- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
3). Ý THỨC DO TỰ TÂM HIỆN:
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát vì muốn trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện, lại hỏi Như Lai rằng:
- Bạch Thế Tôn! Làm sao trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh? Ấy là pháp đốn hay tiệm (1)?
Phật bảo Đại Huệ:
- Phi tiệm phi đốn, cũng tiệm cũng đốn. Nói TIỆM, ví như trái Yêm Ma La tiệm chín mùi; như đại địa tiệm sinh vạn vật, Như Lai trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh cũng như thế, nói ĐỐN, ví như gương sáng đốn hiện tất cả sắc tướng vô tướng; như ánh sáng mặt trời đốn soi tất cả sắc tướng, Như Lai trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh cũng như thế.
- Đại Huệ! Pháp Y PHậT thuyết tất cả pháp vào tự tướng và cộng tướng là tập khí do tự tâm hiện, vọng tưởng tương tục do tự tâm so sánh chấp trước, mỗi mỗi không thật như huyễn; thật ra, mỗi mỗi so sánh chấp trước đều bất khả đắc.
- Lại nữa, Đại Huệ! Vì so sánh chấp trước duyên khởi tự tánh, sinh ra tướng vọng tưởng của tự tánh; như nhà ảo thuật, nương cỏ cây, ngói đá làm ra đủ thứ cảnh vật huyễn hóa, do đó sinh khởi bao nhiêu hình sắc, sinh khởi đủ thứ vọng tưởng, những vọng tưởng kia vốn chẳng chân thật.
- Như thế, Đại Huệ! Y theo tánh duyên khởi sinh khởi vọng tưởng, y mỗi mỗi vọng tưởng hình thành mỗi mỗi sự vật hiện hành, ấy gọi là Y PHẬT thuyết pháp.
- Đại Huệ! Nói HÓA PHẬT là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ; lìa ấm, giới, nhập, giải thoát, thức tướng phân biệt, là do quán xét kiến lập, siêu việt kiến chấp ngoại đạo và kiến chấp cõi Vô Sắc.
- Đại Huệ! Nói PHÁP PHẬT, là lìa phan duyên (2), lìa tất cả sở tác, tướng căn và số lượng đều diệt, chẳng phải tướng ngã chấp và cảnh giới sở chấp của phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo. Ấy là do tướng cứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh Trí kiến lập. Cho nên, Đại Huệ! Tướng cứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh trí nên siêng tu học, và kiến chấp do tự tâm hiện cần phải diệt trừ.
GIẢI NGHĨA:
(1) Đốn tiệm: Giáo pháp không theo thứ lớp mà giúp người tu hành đạt đến giác ngộ một cách nhanh chóng, gọi là Đốn giáo; còn giáo pháp phải theo thứ lớp tu hành dần dần trong thời gian dài mới đạt được quả Phật thì gọi là Tiệm giáo. Nói theo hình thức thuyết pháp thì ngay từ lúc đầu đã tuyên giảng giáo pháp sâu xa vi diệu thì gọi là Đốn giáo, còn theo thứ lớp nói dần dần từ cạn đến sâu thì gọi là Tiệm giáo. Đây là tiêu chuẩn phán giáo thông thường, tức là tùy theo căn cơ của chúng sinh, hoặc do phương pháp giảng thuyết và nội dung giáo pháp của Đức Phật nói mà phân biệt Đốn Tiệm (Tự điển Phật Quang)
(2) Phan duyên: Phạn: Àlambana. Phan là kéo lại, leo trèo, vin theo, nương theo các duyên; Phan duyên có nghĩa là tâm bám dính vào 1 đối tượng nào đó (cảnh sở duyên). Chúng sinh khởi các vọng tưởng do tâm vọng vin theo các pháp, vọng tưởng đã có chỗ vin theo thì yêu ghét nổi lên và thiện ác đã rõ; do đó mà kết thành các phiền não và sinh muôn tật bệnh. Ví như nhân một chuyện này mà nghĩ đến các chuyện khác, lại đến các chuyện khác nữa, như sợi dây leo bò mãi đến không cùng, gọi là phan duyên. Tâm ý nương theo sáu trần làm duyên, nảy sinh những ý tưởng suy xét, mưu tính mãi mãi không dừng, gọi là phan duyên.
Đoạn 3, Mục 3, Quyển 1, Bồ Tát Đại Huệ thỉnh Phật giảng: “Làm sao trừ các “ý thức” nhiều như dòng suối chảy do tự tâm hiện của tất cả chúng sinh, ấy là pháp đốn hay tiệm?”
Đức Phật bảo: “- Phi tiệm phi đốn, cũng tiệm cũng đốn. Nói TIỆM, ví như trái Yêm Ma La tiệm chín mùi, như đại địa tiệm sinh vạn vật; Như Lai trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh cũng như thế. Nói ĐỐN, ví như gương sáng đốn hiện tất cả sắc tướng vô tướng, như ánh sáng mặt trời đốn soi tất cả sắc tướng; Như Lai trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh cũng như thế”.
