Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 25: Trí Huệ Đòi Hỏi Phân Tích

12/09/201223:08(Xem: 12071)
Chương 25: Trí Huệ Đòi Hỏi Phân Tích
Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 3
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Hạ)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎



Phần II: Tuệ Giác


Chương 25: Trí Huệ Đòi Hỏi Phân Tích

(b') Phân loại tuệ giác

(c') Làm thế nào để nuôi dưỡng tuệ giác

(1') Bác bỏ các hệ thống khác

(a”) Bác bỏ đầu tiên

(b”) Bác bỏ thứ hai

(c”) Bác bỏ thứ ba

(d”) Bác bỏ thứ tư

(2') Trình bày vềhệ thống riêng của chúng ta

(a”) Tại sao cả hai thiền định và thiền quánlà cần thiết

(b”) Vượt qua các phản đối về trình bày đó

–––––––\––––––

(b') Phân loại tuệ giác

Liên Hoa Giới trongGiai TrìnhThiềnphần thứ nhì nêu ra ba yêu cầu cần thiết cho tuệ giác: (1) dựavào một chúng sinh siêu việt, (2) thực tâmtheo đuổi nghiên cứu mở rộng vềcácgiải thíchcủathực tại, và (3) quán chiếuthích đáng. Bằng cách dựa vào bađiều này, các ngươi sẽ khám phá ra quan điểmhiểu biết vềhai vô ngã {nhân vô ngã và pháp vô ngã}. Sau đó, hãy nuôidưỡng tuệ giác. Những loại tuệ giác nào các ngươi cần trau dồi? Ở đây, mối quan tâmtức thời và chính yếucủa chúng takhông phải là tuệ giáccủacác giai đoạn nâng cao;chúng tachủ yếu đang trình bàytuệ giác mà các ngươisẽtu dưỡng trong khi các ngươi còn người bình thường. Đối với một người bình thường, tuệ giácviên mãn là sự tu dưỡngcủatuệ giác bốn lớp, ba lớp và sáu lớp. Tuệ giácbốn lớp nói đến sự phân biệt và v.v, như đã nói trong Kinh Giải Thâm Mật.[1]Sự phânbiệt quán sát tínhphân hóacủa các phápthườngtục. Sự phân biệthoàn toànquán sát bản chất thực sự của các pháp. Việc [phân biệt] đầu tiên là có hai loại – kiểm nghiệm xuyên suốt và phân tích thấu đáo; và việc [phân biệt hoàn toàn] thứ hai có hai loại – kiểm nghiệm và phân tích. Sự kiểm nghiệm và phân tích được phân biệt tùy theo đối tượng là thô hay vi tế.Thanh Văn Địa của Vô Trướcnói:[2]

Tuệ giác bốnlớplà gì? Đó là:[770] Sử dụng địnhtâm của mình, một tăng sĩ{1} phânbiệt, {2} phânbiệthoàn toàn, {3} kiểm nghiệmđầy đủ, và {4} phân tíchthấu suốthoàn toàn các hiện tượng. Ngài phân biệt như thế nào? Ngàiphân biệt qua cách thức về sự phân hóacủacác đối tượng {a} của thiềnvốn thanhtịnh hóa sự phân tích,{b} của các đối tượng vềthiền của hành giả, và{c} củacác đối tượngvềthiềnvốn thanhtịnh hóa cácphiền não.Ngài hoàn toàn phânbiệt thông qua việc phân tích bản chất thực sự của ba loại đối tượngđó {gồm a, b và c}. Sự kiểm nghiệmđầy đủxảy ra khi thiền giảsử dụngsự chú tâm định danh được phú cho bởi hai loại trí huệ ấy[3]để nắm bắtcác biểu tướngphân biệt của ba loại đối tượngđó. Khi thiền giảphân tích chúng một cách chính xác,thì đó là phân tíchđầy đủ.

Cùng là bốn lộ trìnhcủa tuệ giácđược trình bàytrong Vi Diệu Pháp Tập Luận của Vô Trước. Việc nhận diệnchúng trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa Luậncủa Bảo Sinh Tịnhcũng đồngmộtý tưởng với Thanh Văn Địa. Về tuệ giácba lớp, Kinh Giải Thâm Mậtcho biết:[4]

Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu loại tuệ giác cả thảy?

Này Di-lặc, có ba loại: {1} loạikhởi lêntừ các biểu tướng, {2} loạikhởi lêntừ việc truy tầm thấu suốt, và{3} loạikhởisinh từ sựphân biệt có tính phân tích. Tuệ giácphát khởitừ cácbiểu tướnglà gì? Đó là tuệ giác mà chỉ tham gia vớimột hình ảnh khái niệm nội trong phạm vicủa sựtập trungtinh thần. Tuệ giácphát sinh từ truy tầm thấu suốt là gì? Đó là tuệ giác tham giavào các tính năng vốnchưa được thấu hiểu rõ ràng bởi các thức tuệ giác trướcđó đặtlên đối tượng cho trước, sao chocáctính năngđócó thể được hiểu rõ. Tuệgiácphát khởi từ sự phân biệt có tính phân tích là gì? Đó là tuệ giác tham giavào các tính năngvốn đãđược thấu hiểu rõ ràng bởi các thứctrí huệtrước đó đặt lên đối tượng cho trước, sao cho các ngươi có thể cảm nhận đượchỷ lạc chân thậtcủasựgiải thoát. [771]

Về điều này, Thanh Văn Địa của Vô Trước dạy[5]rằng những người ở giai đoạn cân bằng {thiền} có thể tham dự vào một giáo pháp mà họ đã nghiên cứu và ghi nhớ, hoặc tham dự vào các giáo huấncá nhân. Đây là sự chú tâmnhưng nó không phải là sự quán chiếu; cũng không là sự cứu xét, đánh giá hay kiểm nghiệm. Nó chỉ can dựvào các biểu tướng. Khi các ngươi chuyển từ quánchiếu thấu suốt đếnsự kiểm nghiệm, các ngươi sẽ được tham gia vào việc truy tầm thấu suốt. Việcsựphân biệt có tính phân tích chínhxácvề điều đã được khẳng định kiến trúc nên việc xúc tiến sự phân biệt phân tích về điều mà các ngươi đã truy tầm một cách thấu suốt. Ba lớp đó là ba cửa ngõ của tuệ giác. Tóm lại, {trong lớp} trướctiên các ngươi có thể, chẳng hạn, tu tậpý nghĩa của vô ngã và tham giavào các biểu tướngcủa nó, nhưng các ngươi khônglàm nhiều để đi đến một lời kết luận. Trong lớpthứ hai, các ngươi đi đếnmộtkết luận để khẳngđịnhđượcnhững gì các ngươi đã không xácđịnh trước đó. Trong lớp thứ ba, các ngươi phân tích, như trước, một ý nghĩa mà vốn các ngươi đã khẳng định.

Tuệ giácsáu lớp nói đếntu tập vềsáu cănbản;nó là một thủ tụctruy tầmtuệ giác của việc tìm kiếm thấu suốt. Các ngươi truy tầm một cách thấu suốt, và sau khi các ngươi đã truy tầm,thìhãy phân biệt một cáchphân tích – {1} các ý nghĩa, {2} các pháp,{3} cácđặc điểm,{4} cácchủng loại, {5} các thời điểm, và {6} các lý lẽ. Việc truy tầm các ý nghĩalà việc truy cứu ý nghĩa của một thuật ngữ nhất định. Truy tầm các pháplà việc tìm kiếm [để xác định] liệu rằng một sự vật nào đó sẽ là sự vật bên trong hay bên ngoài. Truy tầm đặc tínhcó hai loại: Loại truy cứu để xác định xem liệu một điều nào đó là đặc tính phổ quát hay là đặc tính cụ thể, và loại truy cứu để xác định liệu rằng một đặc tính là được chia sẻ chung hay là đơn nhất. Việctruy tầm các chủng loạilà việc truy cứu để xác định điều gì thuộc chủng loại tiêu cực dựa trên các khuyết điểm và sai lạc của nó, và việc truy cứu để xác định xem điều gì thuộc chủng loại tích cực dựa trên các phẩm chất tốt đẹp và lợi ích của nó. Việc truy tầm các thời điểmlà việc truy cứu để xác định cách thức mà một pháp nào đó đã có thể xảy ra trong quá khứ, làm thế nào mà nó có thể xảy đến trong tương lai, và làm sao nó có thể xảy đến trong hiện tại. [772]

Truy tầm lý luậnbốn loại[6]: (1) Lý lẽvềsự phụ thuộc là các hậu quảphát sinh trong sự phụ thuộc vào các nhân và duyên. Các ngươi tìm kiếm từ các tầm nhìnphânbiệt vềthườngtục, về tối hậu, vàvềcác cơsởcủa chúng. (2) Lý lvềsự thihànhchức năng là các pháphoạt hóacác chức năng của chính chúng, như trường hợp của lửa hoạt hóachức năng{của nó}về sự cháy. Các ngươi truy cứu, nghĩ rằng:"Đây là hiện tượng, đây là chức năng, hiện tượng này hoạt hóa {thực thi}chức năng này". (3) Lý lẽcủa sựchứng minh khả biện là điều gì đó được chứng minh mà không mâu thuẫn với tri kiến hiệu quả {chánh kiến}. Các ngươi truy cứu, nghĩ rằng: “Có phải điều này được hỗ trợ bởi một dạng bất kỳ trong ba dạng của tri kiến hiệu quả – gồm {a} cảm nhận trực tiếp, {b} suy luận hợp lý và {c} dựa trên kinh điển liễu nghĩa?”(4) Lý lẽvềthực tạicung cấp cho các ngươisựtin cậy vềthực tạicủa các phápnhưđãbiết đến trongthế gian – thí dụ, thực tế là lửa thì nóng và nước thì ướt hoặc sự tincậy về các thực tếkhông thể nghĩ bàn, hay tincậyvề những thực tạitrụ xứ;[7]lý lẽ đó không cứuxét thêm bất kỳ lý donào xa hơnnữa như làtại sao các điềunày lạixảy ra theo cách đó.[8]

Một sự hiểu biết của thiềngiả vềsáulớpvừa được trình bày ba loại:{1}ý nghĩa của các thuậtngữ thể hiện, {2} sự phân hóacủa các đối tượng của trikiến, và {3} bảnchất thực tếcủacác đối tượng của tri kiến. Đầu tiên trong sáu loại truy tầm,truy tầmý nghĩa, thuộc về lớpđầu tiên, ý nghĩa của các thuậtngữ được thể hiện. Việc truy cứu các phápvà tìm kiếm những đặc điểm cụ thể thuộc loại thứ hai, sự phân hóacủa các đối tượng của tri kiến. Việc tìm kiếm các đặc điểm phổ quátviệctìm kiếmbalớp còn lạitrongsáu lớp thuộc vềloại thứ ba,tức bản chất thực tế của các đối tượng của tri thức. Thanh Văn Địa của Vô Trước nói:[9]

Đây là sự tu tập vềba cửavào của trí huệ và sáu lớp thuộc vềbản. Một cáchtóm lược, các điều này bao gồm đủ tất cả các loại trí huệ.

Điều này có nghĩanhững điềuđược giải thíchtrong Thanh Văn Địabao gồm tất cả các loại tuệgiác.

Hơn nữa, các cửa cửa ngõđể đến vớibốn tuệ giácmà chúng tađã giải thích ban đầu[10]là ba loại trí tuệđó là loại phát sinh từ chỉ các biểu tướng, v.v... Được dạy rằng các ngươi bước vàochúng [các cửa ngõ tuệ giác]thông qua việc truy tầm với sáu phương cách tìm kiếmxuất phát từ quan điểm vềba cửa ngõđó, do đó, có vẻnhư là ba cửa ngõ và sáu phương cách này về việc tìm kiếm được bao hàmnội trong sự phânchia bốn lớptrước đó. [773] Thanh Văn Địa của Vô Trước thuyếtrằng sự chú tâmcủa sự tập trung căng chặt,v.vtức là bộ bốnlớp đã đượcgiải thích bên trên[11]là chung cho cả hai định và tuệ;vì vậy, tugiác cũng có bốn sự chútâmnày. Do đó, Bát-nhã Ba-la-mật-đa Luận của Bảo Sinh Tịnhnêu:[12]

Vì vậy, việc hoàn thành nuôidưỡngtuệ giác bốn lớpgiải thoátcác ngươi khỏi những trói buộc của sự tái sinh trong các giớiđau khổ. Việcthành tựu sự tu tậpvề chín lớp định giải thoátcác ngươi khỏi những trói buộc của các biểu tướng.


Có rất nhiều bản
luậntuyệt vời nóiđếncùng một điều này;vì vậy, trí huệ đượcvuntrồng thông quabốn lớp này –sự phânbiệt và v.vnhưchúng được chỉ rõtrong Kinh Giải Thâm Mật.[13]Định lựcđược phát triểnthông qua chín trạng thái tâm vốnổn định sự chú ý của các ngươi mà không cóbất kỳchuyểndịchrời rạcnàotừ đối tượng này sangđối tượng kia.[14]

(c') Làm thế nào để nuôi dưỡng tuệgiác

Phầnnày có hai đề mục: (1) sự bác bỏ các hệ thống khác và (2) sự trình bày vềhệ thống của chúng tôi(Chương 25-26).

(1) Bác bỏ các hệ thống khác

Đề mụcnày có bốn điểm

(a")Sựbác bỏ đầu tiên

Lập thuyết của Đối phương: Người takhông tìm thấy bất kỳ quan điểm[15], bất kỳ hiểu biếtnàovề vô ngã;đúng hơn, người tathiền vềý nghĩa củacách thức tồn tại của các pháp bằng cách giữ tâm trong trạng thái thiếuvắngbất kỳ tư tưởng nào. Điều này là do cách mà các pháp tồn tại,rỗng lặng, không thể được nhận diệntrong khuôn khổ nó là điều gì hay không là điều gì. Do đó, việc đặttâm theo cách đó {sẽ} đưa nó [tâm] vào sự tương hợp với cách mà các pháp tồn tại. Vì, với việc không hề có đối tượngnàotồn tạitrướctánh Không, thì tâm không nắmbất cứ điều gì.

Đáp:Có phải là những thiềngiảnày,mà với họ khônghềcó đối tượng nào tồn tại cả, đều trước tiên hiểu rằng các đối tượng không tồn tại, và sau đó phải đặt tâm của họ cho tương ứng, trong tình trạng không nắm bắt điềugì cả? [774] Hoặcphải chănglà họ không nghĩ rằngcácđối tượng không tồn tại, thay vào đó, họnghĩ rằng trạngtháibảnthểcủa đối tượng không bao giờ có thể được xáclập, và cho nên xem việc thiền về trạng thái bản thểcủa nó{sẽ}xảy đếnkhi các ngươi đi vào trạng thái đình chỉmà trong đó tâm của các ngươi không hề nắm bắt điềugì cả? Nếu là trường hợpđầu, thì nó mâu thuẫn với khẳng định của các ngươi rằnghọ không tìm thấyquan điểmnày, bởi vì các ngươi khẳng định sự không tồn tại của mọi phápquan điểmtối hậu. Theo chúng tôi, một lập thuyết như thếthất bại trong việc hạn chế đối tượng mà vốn lập luận bác bỏ. Bất kể điều gì có thể được khẳng định, các ngươi đều xemđó là mâu thuẫn bởilập luận, và các ngươi sau đócho điều này có nghĩa là không có thứ gì có thể được nhận diện.Vì việcnày cấu thành một quan điểm phủ nhậnmột cáchnhầm lẫn những gì thật ra có tồn tại, nên việc bình ổn tâm trí của các ngươi theo một quan điểm nhưthếkhông phải là thiền định về tánh Không chân chính,như ta đã giải thích chi tiết bên trên.[16]

Nếu các ngươi điều nghiênnhữnghiện tượng này bằng cách sử dụng lý luận vốnphân tích cách thức mà chúng tồn tại,thìlý luận đósẽ không xáclập sự tồn tại của bất kỳ cácphápcũng như củacác phi pháp này. Vì vậy, có lẽ, bằng việc cứuxét sự thậtrằngcác pháp một cách tối hậu làkhông bị lệ thuộc vào tất cả các diễn tưởng, các ngươi đangchorằng mộtngười đang tu thiềnkhông biết điều đó, mà đúng hơn là, ổn định tâm của mình theo cách đó, mà không nhận diệnbất cứ điều gì, vàcho rằng cách thiền nàyphù hợp với việc thiếu vắng sự diễn tưởngvềcác pháp. Thậtquá vô lý khinói rằng đây là thiền về tánh Không. , không thức nào trong các thức cảm thụ nghĩ rằng “đây là cái này, đây không là cái kia”. Do đó,tất cả chúngcũng sẽ đều là thiền về trạng thái bản thể của các pháp vì chúng sẽ đều tương ứng với trạng thái bản thể của các đối tượng của chúng. Như đã giải thích trước đây,[17]có rất nhiều hậu quả to tát vô lý của một lập thuyếtnhư vậy, chẳng hạn hậu quả về định từ thiền của các hành giả ngoài Phật giáo {ngoại đạo} trong đó không có suy tư nào cũng sẽ là thiền về tính Không của mọi pháp.Hơn nữa, nếu các ngươi cho rằng thậtđủ để có một người nào đó không phảithiềngiả nhậnbiếtsự tương thích giữa trạngtháibản thể của đối tượng và cách thứctâm thức của thiềngiảđược cài đặt, thìsẽ không thể tránh được hậu quả những người ngoạiđạosẽ thiềnlêntánh Không.

