Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 1
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Thượng)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎
Chương 19: Thiền Quán Thêm về Khổ
(c) Thiền quán về ba loại khổ
(i) Khổ do thay đổi
(ii) Khổ do đau đớn
(iii) Khổ do duyên sinh
2’’ Suy ngẫm về các đau khổ cụ thể
(a) Cái khổ của con người (skt. manuṣya)
(b) Cái khổ của A-tu-la (skt. Asura)
(c) Suy ngẫm về cái khổ của chư thiên (skt. deva)
(i) Chư thiên của dục giới
(a’) Cái khổ của việc phải chết và bị giáng xuống các giới
thấp
(1’) Cái khổ của chết
(2’) Cái khổ của việc phải giáng xuống các cảnh giới thấp
(b’) Cái khổ của âu lo
(c’) Cái khổ của việc bị cắt chém, đâm rạch, giết chết, và
bị đuổi đi
(ii) Chư thiên của sắc giới và vô sắc giới
–––\–––
(c)Thiền quán về ba loại khổ[1]
(i)Khổ của thay đổi [227]
Những cảm giác vui thú mà các chúng sinh kinh qua trong
luân hồi cũng giống như sự vui thích cảm nhận được khi dội nước mát lên mụn
hoặc nhọt đang sưng tấy: khi cảm giác tạm thời này qua đi, cái đau đớn tự quay
trở lại. Điều này gọi là khổ do thay đổivà bao gồm không chỉ cảm thọ mà còn cả tâm vương và các tiến trình tâm (tâm sở)[2]tương tự với tâm vương đó,[3]cũng
như các đối tượng cấu nhiễm, khi được nhận thức, gây nên cảm giác đó.
(ii)Khổ do đau đớn
Khi một cái mụn đau đớn viêm tấy lên tiếp xúc với một chất
kích thích khó chịu chẳng hạn như nước muối, nó thật là đau đớn cực độ. Đây là
cách quý vị nhận ra cảm giác đau đớn. Những cảm giác đau đớn như thế tạo thành
cái khổ do đau đớn, bởi vì ngay khi
chúng khởi lên thân và tâm liền bị hành hạ, như trong trường hợp đau thận. Cũng
như đã giải thích ở trên, khổ của đau đớn không phải chỉ là cảm giác mà thôi.
(iii)Khổ do duyên sinh
Các cảm giác trung tính hữu lậu giống như mụn sưng tấy
không tiếp xúc với chất xoa dịu hoặc chất kích thích khó chịu. Bởi vì những cảm
giác này cùng hiện hữu với các khuynh hướng xáo trộn chức năng, chúng tạo thành
khổ do duyên sinhmà, như giải thích ở
trên, không phải chỉ bao gồm các cảm giác mà thôi. Ở chừng mực cái khổ do duyên
sinh bị tác động bởi các nghiệp trước đó, cũng như là các phiền não, và đồng
thời khổ này hiện hữu cùng với các hạt giống {chủng tử} sẽ phát sinh ra cái khổ
và phiền não trong tương lai, nó cùng hiện hữu với các xu hướng xáo trộn chức
năng dai dẳng.
Do đó, tham luyến gia tăng khi cảm giác vui thích khởi lên,
và thù ghét gia tăng khi đau đớn khởi lên. Vô minh gia tăng khi quý vị hiểu lầm
tấm thân – vốn là một phần của tình trạng xáo trộn chức năng không vui thú mà
cũng không đau đớn – là trường tồn, trong khi thật ra nó là vô thường. Tham
luyến sinh ra khổ đau chẳng hạn như việc tái sinh tương lai vào trong năm cảnh
giới [các cảnh giới của chúng sinh ở địa ngục, của ngạ quỷ, súc sinh, con
người, và chư thiên]; thù ghét mang lại khổ đau như sầu khổ trong đời này, cũng
như khổ đau tương lai trong các cảnh giới khốn khổ; trong khi vô minh hoạt hóa
theo phương thức nhằm duy trì sự khổ do hai cảm xúc kia [tham luyến và thù
ghét] sinh ra. Do đó, tham luyến chấm dứt khi quý vị thấy các cảm giác vui thú
là khổ đau. [228] Trong trường hợp cảm giác đau đớn, sự thù ghét chấm dứt khi
quý vị xét thấy rằng bởi vì các uẩn [của thân và tâm] là một tập hợp của các
nguyên nhân gây ra khổ đau, các cảm giác đau đớn từ chúng phát khởi ra chỉ như
là đau đớn thể xác phát khởi ra vậy. Trong trường hợp các cảm giác trung tính,
vô minh ngừng khi quý vị thấy bản chất của các cảm giác đó là vô thường, tiêu
tán và hoại diệt. Bằng cách này, quý vị ngăn ngừa không cho ba loại cảm giác
khởi lên thành tam độc {tức tham, sân, si}. Tôi đã giải thích những điểm này
theo Quyết Định Yếu Luậnvà Du-già Hạnh Địa Luận {Các Tầng Bậc Hành Thiền}.
Giống như ai đó đang mang một gánh nặng không thể vui sướng
được nếu vẫn còn phải mang gánh nặng này, quý vị cũng vậy, sẽ tiếp tục chịu khổ
đau nếu quý vị vẫn còn mang gánh nặng của các uẩn tương ưng. Cho dù đôi khi quý
vị không có cảm giác đau đớn, nhưng bởi vì các uẩn đã bám rễ chắc chắn vào các
khuynh hướng xáo trộn của khổ đau và phiền não, khổ do duyên sinh vẫn hiện
diện, và do đó vô vàn các khổ đau đang mấp mé ở tình trạng sắp xảy ra bằng vô
số cách. Cho nên, vì khổ do duyên sinh thấm nhập mọi khổ đau và là gốc rễ của
hai khổ đau kia, hãy thường thiền quán về nó để không còn bị nó mê hoặc nữa.
Hơn nữa, những cảm giác vui thú hiện thời của quý vị – nó
làm cho tham luyến tăng trưởng – hầu hết chỉ xảy ra khi có sự dịu bớt của khổ
đau (được giảm bớt/khuây khỏa); vui thú không hiện hữu một cách tự nhiên, không
hiện hữu độc lập với việc loại bỏ khổ đau. Thí dụ, nếu quý vị bị đau khổ vì đi
bộ quá nhiều, một trạng thái tâm khoan khoái khởi lên khi quý vị ngồi xuống.
Khi đó, bởi vì tình trạng đau khổ cực độ đang phai mờ đi, vui thú có vẻ như
đang từ từ phát khởi. Tuy nhiên ngồi không phải tự nhiên là điều vui thú, bởi
vì nếu quý vị ngồi lâu quá, đau khổ lại khởi lên, giống như khi trước. Giả dụ
rằng ngồi và các tư thế khác tự bản chất của chúng là nguyên nhân của vui thú
thì cũng như khổ đau sẽ gia tăng tỉ lệ với mức độ dính mắc của quý vị với
nguyên nhân của khổ đau, vui thú cũng sẽ gia tăng theo lượng thời gian quý vị
đi, ngồi, nằm, ăn hoặc uống, đứng dưới ánh nắng hoặc trong bóng mát. Tuy nhiên,
rõ ràng là nếu quý vị làm quá lâu bất kỳ điều nào kể trên, tất cả kết quả của
việc làm đó tất cả chỉ là khổ đau. [229] Bởi vì, như Nhập Thai Kinhđề cập trong cùng nguồn cảm hứng:[4]
Này Nanda, các hoạt động thân thể như đi, ngồi, đứng, hoặc
nằm, mỗi thứ như vậy đều phải được hiểu là đau khổ. Nếu thiền giả phân tích bản
chất của các hoạt động thân thể này, họ sẽ thấy rằng khi họ đi cả ngày mà không
nghỉ, ngồi xuống, hoặc nằm xuống, họ sẽ kinh nghiệm việc đi này chỉ thuần là
đau khổ và sẽ có những cảm giác mãnh liệt, buốt nhói, không chịu nổi và không
vui thú gì. Ý niệm đi là vui thú sẽ không khởi lên.
