- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
5). TƯỚNG TỰ GIÁC THÁNH
TRÍ VÀ NHẤT THỪA
Đại Huệ bồ tát lại bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết tướng Tự Giác Thánh Trí và Nhất Thừa, khiến con và các bồ tát khéo tự giác, chẳng nhờ người khác mà thông đạt Phật pháp.
Phật bảo Đại Huệ:
- Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.
Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:
- Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ:
- Theo sở tri của bậc thánh xưa là vọng tưởng vô tánh, từng đời truyền thọ nhau, nghĩa là đại bồ tát tự ở nơi thanh tịnh quán sát tự giác, chẳng do người khác mà được lìa kiến chấp vọng tưởng. Dần dần tiến lên, vào địa vị Như Lai, ấy gọi là TƯỚNG TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.
- Đại Huệ! Thế nào là TƯỚNG NHẤT THỪA? Ấy là giác được đạo Nhất Thừa, ta nói là Nhất Thừa. Thế nào là giác được đạo Nhất Thừa? Là nói nhiếp sở nhiếp của vọng tưởng, chỗ như thật thì chẳng sanh vọng tưởng, gọi là Nhất Thừa Giác. Đại Huệ! Nói NHẤT THỪA GIÁC, trừ Như Lai ra, chẳng phải hàng ngoại đạo, Thanh Văn, Duyên Giác và vua Phạm Thiên có thể giác được, nên gọi là Nhất Thừa.
Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Tại sao nói Tam Thừa mà chẳng nói Nhất Thừa?
Phật bảo Đại Huệ:
- Vì tất cả Thanh Văn, Duyên Giác đối với pháp Niết Bàn chẳng thể tự chứng, nên chẳng nói Nhất Thừa. Do Như Lai muốn điều phục tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, truyền thọ pháp tịch tịnh, bậc họ nhờ phương tiện mà đắc giải thoát, chẳng phải do sức của chính mình chứng đắc, nên chẳng nói Nhất Thừa.
- Lại nữa, Đại Huệ! Đối với người chẳng dứt tập khí nghiệp chướng phiền não, nên chẳng vì tất cả Thanh Văn, Duyên Giác nói Nhất Thừa. Đối với người chẳng dứt được pháp Vô Ngã chẳng lìa phần đoạn sanh tử, nên thuyết Tam Thừa. Đại Huệ! Các bậc họ nếu dứt được lỗi tập khí và giác được pháp Vô Ngã, thì tất cả lỗi tập khí phiền não chẳng sanh khởi, đối với sự phi tánh chấp trước ham thích mùi vị của Tam-muội, bậc Vô lậu đã giác được, giác rồi lại ra vào thế gian, dần dần từ bậc Vô lậu đến chỗ Bồ Đề viên mãn, sẽ chứng đắc tự tại Pháp thân bất tư nghì của Như Lai.
Khi ấy, Thế Tôn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
1. Chư Thiên và Phạm chúng,
Thừa Thanh Văn, Duyên Giác.
Chư Phật Như Lai Thừa,
Ta thuyết những thừa này.
2. Cho đến tâm thức chuyển,
Các thừa chẳng cứu cánh.
Nếu tâm thức diệt sạch,
Thì chẳng thừa vô thừa.
3. Chẳng có "Thừa" kiến lập,
Nên ta nói Nhất Thừa.
Vì dẫn dắt chúng sanh,
Phân biệt nói các thừa.
4. Giải thoát có ba thứ;
Nhân (người) và pháp Vô Ngã.
Phiền não sở tri chướng
Xa lìa được giải thoát.
5. Như gỗ nổi mặt biển,
Tùy làn sóng xoay chuyển.
Bậc Thanh Văn cũng thế,
Bị tướng gió thổi trôi.
6. Tu tập diệt phiền não,
Còn tập khí sót lại.
Ham mùi vị Tam muội,
An trụ cõi Vô Lậu.
7. Chẳng đến chỗ cứu cánh,
Cũng chẳng có lui sụt.
Đắc các thân Tam muội,
Bất giác (uổng) qua nhiều kiếp.
8. Ví như người say rượu,
Rượu tiêu rồi mới tỉnh.
Pháp "giác" họ cũng thế,
Cuối cùng vẫn thành Phật.
GIẢI NGHĨA:
Đoạn 5, Mục 9, Quyển 2 này,Bồ Tát Đại Huệ lại thỉnh Phật thuyết Tướng Tự Giác Thánh Trí và Nhất Thừa, khiến hàng Bồ Tát có thể tự giác, chẳng nhờ người khác mà thông đạt Phật pháp; Đức Phật giảng đại ý:
- Theo cái biết (sở tri) của bậc Thánh xưa là Vọng Tưởng Tính Không (vô tánh), từng đời truyền thọ, nghĩa là đại Bồ Tát tự ở nơi yên tịnh quán sát bản thể cái biết (tự giác), thấy nó không thật mà là giả là trống không mà lià bỏ nó, do đó chẳng do người khác mà được lìa chấp vọng tưởng; dần dần tiến lên, vào địa vị của Chư Phật, đây gọi là TƯỚNG TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.