Phản biện:Trường hợp này không đúng vì ở đây thiền giảđầu tiên nhận ra sự tương thích của cảhai và sau đó bình ổn tâm.

Đáp:Vì sựnhậnbiếtvề mộttương thích như thếlà sựphát hiện về quan điểmnày, nên điều này mâu thuẫn với khẳng định của các ngươi rằngngười ta không hiểu biếtquan điểmnày, mà chỉ thiền về tánh Không bằng cách đơn giản bình ổntâm của mình mà không nghĩ đến bất cứ điều gì. [775]

Phản biện:Tất cả cáctư tưởngđịnh danh,bất kể một ngườinghĩ đến việc chi, đều trói buộc người đó trong cõi luân hồi. Do đó, việc đặttâmmìnhtrong một trạng thái không có định danh [vô niệm] của sự đình chỉ [suy tưởng] là đạo giải thoát.

Đáp:Ta đã bác bỏ điều này một cách chi tiết trước đây.[18]Nếu đây là lập thuyếtcủa các ngươi,thìcác ngươi không nên tínhđếnngay cả những lỗi nhỏ nhất vềhệ thống của Ha-shang. Giai Trình Thiềnphần thứ ba của Liên Hoa Giới nói:[19]

Một số người nói rằng thiện và bất thiệnnghiệp được sinh rabởi cácđịnh danh {niệm/quan niệm/khái niệm}trong tâm của các ngươi, và thông quađiều nàycác chúng sinhtrảinghiệm các hậu quả như là trạng huống cao trong luân hồi và liên tục cuốn xoáy trong luân hồi. Nhữngngười nàokhông nghĩ không làm gì cả sẽ được hoàn toàn giải thoát khỏi cõi luân hồi. Vì vậy, họ không nghĩ về bất cứ điều gì khi họ hành thiền và họ không thực hiện hành động thiện hạnh nào, chẳng hạn như các hành vibố thí. Họ giả thiếtrằngcáctu tậpnhư là bố thíchỉđượcdạy cho các chúng sinhkhờ dại. Nhưng những ainói điều này hoàn toàn từ bỏ Đại thừa. Gốc rễ của tất cả các thừalà Đại thừa, vì vậy nếu các ngươi từ bỏ nó,các ngươi bỏ tất cả các truyền thừa. Nếu các ngươi nói rằng các ngươi không nên suy nghĩ về bất cứ điều gì, thì các ngươi từ bỏtrí huệvốnbảnchất của phân biệtcó tínhphân tích đúng đắn. Gốc rễ của trí huệsiêu việtvốn thấy biết thực tạisự phân biệt phân tích chính xác;nếu các ngươi từ bỏ nó, thì các ngươi cắt đứt gốc rễ, và do đó từ bỏ trí huệvốn siêu việtthế gian. Bằng cách nói rằng người ta không nên thực hành bố thívà v.v, các ngươi hoàn toàn từ bỏ các phương tiệnnhư bố thí. Tóm lược, trí huệ và phươngtiệnlà Đại Thừa. NhưKinh Gayâ Đệ Nhất(Gaya-sirsa-sutra-Ârya-gayâ-úira-nâma-mahâyânâ-sûtraGayâ Đệ Nhất Đại Thừa Kinh) cho biết:[20]

Bồ-tátđạo,một cáchtóm lược, có hai phần. Haiphần đó là gì? Phương tiệnvà trí huệ.

Như Lai Bất Khả Tư Nghì Mật Thuyết Kinh(Tathâgata-acintya-guhya-nirdeúa-sûtra) cho biết:[21]

Tất cả những đạo phápcủa các Bồ-tát được bao gồm trong haiphương diện: Phương tiệnvà trí huệ. [776]

Bởi vì điều này, việc từ bỏ Đại thừa tạo ra một trở ngại to táttrên lộ trình tu tập. Vì vậy họ từ bỏ Đại thừa, họ tu tậpít ỏi, họ xem quan điểm của riêng mìnhtối cao, họ không tôn trọng thiện tri thức, họ không biết cáchthức đượcdạy trong kinh điển của Như Lai. Sau khi họ đã hủy hoạichínhmình, họ làm hỏng những người khác. Ngôn từcủa họ bị ô nhiễm bởi chất độc của sự mâu thuẫn với Kinh điểnvà lý luận. Người tu họctìm kiếm những gì là tốtđẹpnên giữ một khoảng cách lớnvới họ, như thực phẩm bị nhiễm độc.

Điều này nói đến lập thuyết của Ha-sang. Đoạn này rõ ràng nêu ra cách thức mànó hoàn toàn từ bỏ Đại thừa, và trong khi có thể đây là những gì Ha-shang khẳng định,thìchính các ngươi nênnhận ra lập thuyếtnày.

Phản biện:Chúng tôikhông như thế bởi vì chúng tôithực hành bố thí.

Đáp:Nếuđúng là giữa Ha-shang và các ngươi chỉ phải được phân biệt qua nội dung của cáctu tậpnhư việc bố thí, thì điều này cho thấyrằng các ngươi và Ha-shang giống nhau trong thiền định trênquan điểmtối hậu. Nếu không, thậtsẽ phù hợp khi các ngươi cũng phân biệt các ngươi với ôngta về vấn đề của sự tập trungvốnkhông suy nghĩ về bất cứ điều gì cả.

Hơn nữa, nếu tất cả những ý tưởng định danhbất kỳràng buộc mộtngười vào luân hồi, thì các ngươi tìm kiếm giải thoát khỏi luân hồikhông? Nếu có, thìbởiviệc bố thí và trì giới phải bao gồm ý tưởng định danh {các định nghĩa hay khái niệm về bố thí, trì giới}, nên việc thực hiện chúng có mục đích gì ở đó? Ta đã giảng giải chi tiết về điểm này.[22]Do đó, nếu các ngươi khẳng định rằng tất cả những ý tưởngbất kỳ đềutác dụng trói buộcmột người vàoluân hồi, thìcác ngươi cũng có thể thunhận lập thuyếtcủa Ha-sang;ngườinàonhận lấy lập thuyếtcủa các ngươi sẽ phảivác gánh nặng củacácmâu thuẫn.

Ngoài ra, một số người đi theo dòng tư tưởng này thích thúquan điểm sau đây: Nếu mộtngười tiến hànhnhiều phân tích vềmột đối tượng đã được hình thành có các biểu tướngcủa hai bản ngã {nhân ngã và pháp ngã}và qua đó dừngviệc chấpthủ qua chủ thể vốn nắm bắt một đối tượng như thế, thì điều này là để loại bỏ các diễn tưởng từ bên ngoài, cũng giống như một chú chó đang rượt đuổi theo sau quả bóng.[23][777] Tuy nhiên, việcgiữ tâm không mất tập trung ngay từ đầu là việcloại bỏ tất cả diễn tưởngtừ bên trong. Qua chínhhành động này, hành giả ngăn chặn tâm khỏi sựphân tán lêncácđối tượngkia mà vốn trong đócácbiểu tướngsẽ bị nắm bắt, giống như một con chó giữ bóng từ chânvốn sắp sửa để ném nóđi. Do đó, những ngườitu tập theo các cáckinh vănlý luậnvốnxác định quan điểmnàynhững kẻ chỉ đơn thuần hâm mộvề các ngôn từthường tục.

Nhận thứcsai lầm tệ hại này không xảy ra với các kinh điểncủa Đức Phật và với tất cả các bản luậncủa các học giả như Sáu Bảo Trang,[24]họ chỉ nỗ lực để xác định ý nghĩa của kinh điển và lập luận.Hơn nữa, sau khi cẩn thận phân tích cách thức mà tâm của các ngươihình thành các biểu tướng của hai bản ngã {nhân ngã và pháp ngã} và đối tượng của vô minh sẽ như thế nào, thì kinh điển và lý luận đúng đắn phải đánh tan sự sai sót sâu xa của sai lạc qua việc đem lại sự chắc chắn rằng các phápkhông tồn tại nhưchúng được hình tượng hóa bởi tâm vô minh đó. Có khả năng là khi các ngươi chỉ giữ cho tâm mình mà không tìm thấy sự chắc chắn nào như thế, thì nó {tâm} không phân tán lên các đối tượng chẳng hạn như hai ngã, nhưng điều này không cấu trúc nên một hiểu biết về ý nghĩa của hai vô ngã này. Nếu có thì điềuvô lýnhất kéo theo là ngay cả những ai đang ngủ gục hay đang bất tỉnh cũng sẽ hiểu được vô ngã vì các tâm thức của họ không hề phân tán lên các đối tượng đó. Ví dụ, nếu các ngươi đang sợ hãi, tự hỏi liệu có một con quỷ trong một hang động kỳ lạ vào ban đêmkhông, thì sự sợ hãi của các ngươi không xua tanđượccho đến khi các ngươi thắpsáng một ngọn đèn và cẩn thận xem xét liệu nó{quỷ dữ}có ở đókhông. Lập thuyếtcủa họ là một điềugiống như nói rằng, "Hãy giữ tâm và không cho phép nó dịchchuyển đến suy nghĩ vềmột con quỷ".Giai Trình Thiềnphần thứ ba của Liên Hoa Giới nói rằng những gì họ nói tựanhư sự hèn nhát của những người trong một cuộc chiếnđấunhắm mắt mình lạikhi nhìn thấy một kẻ thù hùng mạnh, thay vì hành xử như những chiến binh anh hùng mở mắt và nhìn để xem kẻ thù ở đâu. [778] NhưVăn-thù-sư-lợi Giải Trí Kinh(Mañjuúrî-vikrîita-nâma-mahâyânâ-sûtra) cho biết:[25]

Thiện nữ nhân, làm thế nào cácBồ-tát chiến thắng trong trận chiến? Này Văn-thù-sư-lợi, khi họ phân tích, họ không thực hiện bất kỳ pháp nào.

Do đó, các thiền giảmở mắt trí huệ và đánh bại kẻ thù phiền não bằngvũ khí của trí huệ. Họ không sợ hãi;họ không nhắm mắt mìnhnhưnhững kẻhèn nhát.

Vì vậy, khi các ngươi sợ hãi khi tưởng lầm một sợi dây thừng một con rắn, thì các ngươi phải dừng sự đau khổ của nỗi sợ hãi và lầm lẫnbằng cách phát triển tri kiến chắc chắnrằng vật cuộn tròn này là một sợi dây thừng chứ không phải là một con rắn. Tương tự vậy, các ngươi sai lầm trong suy nghĩ rằng hai bản ngãtồn tại, và sai lầm này tạo ra những nỗi đau khổ của luân hồi. Nhưng kinhđiển liễu nghĩavà lý luận mang lại sự chắc chắn rằng đối tượng của khái niệm vềbản ngãkhông tồn tại, và các ngươi hiểu rằng quan niệm vềbản ngãlà một sai lầm. Thông qua đó phát triển sự quen thuộc với thực tế này, các ngươi vượt qua nhận thức sai lầmđó. Khi các ngươi ngừng quan niệm sai lầmđó, các ngươi vượt qua tất cả những đau khổ của luân hồidotạo ra. Vì vậy, đây là lý do mà nhữngtập hợp về các luận điểm Trung Đạo và các công trình khác[26]bác bỏ các đốicáctượng bằng cách phân tích chúng. Tứ Bách Kệ Tụngcủa Thánh Thiên nói:[27]

Khi ngươi thấy cácđối tượng không có tự ngã,

Thì các hạt giống của luân hồi sẽ chấm dứt.

Nhập Trung Luận của Nguyệt Xứng nói:[28]


Sẽ có
cácdanh địnhnếu các ngươi chấp nhận sự tồn tại của các pháp thực sự;

Chúng ta đã phân tích đầy đủ làmthế nào các phápthực sự thì khôngtồn tại.

Ngàinói rằng các danh địnhnhững quan điểm cực đoan phát sinh khi các danh định sai lầm nhưthếcho rằng các phápthật tồn tại. Vì vậy ngàiđưa ra nhiều cáchphân tích làm thế nàocác đối tượng của những quan niệm sai lầm ấy không tồn tại. Nhập Trung Luận của Nguyệt Xứng còncho biết:[29]

Đãhiểu rằng ngãlà đối tượng của vô minhnày,

Các thiền giảđặt dấu chấm hết lên tự ngã.


Biện Luận Vương[tức Pháp Xứng, trong Lượng Thích Luận(Pramâa-varttika)] nói:[30]

Thiếu việcphủ nhận đối tượng củaquan niệmnày về ngã,

Thì không thểnàoloại bỏ nó. [779]

Trong ứngxửvới thiện và ác

tham chấp, thù địch, và v.v.

Ngươi loại bỏ chúng bằng việckhông thấy các đối tượng của chúngnhư thật,

Chứ không bằng việcthanh tịnh các đối tượng bên ngoài của sự tham chấp.


Có nhiều
tuyên thuyếtnhư vậy.

Một số người nói rằng tất cả các loại ý tưởng định danh bất kỳtrói buộccác ngươi vàoluân hồi, và do đó tất cả cácýtưởngdừng lại khi các ngươi thiền lêntánh Không. Điều này phảiđược phân tích. Đối với chúng sinh bình thường{phàm phu},những người thiềnlêntánh Không, thì phải chăngtánh Không – tức ý nghĩa vềvô ngã –là hiển lộhayẩn? Nếu đó là hiển lộ,thì những ngườiđósẽ là các thánh chúngbởi vì họ cảm nhận được ý nghĩa của vô ngã. Nếu các ngươi bảorằng thậtkhôngmâu thuẫn vềviệc một aiđóvốn là phàm phu nhưng cảm nhận được ý nghĩa của vô ngã, thì chúng tôi sẽ nói rằng thật không có gì mâu thuẫn khi một thánh nhân mà với người đó ý nghĩa của vô ngã lại là bí ẩn, bởi vì cả hai trường hợp này hoàn toàn tương tự.

Ngoài ra, nếu các phàm phu đóđã cảm nhận được thực tại, thì họ sẽ không hiểu rằng đối tượng của họ lại là thực tại. Vì vậy, một ngườinàokhác sẽ phải giúp họ nhận diệnđối tượng của họbằng cách sử dụng chứngcứkinh điển để chứng minh rằng đó đã thực tại. Đối với các học giả, điều này là nựccười bởi vì các ngươi đang cho rằng người thầy sử dụng các suy luận để chứng minh điều gì đó mà học sinh đã xác lập xong nhận thức {về điều thầy sắp chứng minh}. Các ngươi không nên trình bàynhư thế này vớinhững người am hiểu về lý luận triết học. Các ngươi không thể tranhluận rằng mặc dù sự cảm nhận xáclập ý nghĩa của thực tại, thì luận vẫnxáclập tên gọi thường tụccủa nó. Pháp Xứng,Luận Vương, cho biết:[31]

Đó là một luận điểm cho người vốnvô cùng thiếu hiểu biết

Bởi vì nó là điều sẵn biếtbởinhững phụ nữ chăngia súc.

Ngài đangđề cập đến trường hợp tranh cãi với ai đó không biết gì về điềumà ngay cả những người chăn nuôi xem là sẵn biết, đó là, khimộtýnghĩa[của một thuật ngữ]được xáclập, thì người tabiết sử dụng thuật ngữđó. Vì vậy, nếu các ngươi cho rằng loại người thiếu hiểu biết sâu sắcnàycảm nhận được thực tại, thì các ngươi phảinóicho chúng tôihay kiểu khờ dại nào {khiến} không biết được thực tại. [780]

Ngay cả khi chúng tôiđã cho rằngthực tại là điều chi đó mà một phàm phu có thể cảm nhận, thì sự cảm nhận riêng tự nó không thể {đủ để} biện hộ được như là đặc tính định nghĩa trong mối liên hệ đến điều mà thực tại được thừa nhận – cũng như một con dkar-zal{một loại bò thuần chủng có ứng xử đặc trưng} là một con bò nhưng không thích hợp như đặc tính định nghĩa của một con bò {vì nhiều đặc tính hơn mà vốn bò thông thường không có}. Vì để tranh luận rằng điều này là khả biện sẽ mâu thuẫn ngay chính với những khẳng định của các ngươi, nên thật hiển nhiên rằng không còn gì nữa để bàn về lập trường của các ngươi rằng sự cảm nhận xác lập ý nghĩa của thực tại, nhưng lý lẽ thì vẫn cần có để xác lập tên gọi thường tục của nó. Ta sẽ không bàn chi tiết.

