ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 2
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Trung)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎
Chương 1: Giai Trình Dành Cho Những Cá Nhân Có Khả Năng Cao
3. Các cấp bậc lộ trình của sự luyện tập tâm thức dành cho những cá nhân có đại thiện căn
a) Chỉ ra rằng chỉ có sự phát triển của Tâm giác ngộ là cánh cửa duy nhất dẫn đến Đại thừa.
b) Làm thế nào để phát triển Tâm giác ngộ {Bồ-đề tâm}[1].
i) Tâm giác ngộ phụ thuộc ra sao vào sự nảy sinh của những nguyên nhân chính
a’. Sự phát triển của Tâm giác ngộ qua bốn duyên
b’. Sự phát triển của Tâm giác ngộ qua bốn nguyên nhân
c’. Sự phát triển của Tâm giác ngộ qua bốn sức mạnh
–––––––––\–––––––––
Các bậc tôn kính và xuất chúng đều có tâm đại từ bi, con xin cúi đầu đảnh lễ dưới chân các ngài [281]
Sau một thời gian thiền sâu xa về những sai sót của luân hồi từ nhiều phương diện, quý vị sẽ nhận ra rằng luân hồi thực sự chỉ là một đốmhỏa ngục sáng mà thôi. Sau đó, quý vị sẽtận lực với mong ước để đạt giác ngộ, loại bỏ mọi phiền não và đau khổ. Nếu nương theo một lộ trình thuộc về tam vô lậu học, quý vị sẽ đạt được sự giải thoátkhỏi luân hồi và thực sự không bị đảo ngược, không giống như trạng thái thiên đường trong cõi luân hồi. Tuy nhiên,những sai sót đã bị loại trừ và thành tựu các phẩm chất tốt đẹp của quý vị sẽ không hoàn toàn. Vậy nên, quý vị sẽ không hoàn tất các mục tiêu của chính mình và chỉ có thể hoàn tất các mục tiêu của tha nhân một cách giới hạn. Sau cùng rồi thì một vị Phật sẽ hóa độ cho quý vị và quý vị sẽ bước vào Đại thừa. Những thiện tri thức đều bước vào Đại thừa ngay từ buổi ban đầu. Theo như Ba-la-mật-đa Tập Luận, ngài Thánh Dũng có nói[2]:
Một khi ngươi từ bỏ hai thừa thấp
Vốn không đủ sức mang lại hạnh phúc cho chúng sinh
Hãy bước vào thừa do Đức Thế Tôn từ bi đã dạy
Nơi này chỉ có sự giúp đỡ cho tha nhân [282]
Và
Khi con người thấy niềm vui và bất hạnh chỉ tựa một giấc mộng
Và chúng sinh suy đồi bởi sai sót của vọng niệm,
Làm sao có thể chỉ lo mong phúc lợi riêng mình
Bỏ rơi đi niềm vui trong các hành vi vị tha tuyệt diệu?
Khi chúng ta nhận thấy chúng sinh, như chúng ta,rơi vàotrong bể luân hồi và ngã vấp, không tìm thấy một hướng đi an toànvì do mắt trí huệ – vốn giúp chúng ta phân biệtđiều cần tiếp thu và điều cần loại bỏ – đã khép kín, thật là tốt hơn hay không nếu chăm lo cho tha nhân và đấu tranh cho phúc lợi của họ, hỡi quý vị, những người thuộc dòng dõi của đấng Thế Tôn? Như cùng một bản luận có dạy[3]:
Sao lại không – Những ai thuộc dòng dõi Thế Tôn
Và những ai hành sự vì phúc lộc của thế gian này
Có lòng từ với chúng sinh lầm lỡ, bởi do mắt trí huệ bị che mờ
Một lòng bền chí, hỷ xả xóa sạch mơ hồ này.
Ở đây quý vịnên sử dụng lòng hoan hỷ, uy tín và sức mạnh để gánh vác trách nhiệmvì hạnh phúc của chúng sinh, bởi vìđặc tính chỉ biết mang lại lợi ích, hạnh phúc cho chính mình cũng có ngay cả trên những con vật. Do đó sự định hướng cơ bản của các đại hành giả là chỉ tập trung để thành tựu hạnh phúc và lợi ích cho tha nhân. Như trong Học Sinh Thưcủa Ngài Nguyệt Quan có viết[4]:
Cỏ dồi dào gia súc gặm miệt mài
Và khi khổ vì khát, chúng phúc hạnh uống nước, nơi tìm gặp
Những ai nỗ lực mang phúc lợi cho chúng sinh
Bằng lòng tin, niềm vui và đầy sức mạnh
Như tia nắng mặt trời chiếu rạng mọi nơi, như du hành trên cỗ xe ngựa kéo
Đây – nền tảng cống hiếnthế gian, không suy lường hơn thiệt
Như bản tính của kẻ thiện cănluôn quên tư lợi
Họ hiến thân cho những gì đem lại hạnh phúc và lợi ích cho hoàn cầu.