Sau khi bàn luận cùng một cách như vậy về ba hoạt động thể
chất kia, lời kinh nói tiếp:
Tuy nhiên, này Nanda, bởi vì các hoạt động thể chất ngắt
đoạn sự liên tục của khổ đau trong hoạt động này hoặc hoạt động kia, thì trong
một số hoạt động thể chất khác, một cái khổ mới khác lại phát khởi; và với điều
này họ tưởng là vui thú. Này Nanda, khi cảm giác vui thú hữu lậu này khởi lên,
đó chỉ là khổ đau đang khởi lên; khi nó chấm dứt, chỉ có bản chất của khổ đau
này chấm dứt mà thôi. Khi nó lại khởi lên nữa, đó chỉ là hoạt động tác hợp phát
khởi; khi nó chấm dứt, đó chỉ là hoạt động tác hợp chấm dứt.
Cũng vậy, ngài Thánh Thiên trong Tứ Bách Kệ Tụngnói:[5]
Vui thú, khi gia tăng,
Được thấy thay đổi thành đau đớn;
Đau đớn, khi gia tăng,
Lại không biến thành vui thú tương tự trên.
2” Suy ngẫm về
các khổ đau cụ thể
Trong sáu loại đau đớn cụ thể, trên đây tôi đã giải thích
các loại đau khổ của ba cõi khổ não.
(a)Khổ đau của con người
Từ những điều được giải thích ở trên, quý vị nên hiểu rằng
khổ đau của con người bao gồm cái đau đớn của đói khát, các cảm giác nóng lạnh
khó chịu, và cái khổ đau trong việc tìm kiếm thức ăn thức uống[6]và
bị mỏi mệt. Đó cũng là sinh, lão, bệnh, tử, v.v... – bảy loại mà tôi đã giải
thích khi trước.[7]Hơn
nữa, quý vị nên hiểu đau khổ của con người theo hai trích dẫn sau đây. Tư Lương Tập Luận(Saṃbhâra-Pankathâ) của ngài Thế Thân nói:[8]
Rõ ràng là con người cũng có
Mọi khổ đau của các cõi khốn khổ -
Bị đau đớn hành hạ, họ giống như các chúng sinh ở địa ngục;
Bị tước đoạt mọi thứ, họ giống như những chúng sinh trong
thế giới của Tử Thần [các ngạ quỷ]
Con người cũng có cái khổ của súc sinh [230]
Ở chỗ kẻ mạnh dùng sức
Làm thương tổn và áp bức người yếu –
Những khổ đau này như một dòng sông.
Có người bị khổ đau vì nghèo túng;
Với người khác, khổ đau phát sinh từ lòng bất mãn.
Cái khổ của lòng khao khát thật không thể chịu nổi.
Mọi người đều cãi cọ và có thể bị giết chết.
TrongTứ Bách Kệ Tụng:[9]
Đối với kẻ có đặc quyền, đau đớn ở tinh thần;
Đối với người thường, đau đớn nơi thể chất.
Ngày qua ngày cả hai loại đau đớn
Đều làm khổ thế gian này.
(b)Khổ của A-tu-la
TrongBằng Hữu Thư:[10]
Cũng vậy, các A-tu-la, do chính bản chất của họ, phải chịu
cái khổ lớn ở trong tâm
Bởi họ thù ghét sự vinh quang của chư thiên.
Nên dù thông minh, họ không thấy sự thật
Bởi sự ngăn che trong tâm là điểm đặc thù của cõi tái sinh
này.
Nói cách khác, họ bị hành hạ vì lòng ganh tị không thể chịu
đựng nổi của mình đối với của cải của chư thiên. Vì lý do này, họ đánh nhau với
chư thiên và phải chịu nhiều khổ đau, chẳng hạn như bị cắt đứt ngang mình và bị
phanh thây. Họ thông minh, nhưng họ bị những ngăn che trong tâm, quả thành hình
từ nghiệp trong quá khứ, khiến họ không thể nào nhìn thấy sự thật từ trong hoàn
cảnh của mình. Diệu Pháp Chánh Niệm Hiện
Tại{skt. Sad-dharmânusmṛty-upasthâna}
nói họ là súc sinh, nhưng Du-già Hạnh Địa
Luậnđặt họ vào trong cõi của chư thiên.
(c)Suy ngẫm về cái khổ của chư thiên
Giải thích ở đây liên quan đến (1) chư thiên của dục giới
và (2) chư thiên của sắc giới và vô sắc giới
(i)Chư thiên của dục giới
Những khổ đau của chư thiên ở dục giới được xem xét trong
ba phần sau:
1. Cái khổ của việc phải chết và bị giáng xuống giới thấp
2. Cái khổ của âu lo
3. Cái khổ của việc bị cắt chém, đâm rạch, giết chết, và bị
đuổi đi
(a’)Cái khổ của việc phải chết và rơi xuống
chỗ thấp
(1’)Cái khổ của việc phải chết
TrongBằng Hữu Thư:[11]
Mặc dù chư thiên hưởng những lạc thú lớn ở cõi trời,
Cái khổ của việc phải chết ở đó còn mạnh hơn như vậy.
Bậc trí giả hiểu điều này nên ngừng tạo tác
Lòng tham luyến các cõi trời rồi sẽ bị hủy diệt. [231]
Chư thiên hưởng thụ lạc thú qua việc thỏa mãn các ham muốn
nhục dục, nhưng còn lớn hơn vậy nữa là cái khổ đau ghê gớm mà họ trải qua khi
chết, khi nhận ra năm dấu hiệu chết, về điểm này luận văn trên nói:[12]
Thân thể họ chuyển thành màu xấu xí,
Nệm gối của họ không còn êm ái nữa,
Vòng hoa của họ héo úa, và y phục có mùi hôi;
Mồ hôi bất thường đổ khắp thân thể.
Năm dấu hiệu cho chư thiên ở cõi trời,
Báo trước họ sẽ chết và giã từ nơi đó,
Tương tự như các dấu hiệu
Báo trước cái chết của con người ở cõi thế gian.
(2’)Cái khổ của việc phải rơi xuống các cảnh
giới thấp
TrongBằng Hữu Thư:[13]
Họ phải giã từ thế giới thần tiên.
Nếu phước đức của họ cạn hết,
Khi đó, bất lực, họ sẽ thành
Súc sinh, ngạ quỷ, hoặc chúng sanh địa ngục.
(b’)Cái khổ của âu lo
Chư thiên có nhiều phước đức sẽ có những thứ được mong muốn
nhất. Khi nhìn thấy họ, những thần có ít phước đức hơn cảm thấy lo âu và vì vậy
mà phải trải qua nhiều khổ não và đau đớn.