Nếu ý nghĩa của tánh Không – tứcvô ngãvốnlà đối tượng của thiền –lại là bíẩn đối vớithiềngiả,thì thật lànực cườikhicho rằngđối tượng ẩn này được nắm bắt bởi một thức vốnvượt ngoài tư tưởng danh định.

Tóm lược, nếu các tâmthứccủa những người bình thườngvốnđang thiền lêntánh Không khôngđược địnhhướng đếnvô ngãnhư là đối tượng của họ, thì sẽ mâu thuẫn khi tuyên bố rằng họ đang thiền lên tính Không. Nếu họ đang định hướng vào đối tượng đó, thìchắc chắn rằng đối tượng hoặc là hiểnhiện hoặc là bí ẩn. Nếu đó là hiểnhiện vớihọ, thìhọ sẽ là các thánh giả. Vì vậy, phải giả thiết làvớichúng sinh bình thườngthìý nghĩa của vô ngã là ẩn. Vì như thế, họ biếtđượcý nghĩa của vô ngã bằng hìnhthức của một sự định danh, do đó, nó là mâu thuẫn với tuyên bố rằng tri kiến này là vượt ngoàitư tưởngđịnh danh.

Hơn nữa, nhưđã đượckhẳng định rằng ngay cả một người nào đó tầm mức vĩ đại của giai đoạn phẩm tínhtối cao thế tục của lộ trình chuẩn bị[32]biếtđượcý nghĩa của tánh Không qua phươngcáchcủamột khái niệm, thì thật là mâu thuẫn vô cùng khi cho rằng một thiền sinh mới tu tập về tánh Khôngmột tâm thức vượt ngoài tư tưởng khái niệm. Nếu ý thức của một phàm phucó thể biết được ý nghĩa về vô ngã mà không có tư tưởng định danh, thì điều nàysẽ đủđể chứng minh rằng ý thức này là không sai sót. Vì vậy, sẽ là một cảm nhận du-già bởi vì nó sẽ là mộtsự tỉnh thứckhông nhầm lẫn phi định danhvề ý nghĩa của vô ngã.

Có những người cho rằng một người hànhthiền về ý nghĩa của vô ngã bằng cách chỉ giữ tâm trong sự kiểm soátvà không cho phép nó phân tán vàohai tựngã, nhưng khôngcó việckhám phá chánh tri kiến vốnsử dụng lý lẽđể bác bỏ đối tượng của kháiniệm về tự ngã. Và có những người cho rằng các chúng sinh bình thường thiềnlênvô ngã với một thức vốnvượt ngoàinhững tư tưởngđịnh danh. Vì cáclý do đã đưa ra, nên những người thực hiện cáctuyên bố này đi lạc xa khỏi con đường của kinh điểnvà lý luận. [781]

(b”) Bác bỏ điềuthứ hai

Lập thuyết của Đối phương: Chúng tôiđồng ý rằng thật không chính xác khi cho rằng tu tập thiền về tánh Khôngchỉ là việc cài đặt của tâm trong một trạng thái thiếu vắng bất kỳ suy tưởng nào, mà không tìm thấy quan điểm về tánh Không vốn là vô ngã.Do đó, lập thuyết được đưa ra ở trên là không chính xác. Tuy nhiên, một khi ai đó tìm thấy quan điểmvốnlà ý nghĩa tối hậucủa vô ngã, thì tất cả các trường hợp về việc người đó đặt tâm trong trạng thái vô niệm là những thiền tập vềtánh Không.

Đáp:Điều này là không đúng. Ý kiếncủa các ngươi hàm ý rằngbởi vì một người đã tìm thấy quan điểm củaý nghĩa tối hậu, thì tất cả cáctu tậpthiền phi định danhcủa người đó đều là thiền lêný nghĩa được xác địnhbởi quan điểm tối hậu. Nếuđiều đóđúng, thìhãyvui lòng cho chúng tôibiết lý do tại saoviệc tuthiền của người đó về Bồ-đề tâm sẽkhông phải là một thiền tậpvề quan điểm củaý nghĩa tối hậu.

Đối phương: Thiềntậpvề Bồ-đề tâm là thiền của một người vốn đã tìm thấy quan điểm về ý nghĩa tối hậu.Tuy nhiên, đó không phải là thiền, trong đó mộtngườigiữ toàn tâm {giữ chánh niệm}vào quan điểm đó bình ổn tâm vào nó.

Đáp:Thực ra, ta đồng ý rằng khi một người vốn đã tìm thấy quan điểm tối hậu tu tậpthiền, thì điều ấycó thể được xemlà thiền định về tánh Không nếu đó là tu tậpthiền, trong đó một ngườigiữtoàn tâm vào quan điểm, và sau đó,bình ổn tâm lên quan điểm này. Nhưng làm thế nào điều này có thể kéo theorằng tất cả các trường hợpcụ thểvề việc người đó đặt tâm trong một trạng thái phi định danh lại là các thiền tậpduy trì quan điểm{vô ngã} này?

Vì vậy, mặc dù các ngươi đã tìm thấy quan điểm, nhưng khi duy trì quan điểm,các ngươi phải thiềnvề tánh Không bằng cách ghi nhớ ý nghĩaquan điểmnày đãđược xác địnhtừ trước. Chỉ đơn giản đặt tâm trí của các ngươi trong tình trạng đình chỉphi định danh thìkhông cấu thành nênthiền về tánh Không. Tri kiến thuộc hệ thống riêng của chúng tôivềý nghĩa của cụm từ "không có bất kỳ ýtưởngrời rạc" đã đề cậpnhiều lần trong các phần vềđịnhtuệ. Nó có nghĩa là tiếp tục giữ tâm lên đối tượng của thiền mà không tham gia mạnh mẽ vào phân tích cho rằng, "Điều nàycái nàyvà điều này là không là cái kia". Chúng tôikhông chấp nhận tuyên bốrằng nó có nghĩa là vượt ngoàitư tưởngđịnh danh.

(c”) Bác bỏ thứ ba

Lập thuyết của Đối phương: Chúng tôicũng không đồng ý với lập thuyếtban đầu nói rằng thiền về tánh Không có nghĩa là đặt tâm trong một trạng tháiphi định danh, mà thiếu đi việc tìm thấy quan điểmnày. Chúng tôicũng không đồng ý với lập thuyếtthứ hai nói rằng sau khi một người đã tìm thấy quan điểmđó,thìbất kỳ sự cài đặt nàocủa tâm trong trạng thái phi định danh đều là một sự hành thiền về tánh Không. [782] Tuy nhiên, một ngườinên hành thiền mà không có bất kỳ ýtưởngrời rạc nàotrong các khoảng thời gian xen kẽ, bắt đầu với một chu kỳdành cho việc phân tích bằng cách sử dụng trí huệ phân biệt. Theođó, sự cài bất kỳ của tâm trong trạng thái phi định danhlà một thiềntậpvề ý nghĩa của tánh Không.

Đáp:Điều này cũng không đúng,bởi vì nếu điều này đúng, thì nó hầu như kéo theo điều vô lý rằngkhi mộtngười phân tích quan điểm nàylúc chìm vào giấcngủ,thìđiều kiện phi định danh theo sau của người đó trong lúc ngủ sẽ là một thiền tập về tính Không. Đây là vì cả hai trạng huống đều như nhau ở chỗ chúng được dẫn trước bởi sự phân tích về quan điểm đó, và vìrõ ràng lập thuyết củacác ngươi là việc thiền về tánh Không không yêu cầu sự bố trí tâm thứccủa các ngươi lên quan điểm đó trongcùng một lúc.

Vì vậy, sau khi các ngươi đã phân tích quan điểm đó, các ngươi bình ổntâm thứccủa mìnhlên kết luận rằng cáchiện tượng không tồn tạimột cách tự tính. Nếu sau đó, nó {tâm}dịchchuyển một chút, thì sự bốtrí của nó lên quan điểm này bị mất. Vào thời điểm đó, việc giữ cho tâm của các ngươi trong một điều kiện tổng quát về tư tưởng phi định danhthì không cấu thànhthiền định về tánh Không. Do đó, các ngươi phải rèn luyệntrong sự phân tích định danh. Các ngươi phải theo dõi xem liệu sự chú ý của các ngươi còn lưu lại trên quan điểm này không, và sau đó duy trì quan điểm trong lúc hành thiền.

(d”) Bác bỏ thứ tư

Lập thuyết của đối phương: Chúng tôikhông đồng ý với ba điểmtrước. Khi một ngườithiền về tánh Không, thì người đómang lại kiến thức nhất định về quan điểm này. Sau đó, giữ tâm lênđiểm đó, thiền giả nàybình ổn tâm mà không cần phân tíchbất kỳ điềugì khác. Đâypháp thiềnchân chínhvề tánh Không bởi vì không giống như hệ thống đầu tiên, nó không phải là trường hợp tâm không hướng đếntính Không;không giống như hệ thống thứ hai, nó không phải là trường hợp một ngườikhông có chánh niệmcủaquan điểmvề tính Khôngtrong khi duy trì một trạng thái vô niệm; không giống như hệ thống thứ ba, nó không phải là trường hợp, thiền giả trước tiênphân tích quan điểmnàyvà sau đó bình ổn tâm trong một điều kiện phi định danh màtrong đó tâm không cònlưu lạitrên quan điểmnày nữa.

Đáp:Những gì các ngươi gọi là "phân tíchvềquan điểmnày" đơn giản chỉ làviệcnhớ quan điểmđóvà sau đóchỉthực hiện bìnhổn thiền vềquan điểmđó. Khẳng định rằng điều này là thiền định về tánh Không thìkhông đúng bởi vì, nếu đúng,thìsẽ chỉ có định lực, vốn tiến hành thiềnđịnhvề tánh Không;sẽ không có thiền phân tích{thiền quán}, vốnlà phương pháp để duy trì tuệ giác. [783] Do đó, đây là một thực hành một chiều mà không thể duy trì sự hợp nhất giữađịnhtuệ.

(2') Trình bày vềhệ thống riêng của chúng tôi

Nếu các ngươi không tìm thấy quan điểm tối hậuvềvô ngã, thì tâm trí các ngươi sẽ không được hướng đếnvô ngã trong bất kỳ buổithiền nàocủa các ngươi. Do đó, các ngươi phải tìm thấy quan điểmvề vô ngã. Hơn nữa, chỉ với sự hiểu biết thìkhông đủ;khi duy trì quan điểm, các ngươi phải nhớ và phân tích nó, và các ngươi phải thiềnvề những gì các ngươi đã phân tích. Để làm được điều đó, các ngươi phải có cả hai hình thức thiền: bình ổn{thiền định}không phân tích về ý nghĩa và thiền phân tích vớitrí huệphân biệt {thiền quán}. Riêng tự mỗiloại là không đủ. Phần này có ba đề mục[33]:

1. Tại sao cả thiềnđịnh lẫnthiền quánlà cần thiết

2. Vượt qua các phản đối về điềuđó

3. Tóm lượcnhững điểm then chốtđể duy trì tuệ giác định lực(Chương 26)

(a") Tại sao cả thiền định và thiền quánlà cần thiết

Nếu các ngươi không chắc chắn về quan điểm{của tính Không} – tức làcác ngươi không đạt đến kết luậnchắc chắn về ý nghĩa của vô ngãthìtri kiến vốntrí huệ sẽ không phát triển. Điều này là do Đức Phật dạyrằng sự chắc chắn về quan điểmtính Khônglà nguyên nhân của trí huệ và rằng việc thất bại trong việctu tập các giáo huấnvốn giải thích về quan điểm{tính Không} là một trở ngại cho trí huệ. Kinh Giải Thâm Mậtcho biết:

Bạch Thế Tôn, từ những nguyên nhân khiến định và tuệ sinh khởi?

Này Di-lặc, chúng phát sinh từ nguyên nhânvề giới tịnh và từ nguyên nhân về một chánh tri kiến dựa trên tu tập và quán chiếu.

Và:

Thất bại trong việcmong nguyệntu tậpcác giáo huấncủa các thánh giảlà một trở ngại cho trí huệ.


Ngoài ra, Nârâya
a ThamVấn(Nârâyaa-paripcchâ-ârya-mahâmayâ-vijaya-vâhinî-dhârai{Nârâyaa Tham Vấn Đại Thừa Vượt Thắng Quân Chân Ngôn}) cho biết:[34]

Tu tậpđưa đến trí huệ và chínhtrí huệloại bỏ cácphiền não.


Ta
đãtrích dẫn nhiều mệnh đềnhư vậy trước đó.

Làm thế nào quan điểm{về tính Không} lại tạo ratrí huệ? Khi các ngươi đặt ra để xác định quan điểmnày,thì các ngươi xác định nó thông qua phân tích bằng cách sử dụng nhiều dòng lý luận và trích dẫn kinh điển. [784] Khi các ngươi đã xác định , các ngươi liên tục phân tích nó bằng cách sử dụng trí huệ phân biệt. Chỉ riêng thiền định, mà không duy trì quan điểmnày, sẽ không tạo ra trí huệ. Vì vậy, khi các ngươi hành thiền sau khi đã đạtđượcđịnh,thìcác ngươi phải duy trì quan điểm{về tính Không}thông qua phân tích liêntục.

Đối phương: Chúng tôikhông nói rằng không có phân tích ở bước đầu. Tuy nhiên,mộtkhi sự tu tập và quán chiếuđã xác định quan điểm, thì nếu sau đó ngươi thực hành thiền phân tích trong một buổithiền, những tư tưởngnàycác kháiniệmvề cácbiểu tướng.

Đáp:Thật không thể biện hộ cho thất bại trong việcduy trì quan điểm theo cách này, vì chúng ta đã đưa ra rất nhiềubác bỏlêncác luận điệu chorằng tư tưởng định danh bất kỳ là các định danh của các biểu tướngcũng như bác bỏ vềluận điệu cho rằngphàm phuthiềnvề vô ngã với một trí tuệ vốnthoát khỏitư tưởng định danh.[35]Hơn nữa, bởi vì các ngươi cho rằng tất cả những ý tưởng định danh đó là các khái niệm về sự tồn tại thực sự {thật hữu hay sự tồn tại hữu ngã}, nên nếu chúng đã phải bị dừng lại trong khi thiền lên quan điểm, thì chúng cũng sẽ phải bị dừng lại mỗi khi xác định quan điểmnày bởi vì ý tưởng định danh là cần thiết để tạo ra các xác định đó. các ngươi phải sử dụng ý tưởng định danhcho tất cả mọi thứ, chẳng hạn như việc giảng dạy các môn sinh, việc tranh luận,việcsáng tác, vàviệc tư duy về quan điểm,nêncác ngươi cũng sẽ phải dừng lạitại các lần đó bởi vì ngươi không thể tạo ra được ngay cả một sự phân biệt nhỏ nhất nhằm cho phép một khái niệm về sự thật hữu vốn phải bị ngưng lại trong lúc thiền, mà lại không cần thiết để bị ngưng lại trong những thời điểm khác.

Đối phương: Chúng tôikhông đồng ý với điều đó. Mộtngườitiến hành phân tích sử dụng nhiều dòng lý luận và trích dẫn kinh điển để biết điềumà người ta chưađược biết– tức làý nghĩa của vô ngã.

Trong thiền định, phân tíchnhư thếlà không cần thiết bởi vì quan điểmđã được tìm thấy.

Đáp:Nếu điều này đãnhư vậy, thì vì các thánh giảtri kiến cảmnhận vềvô ngã trên lộ trình kiến đạo,nênsẽlà vô nghĩa đối với họ khithiềnvề vô ngã mà họ đã thấybiết.

Đối phương: Họ phải thiềnvề tánh Không đã được cảm nhận trên lộ trình kiến đạo;bằng việctrở nênquenthuộc với nó{tánh Không}, họ loại bỏ những phiền não cầnđược loại bỏ trên con đường tu thiền. Riêng lộ trình kiến đạomình nó khôngthể loại bỏ cácphiền nãoấy.

Đáp:Vâng,và trường hợp này là tương tự bởi vì ở đây, mặc dù sự tu tập và quán chiếu trước đó đã xác địnhquan điểmmột cách chắc chắn, các ngươi phải trở nên quen thuộc với những gì các ngươi đã xác định. Điều này là bởi vì sự chắc chắn về quan điểmtrở nên mạnh mẽ, lâu bền, rõ ràng và ổn định trong phạm vi mà mộtngườitrở nên quen thuộc với những gì người đóđã xác định. [785] Vì thế, nhưLượng Thích Luậncủa Pháp Xứngcho biết:[36]

Sự xác định chắc chắnvà tâm thật chất hóa

vềbản chất của điều bịhủy bỏ và điềuhủy bỏ.