Người thấy được chúng sinh bị hành hạ bởi đau khổ nêu trên và người nhanh chóng hành động cho lợi ích của chúng sinh được gọi là "hiền nhân” và là một "bậc thiện xảo”. [283] Cùng bản luận có dạy[5]:
Những ai nhận thấy nhân sinh bối rối bởi mây khói vô minh bao phủ nhân gian
Bất lực rơi vào ngọn lửa cháy rực của đau khổ
Và vội vàng, cố gắng như thể mình đang rơi trên lửa
Đấy chính là các "hiền nhân” hay các "bậc thiện xảo”
Do đó, Đại thừa như là cội nguồn của tất cả điều tốt đẹp cho chính mình và cho chúng sinh; như là liều thuốc làm giảm đi những khổ đau, phiền não; như là một đại lộ được chu du bởi tất cả thiện tri thức; như là nguồn nuôi dưỡng của tất cả những ai nghe thấy, nhớ tưởng, tìm đến và tu học với nó; và như là một nơi có đại phương tiện thiện xảo để quý vị xúc tiến vì phúc lợi của tha nhân, và do đó, gián tiếp thành tựu lợi ích cho chính quý vị trong toàn thể.Ai bước vào đó đều nghĩ rằng: „Ô thật tuyệt vời, tôi đã tìm thấy những gì màtôi tìm kiếm bấy lâu nay”. Hãy bước vào thừa tối cao này với tất cả „sức mạnh của một người xuất chúng” mà quý vị có.Trong Ba-la-mật-đa Tập Luậncó nói[6]:
Thừa tối cao này được thấu rõ bởi chân trí huệ.
Từ nómà nhất thiết trí của đấng Như Lai phát khởi
Như mắt của thế gian này
Ánh hào quang từ ngài như các tia sáng mặt trời mọc
Do đó, hãy bước vào Đại thừa sau khi quý vị đã phát triển niềm tôn kính to tát có được bởi việc hiểu ra các phẩm chất tốt đẹp của nó từ nhiều khía cạnh khác nhau [của Đại thừa].
3. Việc rèn luyện tâm thức trong các đạo trình dành cho những người đại thiện căn
Việc rèn luyện tâm thức trong các đạo trình dành cho những người đại thiện căn được trình bày với ba mục sau:
1. Chỉ ra rằng chỉ có sự phát triển của Tâm giác ngộ {tâm Bồ-đề} là cánh cửa duy nhất dẫn vàoĐại thừa
2. Làm thế nào để phát triển Tâm giác ngộ (chương 1 đến 6)
3. Làm thế nào để tu học Bồ-tát hành sau khi đã phát triển tâm Bồ-đề (chương 7 và tiếp sau)
a) Chỉ ra rằng chỉ có sự phát triển của Tâm giác ngộ là cánh cửa duy nhất dẫn đến Đại thừa
Vấn: Giả sử là hành giả nên bước vào Đại thừa {cỗ xe lớn} bằng cách trên, thì nhập môn là gì?
Đáp:Như Đức Thế Tôn đã dạy rằng không có các cỗ xe lớn nào khác hơn Ba-la-mật-đa thừa {Toàn hảo thừa, Hiển thừa hay Kinh thừa} và Mật thừa {Mật chú thừa, Kim Cang thừa}. Cánh cửa duy nhất để quý vị bước vào hai Thừa này đó chính là Tâm giác ngộ. Một khi quý vị tạo nên được Tâm giác ngộ này trong tâm thức của mình thì quý vịđược công nhận là một hành giả Đại thừa mặc dù vẫn chưa tạo dựng được một số đức hạnh khác[284]. Một khi quý vị rời bỏ tâm giác ngộ này thì bất kể quý vịcó thể có được những phẩm hạnh nào– ví dụ nhưtri kiến về tính Không v.v... – thì quý vịđánh mất Đại thừa, rơi vào các tầng của Thanh Văn và các bậc tương tự. Điểm này đã được giảng dạy trong nhiều Kinh điển Đại thừa và đã được chứng minh bằnglý luận.
