Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạp A-hàm quyển 8 (220 - 229)

08/05/201312:09(Xem: 12792)
Tạp A-hàm quyển 8 (220 - 229)

Kinh Tạp A Hàm

Tạp A-hàm quyển 8 (220 - 229)

Tỳ kheo Thích Đức Thắng

Nguồn: Việt dịch: Thích Đức Thắng
Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ

KINH 220. TỢ THÚ NIẾT-BÀN ĐẠO TÍCH[120]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Có con đường tương tợ đưa đến Niết-bàn. Vậy, thế nào là con đường tương tợ đưa đến Niết-bàn? Quán sát mắt chẳng phải ngã. Quán sát sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, chúng cũng được quán sát là vô thường[121]. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Đó gọi là con đường tương tợ đưa đến Niết-bàn.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 221. THỦ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Có con đường đưa đến tất cả thủ. Vậy, thế nào là con đường đưa đến tất cả thủ? Duyên con mắt và sắc mà nhãn thức phát sanh; cả ba hòa hợp sanh ra xúc. Xúc làm duyên sanh ra cảm thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, vì được chấp thủ bởi thủ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng vậy, vì được chấp thủ bởi thủ. Đó gọi là con đường đưa đến tất cả thủ.

“Thế nào là con đường đoạn tận tất cả thủ? Duyên con mắt và sắc mà nhãn thức phát sanh; cả ba hòa hợp nhau sanh ra xúc. Nếu xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 222. TRI THỨC[122]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nên biết tất cả pháp được liễu tri, tất cả pháp được nhận thức[123]. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.

Thế nào là tất cả pháp được liễu tri? Tất cả pháp được nhận thức? Này các Tỳ-kheo, mắt là pháp được liễu tri, được nhận thức. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, tất cả chúng đều là pháp được liễu tri, được nhận thức. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 223. ĐOẠN (1)[124]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Ta không nói có một pháp không được liễu tri, không được nhận thức, mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Thế nào là không nói có một pháp không được liễu tri, không được nhận thức, mà cứu cánh biên tế khổ? Ta không nói, đối với mắt không được liễu tri, không được nhận thức, mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, Ta không nói không được liễu tri, không được nhận thức, mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.




KINH 224. ĐOẠN (2)[125]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ[126]. Vậy, thế nào là tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ? Mắt là tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, chúng là tất cả pháp dục cần phải đoạn trừ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 225. ĐOẠN (3)[127]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Ta không nói rằng một pháp không được biết rõ, không bị đoạn trừ mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Vậy, thế nào là không nói rằng một pháp không được biết rõ, không bị đoạn trừ mà có thể cứu cánh biên tế khổ? Ta không nói mắt không được biết rõ, không bị đoạn trừ mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, tất cả chúng, Ta không nói, không được biết rõ, không bị đoạn trừ mà có thể cứu cánh biên tế khổ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 226. KẾ (1)[128]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nay Ta sẽ nói về sự đoạn trừ tất cả kế chấp[129]. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.

“Thế nào là không kế chấp? Không chấp sắc thấy là ngã, không chấp mắt là ngã sở, không chấp lệ thuộc vào nhau. Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, đối với chúng cũng không mê chấp lạc là ngã, là ngã sở, không chấp là tương thuộc[130]. Không chấp tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

“Người nào không chấp như vậy, đối với các pháp thế gian thường không có gì để chấp giữ. Vì không có gì để chấp giữ nên không có gì để đắm nhiễm. Vì không có gì để đắm nhiễm nên tự mình giác ngộ Niết-bàn: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa’.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 227. KẾ (2)[131]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Kế chấp là bệnh, kế chấp là ung nhọt, kế chấp là gai nhọn[132]. Như Lai vì không trụ kế chấp nên xa lìa bệnh, xa lìa ung nhọt, xa lìa gai nhọn. Cho nên này các Tỳ-kheo, nếu muốn cầu không trụ kế chấp, để xa lìa bệnh, xa lìa ung nhọt, xa lìa gai nhọn, thì Tỳ-kheo các ông chớ kế chấp mắt là ngã, là ngã sở, chớ kế chấp tương thuộc của mắt; chớ chấp sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc, cũng không chấp cho là ngã, là ngã sở, hay ở trong nhau. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

Này các Tỳ-kheo, người nào không chấp như vậy, đối với mắt sẽ không có gì để chấp giữ. Vì không có gì để giữ, nên không có gì để đắm nhiễm. Vì không có gì để đắm nhiễm nên tự mình giác ngộ Niết-bàn: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.’”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.