(c’)Cái khổ của việc bị cắt chém, đâm rạch,
giết chết, và bị đuổi đi
Khi chư thiên đánh nhau với A-tu-la, họ phải trải qua cái
đau đớn của việc tay chân và các phần nhỏ ở rìa thân thể bị cắt đứt, bị phanh
thây, và bị giết. Khi bị cắt đầu, họ chết, nhưng tay chân sẽ mọc lại sau khi bị
cắt đứt hoặc bị đâm rạch, và họ sẽ tiếp tục sống. Về việc bị đuổi đi, khi có
chiến trận, các thiên thần nhiều quyền năng sẽ đuổi các thiên thần yếu ra khỏi
nhà. Hơn nữa, như Tư Lương Tập Luậncủa ngài Thế Thân nói:[14]
Chư thiên say sưa trong lạc thú nhục dục
Trong tâm không có hạnh phúc –
Họ bị một thứ lửa bên trong thiêu đốt
Lửa bốc cháy do nhiễm lây lạc thú nhục dục.
Làm sao có được hạnh phúc
Cho những người tâm thần phân tán?
Vì tâm họ không được kiểm soát [232]
Và không được tập trung dù chỉ trong chốc lát.
Từ bản chất vốn bối rối và loạn động.
Họ sẽ không bao giờ trầm tĩnh –
Như ngọn lửa có gỗ làm nhiên liệu
Lửa này cháy rực, có thêm gió trợ lực.
Và cũng vậy:
Họ giống như những người ốm yếu, khỏi bệnh
Chưa bao lâu, ăn uống không đúng cách và bị bệnh trở lại.
(ii)Chư thiên của sắc giới và vô sắc giới
Chư thiên ở cảnh giới cao nhất – sắc giới và vô sắc giới –
mặc dù thoát khỏi các đau khổ này nhưng vẫn chết và mang theo các phiền não và
ngăn che. Bởi vì họ không tự chủ được về chỗ ở trong tương lai, nên thậm chí họ
phải khổ vì các khuynh hướng xáo trộn. Hơn nữa, như Tư Lương Tập Luậnnói:[15]
Những kẻ ở sắc giới và vô sắc giới
Đã vượt qua cái khổ của đau đớn và của đổi thay.
Tự bản chất họ được hỷ lạc của định từ thiền;
Họ ở trong tình trạng không lay chuyển trong nhiều đại
kiếp.
Nhưng ngay cả điều này chắc chắn không là giải thoát;
Sau khi đã trải xong điều này, họ sẽ lại giáng xuống.
Cho dù có vẻ như họ đã vượt qua
Sự hỗn loạn của các cảnh giới khốn khổ,
Tuy nhiên giống như chim bay vút lên trời,
Cho dù cố gắng chúng cũng không thể ở nơi đó mãi –
Giống như mũi tên được bắn đi bằng sức mạnh của một đứa
trẻ,
Mũi tên cuối cùng sẽ lại rớt xuống.
Giống như đèn bơ đã cháy trong một thời gian dài
Đang tiêu tan từng giây từng phút,
Chúng đang bị vây khốn vì những thay đổi
Của cái khổ do duyên sinh.
Suy ngẫm như vậy về những cái khổ tổng quát và cụ thể của
năm hoặc sáu loại chúng sinh. Rồi lúc quý vị thấy ghê tởm với dòng sinh tử luân
hồi, quý vị sẽ thắc mắc về nguyên do của nó. Cái gì tạo ra sinh tử luân hồi?
BA499 Những tiêu đề
cho phần này không được nêu rõ trong chánh văn, nhưng được trình bày theo
mChan, do ‘Jam–bdyangs-bzhad-pa thêm vào.
Tâm vương ở đây là ý
thức (thức thứ sáu). Tâm sở là các trạng thái tâm (Luận Đại Thừa Trăm Phápliệt kê tất cả 51 tâm sở), tùy theo tâm vương mà xuất hiện và giúp tâm vương
tạo nghiệp.
BA500 Trong bối cảnh
các tâm sở, cụm từ “giống như tâm vương” muốn nói đến năm cách các tâm sở giống
như tâm vương mà chúng đi kèm theo. Năm cách này, như được trình bày trong AK,
là sự giống nhau của (1) cơ sở, (2) đối tượng quan sát (3) sắc thái (4) thời
gian, và (5) thực thể có thực chất.
BA501 Garbhâvakrânti-sûtra, P760:109.3.3-6.
Dường như Tsongkhapa đã dùng một bản dịch khác cho đoạn này. Đoạn trích dẫn
tiếp theo cũng thấy ở đây.
BA502 Cś: 2.12;
P5246:133.4.4-5.
BA503 Chánh văn ở
đây (LRCM: 299.17) ghi là tshol kro và đã được sửa lại thành tshol ‘gro (mChan:
444.01; A-kya: 139.02).
BA504 Những hạng mục
còn lại trong danh sách bảy hạng mục gồm ba rút từ trong danh sách tám hạng mục
ở trên: cái khổ của việc phải gặp điều bất như ý, cái khổ của việc phải xa lìa
điều toại ý, và cái khổ của việc tìm kiếm mà không được điều mình muốn. Hạng
mục thứ tám trong danh sách, cái khổ của các uẩn bị sở hữu, là một là hạng mục
tóm tắt được thêm vào nhưng không được đề cập khi liệt kê những cái khổ của con
người.
BA505 Saṃbhâra-parikathâ, P5422:
233.2.8-233.3.3.
BA506 Cś: 2.8;
P5246:133.4.2 .
BA507 Suhṛl-lekha: 102; P5682:237.4.6.
BA508 Nt.: 98;
P5682:237.4.2-3.
BA509 Nt.: 99-100;
P5682:237.4.3-5.
BA510 Nt.: 101;
P5682:237.4.5-6 .
BA511 Saṃbhâra-parikathâ, P5422:233.3.3-5,
233.3.6-7.
BA512 Nt.,
P5422:233.3.7- 233.4.1.