Cánh cửa đầu tiên để bước vào Đại thừa là lòng quyết tâm phát triển Tâm giác ngộ cho riêng mình. Chỉ cần đánh mất Tâm Bồ-đề này thì được xem có hậu quả là rời bỏ Đại thừa. Do đó, việc có là một hành giả Đại thừa hay không tùy thuộc vào việc có hiện hữu hay không tâm này. Như vậy sau khi Tâm giác ngộ này được phát khởi, ngay lập tức quý vị trở thành người con của Đức Thế Tôn. Như Nhập Bồ-đề Hành Luậncủa Tịch Thiêncó nói[7]:
Lúc bất lực, bị trói buộc trong tù tộiluân hồi
Quyết một lòng phát triển Tâm giác ngộ
Họ, gọi là "những con trẻ của Như Lai”[8]...
Và:
Hôm nay con được sinh ra trong gia đình của đức Phật
Con trở thành người con của các đấng Như Lai
Như vậy điều này đã chỉ rõ một khi quý vị phát khởi được Tâm giác ngộ quý vị được gọi là một "Bồ-tát”. Hơn nữa, trong Di-lặc Hữu Vị Giải Thoátđã nói các hành giả trở thành các Bồ-tát nểucó Tâm giác ngộ này mặc dù vẫn chưa trau dồi những việc làm Bồ-tát[9]:
Ôi người con của truyền thừa tuyệt hảo, dẫu cho kim cương quý giá bị tan vỡ vẫn luôn tỏa ánh sáng hơn cả các đồ trang hoàng đặc biệt bằng vàng. Nó vẫn không mất đi tên "kim cương quý giá”, vẫn luôn tránh xa tất cả những nghèo nàn. Ôi những người con của truyền thừa tuyệt hảo, tương tự thế, những người đã nuôi dưỡng viên kim cương quý này, vốn là Tâm giác ngộ và nguyện vọng khát khao tới toàn giác, dẫu còn thiếu vận dụng,nó vẫn luôn tỏa sáng hơn tất cả vật trang hoàng bằng vàng với các phẩm chất cao, của Thanh Văn, và Duyên Giác Phật. Những người con sẽ không bao giờ mất đi tên gọi "Bồ-tát”, sẽxóa bỏ tất cả những thống khổ của luân hồi"
Như trong Bảo Hành Vương Chính Luận, hộ pháp Long Thụcó nói[10]:
Nếu như ngươi cũng như nhân loại
Ước mong dành được giác ngộ vô song
Thì nguồn cội điều này làTâm giác ngộ
Vững bền như núi cả non cao.
Hơn nữa theo Kim Cương Thủ Điểm Đạo Đại Mật điểncó dạy[11]:
"Ôi đại Bồ-tát, Văn-thù-sư-lợi, maṇḍala Kim Cang thừa này quá ư là bí ẩn, rộng lớn mênh mông, sâu thẳm và không thể thấu hiểu được.Thật không hợp để giảng nghĩa cho các chúng sinh tội lỗi”. [285]
Này Kim Cang Thủ Bồ-tát (Vajrapani), ngươi nói Maṇḍala này hết sức quý hiếm, ta chưa từng nghe thấy Maṇḍala này, và nó cần được giảng giải cho ai?
Kim Cang Thủ Bồ-tát đáp: Ôi Văn-thù-sư-lợi, những ai đã đạt được Tâm giác ngộ qua thiền định, bạch Văn-thù-sư-lợi, những Bồ-tát này thực hành Bồ-tát đạo – cánh cửa vào Kim Cang thừa –nên nhận lễ quán đảnh trí huệ siêu việt để bướcvào Maṇḍala Kim Cang thừa này. Tuy nhiên, những ai chưa đạt được Tâm giác ngộ hoàn toànkhông nên nhập mônMaṇḍala mật pháp này. Họ không nên ngay cả nhìn Maṇḍala, hơn nữa không được phép dạy cho những người nàythực hành về Maṇḍala và những câumật chú”.