Như mắt… đã nói trên, còn tất cả những nội dung khác cũng như vậy.

KINH 228. TĂNG TRƯỞNG

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nay Ta sẽ nói về pháp tăng trưởng và pháp tổn diệt. Thế nào là pháp tăng trưởng? Duyên con mắt và sắc mà nhãn thức phát sanh; cả ba hòa hợp nhau sanh ra xúc. Xúc làm duyên sanh ra cảm thọ... (nói chi tiết đầy đủ cho đến…), thuần một tụ khổ lớn. Đó gọi là pháp tăng trưởng. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy, đó gọi là pháp tăng trưởng.

“Thế nào là pháp tổn diệt? Duyên con mắt và sắc mà nhãn thức phát sanh, cả ba hòa hợp nhau sanh ra xúc. Xúc diệt thì thọ diệt, chi tiết cho đến… thuần một tụ khổ lớn bị diệt tận. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy, đó gọi là pháp tổn diệt.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Như pháp tăng trưởng và tổn diệt, thì pháp khởi, pháp xứ, pháp biến dịch, pháp tập khởi, pháp diệt tận cũng dạy như trên.

KINH 229. HỮU LẬU VÔ LẬU

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Nay Ta sẽ nói về pháp hữu lậu và pháp vô lậu. Vậy, thế nào là pháp hữu lậu? Sắc, nhãn thức và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên nhãn xúc. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý, pháp, ý thức, ý xúc và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên ý xúc; thuộc thế tục, nên gọi là pháp hữu lậu.

“Thế nào là pháp vô lậu? Là vượt ra ngoài thế gian ý, hoặc pháp, ý thức, ý xúc và cảm thọ với khổ thọ, lạc thọ và phi khổ phi lạc thọ được cảm thọ bên trong phát sanh bởi nhân duyên ý xúc, thuộc xuất thế gian, nên gọi là pháp vô lậu.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.




CHÚ THÍCH

[1]. Ấn Thuận, tụng 2: Lục nhập xứ, một tương ưng duy nhất: “2 Tương ưng Nhập xứ”, gồm hai trăm tám mươi lăm (285) kinh (Đại Chánh hai trăm năm mươi sáu (256) kinh: 188-342). Phần lớn tương đương Pāli, S. 35. Salāyatana-samyutta. Đại Chánh, quyển 8, kinh 188, tương đương Pāli, S. 35. 157-158 Nandikkhaya; S. 35. 170-81. Yadanicca; 35. 185 Ajjhata.

[2]. Pāli: nandirāgakkhayā cittaṃ suvimuttan ti vuccati, do hỷ tham bị đoạn tận nên tâm được nói là hoàn toàn giải thoát.

[3]. Pāli, S. 35. 157-158. Nandikkhaya.

[4]. Pāli: yoniso manasikāro, như lý tác ý.

[5]. Pāli, S. 35. 26-27. Parijānanā.

[6]. Bất thức, bất tri, bất đoạn, bất ly dục 不識,不知,不斷,不離欲. Pāli: anabhijānaṃ aparijānaṃ avirājayaṃ appajahaṃ, không thắng tri, không biến tri, không ly dục, không đoạn trừ.

[7]. Nội dung gần với kinh trên.

[8]. Xem cht.6 kinh 190.

[9]. Pāli, S. 35. 21-22. Uppādena.

[10]. Tham chiếu kinh 194.

[11]. Pāli, S. 35. 19-20. Abhinandena.

[12]. Pāli: yo bhikkhave cakkhuṃ abhinandati dukkhaṃ so abhinandati, ai thích sắc thì người đó thích khổ.

[13]. Pāli, S. 35. 1-12. Anicca v.v...

[14]. Pāli, S. 35. 43. Anicca.