Nghĩa là không tuyệt đối, khi cần đốn thì dùng đốn, khi cần tiệm thì dùng tiệm. Nói Tiệm ví như trái cây từ xanh tới chín dần dần, ví như trái đất từ ngày lập địa hay tái lập địa sinh sôi vạn vật dần dần; nói Đốn ví như trước gương sáng thì liền có hình bóng vạn vật trong gương, ví như ánh sáng mặt trời soi thấy ngay vạn vật. Đức Phật trừ so đo phân biệt (các ý thức) nhiều như suối chảy của tâm chúng sinh cũng vậy, tùy theo mỗi trường hợp mà giảng dạy.
Ngài giảng: “- Đại Huệ! Pháp Y Phật thuyết tất cả pháp vào tự tướng và cộng tướng là tập khí do tự tâm hiện, vọng tưởng tương tục do tự tâm so sánh chấp trước, mỗi mỗi không thật như huyễn; thật ra, mỗi mỗi so sánh chấp trước đều bất khả đắc”. Nghĩa là Giáo Pháp Phật thuyết tất cả pháp vào tính hình dạng (tự tướng) và cộng thông với các pháp (cộng tướng) là thói quen lâu đời (tập khí) do tâm hiện; vọng tưởng tương tục do tâm so sánh phân biệt chấp trước, tất cả đều không thật, chỉ là ảo huyễn nên không thể nắm bắt được (bất khả đắc).
Do đó, Ngài bảo: “Vì so sánh chấp trước duyên khởi tự tánh (tâm), sinh ra tướng vọng tưởng của tự tánh; như nhà ảo thuật, nương cỏ cây, ngói đá làm ra đủ thứ cảnh vật huyễn hóa, do đó sinh khởi bao nhiêu hình sắc, sinh khởi đủ thứ vọng tưởng, những vọng tưởng kia vốn chẳng chân thật”. Và: “Y theo tánh duyên khởi sinh khởi vọng tưởng, y mỗi mỗi vọng tưởng hình thành mỗi mỗi sự vật hiện hành, ấy gọi là Y Phật thuyết pháp”.
Nghĩa là khi duyên đến như thấy một vật đẹp liền khởi tâm (tự tánh) so sánh với vật tương tự, phân biệt hơn kém, rồi từ đó sinh tâm nhớ nghĩ (vọng tưởng của tự tánh), giống như nhà ảo thuật nhờ các loại cảnh vật tạo ra ảo thuật. Và cứ mỗi duyên đến đều khởi lên vọng tưởng, cứ mỗi vọng tưởng khởi lên thì sự vật ấy lại hiện diện, đây là lời giảng của Phật.
Đức Phật giảng: “- Đại Huệ! Nói HÓA Phật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ; lìa ấm, giới, nhập, giải thoát, thức tướng phân biệt, là do quán xét kiến lập, siêu việt kiến chấp ngoại đạo và kiến chấp cõi Vô Sắc”. Nghĩa là nói hóa thành Phật, là do Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ), là lìa tất cả ba yếu tố hiện hữu tạo thành chúng sinh gồm: Năm uẩn (ấm) (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), 18 giới (giới) (Sáu Căn, Sáu Trần, Sáu Thức), Sáu nhập (nhập) (Sáu Trần nhập Sáu Căn). Giải thoát thức tướng phân biệt là do quán xét kiến lập thân vọng tưởng, vượt qua (siêu việt) kiến chấp ngoại đạo, là lià tướng các hiện tượng thế giới (tâm), lià khởi niệm liên tục (ý), lià so đo phân biệt (ý thức), lià kiến chấp của cõi Vô Sắc và tâm thức nhiễm ô.
Ngài giảng tiếp: “- Đại Huệ! Nói Pháp Phật, là lìa phan duyên (2), lìa tất cả sở tác, tướng căn và số lượng đều diệt, chẳng phải tướng ngã chấp và cảnh giới sở chấp của phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo. Ấy là do tướng cứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh Trí kiến lập. Cho nên, Đại Huệ! Tướng cứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh trí nên siêng tu học, và kiến chấp do tự tâm hiện cần phải diệt trừ”.
Nghĩa là nói Phật pháp, là lìa Tâm ý nương theo Sáu Trần làm duyên nảy sinh những ý tưởng suy xét mưu tính mãi mãi không dừng (phan duyên). Lìa tất cả chỗ hành (sở tác), dứt bỏ hình ảnh âm thanh mùi vị cảm giác (tướng căn) và số lượng; cũng chẳng phải chấp thân là của ta (ngã tướng) và chấp cảnh giới của phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo. Đây là do tướng cứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh Trí được kiến lập; vì vậy cho nên cần phải diệt trừ tâm chấp, cần phải tu học tướng cứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh trí.
4). HAI THỨ TƯỚNG PHÂN BIỆT:
(Còn tiếp)