Bởi vì haithứ đóđiều bị hủy bỏ và điềuhủy bỏ, nên sự thật chất hóa bị hủy bỏ như là sự chắc chắn của các ngươi dựa trên các phẩm chất như bền vững và mạnh mẽ.Vì vậy, ở đây một lần nữa các ngươi phải cực đạihóa sự chắc chắc của mình về việc không có tự tính;các ngươi phải quán chiếuvề nhiều dòng phủ nhận và chứng minh.

Giả sử rằng điều này không xảy ra. Ai đó có thể đạt đến một hiểu biết vềđiềugì đó như là vô thường, nghiệp và các nghiệp quả, những sai lạccủa luân hồi, tâm Bồ-đề, tình yêuthương, hay lòng từ bi. Sau đó, không phân tích chúng xa hơn, người đó sẽ đơn thuần cần giữ ý nghĩ duy nhất:"Tôi sẽ chết", và sau đó duy trì nó để có kiến thức đầy đủ về vô thường. Những lý do tại sao các ngươi phải tiếp tục phân tích về quan điểmlà hoàn toàn tương tự. Để mang lại sự chắc chắn chânthật, thật không đủ khi chỉcó một tuyênthuyếtnhư là:"Tôi sẽ chết",hoặc:"Tôi sẽ đạt được Phật quả vì lợi ích của chúng sinh", hoặc:"Tôi cảm thấy lòng từ bi vớichúng sinh".Các ngươi phải quán chiếuvề những điều đó bằng cách sử dụng nhiều dòng lý luận. Tương tự như vậy, để có sự chắc chắnổn định và mạnh mẽ vềtínhthiếu vắng của sự hiện hữu nội tại, thậtkhông đủ khi chỉgiữ tuyênngôn nào đó. Các ngươi phải quán chiếuvề nó bằng cách sử dụng nhiều dòng bác bỏ và chứng minh. Ta đã giải thích chi tiết điều nàytrong phần dành chongười có căn cơthấp.[37]

Theo đó, cả ba phần Giai Trình Thiềncủa Liên Hoa Giới dạyrằng khi các ngươi hành thiền sau khi đã đạt được định, các ngươi phải thực hiện nhiềuphân tích trong thiền. Và Nhập Trung Luận của Nguyệt Xứng nói về những điều như, "Yoga bác bỏ tự ngã[38]nghĩa làkhi họ ngồi thiền thì họ thực hiện những phân tích đó. Đây là vì thiền giảlàm phân tích này để tìm thấy địnhhay tuệ; và vì đó không phải là trường hợp không có sự tìm kiếm cho việc hiểu biết về quan điểmtrước khi đạt được định.Ngoài ra, các phân tíchvềquan điểmđược đặt ra trong bối cảnh của trí huệBa-la-mật-đa, sau khi thiền địnhBa-la-mật-đa; những điểm trọng yếuhàmý từ thứ tự này là các ngươi vẫn còn phân tích hai vô ngãsau khi đạt được bình ổn thiền. [786] Trung Đạo Tâm Yếu Luận của Thanh Biện nói:[39]

Sau khi tâm ngươi được xác lập trong cân bằng,

Đây là cách trí huệ thẩmtra

Những điều này, các pháp này

Đó là quan niệm về mặt ước lệ.

Luậngiải củachínhThanh Biện về điềunày nói rằng các phân tích về quan điểmđược thực hiện sau khi đạt định lực.[40]Ngoài ra, trong Nhập Bồ-đề Hành Luận, Tịch Thiênnói rằng các ngươi đạt được địnhtương ứng vớinhững gì xuất hiện trong chươngvềổn định thiền. Sau đó, khi các ngươi trau dồi trí huệ, các ngươi nuôi dưỡngnó thông qua phân tích hợp lý. Do đó, trình tự của hai Ba-la-mật-đa cuốivà trình tự của hai tu tập cuốilà trong tất cả các trình tự trong đó trí huệđược nuôi dưỡngsau khi các ngươi đã thành tựu định trước đó. Trong các cuộc thảo luận về cách nuôi dưỡng trí huệ đó,mỗituyên bố về phân tích bản chất thật sự và tính đa dạngđều cho ra cùng một trình tự này về thiền, do đó, đừngtưởng tượng theocách ngược lại. Ngoài các nguồn này, có nhiều kinhluậntuyệt vời nóivềđiều này, vì vậy không có nghi ngờ rằng các ngươi phải phân tích trong thiền.

Trong khi điều này là như vậy, nếu các ngươi chỉ tiến hànhthiền quán khi nuôi dưỡng trí huệsau khi các ngươi đã đạt được định lực, thì định lựctrước đó của các ngươi sẽ bị phá hủy. Vì không đượctái dụng,nên định sẽ mất đi;do đó, như được giải thích trước đây, trí huệcũng sẽ khôngphát triển. Vì vậy, các ngươi phải duy trì định vốnxác lập một điều kiện của sự ổn định tinhthầntrước đó. Vì các ngươi cũng phải thực hành thiền phân tích,nêncả hai đều cần thiết. Hơn nữa, trong việc thực hành về tuệ giác, vào lúc kết thúc thiền quán, các ngươi thực hành thiền định lên ýnghĩa đó. Bằng cách thực hiện điều này, các ngươi sẽ thành tựumột sự hợp nhấtcủa định và tuệtập trung lên vô ngã. Giai Trình Thiềnphầnthứ hai củaLiên Hoa Giới nói:[41]

Bảo Vân Kinhnói:

Vì vậy, những người thiện xảotrong việc loại trừ các sai lạc sẽ tiến hànhviệc tu tậpthiền về tánh Không để miễn trừ khỏitất cả các diễn tưởng. [787] Thông qua thiền định nhiều về tánh Không, tâm thứccủa họ trải rộngkhắp nơi. Khi họ tìm kiếm bản chất của những nơi tâm đượchạnh phúc, họ ngộra rằng nó trống rỗng. Khi họ truy tầmtâm là, họ nhận ra nó là Không. Khi họ tìm kiếm bản chất của tâmmọi nơivốnbiết cái Khôngđó, họ nhận ra rằng nó thật là trống rỗng. Bằng cách liễu ngộđiều này, họ bước vào sự quán tưởng phi biểu hiệu {phi tướng}.

Điều này cho thấy chỉ những ai trước đây đã từng thực hiện một cuộc kiểm nghiệmđầy đủ sẽ nhập vào phi tướng. Điều đórõ ràng cho thấy rằng không thể chỉ đơn giản loại bỏ hoạt động tinh thần hoàn toàn, và rằng trí tuệkhông thể nhập vào trạng thái vô danh định mà không có việc phân tích bản chất các pháp.

Đoạn này nói rằng khi các ngươi thẩmtra nhữngnơi mà tâm mình trải ra và tâm thức vốn trải đến ở đó, ngươi nhận ra rằng chúng đều trống rỗng; rằng khi cácngươi tìm kiếm hoặc phân tích những tri kiến mà chúng vốn trống rỗng, các ngươi ngộra rằng nó là Không;và rằng những phân tích đó được thực hiện trong quá trình thiền lêntánh Không. Đoạn đócũng nói rằng ai đã phân tích và nhận ra rằng chúnglà trống rỗngsẽ nhập thiềnvềphi tướng. Do đó, nó rõ ràng cho thấy việc không thể xảy ranhững gì Ha-shangtuyên bố - rằng qua việc đơn thuần thu rút tâm mình và loại trừ việc mang đến bất kỳ điều gì vào tâm, thì các ngươi có thể nhập vào một trạng thái phi tướng hay trạng thái vô phân biệt {trạng thái phi định danh, vô niệm} mà trước tiên không có việc sử dụng phân tích quán chiếu để truy tầm một cách lập luận.

Vì vậy, như ta đã giải thích trước đây, thanh gươmlý luận chém xuyên quacác pháp, biểu lộrằng chúngkhông cóngay cả một mảnh vụn về hai tự ngã, và mang đếnsự chắc chắn về vô ngã. Nên nếu một pháp sở hữu hai tự ngã không tồn tại thì làm thế nào sự không tồn tại vốn là phủ định của sự việc này có thể được xác lập trong thực tại? Ý tưởng về sự tồn tại thật sự của việc không tồn tại mà vốn làsự thiếu vắng đứa con của một bà mẹ hiếm muộn, thì phải dựa trên quan sát về một người đàn bà hiếm muộn và đứa con của bà ta. Nếu cả hai không bao giờ được quan sát thấy, thì không ai nghĩ đến việc cấu trúc thành một mệnh đề “Sự không tồn tại về đứa con của một bà mẹ hiếm muộn thì thật sự tồn tại”. Theo cùng một phương cách, khi ngươi thấy không hề có một vật tồn tại thật sựnào ở bất kỳ đâu, thì ngươi cũng không sinh khởi ý niệm rằng tính không tồn tại của vật tồn tại thật sự đó là một điều tồn tại thật sự.[788] Do đó, các ngươi dừng lại tất cả những ý tưởng hàm chứa về các biểu tướng, bởi vì nếu một ý tưởnghàm chứa tính tồn tạithực sự,thìnó phải là một ý nghĩ vốn hàm chứavềsự tồn tại thực sự củahoặcmột tính chất tồn tại hoặc mộttính chất không tồn tại. Vì vậy, nếu thể loạilớn hơn bịphủ nhận, thìtiểu thể loại cũng bịphủ nhận. Đây là những gì Liên Hoa Giới nói trong Giai TrìnhThiềnnói.

Vì vậy, để đạt được trí tuệ siêu phàm phi định danh, các ngươi luân phiên giữa(1) phát triển sự chắc chắn, sự chắc chắnsâu sắc, mà thậm chí không có một hạt tử vềsự tồn tại thực sự trong bất kể làpháphoặc phi pháp, và (2) ổn định tâm vào kết luận đạtđược bởi đó. Các ngươi không thể thành tựutrí tuệ như vậy bởiviệcđơn giản giới hạnhoạt động tinhthần mà không có bất kỳ phân tích nào vềmột đối tượng, bởi vì sự tiếp cận nàykhông tạo ra khả năngđể loại bỏ quan niệm về sự tồn tại thực sự. Điều này là bởi vì điều đókhông chỉ là suy nghĩ về sự tồn tại thật sự;nó không phải là tri kiến về sự vắng mặt của sự tồn tại thực sự. Trong cùng một cách, nó không đơn thuần là suy nghĩ về ngã, nhưnglạikhông phải là kiến thức vềviệc thiếuvắngtựngã, vì vậy việc nuôi dưỡngnó không ngưngđượcquan niệm về ngã. Do đó, các ngươi phải phân biệt giữa (1)việckhông suy nghĩ về sự tồn tại thực sự hay sự tồn tại của hai tự ngã, và (2)việchiểu biết về việc thiếu vắng sự tồn tại thật sự hay sự không tồn tại của hai tự ngã. Hãy nhớ điểm cốt yếu này.

(b”) Vượt qua phản đốivề trình bàyđó

Phản biện:Vì sự phân biệt có tính phân tíchvề ý nghĩa của vô ngã là định danh, nên thật là mâu thuẫn rằng có thểsinh khởitrí tuệ siêu phàm phi định danh. Lý dolà bởi vì phải có sự hài hòa giữa quả và nhân của nó.

Đáp:Thế Tôn đã tự mình nói về điều này bằng cách sử dụng một ví dụ. Ca-diếp PhẩmĐại Thừa Kinh(kâúyapa-parivarta-sûtra) cho biết:[42]

Này Ca-diếp, điều đólà như vy. Ví dụ, hai câybịcọ sátngượcnhau bởi gió và từ đó một đám cháy bắt đầu, đốt cháy hai cây. Trong cùng một cách, Ca-diếp, nếu các ngươi có sự phân biệtcó tínhphân tíchđúng,thìsức mạnh của trí tuệ thánh giảsẽ xuất hiện. Với sự xuất hiện của nó, sự phân biệtđúngcó tính phân tích chính nó sẽ được đốt lên. [789]


Điều này có nghĩa là
trí huệ của một thánh giả đượcxuất hiệntừsựphân biệt có tính phân tích. Liên Hoa Giới trong phần thứ hai của Giai TrìnhThiềnnói:[43]

Do đó,cácthiền giảphân tích với trí huệ và khi họ chắc chắn không bám víu vàonền tảngcủa pháp bất kỳmột cách tối hậu, thì họ nhập vào định lực phi định danh. Họ biết rằng mọi hiện tượng thiếuvắngnền tảng. Có một số người có thiền định không liên quan đến việc sử dụng trí tuệ để thẩmtra về nền tảngcủa các sự vật;họ chỉ nuôi dưỡngsự loại bỏ hoàn toànvà hoàn chỉnh vềhoạt động tinhthần

Các định danh của họ không bao giờ kết thúc và họ không bao giờ thấy biết sự vắng mặt của nền tảngbởi vì họ thiếu ánh sáng của trí tuệ. Do đó, khi ngọn lửa vốnlà một chánh tư duyvề thực tạiphát sinh từ sự phân biệt có tínhphân tích chính xác, thì, như trường hợp của lửa từ sự ma sát của hai gậy cọ xát nhau, gỗ của tư tưởng định danhđược đốt lên. Đây là những gì Thế Tôn dạy.

Nếu không, vì sẽ không thể nào khiến cho một lộ trình không cấu nhiễm phát sinh từ một lộ trìnhbị ô nhiễm, nên một phàm phukhông thể đạt được trạng thái của một thánh giảsự không tương tựnhau giữa nhân và quả. Trong cùng một cách, hiển nhiên là có vô hạn trường hợp không tương tự nhân và quả, như là sự sinh khởi của một chồi non xanh từ một hạt giống màu xám, sự sinh khởi của khói từ lửa, và sự sinh khởi của một bé trai từ một người phụ nữ. Trí huệ siêu phàm phi định danh của một thánh giả là tri kiến cảm nhận về ý nghĩa của vô ngã – là tính Không về đối tượng của sự định danh của hai tự ngã. Để phát triển loại trí huệ đó ở giai đoạn cao hơn, sự hành thiền của các ngươi giờ đây phải phân tích chính xác đối tượng của sự định danh về tự ngã và ngộ ra rằng nó không tồn tại. Do đó, mặc dù đây là định danh, nhưng nó lại là nguyên nhân dẫn đến trí huệ siêu phàm phi định danh. Như đã được trích dẫn trước đây trong Định Vương Kinh:[44]

Nếu ngươi phân biệt một cáchphân tích sự thiếuvắngtự ngã trong các pháp

Và nếu các ngươi tu dưỡng phân tích chính xácđótrong thiền định.

Điều này sẽ khiếnngươi thành tựumục tiêu, việc đạt đếnNiết-bàn.

Không có bình lặngthông qua bất kỳ nguyên nhân nào khác.


Do đó,
phầnthứ ba Giai Trình Thiềncủa Liên Hoa Giới nói[45]:

Mặc dù nó có một tính chất định danh, nhưng bản chất của nó là một trong những hoạt động tinh thần thích hợp. [790] Do đó, bởi vì nó sanh ra trí huệ phi định danhsiêuphàm, nên những người tìm kiếm trí huệ siêuphàmnên dựa vào nó.

Phản biện:Các kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đanói rằng nếu ailiên can đếný tưởng rằng các pháp nhưcác sắcđều Khôngvà vô ngã, thìngười đóliên canđếncác biểu tướng. Do đó, sự phân biệt có tính phân tích vềtánh Khôngthìkhông biện hộ được.

Đáp:Những tuyên bố này trong các kinh điển đề cập đếnviệc chấp giữ tính Không như là tồn tại thật sự; như ta đã giải thích thường xuyên ở trên, các kinhđó không nóiđến sự bảo lưuđơn giản, "Đây là Không". Nếu không, thì những kinh điểnđósẽ không nói về phân tích khi nuôi dưỡngtrí huệBa-la-mật-đa:[46]


Bồ-tát, một chúng sinh vĩ đại, người tu tập trí tuệ Ba-la-mật-đa và nuôi dưỡng trí huệ Ba-la-mật-đa nên thẩm tra một cách cẩn thận và chắc chắn phải xem xét điềusau đây: Trí tuệ Ba-la-mật-đa này là gì? Thuệ Ba-la-mật-đa nàylà của ai? Có phải sự không tồn tại và không quán sát của pháp bất kỳ là trí huệ Ba-la-mật-đa?Khi mộtngười thẩm tra mộtcách cẩn thận và xem xét một cách chắc chắn điều này...

Và trong câu trả lờicho nghi vấnlàm thế nào để thực hành thâm sâu trí huệ Ba-la-mật đa, Tâm Kinhnói,[47]"Hãy thấu đáo một cách tuyệt hảo rằng ngay cả năm uẩn đó cũng đều là trống rỗng về tự tính"[48].Ngoài ra, Bát-nhã Ba-la-mật-đa Bảo Đức Bát Thiên Kệcho biết:[49]

Khi trí huệ phá hủy các thuận duyênnghịch duyên,

Và tích cực và tiêu cực, và thậm chí không một hạt tử được quan sátthấy,

Thì điềunày mang giá trị trongthế giới như là trí huệ Ba-la-mật-đa.