[15]. Trong bản Pāli: sabbaṃ bhikkhave aniccam.

[16]. Pāli: cakkhusam phasso anicco, xúc của con mắt là vô thường.

[17]. Pāli: cakkhusam phassa paccayā, do bởi duyên là xúc của con mắt.

[18]. Cf. S. 35. 44. Dukkha.

[19]. S. 35. 85. Suñña.

[20]. S. 35. 45. Anattā.

[21]. S. 35. 40. Vaya; Pāli: sabbam bhikkhave vaya-dhammam: tất cả đều là pháp hoại diệt. Bản Hán hiểu là mayakammam (nghiệp hư vọng).

[22]. S. 35. 39. Khaya.

[23]. S. 35. 33. Jāti.

[24]. S. 35. 34. Jarā.

[25]. S. 35. 35. Vyādhi.

[26]. S. 35. 36. Maraṅa.

[27]. S. 35. 37. Soko.

[28]. S. 35. 38. Saṃkilesa.

[29]. S. 35. 41. Samudaya.

[30]. S. 35. 42. Nirodha.

[31]. S. 35. 46. Abhiññeyya (cần được thắng tri).

[32]. S. 35. 49. 47. Pariññeyya (Biến tri).

[33]. S. 35. 48. Pahātabba.

[34]. S. 35. 50. Abhiññāpariññeyya.

[35]. S. 35. 49. Sacchikātabba.

[36]. S. 35. 28. Āditta.

[37]. Pāli, S. 35. 28. Āditta.

[38]. Già-xà Thị-lợi-sa chi-đề. Pāli: gayāyaṃ viharati gayāsīse, trú tại thôn Gāya, trên núi Gàyasìsa (Tượng đầu sơn).

[39]. Tam chủng thị hiện giáo hóa 三種示現教化; cũng gọi là tam thị đạo 三示道, Xem Tập Dị Môn Túc Luận 3: thần biến thị đạo, ký tâm thị đạo, giáo giới thị đạo; xem Trường A-hàm kinh 24. Xem D. 11. Kevaddha, tīṇi pāṭihāriyāni: iddhi-pāṭihāriyaṃ, ādesanā-pāṭihāriyaṃ, anusāsani-pāṭihāriyaṃ.

[40]. Thiền định chánh thọ 禪定正受, hay tam-muội chánh thọ, tam-muội đẳng chí, chỉ năng lực thiền định. Pāli: samādhi-samāpatti.

[41]. Hỏa tam-muội 火三昧, năng lực thiền định làm thân thể bốc lửa.

[42]. Pāli: sabbaṃ bhikkhave ādittaṃ.

[43]. Pāli, S. 18. 21. Anusaya (tùy miên); 22. 91. Rāhula.

[44]. Pāli: imasmiṃ savīññāṇahe kāye, trong thân có thức này.

[45]. Ngã ngã sở ngã mạn sử hệ trước, 我我所我慢使繫著. Pāli: ahaṃkā-mamaṃkāra-mānānusayā, các tùy miên tác thành ý tưởng về tôi, về của tôi.

[46]. Vô gián đẳng 正無間等. Pāli: abhisamaya, hiện quán hay hiện chứng; xem cht.67, kinh 23.

[47]. Gồm bảy kinh: 1. Ngoại nhập xứ; 2. Nhãn thức v.v...; 3. Nhãn xúc v.v...; 4. Thọ sanh bởi nhãn xúc v.v...; 5. Tưởng sanh bởi nhãn xúc v.v...; 6. Tư sanh bởi nhãn xúc v.v...; 7. Ái sanh bởi nhãn xúc v.v...

[48]. Pāli, S. 18. 22. Apagata; 22. 92. Rāhula.

[49]. Việt ư nhị 越於二; đây chỉ vượt qua hai mạn tùy miên: ngã mạn và ngã sở mạn. Pāli: ahaṃkāra-mamaṃakāra-mānāpagtaṃ mānasaṃ hoti vidhā samatikkantaṃ santaṃ suvimuttnti, ý thoát ly ngã mạn và ngã sở mạn, vượt ngoài các tướng trạng sai biệt, an tĩnh, giải thoát.