- Về giác được đạo Nhất Thừa là nói phòng hộ không khởi (nhiếp sở nhiếp) vọng tưởng, ở chỗ như thật thì chẳng sinh vọng tưởng, gọi là biết (giác) Nhất Thừa. Trừ Đức Phật ra, chẳng có ngoại đạo, Thanh Văn, Duyên Giác và vua Phạm Thiên nào có thể biết Nhất Thừa.
Bồ Tát Đại Huệ lại hỏi: “Tại sao nói Tam Thừa mà chẳng nói Nhất Thừa?” Đức Phật giảng đại ý:
- Vì do Như Lai muốn điều phục tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, truyền thọ pháp tịch tịnh, bậc họ nhờ phương tiện mà đạt giải thoát, nên Ngài chẳng nói Nhất Thừa.
- Đối với người chẳng dứt tập khí nghiệp chướng phiền não, nên Ngài chẳng vì tất cả Thanh Văn, Duyên Giác mà nói “Nhất Thừa”.
- Đối với người chẳng dứt chấp cái của ta (PhápVô Ngã), chẳng lìa sinh tử trong sáu cõi (phần đoạn sanh tử), nên Phật thuyết “Tam Thừa”.
Các bậc họ nếu dứt được lỗi tập khí và biết được pháp không chấp Ngã, thì tất cả lỗi tập khí phiền não chẳng sinh khởi, đối với sự chẳng tính (phi tánh) chấp trước ham thích mùi vị của thiền định (Tam-muội), bậc không dính mắc (Vô lậu) đã biết (giác) được. Đã biết rồi lại ra vào thế gian, dần dần từ bậc không dính mắc đến chỗ giải thoát (Bồ Đề) viên mãn, sẽ chứng đạt tự tại Pháp thân không thể nghĩ bàn (bất tư nghì) của Chư Phật.
Đức Phật lập lại nghĩa này bằng kệ với ý như sau:
1. Chư Thiên và Phạm chúng,
Thừa Thanh Văn, Duyên Giác.
Chư Phật Như Lai Thừa,
Ta thuyết những thừa này.
2. Cho đến tâm thức chuyển,
Các thừa chẳng cứu cánh.
Nếu tâm thức diệt sạch,
Thì chẳng thừa vô thừa.
3. Chẳng có "Thừa" kiến lập,
Nên ta nói Nhất Thừa.
Vì dẫn dắt chúng sanh,
Phân biệt nói các thừa.
Nghĩa làdo chúng khác biệt nên Phật thuyết các loại Thanh Văn, Duyên Giác và Phật Thừa khác nhau. Do tâm thức chuyển khác nên các thừa chẳng có cứu cánh, khi tâm thức diệt sạch rồi thì chẳng có thừa nào cả (thừa vô thừa). Chẳng có thừa thành lập nên nói “Nhất Thừa”, chỉ vì hướng dẫn chúng sinh nên Đức Phật phân biệt các thừa.
4. Giải thoát có ba thứ;
Nhân (người) và pháp Vô Ngã.
Phiền não sở tri chướng
Xa lìa được giải thoát.
5. Như gỗ nổi mặt biển,
Tùy làn sóng xoay chuyển.
Bậc Thanh Văn cũng thế,
Bị tướng gió thổi trôi.
Giải thoát có ba thứ là Nhân Vô Ngã, Pháp Vô Ngã, và phiền não về những cái biết do học được (Sở Tri Chướng), xa lià dứt sạch ba thứ này rồi sẽ giải thoát.Như gỗ nổi trên biển, hàng Thanh Văn cũng như thế bị cảnh gió thổi trôi.
6. Tu tập diệt phiền não,
Còn tập khí sót lại.
Ham mùi vị Tam muội,
An trụ cõi Vô Lậu.
Tu tập diệt buồn khổ (phiền não) nhưng còn sót các thói quen (tập khí), nếu ưa hành thiền định tĩnh sẽ tiến tới an trụ vào chỗ không có phiền não (Vô lậu).
Cũng chẳng có lui sụt.
Đắc các thân Tam muội,
Bất giác (uổng) qua nhiều kiếp.
8. Ví như người say rượu,
Rượu tiêu rồi mới tỉnh.
Pháp "giác" họ cũng thế,
Cuối cùng vẫn thành Phật.
Nếu chẳng tới cứu cánh cũng chẳng lui sụt, dù đắc thân định tĩnh cũng uổng qua nhiều kiếp; ví như người say rượu, rượu tiêu rồi mới tỉnh, pháp giác cũng như thế, cuối cùng vẫn thành Phật chỉ là lâu hay mau.
QUYỂN THỨ NHÌ HẾT
(Còn tiếp)