Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa

19/03/202016:21(Xem: 3097)
Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa

KINH LĂNG GIÀ

GIẢI NGHĨA

Toàn Không

(Tiếp theo)

 

MỤC 3:

CÁC KIẾN GIẢI VỀ

VÔ THƯỜNG:

 

1). NGHĨA VÔ THƯỜNG

     CỦA NGOẠI ĐẠO:

 

     Khi ấy, Đại huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Tất cả ngoại đạo đều khởi vọng tưởng vô thường, Thế Tôn cũng thuyết tất cả hành vô thường, là pháp sanh diệt. Thế Tôn! Nghĩa này thế nào là tà hay chánh, có mấy thứ vô thường?

     Phật bảo Đại huệ:

- Tất cả ngoại đạo có bảy thứ vô thường, chẳng phải pháp Ta thuyết vậy. Thế nào là bảy? Họ hoặc nói "tạo rồi lui bỏ" gọi là vô thường; hoặc nói bình xứ hoại gọi là vô thường; hoặc nói ngay sắc thể đó là vô thường; hoặc nói giữa quá trình biến chuyển gọi là vô thường, các vật tự thể tan hoại chẳng gián đoạn, như sự chuyển biến của sữa thành tô lạc, ngay giữa chuyển biến chẳng thể thấy, tất cả tánh chuyển biến vô thường hủy hoại cũng như thế. Hoặc nói tánh, vô thường, hoặc nói tánh, vô tánh, vô thường, hoặc nói tất cả pháp bất sanh, vô thường, v.v...; họ đem những kiến chấp vô thường này vào tất cả pháp.

1.- Đại Huệ! Ngoại đạo nói TẠO RỔI LIỀN BỎ Là VÔ THƯỜNG. Ta nói lìa kẻ bắt đầu tạo ra vô thường thì chẳng phải tứ đại. Vì tứ đại bất sanh là nghĩa THƯỜNG, nếu còn có pháp khác với tứ đại, mỗi mỗi tự tướng khác nhau thì chẳng có sai biệt để đắc, vì sai biệt ấy đều chẳng thể tạo nữa. Hai thứ phân biệt chẳng thể tạo (chẳng có kẻ bắt đầu tạo vô thường, cũng chẳng có kẻ bắt đầu tạo thường), nên biết vô thường tức là thường.

2.- Ngoại đạo nói HÌNH XỨ HOẠI Là VÔ THƯỜNG. Ta nói tứ đại và tứ đại tạo sắc (1) chẳng hoại, cứu cánh chẳng hoại. Đại Huệ! Nói "Cứu cánh" là phân tích cho đến vi trần, quán sát sự hoại của tứ đại và tứ đại tạo sắc, thấy hình xứ dài ngắn và khác biệt đều bất khả đắc thì chẳng phải tứ đại, nên nói tứ đại chẳng hoại. Hiện "hình xứ hoại" là đọa nơi Số Luận (2).

3.- Ngoại đạo nói NGAY SẮC THỂ TỨC Là VÔ THƯỜNG, ấy cũng là hình xứ vô thường, chẳng phải tứ đại. Nếu tứ đại vô thường thì chẳng phải ngôn thuyết thế tục, vì ngôn thuyết thế tục phi tánh. Thấy tất cả tánh chỉ có ngôn thuyết, chẳng thấy tự tướng sanh, là đoạ nơi Thế Luận (3).

4.- Ngoại đạo nói CHUYỂN BIẾN VÔ THƯỜNG. Ta nói sắc thể hiện khác với tánh, chẳng phải tứ đại có khác. Như vàng làm ra nhiều đồ trang sức, hiện chuyển biến khác nhau nhưng chẳng phải tánh vàng có khác, chỉ là những đồ trang sức khác nhau. Vậy các tánh kia chuyển biến cũng như thế.

5.- Ngoại đạo nói TÁNH (4) VÔ THƯỜNG là tự tâm vọng tưởng, chấp tánh phi thường là vô thường. Tại sao? Nói vô thường của tự tánh (5) bất hoại. Đại Huệ! Đây là tất cả tánh vô tánh, là sự vô thường. Ngoài sự vô thường, chẳng có gì có thể khiến tất cả pháp tánh vô tánh; như gậy, ngói, đá, dù có tướng khác biệt, phá hoại rồi thì thấy mỗi mỗi chẳng khác, ấy là sự tánh vô thường, chẳng phải năng tác sở tác (6) có sai biệt, đây là sự vô thường. Vì năng tác sở tác chẳng khác thì tất cả tánh vô nhân. Tánh vô nhân là thường. Đại Huệ! Tất cả tánh vô tánh hữu nhân, chẳng phải phàm phu có thể biết. Phi nhân thì sự bất tương tự sanh khởi (cũng như cây lý có thể sanh ra cây đào, cây đào có thể sanh ra cây xoài, v.v...), nếu sanh khởi thì nói tất cả tánh thảy đều vô thường là có lỗi.