[50]. Trong để bản: thọ 受 . Theo kinh 198 trên, sửa lại cho đủ bảy kinh.

[51]. Pāli, S. 35. 121. Rāhula.

[52]. Trong bản, tộc tánh tử 族姓子.

[53]. Trong bản Pāli (S. 35. 121), Phật nhận xét: paripakkā kho rāhulassa vimuttaparipācaniyā dhammā; yaṃ nūnāhaṃ rāhulaṃ uttariṃ āsavānaṃ khaye vineyyan ti, đối với Rāhula, các pháp cần thành thục đã được thành thục; vậy Ta hãy hướng dẫn Rāhula vào trong lậu tận vô thượng.

[54]. Ni-đà-na 尼陀那. Pāli: nidāna, nhân duyên, hay nguyên nhân, mối quan hệ, hay nguồn gốc phát sanh của một cái gì.

[55]. Nguyên bản: hậu trụ 後住, Ấn Thuận sửa lại tuấn thâu 浚收 chảy rót vào.

[56]. Xem cht.53 trên.

[57]. Pāli, S. 35. 53-59. Avijjā v.v…

[58]. Pāli, S. 35. 56: āsāva pahīyantīti, các lậu bị đoạn trừ.

[59]. Pāli, S. 35. 54. Saṃyojana-pahānaṃ, đoạn trừ kết sử.

[60]. Pāli, S. 35. 55. Saṃyojana-samugghātaṃ, đoạn triệt kết sử.

[61]. Sử 使, hay tùy miên 隨眠, Pāli: anusaya.

[62]. Tùy phiền não, 隨煩惱 , nguyên Hán: thượng phiền não 上煩惱. Pāli: upakilesa.

[63]. Kết, 結 đây chỉ bốn phược hay bốn thân hệ; Trường A-hàm, kinh 9, Tập Dị Môn Túc Luận: tham thân hệ, sân thân hệ, giới cấm thủ thân hệ (ràng buộc với thân), thử thật chấp thủ thân hệ (chấp thủ cái này là có thật); D. 33. Saṅgiti: cattā āro ganthā, abhijjhā-kāya-ganho, vyāpādo kāya-gantho, sīlabbata-parāmāso kāyagantho, idaṃcābhiniveso kāyagantho.

[64]. Chư lưu 諸流 có lẽ chỉ bốn bộc lưu (dòng xoáy), Trường A-hàm kinh 9: “Chúng tập”: dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu. Pāli, D. 33. Saṅgitī:cattāro oghā, kāmogho bhavogho diṭṭhogho avijjogho.

[65]. Có bốn ách: dục ách, hữu ách, kiến ách, vô minh ách. Pāli: cattāro yogā, kāma-yogo, bhava-yogo, diṭṭhi-yogo, avijja-yogo.

[66]. Bốn thủ: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã ngữ thủ. Pāli: cattāri upādānāni, kāmūpādānaṃ, diṭṭhūpādānaṃ, sīlabbatūpādānaṃ, attavādūpādānaṃ.

[67]. Pāli, S. 35. 166. Attano.

[68]. Có thể đoạn một pháp. Pāli, S. 35. 79-80: Avijjāpahāna.

[69]. Kỳ-bà Câu-ma-la dược sư 耆婆拘摩羅藥師. Pāli: Jīvaka-Komāra-bhaccambavana, vườn xoài của nhi khoa y sư Jīvaka.

[70]. Pāli: atthi... eko dhammo yassa pahānā bhikkhuno avijjā pahīyati, có một pháp mà Tỳ-kheo nào đoạn trừ, vô minh bị đoạn trừ.

[71]. Pāli, S. 35. 79: avijjā pahīyati, vijjā uppajjati, vô minh bị đoạn trừ, minh sinh khởi. Bản Hán đọc là: avijjāvirago, ly tham đối với vô minh.

[72]. Xem kinh 203 trên.

[73]. Xem cht.69, kinh 203.

[74]. Pāli: udāna, cảm hưởng, tự thuyết.

[75]. Xem cht.69, kinh 203.

[76]. Dị phần 異分. Pāli: aññathābhāvi (biến thái).

