 8, Quyển 2 này, Bồ Tát Đại Huệ trình Phật rằng: “Phật thuyết duyên khởi tức là thuyết nhân duyên sanh, chẳng thuyết đạo do tự tâm vọng tưởng phân biệt mà sanh. Thế Tôn! Ngoại đạo cũng thuyết nhân duyên, nói vi trần sinh khởi lúc ban sơ là nhớ tánh thắng tự tại của thần ngã, các tánh khác sinh khởi cũng như thế. Nhưng Thế Tôn nói nhân duyên hay sinh ra các tánh, là dùng Hữu Gián Tất Đàn hoặc Vô Gián Tất Đàn để giáo hóa chúng sanh”. Nghĩa là Phật thuyết nhân duyên sinh, chẳng thuyết đạo do tự tâm vọng tưởng phân biệt mà sinh. Ngoại đạo cũng thuyết nhân duyên, họ nói t vi trần cho đến các tính sinh khởi là nh tính tự tại của thật ngã (thần ngã); còn Phật nói nhân duyên hay sinh ra các tính, là dùng giáo lý thành tựu (Hữu Gián Tất Đàn hoặc Vô Gián Tất Đàn) để giáo hóa chúng sinh.

     Bồ Tát Đại Huệ thưa tiếp: “Ngoại đạo cũng thuyết Hữu Sinh và Vô Hữu Sinh, Thế Tôn cũng thuyết Vô Hữu Sinh, sinh rồi diệt; như Thế Tôn sở thuyết Thập Nhị Nhân Duyên, từ vô minh duyên hành cho đến lão tử, ấy là Vô Nhân Thuyết của Thế Tôn, chẳng phải hữu nhân thuyết”. V điểm này Đức Phật bác và nói: “Ta thường thuyết do nhân duyên hòa hợp mà sinh các pháp, chẳng phải vô nhân sinh”.

     Bồ Tát Đại Huệ lại trình rằng: “Thế Tôn kiến lập cái thuyết như vậy, nói "có cái này nên có cái kia", chẳng phải kiến lập cái nghĩa tiệm sinh; cái thuyết "Quán tánh thắng" của ngoại đạo, chẳng phải cái thuyết của Như Lai vậy, tại sao? Vì ngoại đạo thuyết cái nhân chẳng từ duyên sinh mà có sở sinh; nhưng Thế Tôn thì thuyết quán nhân có quả, quán quả có nhân, nói nhân duyên tạp loạn như vậy thì duyên nhau đến vô cùng tận vậy”.

      Về điểm này Đức Phật cũng bác như sau:

“- Ta chẳng thuyết Vô Nhân và thuyết Nhân Duyên tạp loạn, cái này có nên cái kia có, và năng nhiếp sở nhiếp đều phi tánh, là giác được tự tâm hiện lượng. Đại Huệ! Nếu chấp trước năng nhiếp sở nhiếp thì chẳng giác được tự tâm hiện lượng và ngoài cảnh giới tánh phi tánh, họ có cái lỗi như thế, chẳng phải cái thuyết duyên khởi của ta”. Nghĩa là thuyết nhân duyên có thứ lớp chẳng phải tạp loạn, vì cái này có nên cái kia có, do sức thu phục và sự việc thu phục (năng nhiếp sở nhiếp) đều chẳng có tính chất (phi tánh), mới biết (giác) được đúng như thật của tâm nhận biết chưa suy xét đã nhận thức đối tượng (tự tâm hiện lượng). và ngoài cảnh giới của ý niệm một bản tính cố hữu là một nhận thức sai lầm (tánh phi tánh); ngoại đạo có cái lỗi lầm như thế.

     Khi ấy, Bồ Tát Đại Huệ lại thưa Phật rằng: - Thế Tôn! Chẳng phải ngôn thuyết hữu tánh là có tất cả tánh ư? Thế Tôn! Nếu vô tánh thì ngôn thuyết chẳng sinh, cho nên ngôn thuyết hữu tánh, nghĩa là có tất cả tánh”; nghĩa là có phải lời nói (ngôn thuyết) có bản chất (hữu tánh) là có tất cả tính chất? Vì nếu không có bản chất (vô tánh) thì lời nói chẳng sinh; cho nên lời nói có bản chất, tức là có tất cả tính chất.

     Đức Phật giảng: - Vô tánh mà có ngôn thuyết, như lông rùa sừng thỏ, là hiện ngôn thuyết của thế gian. Đại Huệ! Chẳng phải tánh, chỉ là ngôn thuyết mà thôi, như lời ông nói "Ngôn thuyết hữu tánh có tất cả tánh" đó, lập luận của ông ắt bị lật đổ”.  Nghĩa là: Không có bản chất (Vô tánh) mà có lời nói, thì vô nghĩa (như lông rùa sừng thỏ), chỉ là lời nói của thế gian; lời nói chẳng phải cái bản chất (tánh), chỉ là lời nói mà thôi, do đó lời Bồ Tát Đại Huê lập luận nói: “Lời nói có cái bản chất là có tất cả tính chất” (Ngôn thuyết hữu tánh có tất cả tánh), ắt không đứng vững (bị lật đổ) vậy.

     Để chứng minh lý lẽ nêu trên, Đức Phật cho biết: “Chẳng phải tất cả các quốc độ (cõi Phật) đều có ngôn thuyết, ngôn thuyết chỉ là tạo tác thôi; vì hoặc có cõi Phật dùng ngó nhìn để hiển bày pháp, hoặc có cõi Phật làm ra hình tướng, hoặc nhướng mày, hoặc chớp mắt, hoặc cười, hoặc ngáp, hoặc tằng hắng, hoặc tưởng niệm, hoặc lay động, các cõi Phật ấy đều chẳng nhờ ngôn thuyết mà hiển bày các pháp. Như thế giới Hương Tích và quốc độ Phổ Hiền Như Lai, chỉ dùng ngó nhìn, khiến các Bồ Tát đắc vô sanh pháp nhẫn (thể nhập lý không sinh không diệt). Cho nên chẳng phải ngôn thuyết hữu tánh là có tất cả tánh, như đã thấy, các loại ruồi, lằn, trùng, kiến trong thế giới này, những chúng sanh ấy chẳng có ngôn thuyết cũng làm xong công việc”. Đoạn này Ngài giảng đã rõ ràng, xin miễn giải thích.

 

     Đức Phật diễn tả lại nghĩa trên bằng kệ với ý rằng:

1. Như hư không sừng thỏ,

Và con của Thạch Nữ (4).

Không mà có ngôn thuyết,

Tánh vọng tưởng như thế.

     Nghĩa là giống như hư không, sừng thỏ và con của hòn đá gái (thạch nữ), không có mà có lời nói (ngôn thuyết), chỉ là bày đặt ra vọng ngôn, vọng tưởng cũng như vậy.

2. Nhân duyên hòa hợp sinh,

Phàm phu khởi vọng tưởng.

Chẳng thể đúng như thật,

Nên luân hồi tam giới (5).

     Donhân duyên hòa hợp sinh, phàm phu lại khởi vọng tưởng chẳng đúng như thật, nên phải luân hồi trong ba cỏi là: Dục giới, Sắc giới hoặc Vô Sắc giới (Tam giới) vậy.

 

 

4). ÂM THANH HIỂN BÀY

NGHĨA CHÂN THƯỜNG:

 

(Còn tiếp)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567