- Việc bất tương tự này, năng tác sở tác chẳng có sai biệt mà lại thấy có khác. Nếu nói tánh vô thường thì đọa tánh tướng có nhân, tác, có tác thì tất cả tánh chẳng cứu cánh. Nếu tất cả tánh đọa tướng có năng tác, thì năng tác vô thường, sở tác cũng vô thường; năng vô thường, sở vô thường thì tất cả tánh chẳng vô thường, vì vô thường thường sanh vô thường, tức là thường vậy.

- Nếu chấp vô thường vào tất cả tánh thì hoại nghĩa tam thế. Như sắc quá khứ vô thường ắt chẳng lìa hoại; nếu đã hoại thì vị lai bất sanh, nếu sắc bất sanh thì tướng sắc hiện tại cũng đồng như hoại. Nói SẮC là do tứ đại tích tụ, có tánh sai biệt, tứ đại và tứ đại tạo sắc tự tánh chẳng hoại, lìa khác và chẳng khác. Tất cả ngoại đạo đối với nghĩa chẳng hoại, tứ đại và tứ đại tạo sắc nơi tất cả tam giới chẳng thể biết tánh vốn chẳng hoại, nên có sanh diệt. Nếu lìa tứ đại tạo sắc, thì tất cả ngoại đạo dựa vào đâu mà suy nghĩ tánh vô thường ư? Tướng tự tánh bất hoại thì tướng tự tánh bất sanh.

6.- Đại Huệ! Nói TÁNH VÔ TÁNH VÔ THƯỜNG, là lìa tứ đại và tứ đại sở tạo (7), khi tự tướng hoại, tứ đại tự tánh bất khả đắc, tức là bất sanh.

7.- Nói BẤT SANH VÔ THƯỜNG, là phi thường vô thường. Tất cả pháp hữu và vô bất sanh, phân tích cho đến vi trần thì chẳng thể thấy, ấy là nghĩa bất sanh, phi sanh, gọi là tướng Vô thường Bất sanh. Nếu chẳng giác được nghĩa này thì đọa ngoại đạo sanh nghĩa vô thường.

- Mỗi mỗi ngoại đạo vọng tưởng có kiến chấp vô thường như thế, như lúc tứ đại bị cháy mà tự tướng chẳng cháy. Nếu tướng của mỗi mỗi tự tướng thiêu hoại thì mỗi mỗi tạo sắc phải đoạn dứt, mà thật thì chẳng như thế.

- Đại Huệ! Pháp ta nói phi thường phi vô thường. Tại sao? Vì ngoài tánh chẳng thể quyết định, nên chỉ nói tam giới duy tâm, chẳng nói mỗi mỗi tướng có sanh có diệt. Tứ đại hòa hợp có sai biệt là do tứ đại và tứ đại tạo sắc sanh ra vọng tưởng phân biệt. Có hai thứ năng nhiếp sở nhiếp, nếu biết hai thứ đều là vọng tưởng, lìa hai thứ kiến chấp ngoài tánh phi tánh, giác được vọng tưởng của tự tâm hiện lượng (8) do tự tướng tác hành sanh khởi phân biệt mới có, sở tác nghiệp tướng gọi là vọng tưởng sanh, chẳng phải không có tư tưởng tác hành mà gọi là vọng tưởng vậy. Lìa vọng tưởng của tâm, tánh, vô tánh, tất cả pháp thế gian, xuất thế gian, cho đến siêu việt xuất thế gian, đều phi thường phi vô thường. Nếu chẳng biết tự tâm hiện lượng, thì đọa ác kiến nhị biên tương tục. Tất cả ngoại đạo do tự vọng tưởng, chẳng biết ba thứ pháp tướng thế gian, pháp tướng xuất thế gian và thắng (siêu việt) pháp tướng xuất thế gian, dựa theo ngôn ngữ vọng tưởng thuyết mỗi mỗi pháp. Ta nói cảnh giới phi thường phi vô thường, chẳng phải phàm phu có thể hiểu biết, vì họ chẳng giác được tự tâm hiện lượng vậy.