Chương 8: Ba Loại Người
2. Làm thế nào để tận dụng lợi
thế của một cuộc sống an lạc và thuận duyên
a. Làm thế nào
để phát triển tri thức tổng quát một cách chắc chắn về lộ trình tu tập
1) Nội dung bao
hàm của tất cả kinh điển về các lộ trình của ba loại người như thế nào
2) Vì sao các đệ
tử được hướng dẫn theo các giai đoạn áp dụng các rèn luyện dành cho ba loại
người
a) Mục đích của
việc hướng dẫn các đệ tử qua phương tiện của các lộ trình về ba loại người
b) Vì sao các
đệ tử được hướng dẫn theo những giai đoạn như vậy
i)
Nguyên nhân thật sự
ii)
Mục đích
––––\––––
2. Làm thế nào để tận dụng lợi thế của một cuộc sống an lạc và thuận duyên
Việc làm thế nào để tận dụng lợi
thế của một cuộc sống an lạc và thuận duyên được trình bày trong hai phần:
- Làm thế nào để phát triển tri thức tổng quát về lộ trình
một cách chắc chắn
- Phương pháp thật sự để tận dụng lợi thế của một cuộc sống
an lạc và thuận duyên (Chương 9 và tiếp theo)
a.Làm thế nào để phát triển tri thức tổng quát
một cách chắc chắn về lộ trình
Phương thức phát triển tri thức
tổng quan một cách chắc chắn về lộ trình gồm hai phần:
1. Nội dung bao
hàm của tất cả kinh điển về các lộ trình của ba loại người như thế nào
2. Vì sao các
đệ tử được hướng dẫn theo các giai đoạn áp dụng các rèn luyện dành cho ba loại
người
1)Nội dung bao hàm của tất cả kinh điển về các lộ trình của ba loại
người như thế nào
Ở lúc bắt đầu, một người muốn trở
thành một vị Phật sẽ phát triển tâm Bồ-đề; ở giai đoạn giữa, người này tích lũy
các công đức và trí tuệ tối thượng; và cuối cùng, người này chứng được Phật quả
toàn hảo. Tất cả những hành động này chỉ nhằm đến mục tiêu hạnh phúc cho chúng
sinh. Vì thế, tất cả những giáo pháp một vị Phật đưa ra chỉ giản dị là nhằm đạt
đến lợi ích cho chúng sinh. Điều này tức là, lợi ích của chúng sinh chính là
điều quý vị nên đạt được. [87] Lơi ích này bao gồm hai phần: mục tiêu tạm thời
về việc trạng thái cao làm người hoặc một vị thiên, và mục tiêu rốt ráo về điều
tốt đẹp chắc chắn là sự giải thoát hay sự toàn giác. Giữa hai điều này, nhiều
lời giáo huấn của đức Phật nói về việc đạt được mục tiêu tạm thời là trạng thái
cao. Tất cả những giáo huấn này được bao gồm trong các lời dạy dành cho một
hành giả chân chính có khả năng giới hạn {căn cơ nhỏ} hoặc trong những giáo
pháp dành chia sẻ với một hành giả như vậy, bởi vì những cá nhân có khả năng
đặc biệt giới hạn thật sự không làm nhiều cho kiếp sống này, mà họ nỗ lực tinh
tấn để có trạng thái cao thù thắng khi tái sinh làm người hoặc trời trong những
kiếp vị lai bằng cách xúc tiến nuôi dưỡng các nguyên nhân tạo ra các tái sinh
đó. Tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luậnnói
rằng:[1]
Hãy biết rằng
những ai “thấp nhất”
Nỗ lực chăm chỉ
nhằm chỉ đạt
Các an vui
trong cõi luân hồi
Bằng mọi cách
cho hạnh phúc riêng họ.
Có hai điều tốt lành chắc chắn:
sự giải thoát mà đơn thuần chỉ là tự do khỏi luân hồi và trạng thái giải thoát
tối thượng của toàn giác. Nhiều lời giáo huấn của đức Phật liên quan đến Duyên
Giác và Thanh Văn thừa. Tất cả những tuyên thuyết này được đề cập trong các
giáo pháp dành cho một hành giả có khả năng thật sự trung bình hoặc trong những
giáo pháp dành chia sẻ với một hành giả như vậy, bởi những hành giả có khả năng
trung bình sẽ phát khởi sự tỉnh giác với tất cả mọi thứ trong luân hồi và sau
đó thiết lập mục tiêu là giải thoát chính họ khỏi luân hồi. Rồi họ bước vào lộ
trình của ba sự rèn luyện, phương tiện để đạt giải thoát. Trong tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luận:[2]
Những người
được gọi là “trung bình”
Ngăn chận những
hành vi tội lỗi
Quay lưng với
an lạc trong luân hồi,
Và tinh tấn nỗ
lực cho thanh tịnh riêng mình.
Tác phẩm Hạnh Hiệp Đăng Luậncủa Trưởng lão [Atiśa] nói rằng:[3]
Bởi bổn sư, đức
Phật, nói rằng,
“Nương tựa Ba-la-mật
và Chân ngôn thừa[4]
Và thành đạt
được chân giác ngộ”,
Giờ ta sẽ viết
về ý nghĩa điều này.
Theo đó, phương thức đạt đến toàn
giác bao gồm hai phần: những Đại thừa của các Ba-la-mật-đa và Đại thừa của các
chân ngôn {skt. mantra – còn gọi là mật chú}. Hai phần này được bao gồm trong
những giáo pháp dành cho một hành giả thượng căn, vì những người này qua tác
động của lòng đại bi, lấy Phật quả làm mục tiêu của họ nhằm dẹp tan mọi đau khổ
của tất cả chúng sinh. Sau đó họ rèn luyện sáu Ba-la-mật-đa, hai giai đoạn[5], và tương
tự. [88] Trong tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng:[6]
Những người
được gọi là “thượng căn”
Thành tâm muốn
dẹp tan tất cả
Mọi đau khổ của
những người khác
Qua cách hiểu
nỗi khổ chính mình.
Dưới đây, tôi sẽ diễn giải phương
thức những người này đạt tới sự giác ngộ bao hàm trong cả Ba-la-mật-đa thừa lẫn
mật chú thừa. Liên quan đến những điều kiện dành cho ba loại người, các lời
giáo huấn này trong tác phẩm Bồ-đề Đạo
Đăng Luận có ý nghĩa tương tự với lời giáo huấn trong Quyết Định Yếu Luận của tác phẩm Du-già Hạnh Địa Luận:[7]
Hơn nữa, có ba
loại người như sau: có những người trì giữ phát nguyện về giới là từ bỏ mười
việc bất thiện, điều này vốn không được xem xét là một giới nguyện, tuy nhiên
nó cũng tương tự như giới nguyện. Có những người phát nguyện về Thanh Văn giới.
Có những người phát nguyện về Bồ-tát giới. Trong số này, loại người đầu tiên có
khả năng thấp nhất; loại người thứ hai là trung bình; và loại người thứ ba là
thượng hạng.
Ngoài ra, các kinh điển cũng đề
cập nhiều cách để định vị một hành giả có khả năng thấp nhất, trung bình và
thượng hạng. Tương tự Bồ-đề Đạo Đăng Luận
của ngài Atiśa, tác phẩm Vi Diệu Pháp
Báu Luậncủa ngài Thế Thân[8]cũng xác
định ba loại người. Thật sự có hai loại trong số những hành giả mang khả năng
giới hạn – những người nỗ lực cho kiếp sống này và những người nỗ lực cho những
kiếp vị lai. Tuy nhiên, ở đây tôi đang nói đến trường hợp sau, những người sẽ
được tôi nhận diện là thực hiện phương pháp đúng đắn để đạt địa vị cao.
2)Vì sao các đệ tử được hướng dẫn theo các giai đoạn áp dụng các rèn
luyện dành cho ba loại người
Sự diễn giải này gồm hai phần:
1. Mục đích của
việc hướng dẫn các đệ tử qua phương tiện của các lộ trình về ba loại người
2. Vì sao các
đệ tử được hướng dẫn qua những giai đoạn như vậy
a)Mục đích của việc hướng dẫn các đệ tử qua phương tiện của các lộ
trình về ba loại người
Tôi đã đưa ra sự diễn giải về ba
loại người. Tuy nhiên, các giai đoạn trong lộ trình dành cho hành giả có khả
năng cao cũng bao hàm trọn vẹn những lộ trình dành cho hai loại người còn lại.
Vì thế, hai lộ trình này là những phần, hay những chi, của đạo Đại thừa. [89]
Như đạo sư Mã Minh đề cập trong tác phẩm Thế
Tục Bồ-đề Tâm Tu Tập (Saṃvṛti-bodhicitta-bhâvanâ):[9]’
Không hại ai,
với tâm chân thật,
Và trong sạch;
không hề trộm cắp,
Và bố thí mọi
tài sản của ngươi
Là hành vi
khiến tái sinh hạnh phúc.
Một khi thấy
khổ đau của luân hồi,
Ngươi theo lộ
trình đúng để rời khỏi nó,
Và loại trừ hai
hành động tội lỗi;
Đó là hành vi
khởi tạo sự an nhiên.