[77]. Pāli, S. 35. 160. Jīvakambavane; 35. 100. Paṭisallānā.

[78]. Trong bản Pāli, khu vườn này tại thành Vương xá: Rājagahe... Jīvakambavane.

[79]. Phương tiện thiền tư, 方便禪思 chuyên cần tu tập ở nơi thanh vắng, chuyên tâm tu tập trầm tư mặc tưởng. Pāli: paṭisallāne bhikkhave yogam āpajjatha.

[80]. Như thật tri hiển hiện 如實知顯現. Pāli: yathābhūtaṃ pakkhayati, được hiển hiển một cách trung thực (như thực).

[81]. Pāli, S. 35. 159. Jīvakambavane; 35. 99. Samādhi.

[82]. Xem cht.69, kinh 203.

[83]. Pāli: samāhito bhikkhave bhikkhu yathābhūtaṃ pajānāti, Tỳ-kheo tập trung tư tưởng, thì nhận thức một cách như thật.

[84]. Pāli, S. 35. 10-12. Anicca,v.v…

[85]. Xem cht.69, kinh 203.

[86]. Hán: hướng yếm 向厭, Ấn Thuận sửa lại: hướng diệt 向滅, hướng đến diệt tận.

[87]. Pāli, hai kinh: S. 35. 8: Dukkham, 35. 9: Anattā.

[88]. Pāli, ba kinh: S. 35. 10: Bāhirāniccā; 35. 11: Bāhirādukkhā; 35. 12: Bāhirānattā.

[89]. Pāli, S. 35. 71-73. Chaphassāyatanikā (Sáu xúc xứ).

[90]. Xem cht.69, kinh 203.

[91]. Pāli, S. 35. 135. Saṅgayha (Chấp trước).

[92]. Xem cht.69, kinh 203.

[93]. Pāli: lābhā vo, bhikkhave, suladdhaṃ vo, bhikkhave, khaṇo vo paṭiladdho brahmacariyavāsāya, các Tỳ-kheo, đây là điều lợi đắc của các ngươi; đây là điều thiện lợi của các ngươi. Các Tỳ-kheo, các ngươi có cơ hội để sống cuộc đời phạm hạnh.

[94]. Lục xúc nhập xứ, 六觸入處, tên gọi một địa ngục. Pāli: diṭṭhā mayā bhikkhave chaphassāyatanikā nāma nirayā. Này các Tỳ-kheo, Ta thấy có địa ngục tên là Sáu xúc xứ.

[95]. Pāli: chaphassāyatanikā nāma saggā.

[96]. Pāli, S. 35. 117. Lokakāmaguṇa.

[97]. Xem cht.69, kinh 203.

[98]. Trong nguyên bản, a-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề 阿耨多羅三藐三菩提.

[99]. Pāli: se āyatane veditabbe, các xứ này cần được biết rõ.

[100]. Pāli: cakkhu ca nirujjhati, rūpasaññā ca nirujjhati, mắt bị diệt và sắc tưởng bị diệt.

[101]. Không buông lung. Pāli, S. 35. 134. Devadahakhaṇa.

[102]. Pāli: nāhaṃ, bhikkhave, sabbesaṃyeva bhikkhūnaṃ chasu phassāyatanesu appamādena karaṇīyanti vadāmi, các Tỳ-kheo, Ta không nói rằng hết thảy các Tỳ-kheo cần phải thực hành không buông lung nơi sáu xúc xứ.

[103]. Hán: hữu kết, 有結 chỉ các phiền não dẫn đến tái sanh. Pāli: bhavasaṃyojana.

[104]. Pāli, S. 35. 92. Dvayaṃ.

[105]. Pāli: aham etaṃ dvayaṃ paccakhāya aññaṃ dvayaṃ paññapessamī ti, “Tôi loại bỏ qua hai pháp này mà sẽ công bố hai pháp khác”.

[106]. Pāli, S. 35. 93. Dvayaṃ.

[107]. Pāli, S. 35. 88. Puṇṇa.