     Khi ấy, Thế Tôn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

1. Lìa sự bắt đầu tạo,
Và hình xứ khác biệt.
Nói tánh Sắc vô thường,
Là vọng tưởng ngoại đạo.

2. Các tánh chẳng thể hoại,
Tự trụ tánh tứ đại.
Ngoại đạo tưởng vô thường,
Là chìm nơi kiến chấp.
3. Pháp hoặc sanh hoặc diệt,
Tánh tứ đại tự thường.
Tại sao bọn ngoại đạo
Lại sanh tưởng vô thường?
4. Năng nhiếp và sở nhiếp,
Tất cả duy tâm tạo.
Theo hai tâm lưu chuyển,
Vô ngã và ngã sở.
5. Nói gốc cây Phạm Thiên (đại ngã),
Nhánh lá khắp thế gian (ngã sở).
Theo pháp Ta sở thuyết,
Chỉ do tâm họ tạo.

 

GIẢI NGHĨA:

(1) Tứ đại và tứ đại tạo sắc: Bốn yếu tố Đất, Nước, Lửa, Gió có đầy đủ 5 nhân (sinh nhân, y nhân, lập nhân, trì nhân, dưỡng nhân), có khả năng tạo các sắc pháp.

(2) Số luận: Nói về Triết học Số luận là nói về hai bên đối lập nhau (nhị nguyên), mà Câu Xá Tông lấy làm nền tảng triết học chính, là một trong những nền triết học tối cổ ở Ấn Độ, có nhiều điểm tương đồng với Phật Giáo. Phái nầy chủ trương rằng vạn hữu thường tồn dù chúng biến chuyển liên tục không ngừng nghỉ; không có cái gì mới xuất hiện, mà cũng không có cái gì biến mất.

     Học phái Số Luận Câu Xá chủ trương thuyết “cực vi” và thừa nhận có ba thứ cực vi như sau:

1) Vi Tế Cực Vi: Parama-anu (skt)—Bảy vi tế cực vi tạo thành hữu hình cực vi, là bản thể vật chất nhỏ nhất, có hình lập phương. Vi tế cực vi vô cùng nhỏ và không thể phân tích được nữa, nó chỉ có thể nhận ra được bằng thiền định.

2) Hữu Hình Cực Vi: Anu (skt)—The form atom—Bảy hữu hình cực vi tạo thành vi trần cực vi mà mắt của một vị thiền định cao độ có thể nhận thấy được.

3) Vi Trần Cưc Vi: Rajas (skt)—The fine dust atom. 

     Số luận, ngoại đạo dùng trí tuệ phân biệt để suy tính các pháp, khác biệt với Tì đàm, nên gọi là Số luận ngoại đạo.

     Số Luận, Phật giáo chủ trương vạn hữu chỉ hiện hữu trong từng khoảnh khắc sát na, chứ hoàn toàn không có bản thể lưu tồn. Do đó ta có thể nói Phật giáo chủ trương lý thuyết về thể tính tạm thời hay tức khắc, nghĩa là phân chia mọi thực tại thành những pháp “sát na sinh diệt.

     Theo phái Duy Thức (Bắc truyền), mỗi yếu tố hay pháp tạo thành những dữ kiện giác quan và những dữ kiện tư tưởng trong từng sát na, được phái này nói đến lần đầu tiên trong lịch sử triết học Ấn Độ. Ý niệm một sự thể không có bản thể thường trụ đi đôi với thuyết sinh diệt hay vô thường, mọi vật không thường tồn. Theo thuyết nầy thì chỉ có hiện tại là hiện hữu. Quá khứ không hiện hữu vì nó không còn nữa, và vị lai thì bất thực vì nó chưa xuất hiện.  

     Số luận theo Nhất Thiết Hữu Bộ (Nam truyền) chú trọng về A Tì Đàm, chữ SỐ là danh từ cổ xưa dịch của Tâm Sở trạng thái Tâm, Số có 2 nghĩa: Tuệ Số và Pháp Số.

- Tuệ Số chỉ cho tâm sở huệ, là sự nhận biết, đó là chức năng trong phân biệt bản ngã. Dùng Tuệ học để đoạn hoặc chứng lý về Tâm sở hữu pháp, cũng gọi là Tâm số. Lấy Tuệ số làm gốc, tên luận là Số luận

- Pháp Số theo nghĩa pháp số thì thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ lập 75 Pháp số.

(3) Thế luận:

 (Còn tiếp)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567