Người thượng
căn nên tu tập tất cả điều này;
Đó là những ngả
đường của sự quyết tâm tối cao cho giải thoát.
Tri nhận rằng
chư pháp giai không
Tạo dòng chảy
từ bi cho mọi chúng sinh.
Những phương
tiện thiện xảo vô hạn
Là hoạt động
của quyết tâm tối thượng để giải thoát.
Vì vậy, trong việc này các vị đạo
sư không dẫn dắt quý vị theo con đường dành cho những hành giả có khả năng giới
hạn, những người lập mục tiêu chỉ đơn thuần vì hạnh phúc trong luân hồi, hay
con đường dành cho những hành giả có khả năng trung bình, những người chỉ lập
mục tiêu đơn thuần là sự giải thoát khỏi luân hồi cho bản thân họ. Đúng hơn là,
các đạo sư chọn ra một số lộ trình có chung cho hai loại người này và dùng
chúng làm những điều kiện tiên quyết để dẫn dắt quý vị theo lộ trình dành cho
những hành giả thượng căn. Vì thế họ dùng chúng làm những thành phần của lộ
trình rèn luyện dành cho những hành giả thượng căn. Do vậy, một khi quý vị đã
phát triển ước mong tận dụng lợi thế của kiếp người an lạc và thuận duyên này
như giải thích trước đây, quý vị phải biết được làm cách nào để tận dụng lợi
thế trọn vẹn của nó. Liên quan đến điều ấy, tác phẩm Trung Đạo Tâm Yếu Luậncủa ngài Thanh Biện nói rằng:[10]
Những tấm thân
này thật quá mỏng manh,
Như cây chuối
và như bong bóng nước.
Ai sẽ không
mang lại cho chúng sự vững vàng như núi Tu-di
Bằng việc lấy
chúng làm điều kiện để giúp đỡ cho những người khác?
Những tấm thân
này là cơ sở của bệnh tật, tuổi già, và sự chết
Những ai có
phẩm cách tốt và lòng từ bi
Khiến cho chúng
trong từng khoảnh khắc
Làm nền tảng
thăng tiến hạnh phúc của tha nhân.
Đời an lạc
tránh khỏi tám duyên không an lạc
Do bởi ngọn đèn
của giáo pháp tối thượng sáng soi
Hãy tận dụng
thật tốt an lạc này
Qua hành động
của một người thượng trí.
Vì vậy, hãy bước vào Đại thừa với
suy nghĩ: “ngày đêm, tôi sẽ luôn ứng xử như một hành giả thượng căn, tận dụng
tốt thân này, vốn là một nơi trú ngụ của bệnh tật, một cơ sở của các đau khổ,
của tuổi già và điều tương tự, cũng như nó vốn thiếu vững chắc tựa như cây
chuối hay bong bóng nước”.
Vấn: Từ lúc bắt đầu, vị đạo sư nên hướng dẫn đệ tử qua các tu tập
của một hành giả thượng căn. [90] Đâu là công dụng của sự rèn luyện theo những
lộ trình được chia sẻ với những hành giả có khả năng giới hạn và trung bình?
Đáp:Rèn luyện theo các lộ trình được chia sẻ với hai loại người
này là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển lộ trình của một hành giả
thượng căn. Tôi sẽ giải thích cách điều này là như thế.
b)Vì sao các đệ tử được hướng dẫn qua những giai đoạn như vậy
Việc vì sao các đệ tử được hướng
dẫn qua những giai đoạn như vậy được diễn giải về các mặt nguyên nhân thật sự
và mục đích.
i)Nguyên nhân thật sự
Đường vào Đại thừa chỉ có tâm
Bồ-đề vô thượng. Một khi điều này phát sinh trong dòng tâm thức của quý vị thì
như được đề cập trong tác phẩm Nhập Bồ-đề
Hành Luận của ngài Tịch Thiên:[11]
Khi chúng sinh
vô vọng,
Bị trói trong
ngục tù
Luân hồi bao
đau khổ
Phát khởi tâm
Bồ-đề
Họ sẽ được gọi
là
“con của đấng
Thiện Thệ”[12]
Và thật đáng
tôn vinh
Trong chư
thiên, nhân giới.[13]
Vì thế, những chúng sinh này bước
vào Đại thừa được đặt tên là “những đứa con của bậc Điều Ngự” hay “những vị
Bồ-tát”. Nếu họ hủy hoại tâm Bồ-đề của mình, họ sẽ tự trục xuất bản thân ra
khỏi đoàn thể những hành giả tu tập Đại thừa.
Do đó, những người ước mong bước
vào Đại thừa phải phát triển tâm Bồ-đề này bằng cách thực hiện nhiều dạng nỗ
lực. Những bản văn tối cao dạy về những giai đoạn của lộ trình Bồ-tát đạo, các
tác phẩm Bồ-tát Học Luận và Nhập Bồ-đề Hành Luận của ngài Tịch
Thiên, đề cập đến phương pháp phát triển tâm Bồ-đề ấy. Các tác phẩm đó nói rằng
trước tiên quý vị cần thiền quán về những ích lợi của nó. Sau đó, quý vị làm
mạnh mẽ nỗi hân hoan về những lợi lạc này từ tận đáy lòng của mình. Điều này
phải đồng hành với việc thực hành bảy hạnh nguyện {Phổ Hiền} cùng với sự thực
hành quy y.
Nếu quý vị viết cô đọng lại những
lợi ích được đề cập theo cách này, thì chúng bao gồm hai phần: tạm thời và rốt
ráo. Phần đầu tiên lại gồm hai khía cạnh nữa: không rơi vào những cảnh giới
khốn khổ và được tái sinh trong những cảnh giới hạnh phúc. Điều đó nghĩa là,
một khi phát tâm Bồ-đề, quý vị sẽ loại bỏ được nhiều nguyên nhân tích lũy từ
trước cho những sự tái sinh đau khổ, và quý vị chấm dứt sự tích lũy liên tục về
chúng trong tương lai. Quý vị cũng tăng trưởng mạnh mẽ những nguyên nhân đã
tích lũy từ trước cho những sự tái sinh hạnh phúc bởi chúng được thấm nhuần tâm
Bồ-đề này. Hơn nữa, bởi quý vị được tâm Bồ-đề này thúc đẩy, nên những nhân mà
quý vị gây tạo lại sẽ là khoog thể nào cạn kiệt. [91] Nương tựa tâm Bồ-đề này,
quý vị sẽ dễ dàng đạt đến những mục tiêu cuối cùng, sự giải thoát và toàn giác.
Ngay từ lúc bắt đầu, quý vị phải
có ước vọng chân thành mong cầu để đạt đến những lợi ích tối hậu và tạm thời
này. Nếu không có điều đó, quý vị có thể nói rằng: “Tôi sẽ nỗ lực phát triển
tâm Bồ-đề này” vì những lợi ích vốn sinh khởi từ việc
phát triển tâm Bồ-đề, nhưng đó sẽ chỉ là những lời nói suông. Sự rỗng tuếch của
lời tuyên bố này rất rõ ràng một khi quý vị kiểm chứng lại tâm thức của mình.
Vì thế, trước tiên quý vị phải
rèn luyện trong tư tưởng chung cho những cá nhân có khả năng giới hạn và trung
bình nhằm phát triển một niềm ước ao đạt được hai lợi ích, trạng thái cao [là
người hoặc trời] và điều tốt lành chắc chắn [sự giải thoát hay sự toàn giác].