[108]. Hán: hiện pháp, xí nhiên, bất đãi thời, chánh hướng, tức thử kiến, duyên tự giác 現法, 熾然, 不待時, 正向, 即此見, 緣自覺; các phẩm tính của Chánh pháp; định cú theo Pāli: svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhikio akāliko ehi-passiko opnayiko paccattaṃ veditabbo viññuhī ti. Hán dịch, Phẩm Loại Túc Luận 2: thiện thuyết, hiện kiến, vô nhiệt, ứng thời, dẫn đạo, cận quán, trí giả nội chứng; tham chiếu Du-già Sư Địa Luận 8 (Đại 30, tr.766c): hiện kiến, vô xí nhiên, ứng thời, dẫn đạo, duy thử kiến, nội sở chứng.

[109]. Giác tri 覺知, tức được cảm thọ, cảm nhận. Pāli: vedayita.

[110]. Hiện kiến pháp 現見法, ở trên Hán dịch là hiện pháp. Pāli: sandiṭṭhiko.

[111]. Pāli, S. 35. 188. Samudda.

[112]. Pāli: cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā (...) kāmūpasaṃhitā, sắc được nhận thức bởi mắt, khả ái... liên hệ đến dục. Bản Hán đọc: kammūpasaṃhitā, liên hệ nghiệp.

[113]. Pāli: tantākulakajātā kulagaṇṭhikajātā muñjapabbajabhutā, giống như cuộn chỉ rối, như vật sình thối được che đậy, như cỏ muñja, cỏ pabbaja.

[114]. Pāli, S. 35. 187. Samudda.

[115]. Pāli: tassa rūpamayo vego, dòng nước chảy xiết của nó được tạo thành bởi sắc.

[116]. Pāli, S. 35. 106. Dukkha.

[117]. Khổ tập đạo tích, khổ diệt đạo tích 苦集道跡, 苦滅道跡. Pāli: dukkhassa bhikkhave samadayañ ca atthaṅgamañ ca dessāmi, Ta sẽ nói về sự nổi lên và sự chìm xuống (sanh khởi và diệt tận) của khổ.

[118]. Pāli, S. 35. 146. Sappāya (thể nghiệm).

[119]. Niết-bàn đạo tích 涅槃道跡. Pāli: nibbānasappāyaṃ vo bhikkhace paṭipadaṃ dessāmi, Ta sẽ nói về con đường dẫn đến thể nghiệm Niết-bàn.

[120]. Con đường tương tợ (gần giống) dẫn đến Niết-bàn. Pāli, S. 35. 147-149. Sappāya.

[121]. Trong nguyên bản: vô thường 無常, Ấn Thuận sửa lại là phi ngã 非我

[122]. Pāli, S. 35. 26-27. Parijāna.

[123]. Tri pháp, thức pháp, 知法, 識法. Bản Pāli: anabhijānaṃ, aparijānaṃ: không được thắng tri (nhận thức rõ ràng), không được biến tri (nhận thức toàn diện).

[124]. Pāli, xem kinh 222.

[125]. Pāli, S. 35. 24-25. Pahāna.

[126]. Hán: nhất thiết dục pháp 一切欲法. Bản Pāli: sabbappahānāya vo bhikkhave dhammaṃ dessāmi, Ta sẽ nói cho các ngươi pháp cần để đoạn trừ triệt để.

[127]. Pāli, xem kinh 224.

[128]. Tức phân biệt chấp trước. Pāli, S. 35. 90-91. Eja (dao động, bị kích thích bởi sự dụ hoặc).

[129]. Pāli: ejā, sự dao động. Sớ giải Pāli nói, ejā tức taṇhā (khát ái).

[130]. Hán: bất kế lạc tương lạc 不計樂相樂, xem kinh 227. Pāli: tasmimpi na maññeyya taṃ meti na maññeyya: không ở nơi đây (khổ, lạc) mà tư duy; không y theo đây mà tư duy; cũng không tư duy nó là của tôi.

[131]. Pāli, xem kinh 226.

[132]. Kế giả thị bệnh 計者是病. Pāli: ejā bhikkhave rogo ejā gaiḍo ejā sallaṃ, động tham (kích thích bởi tham dục) là bệnh; động tham là gai nhọn; động tham là mũi tên độc. Xem cht.129, kinh 226 trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]