Điều này có nghĩa rằng các ngươi đạt đến trí huệ Ba-la-mật-đa khi đãphân tích các pháp bằngtrí huệ,thìcác ngươi sẽ thấykhông cần quan tâm đến ngay cả một hạt tử, trong vai trò sự thật một cách tối hậu. Làm thế nào sự khẳng địnhcủa các ngươi rằngsự phân tích định danh là mộtchướng ngại cho tuệ giác lại có thể không mâu thuẫn với nhiềutuyên thuyết này về sự cần thiết cho sựthẩmtra chính xác của các lập luậnnhư vậy?

Phản biện:Tôikhông đồng ý với cách tiếp cận này. Có tuyên thuyếtkinh điển rằngngười ta không cần thẩmtracáchiện tượng. Làm thế nào để Ngàigiải thíchviệc này? [791]

Đáp:Nếu ngươi, giống như Ha-shang, cho rằng tất cả nhữngý nghĩ bất kỳ đềuràng buộc ngươi trong luân hồi, thìcác ngươi phải chấp nhận rằng các ngươi đang bị tróibuộc trong luân hồi bởitất cả những suy nghĩ như:"Ta đã nhận được biệt huấn về vô niệm;ta sẽ thiềnvề điều này".Ta đã bác bỏ điều này một cách chi tiếttrước đó.

Vì vậy, ý nghĩa của các đoạn văn trong kinh điển mà dường như nóirằng các ngươi không nên thẩmtra làviệc dạycác ngươi không nên nghĩ tưởng về các pháp đónhưthật sự tồn tại. Việc ngưngýnghĩ vốn hàm chứasự tồn tại thật sự tựa nhưminh họa này: Nếu đau khổ phát sinh thông quaviệc lầm tưởngmột sợi dây thừng một con rắn,thìcác ngươi khắc phục lỗi lầm này khi các ngươi chắc chắn được rằng con rắn không tồn tại như các ngươi đã tưởng tượng. Không có cách nào khác. Tương tự như vậy, các ngươi phải sử dụng một lý do chính xác để chắc chắn rằng đối tượng mà các ngươi đã nghĩ đếnnhư là thực sự tồn tạithìkhông thực sự tồn tại,và các ngươi phải làm cho mình thuần thụcmột cách tường tận với kết luận này. Các ngươi không thể ngừng ý nghĩ vốnhàm chứasự tồn tại thật sự bằng cách đơn thuần thu hồi tâm thứcvốn hàm chứa vềsự tồn tại thực sự.

Hơn nữa, các ngươi phải đồng ý rằng quan niệm về sự tồn tại thật sựmột sai lạc;nếu không sai lạc,thìsẽ không có ý nghĩa gì trong việc ngăn chặn nó. Nếu các ngươi đồng ý rằng sự nhận biếtnày là sai lạc, thìlàm thế nào các ngươi công nhận rằng đó là sai, trừ khi các ngươi nhận ra rằng đối tượng được bảo lưubởi nó {sự nhận biết}không tồn tại? một người có thể xác địnhxem một nhận biết là sai lạc hay không chỉ bởi việc liệu rằng một đối tượng có tồn tại giống như khi nó được nắm bắt bởi sự nhận biết đó hay không.Một tuyên bố đơn thuần sẽ không chứng minh được rằng đối tượng không tồn tại nhưnó được nghĩ tưởngtồn tạibởikhái niệm về sự tồn tại thực sự. Vì vậy, các ngươi dựa vào sự kết hợp khôngkhiếm khuyết của kinh vănvà lý lẽđể chứng minh điều đó. Sau khi đã làm điều đó, các ngươi đi đến một kết luận về sự vắng mặt của sự tồn tại thực sự. Sau đó, các ngươi bình ổn tâm trí củamìnhmà không có việc nghĩ tưởngvềsự tồn tại thực sự;đây là lập thuyếtcủa chúng tôi. Vì vậy, sự hành thiền này phải là loạitrạng thái phi định danh vốn trước đó đã có sự phân tích của trí huệ phân biệt; đơn thuần chỉ là một trạng thái vô niệm thì không đủ. Các ngươi nên hiểu điều này tương ứng vớinhững gì được nói trong Giai Trình Thiềnphầnthứ ba của Liên Hoa Giới:[50]

Do đó, hãy thấy rằng trong các kinh điển của giáo phápthù thắng, sự phân biệt có tính phân tích chính xác đi trước sự vắng mặt của chánh niệm và sự vắng mặt của hoạt động tinh thần bởi vì nó làsựphânbiệtcó tínhphân tíchchính xác duy nhấtcó thể tạo ra sự vắng mặt của chánh niệm và sự vắng mặt của hoạt động tinhthần. [792] Không có cách nào khác.

Và:[51]

Các Kinh như Bảo Vân KinhGiải Thâm Mật Kinhkhẳng định rằngtrí huệ có bản chấtphân biệt có tínhphân tích chính xác. Bảo Vân Kinhnói:

Sau khi các ngươi đã thẩmtra với tuệ giác, các ngươi thấy biết sự vắng mặt của nền tảng. Điều này nhập vào phi tướng

Lăng Già Kinhnói:


Này Đại Huệ {Mahâmati}, bởi vì các tính chất đặc trưngtổng quátlà không được thấy biết khi được thẩm tra tinh thần, nên người ta nói rằng tất cả cáchiện tượng thiếunền tảng.

Thất bại trong việc tiến hànhsự phân biệt có tínhphân tíchđúngsẽ mâu thuẫn với nhiều tuyên bố về phân biệt có tính phân tích chính xác màđấngThế Tôn đã tạo ratrong các kinh điểnnày. Vì vậy, có thể chấp nhận được khinói:"Tôicó chút trí tuệ, nỗ lựcnhỏ bé, và tôikhông có khả năng theo đuổi các nghiên cứu sâu rộng".Nhưng đấng Thế Tônđã tán thán nghiên cứu mở rộng, thì thậtkhông phải là sángsủakhitừ bỏ nó mãi mãi.

Tương tự như vậy, các tuyên thuyết rằng tâm không nên lưugiữbất cứ điều gì, từ sắccho đến toàn trí, có nghĩa là thậtkhông phù hợp khi cho rằngcácpháp đó thật sự tồn tại như là những nơi để tâm lưulại. Nếu không, vì ngay cả những thứ như sáu Ba-la-mật-đađược nói đến theo cách đó,thìnó sẽ có nghĩa là tâm không được lưu lạithậm chí trên chúng. Như đã giải thích trước đây, thậtkhông thích hợp khilưu lại nộitrong quan niệm về các phápnhư thật sự tồn tại. Có những tuyên thuyết trong kinh điển rằngquaviệcdựa vào tri kiếnrằngcácpháp không thực sự tồn tại, các ngươi sẽ không lưulại với và không cưu mangvề các pháp như vậy. Hãy biết rằng tất cả các tuyên thuyết như thếchỉ đề cập đếnsựphân biệt có tính phân tích chính xácngay trước đóvốn bác bỏrằngcác đối tượng {là} thật hữu hay tồn tại tự tính. [793] Do đó, kinh điểntham chiếu đến những phápnhư không thể nghĩ bàn, hoặc đếnnhững gì là vượt quá sự nhận biết, đã được tạo rađể ngăn chặn các ngã mạn rằng sự thâm diệucó thể được biết đơn thuần quanghiên cứu hoặc quán chiếu;những điều đócácđối tượng về tự tri kiến cá nhân của một thánh giả. Do đó, những tuyên thuyếtđónghĩa là không thể nghĩ bàn, v.vđối vớitâmthứccủa những người khác không phải là các bậc thánh giả,và mục đích của chúnglà để ngăn chặn các ý kiếnkhông chính xác về sự thâm diệu tồn tạithật sự. Hãy nhận ra rằng chúngkhông bác bỏ sựphân tích thích hợpbởitrí huệ phân biệt.Giai Trình Thiềnphần thứ ba của Liên Hoa Giới nói:[52]

Vì vậy, bất cứ nơi nào các ngươi nghe thấy những từngữnhư "không thể nghĩ bàn", chúnglà nhằm mục đích ngăn chặn các ý tưởngthổi phồng vềniềm tự hào của những ainghĩ rằng thực tạiđược thấy biết chỉđơn thuầnbởinghiên cứu và quán chiếu. Các biểu thnhư vậy cho thấy các hiện tượng được hiểu với tự trikiếncá nhân của một thánh giả. Hãy hiểu điều này như là một phản bác chính xác vềmột tà kiến; các tuyên thuyết này không bác bỏsựphân biệt có tính phân tíchđúng đắn. Nếu không, nó sẽ mâu thuẫn với rất nhiều kinh và luận.

Làm thế nào nó mâu thuẫn với nhiều kinh điển? Nó sẽ mâu thuẫn vớicáctuyên thuyết như thế như điềunày từ Ca-diếp PhẩmĐại Thừa Kinh:[53]

Này Ca-diếp, sự phân biệt có tính phân tích chính xác về các pháp trong trung đạo là gì? Ca-diếp, nơi có sự phân biệt có tính phân tích về tínhkhông tồn tại của một tựngã vàphân biệt có tính phân tích về sựkhông tồn tại của một chúng sinhhữu tình, một sinh chúng, mộtchúng sinh đượcnuôi dưỡng, một cầm thú, một cá nhân, một chúng sinhngười, một ngườiCa-diếp, điều này được gọi là sự phân biệt có tính phân tích chính xác vềcác pháp trên trung đạo.


Liên Hoa Giới
trong phần thứ nhất của Giai Trình Thiềnnói [794]:[54]

Vô Phân Biệt Nhập Chân Ngôn(Ârya-avikalpa-praveúa-dhāraṇī) nói: "Các ngươi tống khứnhững biểutướng của sắctương tự, bằngviệckhông dụng tâm".Điều nàyý gì? Một lần nữa,chủý là khi sử dụng trí tuệ để thẩmtra, các ngươi không áp dụng tâm mình cho nhữngsự việc vốnkhông quan sát được. Nó không phải làviệccác ngươi khônghoạtđộng tinhthầnmột cách nghiêm ngặt. Trong sự thẩm nhậpthiền về vôphân biệt {phi tưởng}, các ngươi hoàn toàn loại bỏ hoạt động tinh thần, nhưng điều này không tống khứ đượccác tham chấp từ vôthủy đếncác phápnhư sắc.

Điều này cũng rõ ràng trong lời chú giải của đại sư này trong bài Chân ngôn đó.

Một cách toát yếu, trong Đại thừa không có quan điểmnàokhác hơn so với hai loạiquan điểm đã đượcgiải thích rộng rãi trong các văn bản của thánh giảLong Thọ và thánh giảVô Trước. Rõ ràng là những học giả xuất sắc và các nhà thiện xảo sưcủa Ấn và Tạng chắc chắn dựa vào một tronghai quan điểm {nhân vô ngã và pháp vô ngã} như được giải thích bởi hai đại sư này {Long Thọ và Vô Trước}. Vì vậy, không có nghi ngờ chi về việccác ngươi phải tìm kiếm quan điểmcủamột tronghai bậc thầynày, như được trình bày bằng các bảnluậntương ứngcủa các ngài. Ta trước đâyđãgiải thích thủ tục để truytầmquan điểm dựa trên các bảnluậncủa thánh giả changười con traitinh thầncủa ngài [Long Thọ và Thánh Thiên].

Theo Thánh giả Vô Trước, cácđối tượngvà các chủ thể, trongthực tại, hoàn toàn thiếu vắng việc trở thành các thực thể khác nhau thật sự, nhưng vẫn trìnhhiện như là các thực thể khác nhau thật sựtrướcchúng sinhtrẻ con. Các trìnhhiện nhưthếlà những đối tượng phóng tưởng mà các chúng sinh trẻ con nghĩ tưởngthànhtồn tạithật sựgiống như khi chúng trìnhhiện. Qua kinh điểnvà lý luận, các ngươi tìm thấy một sự tin cậy vững chắc vềsựthậthoàn hảo, không nhị nguyênvốnlà sự phủ định toàn bộcủa sự phóng tưởng trong mối quan hệđếnsự phụ thuộc. Sau đóthậtcần thiết để thực hiện cả thiền định trên quan điểmđólẫnthiền quán lênvới sựphân biệt. Ngay cả với sự hiểu biết như thế vềquan điểm, nếu trong quá trình thiền định các ngươi chỉđơn thuầnnhậpvàomột trạng tháiphi định danh, và không bình ổn{định}tâm vàoquanđiểmđó, thì điều này không cấu thành thiền lên tính Không. [795] Các ngươi nên quan tâm đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa Luậncủa Bảo Sinh Tịnh {skt.Ratnakâraúânti}, vì nó là rõ ràng nhất về các phương pháp của hệ thốngnàycho việcxác định quan điểm, các phương pháp của nó đểduy trì định và tuệ một cách tách biệt đối với những gì các ngươi đã xác định, và các phương pháp của nó để nhập vào sự hợp nhất giữa định và tuệ. Thật là tuyệt vời để biết hệ thống này thấu đáovà thiền định theo những gì được tìm thấy trong các kinh điểncủa .

Mỗi kinh Đại thừa, từ những tóm lược cho đến cáckinhvăn chi tiết nhất – đưa ra rất nhiều giáo phápvề ý nghĩa thậm thâm, nhưng cũngcòn để lại nhiều điều. Vì vậy, các ngươi phải rút racácđiểm vốnkhông được dạy trong một sốvăn bản nhất địnhtừ các kinh văn khácvốn códạy các điểm đó, và các ngươi phải rút racácđiểm vốnkhông được dạy rộng rãi trong một sốkinh văn nhất địnhtừ các kinh vănkhácvốn có chỉ dạy chúng một cách chi tiết. Các ngươi nên hiểu rằng điều này cũngđúng đối với các thể loại của các Bồ-táthànhquảng đại. Một con đường một phần, trong đó hoặc làsựthâm điệuhoặc là quảng đại đang bị mất, thì không thể được coi là hoàn tất. Đây là lý do tại sao người ta thường nói rằng các ngươi phải có kỹ năng trong tất cả các thừađể trở thành một thiện xảo sư,người hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để giáo huấnlộ trình tu tập.



[1]BA663 Sn, Lamotte 1935:89, được trích ở LRCM: 471. Bốn lớp được nêu ra như là bộ phận của một danh mục gồm chín thành phần. P774:13.4.8-13.5.1.

[2]BA664 Śbh, P5537:101.1.6-7; cf. LRCM: 472.

[3]BA665 "Hai loại trí huệ" là thấy biết: (1) sự phân hóa và (2) bản chất thật sự.

[4]BA666 Sn, Lamotte 1935: 92; P744:14.2.3-5.

[5]BA667 Śbh, P5537:101.2.3-6.

[6]Còn gọi là tứ pháp luận tức là bốn phương pháp để suy luận có hiệu quả chính xác. Xem thêm Phụ lục 2 Các quán Chiếu Phật giáotrích từ Tứ Diệu Đế. Dalai Lama. Võ Quang Nhân dịch. Bài viết của Alan Wallace.

<http://rongmotamhon.gofreeserve.com/sach/tudieude/phuluc_2.htm>

[7]BA668 Jam-dbyangs-bzbad-pa {mChan: 738.5-6)nói rằng các thực tại không thể nghĩ bàn chẳng hạn như là sự kiện đức Phật có thể đặt tất cả các thế giới vào nội trong một hạt cải, hay sự kiện là một con chim bồ câu đi trên nóc của một ngôi nhà có thể để lại các dấu vết trên một số sữa chua bên trong căn nhà. Thực tại chắc thật là các pháp đều thiếu vắng sự tồn tại thiết yếu.

[8]BA669 'Jam-dbyangs-bzhad-pa (mChan: 739.1-2) giải thích: Nếu vật chi có hình dạng bầu tròn v.v... được gọi là nồi, thì trạng thái bầu tròn v.v... của một vật là đủ lý do để gọi nó là cái nồi, thật vô nghĩa để tìm kiếm những lý do khác khiến cho trạng thái của một vật là một cái nồi.

[9]BA670 Śbh, P5537:101.4.2-3.

[10]BA671 LRCM: 769-770.

[11]BA672 LRCM: 535-536, trích Śbh, P5537:101.1.2-6.

[12]BA673 Prajñâpâramitopadeúa, P5579:247.1.4-5.

[13]BA674 Sn, P774:13.4.8-13.5.1. Xem LRCM: 769.

[14]BA675 LRCM:529ff.

[15]Lưu ý quan trọng: Theo cách diễn đạt của ngài Tsongkhapa thì trong đề mục (1’) Bác bỏ các hệ thống khác và đề mục tiếp sau (2')Trình bày về hệ thống riêng của chúng tôi thì thuật ngữ quan điểmđược dùng để ám chỉ chánh tri kiến về tính Không.

[16]BA676 LRCM:579ff.

[17]BA677 LRCM: 547-550.

[18]BA678 LRCM: 594-595.

[19]BA679 Bk3, Tucci 1971:13-14, D3917: Ki 61bl-62al.