Bởi vậy, chưa hề đủ nếumột giáo pháp là giáo pháp Đại thừa, mà điều cốt yếu chúng ta phải thực sự là người thực hành Đại thừa. Xa hơn nữa, hoạt động như là một hành giả Đại thừa chỉ phụ thuộc vào sự nhận thức về Tâm giác ngộ. Do đó, nếu quý vịchỉ có hiểu biết trí óc về Tâm giác ngộ, thì quý vị cũng chỉ có hiểu biết trí óc về ý nghĩa để là một người thực hành Đại thừa. Nếu khi Tâm giác ngộ này làhoàn hảo, thì hành giả Đại thừa là chân chính.
Nội dungnày đã được dẫn giải bởi Hoa Nghiêm Kinh[12]
Ôi những người con của nòi giống đức hạnh, Tâm giác ngộ chính là mầm mống của tất cả phẩm hạnh Phật.
Vì quý vị cần phải lĩnh hội một cách đầy đủ về điều này, tôi sẽ giải thích nó. Khi nước, phân bón, đất và hơi ấm v.v... phối hợp với một hạt lúa,chúng sẽ tác động như là là các nguyên nhân tạo mầm non củacây lúa. Nếu những yếu tố này phối hợp với các hạt lúa mì, hạt đậu, v.v..., chúng cũng tác động như là nguyên nhân tạo nên mầm non của các loại hạt này. Như vậy, các yếu tố này là những nguyên nhânchung để tạo nên sự nảy mầm. Song, mặc dù có kết hợp với các điều kiện [duyên] đó lên hạt lúa mạchthì cũng không thể nào khiến chúng trở thành nguyên nhân sinh ra một cây mạ non của hạt lúa gạovà các cây mầm khác hơn là lúa mạch[268] . Cho nên một hạt lúa mạch là nguyên nhân đặc thù {nguyên nhân chính yếu} tạo ra mầm non của lúa mạch. Cũng như vậy, Tâm giác ngộ vô thượng như một hạt giống, là nguyên nhân đặc biệt cùng với những nguyên nhân chung khác để tạo ra mầm Phật quả. Trí huệ nhận biết được tính Khônglà nguyên nhân chung của ba trạng thái giác ngộ (Thanh Văn, Duyên Giác Phật, và Bồ-tát). Theo như Đại thừa Tối Cao Mật điển, ngài Di-lặc có nói[13]:
Khát vọng đưa ta tới Tối thượng thừa là hạt giống
Trí huệ như mẹ giúp ta sinh ra các phẩm hạnh Phật-đà.
Như vậy Tâm giác ngộ như là hạt giống của người cha, còn trí huệnhận biết vô ngã như là người mẹ. Ví dụ như người cha Tây Tạng không thể sinh ra được đứa con traiẤn Độ, ..v.v, người cha chính lànguyên nhân đặc biệt để tạo ra nòi giống của đứa bé, trong khi một người mẹ Tây Tạng có thể sinh ra được nhiều con trai, do đó người mẹ lànguyên nhân chung để sinh ra những đứa bé của bà ta. Và Thanh Văn, Duyên Giác Phậtcũng phụ thuộc vào trí huệ, vì như trong Tán Dương Bát-nhã Ba-la-mật-đa,đức hộ pháp Long Thụ có nói[14]:
Đạo giải thoát mà đức Phật, Duyên Giác Phật,Thanh Văn dứt khoát dựa vào
Chính là điều này, chắc chắn không còn cách nào khác
Sự hoàn hảo của trí huệ đấy là mẹ của cả nhữngđệ tử Tiểu thừa lẫn Đại thừa, vì nó [trí huệ] cũng được kể đến như là người mẹ. Do vậy, không thể phân biệt được Tiểu thừa, Đại thừa bằng trí huệ hiểu biết tính Không, nhưng có thể phân biệt chúng được bằng Tâm giác ngộ và những việc làm cóhiệu quả lớn của Bồ-tát. Theo như Bảo Hành Vương Chính LuậnLong Thụ đã nói[15]:
Vì khát vọng nguyện, hành,
Và hoàn tất các hiến dâng của Bồ-tát
Không thể giải thích theo Thanh Văn thừa
Thì làm sao ngươi có thể thành Bồ-tát qua con đường đó?
Như vậy đức Long Thụ đã nói quý vị không phân biệt những thừa này bằng tầm nhìn triết lý, mà bằng những hành vi. Nếu như trongcách này, trí huệ nhận biếttính Không, không phải làlộ trình Đại thừa đặc biệtthì nó cũng sẽ tiếp tục mà không kể rằng có các lộ trình chia sẻ khác. [287] Từ đây, mặc dù quý vị rất ít thuần thục với các giáo pháp, song sau khi đã có được một Tâm giác ngộ làm huấn thị cốt yếudù quý vị chưa tu tập nó, nhưng sau khi nghĩ nhớ về nó dù chỉ qua ngôn từ trong buổi đầu, thì quý vị đã chủ ý tạo được một nỗ lực lớn cho một phần nhỏ đơn giản của lộ trình.