Sau khi phát triển được điều ước như vậy, quý vị nuôi dưỡng tâm Bồ-đề, là thái
độ giúp sinh khởi những lợi ích ấy. Khi làm điều này, quý vị phải phát triển
lòng đại từ bi vốn là nền tảng cho thái độ này. Nói cách khác, khi quý vị quán
chiếu rằng mình đã lang thang trong luân hồi, bị mất đi hạnh phúc và bị nỗi đau
khổ hành hạ như thế nào, thì những sợi lông trên người quý vị phải nên dựng
đứng lên. Nếu không có sự trải nghiệm này, quý vị sẽ chẳng thể trở nên bất nhẫn
với sự đau khổ của những chúng sinh khác khi họ phải chịu đựng và bị tước đi
hạnh phúc bởi họ lang thang trong luân hồi. Trong tác phẩm Nhập Bồ-đề Hành Luận:[14]
Những ai chưa
nghĩ tưởng
Đến một thái độ
như vầy
Cho lợi ích
riêng họ;
Thì ngay cả
trong mơ
Làm sao khởi
được nó
Cho hạnh phúc
tha nhân?
Do vậy, trong bối cảnh người có
khả năng giới hạn, quý vị quán chiếu cách mà mình bị hãm hại trong những cảnh
giới khốn cùng đến như thế nào. Trong bối cảnh của hành giả có khả năng trung
bình, quý vị quán chiếu theo phương cách rằng thậm chí ở trạng thái cao, thì
cũng có đau khổ và không có được hỷ lạc an tịnh. Sau đó, quý vị thúc đẩy sự
phát triển tình yêu thương và lòng từ bi bằng cách nuôi dưỡng sự đồng cảm với
các chúng sinh, những người quý vị xem là gần gũi với mình. Từ đây quý vị sẽ
phát tâm Bồ-đề. Vì thế, sự rèn luyện suy nghĩ chung với những người có khả năng
giới hạn và trung bình là phương pháp phát khởi một tâm Bồ-đề chân thật; đó
không phải là một lộ trình riêng biệt nào mà vị đạo sư dẫn dắt quý vị theo.
Tương ứng theo đó, quý vị thực
hiện nhiều phương cách khác nhau để thanh tịnh hóa bản thân khỏi sự bất thiện
và tích lũy công đức nhờ sử dụng những tu tập để phát triển được cả thái độ
chia sẻ với những hành giả có khả năng giới hạn lẫn thái độ chia sẻ với những
hành giả có khả năng trung bình. Các ví dụ là việc quy y và việc suy nghĩ về
nghiệp và nghiệp báo. [192] Hãy hiểu rằng những điều này cũng giúp quý vị phát
tâm Bồ-đề, bởi chúng phù hợp với bảy hạnh nguyện Phổ Hiền hoặc với tu tập quy
y, vốn là những phương pháp rèn luyện đóng vai trò tiên quyết cho tâm Bồ-đề
trong bối cảnh của những tu tập dành cho hành giả thượng căn.
Ở điểm này, vị đạo sự trình bày
chi tiết một cách xuyên suốt về những phương cách mà trong đó, các rèn luyện
của những hành giả có khả năng giới hạn và trung bình đóng vai trò như các
thành phần cho sự phát tâm Bồ-đề vô thượng. Hơn nữa, quý vị, người đệ tử, sẽ
đạt đến tri thức chắc chắn về điều này. Sau đó, bất cứ khi nào quý vị duy trì
thiền, điều tối quan trọng là quý vị giữ vững hiểu biết này trong tâm và rèn
luyện những giáo pháp này như là các thành phần cho sự phát triển tâm Bồ-đề của
quý vị. Nếu không, lộ trình của hành giả thượng căn và những lộ trình của những
hành giả có khả năng giới hạn và trung bình sẽ bị tách biệt và không liên quan. Và bởi quý vị sẽ không đạt tri thức chắc chắn về tâm
Bồ-đề nào cả cho đến khi quý vị đạt đến lộ trình thật sự của hành giả thượng
căn, nên việc thiếu rèn luyện trong những chủ đề này, như là những phần của sự
phát triển tâm Bồ-đề của quý vị, sẽ khiến ngăn trở quý vị không phát triển được
tâm Bồ-đề ấy, hoặc, trong khi quý vị thiếu sự rèn luyện này, sẽ khiến cho quý
vị lệch khỏi mục tiêu to lớn của bản thân về việc phát tâm Bồ-đề ấy. Do đó, hãy
lưu ý kỹ ở điểm này.
Theo
phương cách này, hãy rèn luyện theo các lộ trình của nhữnghành giả có
khả năng giới hạn và trung bình và rèn luyện tốt những điều được diễn giải
trong bối cảnh dành cho hành giả thượng căn. Sau đó, bằng tất cả khả năng tốt
nhất, hãy phát khởi một tâm Bồ-đề chân thật trong dòng tâm thức của mình. Tiếp
theo, để tinh thần này trở nên ổn định, hãy tiến hành một sự tu tập đặc biệt về
quy y và sau đó thực hiện nghi lễ về sự phát tâm Bồ-đề mạnh mẽ. Sau khi quý vị
đã tiếp nhận tinh thần nguyện ước {Bồ-đề tâm nguyện} mạnh mẽ này qua nghi lễ,
quý vị phải nỗ lực học hỏi các giới luật của nó. Tiếp đến, hãy phát triển sự
ước ao mãnh liệt để học hỏi những hạnh Bồ-tát, như sáu Ba-la-mật-đa và bốn cách
thu nhận đệ tử. Một khi sự ước ao này sinh khởi từ tận đáy lòng quý vị, hãy
kiên định áp dụng lời thệ nguyện thanh tịnh về xúc tiến Bồ-đề tâm {Bồ-đề tâm
hành}. Sau đó, với sự dấn thân, hãy tránh bị những vi phạm căn bản làm cấu
nhiễm. Hãy nỗ lực để ngay cả những sự ô uế nhỏ nhoi và trung bình hoặc sự gây
tạo những lỗi lầm cũng không làm quý vị ô nhiễm. Ngay cả nếu quý vị bị ô nhiễm,
hãy làm thanh tịnh bản thân một cách triệt để bằng cách sửa đổi những sự vi
phạm như được chỉ dạy trong kinh.
Tiếp theo, hãy rèn luyện bao quát
về sáu Ba-la-mật-đa. Một cách cụ thể, hãy rèn luyện thật tốt về bình ổn thiền –
cốt lõi của định – để làm cho tâm thức của quý vị có khả năng được đặt lên một
đối tượng thiền thiện đức, theo sự ước mong của quý vị. [93] Tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luận của Trưởng lão[15]nói rằng
quý vị nên phát triển định từ thiền nhằm sinh khởi những tri kiến siêu việt.
Ngài dẫn ra một ví dụ đơn giản. Trong những tình huống khác, Ngài nói rằng quý
vị nên phát triển định lực nhằm sinh khởi tuệ giác. Vì vậy, đạt được định chủ
yếu nhằm mục tiêu cho tuệ. Sau đó, để cắt bỏ những trói buộc của quan niệm về
hai bản ngã {nhân vô ngã (tib. གང་ཟག་གི་བདག་མེད)
và pháp vô ngã (tib. ཆོས་ཀྱི་བདག་མེད)},
hãy lập một xác định triết lý về ý nghĩa của tánh Không, tức là sự vô ngã. Sau
khi duy trì một phương pháp thiền không sai sót, hãy đạt đến sự thấu suốt, tức
là trái tim của trí tuệ.