[20]BA680 Gaya-sirsa-sutraD109: Ca288b7-289al.

[21]BA681 Tathâgata-acintya-guhya-nirdeúa-sûtralà phần 3 của Ratna-kûṭa {Bảo Hằng Kinh}P760.

[22]BA682 LRCM:332ff.

[23]BA683 Theo cách viết nguyên bản "rượt theo hòn đá". Thuật ngữ "sự loại bỏ bên ngoài" (phyi chad) được dùng để ám chỉ một phương trị liệu nông cạn cho nên không hiệu quả. Người theo Ha-shang tranh luận rằng nếu mỗi lần ngươi không nắm bắt được điều gì đó, ngươi phải chạy đi như một con chó đang đuổi theo trái banh để phân tích đối tượng bị nắm bắt sai lạc, thì sẽ không bao giờ có một kết thúc cho chu trình của việc diễn tưởng và việc phân tích để loại bỏ các diễn tưởng theo cơ sở từng trường hợp một.

[24]BA684 Sáu Bảo Trang của thế giới là Long Thọ, Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Vực Long, và Nguyệt Xứng.

[25]BA685 Bk3, Tucci 1971: 17-18, D3917: Ki 63a3-5. The Mañjuúrî-vikrîita-sûtra {Văn-thù-sư-lợi Du Hí Kinh}được trích như làMañjuúrî-vikurvita-sûtra{Văn-thù-sư-lợi Thần Biến Kinh}in Bk3.

[26]BA686 Xem ghi chú 248 trong LRCM: 570; và LRCM: 653-654.

[27]BA687 Cś: 14.25, Lang 1986:134-35; D3846: Tsha 16a5.

[28]BA688 MAV: 6.116ab, La Valine Poussin 1970b: 229; D3861: Ha 210al.

[29]BA689 MAV:6.120cd, La Vallee Poussin 1970b: 233; D3861: Ha 210a5.

[30]BA690 Pramâa-varttika-kârikâ, Miyasaka 1971-72:54-55; P5709: 90.1.5.

[31]BA691 Ibid., Miyasaka 1971-72:54-55; P5709: 90.1.5.

[32]BA692 Tính Không được thấy biết trước tiên ở mức Kiến đạo, tức điểm một người không còn là phàm phu mà trở thành thánh giả. Trước khi đạt mức Kiến đạo, một bồ-tát sẽ ở mức Tích Lũy đạo vốn bao gồm bốn giai đoạn: phẩm tính về nhiệt, đỉnh, nhẫn và siêu thế. Mỗi giai đoạn được chia thành ba trình độ – sơ, trung, và cao. Cho nên, trình độ cao của giai đoạn phẩm tính siêu việt của Tích Lũy đạo là mức cao nhất mà một người thường có thể đạt đến. Ý của ngài Tsongkhapa là ngay cả loại phát triển nhất về thiền lên tính Không vốn thấy trên Tích Lũy đạo vẫn nằm trong sự định danh.

[33]BA693 Sn, Lamotte 1935:110-11; P774:17.3.1-2.

[34]BA694 Nârâyaa-paripcchâ, được trích trong Śikâsamuccaya{Bồ-tát Học Luận} Vaidya 1961b: 105; P5336: 232.1.1-2

[35]BA695 LRCM: 69-77 (Great Treatise 2000:109-116), LRCM: 342ff, 547ff, 596-604, 614ff.

[36]BA696 P5709: 79.1.4.

[37]BA697 LRCM: 86-205 (Great Treatise 2000: 129-263).

[38]BA698 MAV: 6.120d, La Vallee Poussin 1970b: 233; D3861: Ha 210a4.

[39]BA699 Madhyamaka-hdaya-kârikâ{Trung Đạo Tâm Luận} D3855: Dza 4bl-2.

[40]BA700 Madhyamika-hdaya-tarka-jvâlâ{Trung Đạo Tâm Yếu Luận} D3856: Dza 58a7-b2.

[41]BA701 Bk2, P5311: 34.1.5-34.2.2. Đoạn này trong Bảo Vân Kinh{Ratna-megha-sûtra}, D231: Wa 92a4-5, được trích từ Bk3, Tucci 1971: 7-8, D3917: Ki 64a4-5.

[42]BA702 Kâúyapa-parivarta-sûtra là phần 43 của Bảo Hằng Kinh{Ratna-kûṭa}; Stael-Holstein 1977:102-03; D87: Cha 133a7-bl.

[43]BA703 Bk2,P5311: 34.1.2-5.

[44]BA704 SR, trích trong LRCM: 479-480.

[45]BA705 Bk3, Tucci 1971: 20; D3917: Ki 64a3-4.

[46]BA706 Conze 1990:102-03.

[47]BA707 Prajñâ-pâramitâ-hdaya- sûtra{Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh} Ka 145a4-5.

[48]Theo như cách dịch của ngài Huyền Trang trong các bản dịch Hán-Việt thì câu này là "chiếu kiến ngũ uẩn giai Không".

[49]BA708 Prajñâpâramitâ-ratnagua-sañcaya-gâthâ{Bát-nhã Ba-la-mật-đa Bảo Đức Bát Thiên Kệ} Conze 1973: 22; D13: Ka 6a6-7.

[50]BA709 Bk3, Tucci 1971: 17; D3917: Ki 62b6-7.

[51]BA710 Bk3, Tucci 1971:18-19, D3917: Ki 63a6-b3. Ratna-megha-sûtra {Bảo Vân Kinh} P897:211.3.2-3. The Bk3. Đây là sự trích dẫn của một đoạn kinh. Lakâvatâra Sûtra {Lăng-già Kinh}, D107: Ca 101a5-6

[52]BA711 Bk3, Tucci 1971:19, D3917: Ki 63b7-64a2.

[53]BA712 kâúyapa-parivarta-sûtra Stael-Holstein: 82-83; D87: Cha 130b2-3.

[54]BA713 Bkl, Tucci 1986: 212; P5310: 26.4.2-3. Ârya-avikalpa-praveúa-dhāraṇī, P810:231.3.4-5.

. 547

Chương 8: Ba Loại Người

2. Làm thế nào để tận dụng lợi thế của một cuộc sống an lạc và thuận duyên

a. Làm thế nào để phát triển tri thức tổng quát một cách chắc chắn về lộ trình tu tập

1) Nội dung bao hàm của tất cả kinh điển về các lộ trình của ba loại người như thế nào

2) Vì sao các đệ tử được hướng dẫn theo các giai đoạn áp dụng các rèn luyện dành cho ba loại người

a) Mục đích của việc hướng dẫn các đệ tử qua phương tiện của các lộ trình về ba loại người

b) Vì sao các đệ tử được hướng dẫn theo những giai đoạn như vậy

i) Nguyên nhân thật sự

ii) Mục đích

 

––––\––––

 

2. Làm thế nào để tận dụng lợi thế của một cuộc sống an lạc và thuận duyên

Việc làm thế nào để tận dụng lợi thế của một cuộc sống an lạc và thuận duyên được trình bày trong hai phần:

  1. Làm thế nào để phát triển tri thức tổng quát về lộ trình một cách chắc chắn
  2. Phương pháp thật sự để tận dụng lợi thế của một cuộc sống an lạc và thuận duyên (Chương 9 và tiếp theo)

 

a.Làm thế nào để phát triển tri thức tổng quát một cách chắc chắn về lộ trình

Phương thức phát triển tri thức tổng quan một cách chắc chắn về lộ trình gồm hai phần:

1. Nội dung bao hàm của tất cả kinh điển về các lộ trình của ba loại người như thế nào

2. Vì sao các đệ tử được hướng dẫn theo các giai đoạn áp dụng các rèn luyện dành cho ba loại người

 

1)Nội dung bao hàm của tất cả kinh điển về các lộ trình của ba loại người như thế nào

Ở lúc bắt đầu, một người muốn trở thành một vị Phật sẽ phát triển tâm Bồ-đề; ở giai đoạn giữa, người này tích lũy các công đức và trí tuệ tối thượng; và cuối cùng, người này chứng được Phật quả toàn hảo. Tất cả những hành động này chỉ nhằm đến mục tiêu hạnh phúc cho chúng sinh. Vì thế, tất cả những giáo pháp một vị Phật đưa ra chỉ giản dị là nhằm đạt đến lợi ích cho chúng sinh. Điều này tức là, lợi ích của chúng sinh chính là điều quý vị nên đạt được. [87] Lơi ích này bao gồm hai phần: mục tiêu tạm thời về việc trạng thái cao làm người hoặc một vị thiên, và mục tiêu rốt ráo về điều tốt đẹp chắc chắn là sự giải thoát hay sự toàn giác. Giữa hai điều này, nhiều lời giáo huấn của đức Phật nói về việc đạt được mục tiêu tạm thời là trạng thái cao. Tất cả những giáo huấn này được bao gồm trong các lời dạy dành cho một hành giả chân chính có khả năng giới hạn {căn cơ nhỏ} hoặc trong những giáo pháp dành chia sẻ với một hành giả như vậy, bởi vì những cá nhân có khả năng đặc biệt giới hạn thật sự không làm nhiều cho kiếp sống này, mà họ nỗ lực tinh tấn để có trạng thái cao thù thắng khi tái sinh làm người hoặc trời trong những kiếp vị lai bằng cách xúc tiến nuôi dưỡng các nguyên nhân tạo ra các tái sinh đó. Tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luậnnói rằng:[1]

 

Hãy biết rằng những ai “thấp nhất”

Nỗ lực chăm chỉ nhằm chỉ đạt

Các an vui trong cõi luân hồi

Bằng mọi cách cho hạnh phúc riêng họ.

 

Có hai điều tốt lành chắc chắn: sự giải thoát mà đơn thuần chỉ là tự do khỏi luân hồi và trạng thái giải thoát tối thượng của toàn giác. Nhiều lời giáo huấn của đức Phật liên quan đến Duyên Giác và Thanh Văn thừa. Tất cả những tuyên thuyết này được đề cập trong các giáo pháp dành cho một hành giả có khả năng thật sự trung bình hoặc trong những giáo pháp dành chia sẻ với một hành giả như vậy, bởi những hành giả có khả năng trung bình sẽ phát khởi sự tỉnh giác với tất cả mọi thứ trong luân hồi và sau đó thiết lập mục tiêu là giải thoát chính họ khỏi luân hồi. Rồi họ bước vào lộ trình của ba sự rèn luyện, phương tiện để đạt giải thoát. Trong tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luận:[2]

 

Những người được gọi là “trung bình”

Ngăn chận những hành vi tội lỗi

Quay lưng với an lạc trong luân hồi,

Và tinh tấn nỗ lực cho thanh tịnh riêng mình.

 

Tác phẩm Hạnh Hiệp Đăng Luậncủa Trưởng lão [Atiśa] nói rằng:[3]

 

Bởi bổn sư, đức Phật, nói rằng,

“Nương tựa Ba-la-mật và Chân ngôn thừa[4]

Và thành đạt được chân giác ngộ”,

Giờ ta sẽ viết về ý nghĩa điều này.

 

Theo đó, phương thức đạt đến toàn giác bao gồm hai phần: những Đại thừa của các Ba-la-mật-đa và Đại thừa của các chân ngôn {skt. mantra – còn gọi là mật chú}. Hai phần này được bao gồm trong những giáo pháp dành cho một hành giả thượng căn, vì những người này qua tác động của lòng đại bi, lấy Phật quả làm mục tiêu của họ nhằm dẹp tan mọi đau khổ của tất cả chúng sinh. Sau đó họ rèn luyện sáu Ba-la-mật-đa, hai giai đoạn[5], và tương tự. [88] Trong tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng:[6]

 

Những người được gọi là “thượng căn”

Thành tâm muốn dẹp tan tất cả

Mọi đau khổ của những người khác

Qua cách hiểu nỗi khổ chính mình.

 

Dưới đây, tôi sẽ diễn giải phương thức những người này đạt tới sự giác ngộ bao hàm trong cả Ba-la-mật-đa thừa lẫn mật chú thừa. Liên quan đến những điều kiện dành cho ba loại người, các lời giáo huấn này trong tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luận có ý nghĩa tương tự với lời giáo huấn trong Quyết Định Yếu Luận của tác phẩm Du-già Hạnh Địa Luận:[7]

 

Hơn nữa, có ba loại người như sau: có những người trì giữ phát nguyện về giới là từ bỏ mười việc bất thiện, điều này vốn không được xem xét là một giới nguyện, tuy nhiên nó cũng tương tự như giới nguyện. Có những người phát nguyện về Thanh Văn giới. Có những người phát nguyện về Bồ-tát giới. Trong số này, loại người đầu tiên có khả năng thấp nhất; loại người thứ hai là trung bình; và loại người thứ ba là thượng hạng.

 

Ngoài ra, các kinh điển cũng đề cập nhiều cách để định vị một hành giả có khả năng thấp nhất, trung bình và thượng hạng. Tương tự Bồ-đề Đạo Đăng Luận của ngài Atiśa, tác phẩm Vi Diệu Pháp Báu Luậncủa ngài Thế Thân[8]cũng xác định ba loại người. Thật sự có hai loại trong số những hành giả mang khả năng giới hạn – những người nỗ lực cho kiếp sống này và những người nỗ lực cho những kiếp vị lai. Tuy nhiên, ở đây tôi đang nói đến trường hợp sau, những người sẽ được tôi nhận diện là thực hiện phương pháp đúng đắn để đạt địa vị cao.

 

2)Vì sao các đệ tử được hướng dẫn theo các giai đoạn áp dụng các rèn luyện dành cho ba loại người

Sự diễn giải này gồm hai phần:

1. Mục đích của việc hướng dẫn các đệ tử qua phương tiện của các lộ trình về ba loại người

2. Vì sao các đệ tử được hướng dẫn qua những giai đoạn như vậy

 

a)Mục đích của việc hướng dẫn các đệ tử qua phương tiện của các lộ trình về ba loại người

Tôi đã đưa ra sự diễn giải về ba loại người. Tuy nhiên, các giai đoạn trong lộ trình dành cho hành giả có khả năng cao cũng bao hàm trọn vẹn những lộ trình dành cho hai loại người còn lại. Vì thế, hai lộ trình này là những phần, hay những chi, của đạo Đại thừa. [89] Như đạo sư Mã Minh đề cập trong tác phẩm Thế Tục Bồ-đề Tâm Tu Tập (Saṃvṛti-bodhicitta-bhâvanâ):[9]

Không hại ai, với tâm chân thật,

Và trong sạch; không hề trộm cắp,

Và bố thí mọi tài sản của ngươi

Là hành vi khiến tái sinh hạnh phúc.

 

Một khi thấy khổ đau của luân hồi,

Ngươi theo lộ trình đúng để rời khỏi nó,

Và loại trừ hai hành động tội lỗi;

Đó là hành vi khởi tạo sự an nhiên.

 

Người thượng căn nên tu tập tất cả điều này;

Đó là những ngả đường của sự quyết tâm tối cao cho giải thoát.

Tri nhận rằng chư pháp giai không

Tạo dòng chảy từ bi cho mọi chúng sinh.

 

Những phương tiện thiện xảo vô hạn

Là hoạt động của quyết tâm tối thượng để giải thoát.

 

Vì vậy, trong việc này các vị đạo sư không dẫn dắt quý vị theo con đường dành cho những hành giả có khả năng giới hạn, những người lập mục tiêu chỉ đơn thuần vì hạnh phúc trong luân hồi, hay con đường dành cho những hành giả có khả năng trung bình, những người chỉ lập mục tiêu đơn thuần là sự giải thoát khỏi luân hồi cho bản thân họ. Đúng hơn là, các đạo sư chọn ra một số lộ trình có chung cho hai loại người này và dùng chúng làm những điều kiện tiên quyết để dẫn dắt quý vị theo lộ trình dành cho những hành giả thượng căn. Vì thế họ dùng chúng làm những thành phần của lộ trình rèn luyện dành cho những hành giả thượng căn. Do vậy, một khi quý vị đã phát triển ước mong tận dụng lợi thế của kiếp người an lạc và thuận duyên này như giải thích trước đây, quý vị phải biết được làm cách nào để tận dụng lợi thế trọn vẹn của nó. Liên quan đến điều ấy, tác phẩm Trung Đạo Tâm Yếu Luậncủa ngài Thanh Biện nói rằng:[10]

 

Những tấm thân này thật quá mỏng manh,

Như cây chuối và như bong bóng nước.

Ai sẽ không mang lại cho chúng sự vững vàng như núi Tu-di

Bằng việc lấy chúng làm điều kiện để giúp đỡ cho những người khác?

 

Những tấm thân này là cơ sở của bệnh tật, tuổi già, và sự chết

Những ai có phẩm cách tốt và lòng từ bi

Khiến cho chúng trong từng khoảnh khắc

Làm nền tảng thăng tiến hạnh phúc của tha nhân.

 

Đời an lạc tránh khỏi tám duyên không an lạc

Do bởi ngọn đèn của giáo pháp tối thượng sáng soi

Hãy tận dụng thật tốt an lạc này

Qua hành động của một người thượng trí.

 

Vì vậy, hãy bước vào Đại thừa với suy nghĩ: “ngày đêm, tôi sẽ luôn ứng xử như một hành giả thượng căn, tận dụng tốt thân này, vốn là một nơi trú ngụ của bệnh tật, một cơ sở của các đau khổ, của tuổi già và điều tương tự, cũng như nó vốn thiếu vững chắc tựa như cây chuối hay bong bóng nước”.

 

Vấn: Từ lúc bắt đầu, vị đạo sư nên hướng dẫn đệ tử qua các tu tập của một hành giả thượng căn. [90] Đâu là công dụng của sự rèn luyện theo những lộ trình được chia sẻ với những hành giả có khả năng giới hạn và trung bình?

Đáp:Rèn luyện theo các lộ trình được chia sẻ với hai loại người này là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển lộ trình của một hành giả thượng căn. Tôi sẽ giải thích cách điều này là như thế.

 

b)Vì sao các đệ tử được hướng dẫn qua những giai đoạn như vậy

Việc vì sao các đệ tử được hướng dẫn qua những giai đoạn như vậy được diễn giải về các mặt nguyên nhân thật sự và mục đích.

 

i)Nguyên nhân thật sự

Đường vào Đại thừa chỉ có tâm Bồ-đề vô thượng. Một khi điều này phát sinh trong dòng tâm thức của quý vị thì như được đề cập trong tác phẩm Nhập Bồ-đề Hành Luận của ngài Tịch Thiên:[11]

Khi chúng sinh vô vọng,

Bị trói trong ngục tù

Luân hồi bao đau khổ

Phát khởi tâm Bồ-đề

Họ sẽ được gọi là

“con của đấng Thiện Thệ”[12]

Và thật đáng tôn vinh

Trong chư thiên, nhân giới.[13]

 

Vì thế, những chúng sinh này bước vào Đại thừa được đặt tên là “những đứa con của bậc Điều Ngự” hay “những vị Bồ-tát”. Nếu họ hủy hoại tâm Bồ-đề của mình, họ sẽ tự trục xuất bản thân ra khỏi đoàn thể những hành giả tu tập Đại thừa.

Do đó, những người ước mong bước vào Đại thừa phải phát triển tâm Bồ-đề này bằng cách thực hiện nhiều dạng nỗ lực. Những bản văn tối cao dạy về những giai đoạn của lộ trình Bồ-tát đạo, các tác phẩm Bồ-tát Học Luận Nhập Bồ-đề Hành Luận của ngài Tịch Thiên, đề cập đến phương pháp phát triển tâm Bồ-đề ấy. Các tác phẩm đó nói rằng trước tiên quý vị cần thiền quán về những ích lợi của nó. Sau đó, quý vị làm mạnh mẽ nỗi hân hoan về những lợi lạc này từ tận đáy lòng của mình. Điều này phải đồng hành với việc thực hành bảy hạnh nguyện {Phổ Hiền} cùng với sự thực hành quy y.

Nếu quý vị viết cô đọng lại những lợi ích được đề cập theo cách này, thì chúng bao gồm hai phần: tạm thời và rốt ráo. Phần đầu tiên lại gồm hai khía cạnh nữa: không rơi vào những cảnh giới khốn khổ và được tái sinh trong những cảnh giới hạnh phúc. Điều đó nghĩa là, một khi phát tâm Bồ-đề, quý vị sẽ loại bỏ được nhiều nguyên nhân tích lũy từ trước cho những sự tái sinh đau khổ, và quý vị chấm dứt sự tích lũy liên tục về chúng trong tương lai. Quý vị cũng tăng trưởng mạnh mẽ những nguyên nhân đã tích lũy từ trước cho những sự tái sinh hạnh phúc bởi chúng được thấm nhuần tâm Bồ-đề này. Hơn nữa, bởi quý vị được tâm Bồ-đề này thúc đẩy, nên những nhân mà quý vị gây tạo lại sẽ là khoog thể nào cạn kiệt. [91] Nương tựa tâm Bồ-đề này, quý vị sẽ dễ dàng đạt đến những mục tiêu cuối cùng, sự giải thoát và toàn giác.

Ngay từ lúc bắt đầu, quý vị phải có ước vọng chân thành mong cầu để đạt đến những lợi ích tối hậu và tạm thời này. Nếu không có điều đó, quý vị có thể nói rằng: “Tôi sẽ nỗ lực phát triển tâm Bồ-đề này” vì những lợi ích vốn sinh khởi từ việc phát triển tâm Bồ-đề, nhưng đó sẽ chỉ là những lời nói suông. Sự rỗng tuếch của lời tuyên bố này rất rõ ràng một khi quý vị kiểm chứng lại tâm thức của mình.

Vì thế, trước tiên quý vị phải rèn luyện trong tư tưởng chung cho những cá nhân có khả năng giới hạn và trung bình nhằm phát triển một niềm ước ao đạt được hai lợi ích, trạng thái cao [là người hoặc trời] và điều tốt lành chắc chắn [sự giải thoát hay sự toàn giác]. Sau khi phát triển được điều ước như vậy, quý vị nuôi dưỡng tâm Bồ-đề, là thái độ giúp sinh khởi những lợi ích ấy. Khi làm điều này, quý vị phải phát triển lòng đại từ bi vốn là nền tảng cho thái độ này. Nói cách khác, khi quý vị quán chiếu rằng mình đã lang thang trong luân hồi, bị mất đi hạnh phúc và bị nỗi đau khổ hành hạ như thế nào, thì những sợi lông trên người quý vị phải nên dựng đứng lên. Nếu không có sự trải nghiệm này, quý vị sẽ chẳng thể trở nên bất nhẫn với sự đau khổ của những chúng sinh khác khi họ phải chịu đựng và bị tước đi hạnh phúc bởi họ lang thang trong luân hồi. Trong tác phẩm Nhập Bồ-đề Hành Luận:[14]

 

Những ai chưa nghĩ tưởng

Đến một thái độ như vầy

Cho lợi ích riêng họ;

Thì ngay cả trong mơ

Làm sao khởi được nó

Cho hạnh phúc tha nhân?

 

Do vậy, trong bối cảnh người có khả năng giới hạn, quý vị quán chiếu cách mà mình bị hãm hại trong những cảnh giới khốn cùng đến như thế nào. Trong bối cảnh của hành giả có khả năng trung bình, quý vị quán chiếu theo phương cách rằng thậm chí ở trạng thái cao, thì cũng có đau khổ và không có được hỷ lạc an tịnh. Sau đó, quý vị thúc đẩy sự phát triển tình yêu thương và lòng từ bi bằng cách nuôi dưỡng sự đồng cảm với các chúng sinh, những người quý vị xem là gần gũi với mình. Từ đây quý vị sẽ phát tâm Bồ-đề. Vì thế, sự rèn luyện suy nghĩ chung với những người có khả năng giới hạn và trung bình là phương pháp phát khởi một tâm Bồ-đề chân thật; đó không phải là một lộ trình riêng biệt nào mà vị đạo sư dẫn dắt quý vị theo.

Tương ứng theo đó, quý vị thực hiện nhiều phương cách khác nhau để thanh tịnh hóa bản thân khỏi sự bất thiện và tích lũy công đức nhờ sử dụng những tu tập để phát triển được cả thái độ chia sẻ với những hành giả có khả năng giới hạn lẫn thái độ chia sẻ với những hành giả có khả năng trung bình. Các ví dụ là việc quy y và việc suy nghĩ về nghiệp và nghiệp báo. [192] Hãy hiểu rằng những điều này cũng giúp quý vị phát tâm Bồ-đề, bởi chúng phù hợp với bảy hạnh nguyện Phổ Hiền hoặc với tu tập quy y, vốn là những phương pháp rèn luyện đóng vai trò tiên quyết cho tâm Bồ-đề trong bối cảnh của những tu tập dành cho hành giả thượng căn.

Ở điểm này, vị đạo sự trình bày chi tiết một cách xuyên suốt về những phương cách mà trong đó, các rèn luyện của những hành giả có khả năng giới hạn và trung bình đóng vai trò như các thành phần cho sự phát tâm Bồ-đề vô thượng. Hơn nữa, quý vị, người đệ tử, sẽ đạt đến tri thức chắc chắn về điều này. Sau đó, bất cứ khi nào quý vị duy trì thiền, điều tối quan trọng là quý vị giữ vững hiểu biết này trong tâm và rèn luyện những giáo pháp này như là các thành phần cho sự phát triển tâm Bồ-đề của quý vị. Nếu không, lộ trình của hành giả thượng căn và những lộ trình của những hành giả có khả năng giới hạn và trung bình sẽ bị tách biệt và không liên quan. Và bởi quý vị sẽ không đạt tri thức chắc chắn về tâm Bồ-đề nào cả cho đến khi quý vị đạt đến lộ trình thật sự của hành giả thượng căn, nên việc thiếu rèn luyện trong những chủ đề này, như là những phần của sự phát triển tâm Bồ-đề của quý vị, sẽ khiến ngăn trở quý vị không phát triển được tâm Bồ-đề ấy, hoặc, trong khi quý vị thiếu sự rèn luyện này, sẽ khiến cho quý vị lệch khỏi mục tiêu to lớn của bản thân về việc phát tâm Bồ-đề ấy. Do đó, hãy lưu ý kỹ ở điểm này.

Theo phương cách này, hãy rèn luyện theo các lộ trình của nhữnghành giả có khả năng giới hạn và trung bình và rèn luyện tốt những điều được diễn giải trong bối cảnh dành cho hành giả thượng căn. Sau đó, bằng tất cả khả năng tốt nhất, hãy phát khởi một tâm Bồ-đề chân thật trong dòng tâm thức của mình. Tiếp theo, để tinh thần này trở nên ổn định, hãy tiến hành một sự tu tập đặc biệt về quy y và sau đó thực hiện nghi lễ về sự phát tâm Bồ-đề mạnh mẽ. Sau khi quý vị đã tiếp nhận tinh thần nguyện ước {Bồ-đề tâm nguyện} mạnh mẽ này qua nghi lễ, quý vị phải nỗ lực học hỏi các giới luật của nó. Tiếp đến, hãy phát triển sự ước ao mãnh liệt để học hỏi những hạnh Bồ-tát, như sáu Ba-la-mật-đa và bốn cách thu nhận đệ tử. Một khi sự ước ao này sinh khởi từ tận đáy lòng quý vị, hãy kiên định áp dụng lời thệ nguyện thanh tịnh về xúc tiến Bồ-đề tâm {Bồ-đề tâm hành}. Sau đó, với sự dấn thân, hãy tránh bị những vi phạm căn bản làm cấu nhiễm. Hãy nỗ lực để ngay cả những sự ô uế nhỏ nhoi và trung bình hoặc sự gây tạo những lỗi lầm cũng không làm quý vị ô nhiễm. Ngay cả nếu quý vị bị ô nhiễm, hãy làm thanh tịnh bản thân một cách triệt để bằng cách sửa đổi những sự vi phạm như được chỉ dạy trong kinh.

Tiếp theo, hãy rèn luyện bao quát về sáu Ba-la-mật-đa. Một cách cụ thể, hãy rèn luyện thật tốt về bình ổn thiền – cốt lõi của định – để làm cho tâm thức của quý vị có khả năng được đặt lên một đối tượng thiền thiện đức, theo sự ước mong của quý vị. [93] Tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luận của Trưởng lão[15]nói rằng quý vị nên phát triển định từ thiền nhằm sinh khởi những tri kiến siêu việt. Ngài dẫn ra một ví dụ đơn giản. Trong những tình huống khác, Ngài nói rằng quý vị nên phát triển định lực nhằm sinh khởi tuệ giác. Vì vậy, đạt được định chủ yếu nhằm mục tiêu cho tuệ. Sau đó, để cắt bỏ những trói buộc của quan niệm về hai bản ngã {nhân vô ngã (tib. གང་ཟག་གི་བདག་མེད) và pháp vô ngã (tib. ཆོས་ཀྱི་བདག་མེད)}, hãy lập một xác định triết lý về ý nghĩa của tánh Không, tức là sự vô ngã. Sau khi duy trì một phương pháp thiền không sai sót, hãy đạt đến sự thấu suốt, tức là trái tim của trí tuệ.

Theo đó, tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luận Thích của ngài Atiśa[16]đề cập rằng, ngoại trừ những tu tập về định và tuệ, tất cả những sự tu tập trong mức độ giới luật và bao gồm việc rèn luyện các giới luật của Bồ-đề tâm hành sẽ cấu thành việc rèn luyện giới luật. Định là việc rèn luyện về sự tập trung hoặc việc rèn tâm. Tuệ là việc rèn luyện về trí tuệ. Hơn nữa, tất cả những tu tập trong mức độ định từ thiền và bao gồm định từ thiền cấu thành nên nhân tố của sự giác ngộ được gọi là phương tiện, tức là sự tích lũy công đức, những đạo pháp phụ thuộc vào các chân lý ước lệ {tục đế}, hay còn được gọi là những giai đoạn của lộ trình bao quát. Sự phát triển của ba loại trí tuệ thấu suốt[17]cấu trúc nên nhân tố của sự giác ngộ được gọi là trí tuệ, sự tích lũy trí tuệ, vốn phụ thuộc vào những chân lý tối hậu {chân đế}, hay còn gọi là những giai đoạn của lộ trình uyên thâm. Vì thế, hãy biết thật chắc chắn về trình tự của chúng, về sự thật rằng chúng là một danh mục toàn diện, và rằng quý vị không thể đạt đến sự giác ngộ chỉ bằng phương tiện hay trí tuệ đơn thuần.

Đây là cách mà những chú ngỗng hoàng gia, những đứa con của bậc Điều ngự, tức những kẻ đang trên con đường ra đại dương mênh mông những phẩm hạnh diệu hảo của một vị Phật, sải đôi cánh của chúng và bay lên. Một cánh là những chân lý quy ước – tất cả những nhân tố về phương tiện, lộ trình bao quát. Một cánh kia, dựa vào những chân lý tuyệt đối, đang hiểu biết rõ cả thực tại lẫn vô ngã. Tuy nhiên, chúng không thể chỉ sử dụng một phần đơn lẻ của lộ trình, hay bay lên như chú chim gãy một cánh.[18]Như tác phẩm Nhập Trung Quán Luận Thíchcủa ngài Nguyệt Xứng đề cập:[19]

 

Dang đôi cánh trắng và rộng của thực tại và ước lệ,

Những chú ngỗng hoàng gia, hộ tống bởi đàn chúng sinh,

Bay trên những ngọn gió đức hạnh để đạt đến vô thượng

Trên bờ xa, những phẩm hạnh Phật lớn tựa đại dương. [94]

 

Sau khi quý vị rèn luyện tâm thức bằng lộ trình thông thường, quý vị chắc chắn phải bước vào con đường mật chú bởi vì khi thực hiện, quý vị sẽ nhanh chóng hoàn thành hai sự tích lũy. Nếu quý vị không thể tu tập xa hơn lộ trình thông thường, hoặc không muốn làm điều đó do thiên hướng của quý vị thừa kế từ những kiếp trước quá yếu, vậy thì chỉ cần cải thiện trên từng giai đoạn này của lộ trình.

Quý vị được chỉ dạy rằng tất cả các thừa nói chung và mật chú thừa nói riêng nương tựa vào vị đạo sư đều rất cốt yếu. Bởi thế, một khi bước vào con đường chân ngôn, quý vị nên làm theo những sự giải thích về mật chú, và tu tập một pháp môn dựa vào vị đạo sư thậm chí còn chuyên sâu hơn những gì tôi diễn giải trước đây. Sau đó, hãy làm cho tâm thức quý vị trở nên chín muồi với những quán đảnh đến từ những nguồn Mật thừa thanh tịnh, trì giữ một cách đúng đắn với ngay cả sự rủi ro cho tính mạng của quý vị, về tất cả những lời thệ và nguyện mà quý vị nhận được trong suốt các quán đảnh của quý vị. Quý vị có thể phát nguyện lại nếu mình bị một sự vi phạm căn bản tác động, tuy nhiên tâm thức quý vị sẽ bị hư hoại, và sẽ rất khó khăn để tăng trưởng những phẩm hạnh diệu hảo. Vì thế, hãy nỗ lực một cách cụ thể để không bị những vi phạm căn bản làm hư hỏng và không bị những vi phạm thứ cấp làm ô nhiễm. Ngay cả nếu quý vị bị ô uế bởi những điều này, hãy thanh tịnh hóa bản thân với sự sám hối và kiềm chế, vì những sự thệ nguyện là nền tảng của lộ trình.