Theo đó, tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luận Thích của ngài Atiśa[16]đề cập
rằng, ngoại trừ những tu tập về định và tuệ, tất cả những sự tu tập trong mức
độ giới luật và bao gồm việc rèn luyện các giới luật của Bồ-đề tâm hành sẽ cấu
thành việc rèn luyện giới luật. Định là việc rèn luyện về sự tập trung hoặc
việc rèn tâm. Tuệ là việc rèn luyện về trí tuệ. Hơn nữa, tất cả những tu tập
trong mức độ định từ thiền và bao gồm định từ thiền cấu thành nên nhân tố của
sự giác ngộ được gọi là phương tiện, tức là sự tích lũy công đức, những đạo
pháp phụ thuộc vào các chân lý ước lệ {tục đế}, hay còn được gọi là những giai
đoạn của lộ trình bao quát. Sự phát triển của ba loại trí tuệ thấu suốt[17]cấu trúc nên nhân tố của sự giác ngộ được gọi là trí tuệ, sự tích lũy trí tuệ,
vốn phụ thuộc vào những chân lý tối hậu {chân đế}, hay còn gọi là những giai
đoạn của lộ trình uyên thâm. Vì thế, hãy biết thật chắc chắn về trình tự của
chúng, về sự thật rằng chúng là một danh mục toàn diện, và rằng quý vị không
thể đạt đến sự giác ngộ chỉ bằng phương tiện hay trí tuệ đơn thuần.
Đây là cách mà những chú ngỗng
hoàng gia, những đứa con của bậc Điều ngự, tức những kẻ đang trên con đường ra
đại dương mênh mông những phẩm hạnh diệu hảo của một vị Phật, sải đôi cánh của
chúng và bay lên. Một cánh là những chân lý quy ước – tất cả những nhân tố về
phương tiện, lộ trình bao quát. Một cánh kia, dựa vào những chân lý tuyệt đối,
đang hiểu biết rõ cả thực tại lẫn vô ngã. Tuy nhiên, chúng không thể chỉ sử
dụng một phần đơn lẻ của lộ trình, hay bay lên như chú chim gãy một cánh.[18]Như tác
phẩm Nhập Trung Quán Luận Thíchcủa
ngài Nguyệt Xứng đề cập:[19]
Dang đôi cánh
trắng và rộng của thực tại và ước lệ,
Những chú ngỗng
hoàng gia, hộ tống bởi đàn chúng sinh,
Bay trên những
ngọn gió đức hạnh để đạt đến vô thượng
Trên bờ xa,
những phẩm hạnh Phật lớn tựa đại dương. [94]
Sau khi quý vị rèn luyện tâm thức
bằng lộ trình thông thường, quý vị chắc chắn phải bước vào con đường mật chú
bởi vì khi thực hiện, quý vị sẽ nhanh chóng hoàn thành hai sự tích lũy. Nếu quý
vị không thể tu tập xa hơn lộ trình thông thường, hoặc không muốn làm điều đó
do thiên hướng của quý vị thừa kế từ những kiếp trước quá yếu, vậy thì chỉ cần
cải thiện trên từng giai đoạn này của lộ trình.
Quý vị được chỉ dạy rằng tất cả
các thừa nói chung và mật chú thừa nói riêng nương tựa vào vị đạo sư đều rất
cốt yếu. Bởi thế, một khi bước vào con đường chân ngôn, quý vị nên làm theo
những sự giải thích về mật chú, và tu tập một pháp môn dựa vào vị đạo sư thậm
chí còn chuyên sâu hơn những gì tôi diễn giải trước đây. Sau đó, hãy làm cho
tâm thức quý vị trở nên chín muồi với những quán đảnh đến từ những nguồn Mật thừa
thanh tịnh, trì giữ một cách đúng đắn với ngay cả sự rủi ro cho tính mạng của
quý vị, về tất cả những lời thệ và nguyện mà quý vị nhận được trong suốt các
quán đảnh của quý vị. Quý vị có thể phát nguyện lại nếu mình bị một sự vi phạm
căn bản tác động, tuy nhiên tâm thức quý vị sẽ bị hư hoại, và sẽ rất khó khăn
để tăng trưởng những phẩm hạnh diệu hảo. Vì thế, hãy nỗ lực một cách cụ thể để
không bị những vi phạm căn bản làm hư hỏng và không bị những vi phạm thứ cấp
làm ô nhiễm. Ngay cả nếu quý vị bị ô uế bởi những điều này, hãy thanh tịnh hóa
bản thân với sự sám hối và kiềm chế, vì những sự thệ nguyện là nền tảng của lộ
trình.
Tiếp đó hãy rèn luyện theo những
lời hướng dẫn tốt đẹp về Du-già với các biểu tướng (nói về những cấp độ Mật
thừa thấp hơn), hoặc Du-già của giai đoạn phát khởi (nói về Mật thừa Du-già ở
mức cao nhất). Sau khi sự rèn luyện này đã vững vàng, hãy rèn luyện thật tốt về
Du-già không biểu tướng (nói về những cấp độ Mật thừa thấp hơn), hoặc Du-già
của giai đoạn hoàn mãn (nói về Mật thừa Du-già ở mức cao nhất).[20]
Tác phẩm Bồ-đề Đạo Đăng Luận trình bày phần chính yếu của lộ trình như vậy;
những giai đoạn của lộ trình cũng hướng dẫn quý vị theo cách này. Đại Trưởng
lão cũng đã giáo huấn điều này trong những bản văn khác. Tác phẩm Đại Thừa Đạo Thành Tựu Pháp Tậpcủa Ngài
nói rằng:[21]
Nếu ngươi ước
mong chứng vô thượng Bồ-đề,
Vốn cao quý bất
khả tư lường,
Hãy dốc lòng tu
tập và thành tựu tâm Bồ-đề,
Bởi sự giác ngộ
phụ thuộc vào tu tập. [95]
Bởi thân thể an
lạc và thuận duyên toàn hảo này
Thật khó lòng
đạt được, và một khi nhận được
Sẽ rất khó mà
sở hữu lại lần sau,
Hãy khiến nó
đầy ý nghĩa nhờ nỗ lực tu tập.
Và tác phẩm Đại Thừa Đạo Thành Tựu Pháp Hạng Huống Tậpcủa Ngài nói rằng:[22]
Khi một cơ
duyên sinh khởi
Cho những phạm
nhân trốn khỏi ngục tù,
Họ bỏ chạy khỏi
nơi ấy,
Bởi mục tiêu họ
không như những thường nhân.
Cũng thế khi cơ
duyên sinh khởi
Để vượt qua
biển cả luân hồi,
Ngươi trồi lên
ra khỏi chốn luân hồi,
Bởi mục tiêu
ngươi không như những kẻ khác.
Tương tự:[23]
Hành Bồ-tát
giới bằng cách trì theo
Tu tập quy y,
giữ giới cao hơn,
Và nền tảng
Bồ-đề tâm nguyện mãnh liệt,
Hãy tu tập đúng
đắn, theo các giai đoạn, bằng năng lực của ngươi,
Tất cả những
Bồ-tát hành –
Sáu
Ba-la-mật-đa và tương tự.
Hơn nữa:[24]
Nuôi dưỡng trí
huệ tâm và phương tiện –
Trí huệ định
lực, và hợp nhất chúng.