Tiếp đó hãy rèn luyện theo những lời hướng dẫn tốt đẹp về Du-già với các biểu tướng (nói về những cấp độ Mật thừa thấp hơn), hoặc Du-già của giai đoạn phát khởi (nói về Mật thừa Du-già ở mức cao nhất). Sau khi sự rèn luyện này đã vững vàng, hãy rèn luyện thật tốt về Du-già không biểu tướng (nói về những cấp độ Mật thừa thấp hơn), hoặc Du-già của giai đoạn hoàn mãn (nói về Mật thừa Du-già ở mức cao nhất).[20]

Tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luận trình bày phần chính yếu của lộ trình như vậy; những giai đoạn của lộ trình cũng hướng dẫn quý vị theo cách này. Đại Trưởng lão cũng đã giáo huấn điều này trong những bản văn khác. Tác phẩm Đại Thừa Đạo Thành Tựu Pháp Tậpcủa Ngài nói rằng:[21]

 

Nếu ngươi ước mong chứng vô thượng Bồ-đề,

Vốn cao quý bất khả tư lường,

Hãy dốc lòng tu tập và thành tựu tâm Bồ-đề,

Bởi sự giác ngộ phụ thuộc vào tu tập. [95]

Bởi thân thể an lạc và thuận duyên toàn hảo này

Thật khó lòng đạt được, và một khi nhận được

Sẽ rất khó mà sở hữu lại lần sau,

Hãy khiến nó đầy ý nghĩa nhờ nỗ lực tu tập.

 

Và tác phẩm Đại Thừa Đạo Thành Tựu Pháp Hạng Huống Tậpcủa Ngài nói rằng:[22]

 

Khi một cơ duyên sinh khởi

Cho những phạm nhân trốn khỏi ngục tù,

Họ bỏ chạy khỏi nơi ấy,

Bởi mục tiêu họ không như những thường nhân.

 

Cũng thế khi cơ duyên sinh khởi

Để vượt qua biển cả luân hồi,

Ngươi trồi lên ra khỏi chốn luân hồi,

Bởi mục tiêu ngươi không như những kẻ khác.

 

Tương tự:[23]

 

Hành Bồ-tát giới bằng cách trì theo

Tu tập quy y, giữ giới cao hơn,

Và nền tảng Bồ-đề tâm nguyện mãnh liệt,

Hãy tu tập đúng đắn, theo các giai đoạn, bằng năng lực của ngươi,

Tất cả những Bồ-tát hành –

Sáu Ba-la-mật-đa và tương tự.

 

Hơn nữa:[24]

 

Nuôi dưỡng trí huệ tâm và phương tiện –

Trí huệ định lực, và hợp nhất chúng.

 

Ngoài ra, tác phẩm Định Tập Phẩm của Bodhihadra {Giác Hiền}đề cập rằng:[25]

 

Đầu tiên, hãy vững vàng tâm Bồ-đề toàn hảo của ngươi,

Sinh khởi từ sức mạnh từ bi.

Đừng tham chấp tận hưởng những nguồn vui trong luân hồi,

Và quay lưng đừng bám lấy chúng.

Được ban những bảo vật toàn hảo như niềm tin,

Hãy tôn kính đạo sư của ngươi, người ngang hàng đức Phật.

 

Với những lời nguyện đạo sư đã dạy,

Hãy tinh tấn trong thiền.

Nhận qua lòng từ của thầy

Sự ban tặng những quán đảnh, cả bình cam lồ và mật ngữ.

 

Làm thanh tịnh thân, khẩu, và ý,

Những hành giả như vậy thích hợp để chứng ngộ.

Bằng việc hoàn thành những sự tích tập

Sinh khởi từ định chi,

Họ sẽ chóng đạt sự chứng ngộ vô thượng.

Đó là con đường của mật chú.

 

ii)Mục đích

Vấn:Nếu những giáo pháp dành cho những hành giả có khả năng giới hạn và trung bình là các điều kiện tiên quyết cho hành giả thượng căn, chúng có lẽ cũng được xem là những giai đoạn cho lộ trình của hành giả thượng căn. [96] Vì sao lại sử dụng thành ngữ này: “các giai đoạn của lộ trình được chia sẻ với những hành giả có khả năng giới hạn và trung bình”?

Đáp: Có hai mục đích to lớn của việc phân biệt ba loại người và theo đó hướng dẫn các đệ tử: (1) điều đó đánh tan suy đoán cho rằng quý vị là một hành giả thượng căn cho dù không phát triển những trạng thái tâm thức tương tự như những hành giả có khả năng giới hạn và trung bình, và (2) điều đó mang lại lợi ích to lớn cho những người có tâm thức ở mức tốt nhất, trung bình và thấp nhất. Nó mang lợi ích cho họ như thế nào? Ngay cả hai loại hành giả có khả năng cao hơn cũng phải tìm cầu địa vị cao và sự giải thoát, vì vậy không có gì sai lầm khi giáo huấn các đệ tử có khả năng trung bình và cao về những sự tu tập phát triển những thái độ của những hành giả có khả năng giới hạn và những hành giả có khả năng trung bình. Họ sẽ phát triển được những phẩm hạnh diệu hảo.

Những hành giả có khả năng giới hạn nhất có thể rèn luyện những sự tu tập cao hơn, nhưng điều này sẽ dẫn đến việc họ từ bỏ nhãn quan thấp hơn của họ mà lại không tăng trưởng lên được một nhãn quan cao hơn, và vì vậy họ sẽ không được gì cả. Hơn nữa, có thể có những hành giả nhiều thiện duyên đã phát khởi những lộ trình cao hơn trong những kiếp trước. Nếu họ được giáo huấn về những lộ trình chia sẻ với những hành giả khả năng thấp hơn và sau đó rèn luyện chúng, thì họ sẽ nhanh chóng tăng trưởng những phẩm hạnh diệu hảo đã phát khởi trước đó hoặc những phẩm hạnh chưa phát khởi từ trước. Vì vậy, bởi họ đã phát khởi những lộ trình thấp hơn, nên họ có thể được dẫn dắt theo những lộ trình lần lượt cao hơn, và do đó lộ trình của chính họ đã tu tập trong những kiếp trước sẽ không bị trì hoãn.

Tác phẩm Chân Ngôn Vương Vấn Kinh[26]dùng ví dụ về một thợ kim hoàn khéo tay dần dần tinh luyện được món trang sức để minh họa sự cần thiết cho việc hướng dẫn tâm thức của đệ tử theo các giai đoạn. Để thận trọng tránh sự dài dòng, tôi không trích dẫn chúng đầy đủ ở đây. Vị hộ pháp Long Thọ cũng đã hướng dẫn các đệ tử theo những giai đoạn trong suốt những lộ trình để đạt đến địa vị cao và sự tốt lành chắc chắn:[27]

Ban đầu có những giáo pháp về trạng thái cao;

Rồi đến với những giáo pháp về sự tốt lành chắc chắn.

Bởi khi đạt đến trạng thái cao,

Ngươi dần vươn tới sự tốt lành chắc chắn.

 

Tương tự, Tôn giả Vô Trước cũng nói rằng:[28]

 

Hơn nữa, các vị Bồ-tát hướng những đệ tử của họ thành tựu nhân tố đức hạnh của sự giác ngộ một cách đúng đắn và theo các giai đoạn. Để làm được điều này, ban đầu họ đưa ra những giáo pháp dễ dành cho những chúng sinh có trí tuệ non trẻ, yêu cầu họ tu tập theo những huấn thị và giải nghĩa ở mức dễ dàng. Khi nhận thấy trí tuệ của những chúng sinh này phát triển lên khả năng trung bình, các vị yêu cầu họ tu tập những giáo pháp và huấn thị ở mức trung bình, và những sự giải nghĩa trung bình. [97] Khi nhận thấy trí tuệ của những chúng sinh này trở nên rộng mở, các vị yêu cầu họ tu tập những giáo pháp và huấn thị uyên thâm, và những sự giải nghĩa vi diệu. Đây là luồng hoạt động mang tính quyết định cho hạnh phúc của những chúng sinh này.

 

Ngoài ra, tác phẩm Hạnh Hiệp Đăng Luậncủa ngài Thánh Thiên mô tả phương pháp trước tiên quý vị rèn luyện tư duy về Ba-la-mật-đa thừa và sau đó bước vào mật chú thừa. Tác phẩm chứng minh rằng quý vị phải thực hiện điều này theo các giai đoạn. Sau đó điểm này được tóm tắt như sau:[29]

 

Phương pháp những chúng sinh khởi đầu

Tham gia vào mục tiêu tối thượng

Được đức Phật toàn hảo huấn thị

Tương tự từng bậc của cầu thang.

 

Hơn nữa, tác phẩm Tứ Bách Kệ Tụng[30]cũng đề cập rằng trình tự của con đường là xác định:

 

Thoạt tiên, ngừng các việc thất đức.

Tiếp theo, ngừng sai lầm về ngã.

Cuối cùng, dứt tất cả tà kiến;

Ai hiểu điều này là bậc tinh thông.

Tương tự, vị đa văn đạo sư Mẫu Hầu đã nói rằng:[31]

 

Tựa như việc nhuộm vải không còn vết nhơ:

Trước tiên họ phát triển điều thiện trong tâm đệ tử

Thông qua những bàn luận về bố thí và tương tự,

Và rồi họ bảo đệ tử quán tưởng về giáo pháp.

 

Viện dẫn bản văn này, đại sư Nguyệt Xứng cũng cho rằng đạo pháp có một trình tự xác định. Vì trình tự mà chúng tôi dùng để hướng dẫn những người khác đi theo con đường một cách rõ ràng là rất thiết yếu cho sự tu tập của họ, hãy đạt đến sự chắc chắn vững vàng về phương pháp này.





Chương


[1]BA216 Bodhi-patha-pradîpa, P5343: 20.4.5-6.

[2]BA217 Ibid., P5343: 103, 20.4.5.

[3]BA218 Caryâ-saṃgraha-pradîpa, P5379:186.3.6-7.

[4]Ở đây Chân ngôn thừa là tên gọi khác của Mật thừa và xin phân biệt với Chân ngôn tông của Trung Hoa.

[5]Tức là Giai đoạn Phát khởi và Giai đoạn Hoàn tất hay Hoàn mãn trong tu tập Mật thừa.

[6]BA219 Bodhi-patha-pradîpa, P5343: 20.4.6.

[7]BA220 Tác phẩm Du-già Hạnh Địa Luận- rNal 'byor spyod pa'i sa mam par gtan la dbab pa bsdu ba (Vs), P5539: 9.2.4-5. P5539, tập 110 được trích dẫn khác nhau như gTan la dbab pa bsdu pa (Viniścaya-saṃgrahaṇi)rNam par ngcs pa bsdu pa (Nirṇaya-saṃgraha). Tên đầy đủ trong danh mục Pali là Yogâ-caryâ-bhûmau-nirṇaya-saṃgraha.

[8]BA221 Abhidharma-koúa-bhâṣya (AKbh), P5591:189.1.4-6.

[9]BA222 Saṃvṛti-bodhicitta-bhâvanopadeúa-varṇa-saṃgraha, P5307:18.3.4-7.

[10]BA223 Madhyamaka-hṛdaya-kârikâ, P5255: 3.4.2-4.

[11]Ý trong hai câu thơ cuối của đoạn kệ này không thấy trình bày trong bản Anh ngữ mà chúng được thay bằng dấu …, nhưng lại có thấy trích dẫn trong bản chú giải của Sopa Rinpoche nên chúng tôi thay thế các các dấu chấm này cho rõ. Steps on the Paht to Enlightenment. P248. Vol1. Lhundub Sopa. Wisdom. 2004.

[12]“con của đấng Chiến Thắng”, “con Phật”, “con của đấng Thiện Thệ” v.v... chỉ đến các Bồ-tát đã thọ giới và được xem như trong gia đình con Phật. Chữ Hán-việt ban đầu là “Phật tử” nhưng về sau, chữ này đã bị mở rộng về mặt nội hàm bất kể là cho người có Bồ-tát giới hay không. Cho nên từ “Phật tử” có thể gây hiểu nhầm dù không sai về cách viết.

[13]BA224 BCA: 1.9a-c; P5272: 245.2.3-4.

[14]BA225 Ibid.: 1.24; P5272: 245.3.6-7.

[15]BA226 Bodhi-patha-pradîpa, P5343: 21.2.6-7.

[16]BA227 Bohdi-mârga-pradîpa-pañjikâ-nâma, P5344, vol. 103.

[17]Ba loại trí huệ hay tam minh (chn. 三智) này được giải thích trong Giáo Pháp Về Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, bao gồm (1) trí huệ thấu hiểu khía cạnh phổ dụng của các pháp. Đây là loại trí huệ của Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa thấy biết được chân lý về bản chất không cố hữu không thật có của các hiện tượng {các pháp}, (2) Trí huệ thấu hiểu về các lộ trình khác nhau đến giác ngộ. Chư Bồ-tát có loại trí huệ này vốn khiến họ thấy biết về khía cạnh đặc thù về sự tồn tại hay chân lý về sự tồn tại tạm bợ, cũng như là nhiều lộ trình khác nhau đến giác ngộ, nên theo đó họ có thể cứu độ các chúng sinh khác, (3) trí huệ hiểu biết cả khía cạnh phổ dụng lẫn khía cạnh đặc thù của các pháp. Đây là trí huệ Phật hay Phật trí. Phật trí vốn nhận thức cả hai khía cạnh này của toàn thể các pháp còn gọi Trung Đạo, cũng như nhận thức về nhiều lộ trình đến giác ngộ khác nhau. Tuy nhiên, theo như giải thích của Sopa Rinpoche thì có vẻ như ngài Sopa ám chỉ đó chính là Tam Vô Lậu Học (giới định và tuệ). Xem thêm chi tiết trong chú thích kế.

three kinds of wisdom. The Soka Gakkai Dictionary of Buddhism. Truy cập 12/02/2012.

<http://www.sgilibrary.org/search_dict.php?id=2343>.

[18]Trong chú giải đến ba đoạn giảng luận cuối này, theo giải thích của Sopa Rinpoche thì tu tập sáu Ba-la-mật-đa tương ứng với Tam vô lậu học (giới-định-tuệ) như sau: bốn Ba-la-mật-đa đầu là giới, Ba-la-mật-đa thiền định là địnhvà Trí huệ Ba-la-mật-đa là tuệ. Việc tu tập để đạt giác ngộ được so sánh như hai cánh chim bay đến thành tựu, không có cả hai thì không thể đạt giác ngộ. Cánh chim thứ nhất là phương tiện bao gồm tất cả các tu tập từ đầu cho đến nhất tâm định, được xem là khía cạnh tích lũy công đức và được chú trọng như là chân lý ước lệ (tục đế). Cánh chim còn lại là tất cả các loại tu tập để đạt đến sự chứng ngộ trực tiếp về bản chất thật sự của con người (bản ngã người) và các pháp cũng như là chính trí tuệ này. Các tu tập này được xem là sự huân tập về trí huệ và được chú trọng như là chân lý tối hậu (chân đế).

Steps on the Path to Enlightenment. Vol1. P292. Lhundub Sopa. 2004.

[19]BA228 Madhyamakâvatâra-nâma: 6.226; P5262:106.2.4-5.

[20]Du-già với biểu tướng là loại thiền mà trong đó hành giả quán tưởng sự trình hiện của một bổn tôn hay một giác thể và mật chú trong mục tiêu thành tựu sắc thân Phật, loại thiền này không liên hệ đến hiểu biết về tính Không. Loại thiền lên tính Không trong đó nhắm đạt đến trực chứng tính Không được gọi là Du-già không có biển tướng. Xem thêm chuyên về chủ đề này: Yoga Tantra: Paths to Magical Feats. Dalai Lama, Tsongkhapa and Jeffrey Hopkins. Snow Lion. 2005.

[21]BA229 Mahâyâna-patha-sâdhana-saṃgraha, P5352:51.5.23.

[22]BA230 Mahâyâna-patha-sâdhana-varṇa-saṃgraha, P5351:50.3.3-5.

[23]BA231 Ibid., P5351: 50.4.8-50.5.2.

[24]BA232 Ibid., P5351: 51.3.5-6.

[25]BA233 Samâdhi-saṃbhâra-parivarta, P3288: 257.5.2-5.

[26]BA234 Đà-ra-ni Vương Vấn Kinh - gZungs kyi dbang phyug rgyal pos zhus pa (Dhâraṅîúvara-râja-paripṛcchâ)là tác phẩm Arya Ârya-tathâgata-mahâ-karuṇâ-nirdeúa-nâma-mahâyânâ-sûtra, P814:300.5.4.

[27]BA235 Raja-parikatha-ratnavall, Ra: 1.3-4; P5658:173.5.7-8.

[28]Bbh, P5538:186.1.3-6.

[29]Carya-melapaka-pradipa, P2668: 295.3.8-295.4.1.

[30]Cś: 8.15; P5246:136.3.2-3.

[31]Trong tác phẩm Nhất Bách Ngũ Thập Kệ Tụng- Sata-pancasatka-natna-stotra (Một trăm năm mươi kệ xưng tụng): 12.5; P2038. Tác giả là ngài Mã Minh theo bản Pali.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567