Ngoài ra, tác phẩm Định Tập Phẩm của Bodhihadra {Giác Hiền}đề cập rằng:[25]
Đầu tiên, hãy
vững vàng tâm Bồ-đề toàn hảo của ngươi,
Sinh khởi từ
sức mạnh từ bi.
Đừng tham chấp
tận hưởng những nguồn vui trong luân hồi,
Và quay lưng
đừng bám lấy chúng.
Được ban những
bảo vật toàn hảo như niềm tin,
Hãy tôn kính
đạo sư của ngươi, người ngang hàng đức Phật.
Với những lời
nguyện đạo sư đã dạy,
Hãy tinh tấn
trong thiền.
Nhận qua lòng
từ của thầy
Sự ban tặng
những quán đảnh, cả bình cam lồ và mật ngữ.
Làm thanh tịnh
thân, khẩu, và ý,
Những hành giả
như vậy thích hợp để chứng ngộ.
Bằng việc hoàn
thành những sự tích tập
Sinh khởi từ
định chi,
Họ sẽ chóng đạt
sự chứng ngộ vô thượng.
Đó là con đường
của mật chú.
ii)Mục đích
Vấn:Nếu những giáo pháp dành cho những hành giả có khả năng giới
hạn và trung bình là các điều kiện tiên quyết cho hành giả thượng căn, chúng có
lẽ cũng được xem là những giai đoạn cho lộ trình của hành giả thượng căn. [96]
Vì sao lại sử dụng thành ngữ này: “các giai đoạn của lộ trình được chia sẻ với
những hành giả có khả năng giới hạn và trung bình”?
Đáp: Có hai mục đích to lớn của
việc phân biệt ba loại người và theo đó hướng dẫn các đệ tử: (1) điều đó đánh
tan suy đoán cho rằng quý vị là một hành giả thượng căn cho dù không phát triển
những trạng thái tâm thức tương tự như những hành giả có khả năng giới hạn và
trung bình, và (2) điều đó mang lại lợi ích to lớn cho những người có tâm thức
ở mức tốt nhất, trung bình và thấp nhất. Nó mang lợi ích cho họ như thế nào?
Ngay cả hai loại hành giả có khả năng cao hơn cũng phải tìm cầu địa vị cao và
sự giải thoát, vì vậy không có gì sai lầm khi giáo huấn các đệ tử có khả năng
trung bình và cao về những sự tu tập phát triển những thái độ của những hành
giả có khả năng giới hạn và những hành giả có khả năng trung bình. Họ sẽ phát
triển được những phẩm hạnh diệu hảo.
Những hành giả có khả năng giới
hạn nhất có thể rèn luyện những sự tu tập cao hơn, nhưng điều này sẽ dẫn đến
việc họ từ bỏ nhãn quan thấp hơn của họ mà lại không tăng trưởng lên được một
nhãn quan cao hơn, và vì vậy họ sẽ không được gì cả. Hơn nữa, có thể có những
hành giả nhiều thiện duyên đã phát khởi những lộ trình cao hơn trong những kiếp
trước. Nếu họ được giáo huấn về những lộ trình chia sẻ với những hành giả khả
năng thấp hơn và sau đó rèn luyện chúng, thì họ sẽ nhanh chóng tăng trưởng
những phẩm hạnh diệu hảo đã phát khởi trước đó hoặc những phẩm hạnh chưa phát
khởi từ trước. Vì vậy, bởi họ đã phát khởi những lộ trình thấp hơn, nên họ có
thể được dẫn dắt theo những lộ trình lần lượt cao hơn, và do đó lộ trình của
chính họ đã tu tập trong những kiếp trước sẽ không bị trì hoãn.
Tác phẩm Chân Ngôn Vương Vấn Kinh[26]dùng ví dụ về một thợ kim hoàn khéo tay dần dần tinh luyện được món trang sức
để minh họa sự cần thiết cho việc hướng dẫn tâm thức của đệ tử theo các giai
đoạn. Để thận trọng tránh sự dài dòng, tôi không trích dẫn chúng đầy đủ ở đây.
Vị hộ pháp Long Thọ cũng đã hướng dẫn các đệ tử theo những giai đoạn trong suốt
những lộ trình để đạt đến địa vị cao và sự tốt lành chắc chắn:[27]
Ban đầu có
những giáo pháp về trạng thái cao;
Rồi đến với
những giáo pháp về sự tốt lành chắc chắn.
Bởi khi đạt đến
trạng thái cao,
Ngươi dần vươn
tới sự tốt lành chắc chắn.
Tương tự, Tôn giả Vô Trước cũng
nói rằng:[28]
Hơn nữa, các vị
Bồ-tát hướng những đệ tử của họ thành tựu nhân tố đức hạnh của sự giác ngộ một
cách đúng đắn và theo các giai đoạn. Để làm được điều này, ban đầu họ đưa ra
những giáo pháp dễ dành cho những chúng sinh có trí tuệ non trẻ, yêu cầu họ tu
tập theo những huấn thị và giải nghĩa ở mức dễ dàng. Khi nhận thấy trí tuệ của
những chúng sinh này phát triển lên khả năng trung bình, các vị yêu cầu họ tu
tập những giáo pháp và huấn thị ở mức trung bình, và những sự giải nghĩa trung
bình. [97] Khi nhận thấy trí tuệ của những chúng sinh này trở nên rộng mở, các
vị yêu cầu họ tu tập những giáo pháp và huấn thị uyên thâm, và những sự giải
nghĩa vi diệu. Đây là luồng hoạt động mang tính quyết định cho hạnh phúc của
những chúng sinh này.
Ngoài ra, tác phẩm Hạnh Hiệp Đăng Luậncủa ngài Thánh Thiên
mô tả phương pháp trước tiên quý vị rèn luyện tư duy về Ba-la-mật-đa thừa và
sau đó bước vào mật chú thừa. Tác phẩm chứng minh rằng quý vị phải thực hiện
điều này theo các giai đoạn. Sau đó điểm này được tóm tắt như sau:[29]
Phương pháp
những chúng sinh khởi đầu
Tham gia vào
mục tiêu tối thượng
Được đức Phật
toàn hảo huấn thị
Tương tự từng
bậc của cầu thang.
Hơn nữa, tác phẩm Tứ Bách Kệ Tụng[30]cũng đề cập rằng trình tự của con đường là xác định:
Thoạt tiên,
ngừng các việc thất đức.
Tiếp theo,
ngừng sai lầm về ngã.
Cuối cùng, dứt
tất cả tà kiến;
Ai hiểu điều
này là bậc tinh thông.
Tương tự, vị đa văn đạo sư Mẫu
Hầu đã nói rằng:[31]
Tựa như việc
nhuộm vải không còn vết nhơ:
Trước tiên họ
phát triển điều thiện trong tâm đệ tử
Thông qua những
bàn luận về bố thí và tương tự,
Và rồi họ bảo
đệ tử quán tưởng về giáo pháp.
Viện dẫn bản văn này, đại sư
Nguyệt Xứng cũng cho rằng đạo pháp có một trình tự xác định. Vì trình tự mà
chúng tôi dùng để hướng dẫn những người khác đi theo con đường một cách rõ ràng
là rất thiết yếu cho sự tu tập của họ, hãy đạt đến sự chắc chắn vững vàng về
phương pháp này.
Chương
BA218 Caryâ-saṃgraha-pradîpa, P5379:186.3.6-7.