Thường, một đứa trẻ sinh ra cần phải nhờ cả cha và mẹ, quý vị cũng cần phải có đầy đủ cả phương tiện và trí huệ để có một lộ trình tu tập hoàn thiện. Cụ thể, quý vị cần phải có: phương tiện chính yếu là Tâm giác ngộ; và trí huệ chính yếu là tri kiến về tính Không. Nếu quý vị chỉ thiền định chăm chỉ về một trong hai yếu tố trên, và quý vị chỉ đơn thuần tìm sự giải thoát khỏi luân hồi, để đạt được cách giải thoát này thì quý vị chỉ cần thiền định về ý nghĩa của tính Không, tức là vô ngã, thiền định không sai sót nhằm đạt tuệ giác. Tuy nhiên, nếu quý vịxem mình là hành giả Đại thừa thì còn cần phảinuôi dưỡng Tâm giác ngộ. Tại sao? Bởi vì quý vị cần có trí huệ để ngăn ngừa rơi vào luân hồi cực đoan và quý vị cần có từ bi để ngăn ngừa rơi vàocực đoan của an tịnh [niết-bàn],Cho nên trí huệ không ngăn ngừa được quý vị rơi vào trạng thái cực đoan của antịnh. Theo như Hiện Quán Trang Nghiêm LuậnNgài Di-lặcđã nói[16]:
Qua tri kiến ngươi không ở lại luân hồi
Qua từ bi ngươi không lưu trong an lạc
Nếu là hành giả Đại thừa, quý vịcần phải rèn luyện Tâm giác ngộ, bởi vì ngay cả trong Tiểu thừa quý vị cũng sẽ không rơi vào tột cùng của luân hồi vàđiểm chính cản trở trên đường Bồ-tát đó là rơi vào cực kỳ an tịnh.
Khi những người con của đức Thế Tôn, là người giải thích đúng đắn các chú giải về ý nghĩa chủ tâm của đấng Thế Tôn, phát khởi tinh thần giác ngộ tôn quý này trong tâm thức của họ thì họ kinh ngạc và nghĩ rằng một lộ trình thâm diệu như thế đã xuất hiện. Tuy thế, họ không có cùng cảm xúc như thể khi họ đạt đến một phẩm chất tốt đẹp nhỏ làm hài lòng cho các phàm phu. Như Nhập Bồ-đề Hành Luậncó nói[17]:
Tâm vị tha này không sinh ra
Trong tha nhân ngay cả cho lợi ích của chính họ
Đây là viên ngọc quý của tâm
Mang lại điều diệu kỳ chưa từng thấy.
Và :
Đức hạnh nào sánh bằng đây?
Bằng hữu nào lại như thế?
Công đức nào xứng ngang bằng?
Và
Con xin cúi lạytrước tất cả
Những ai đã khởi tạo ngọc thiêng của tâm thức này. [288]
Và
Đấy là thứ bơ tinh túy
Được đánh ra từ sữa của những lời dạy siêu việt.
Như vậy Tâm giác ngộ chính là lời huấn thị tối thượng, là phần trích tinh túy nhất của kinh điển.
Do đó, dù rằng theo nhưtôn giả Atiśa với quan điểm Đại thừa củavà sư phụ Ser-ling-ba (gSer-gling-pa) của ngài với quan điểm satyâkâravâdin[18]thì ngài Atiśađạt được Tâm giác ngộ dựa vào chính mình và đã khiến ngài thành trò giỏi nhất của thiện sư của ngài. Nếu như những hành giả nào thấu hiểu được những cốt lõi của Kinh điển, hãy xem tiểu sử của đại sư Atiśa thì sẽ hiểu rành rọt hơn về điểm mấu chốt của lộ trình này.
Nếu quý vị phát triển tâm này một cách không tính toán sau nhiều nỗ lực, quý vị sẽ nhập vào Tâm giác ngộ và như vậy quý vị đã tạo ra được một mấu chốt nhỏ làm đòn bẩy cho Bồ-tát hành. Dù sao nếu như quý vị thiếu mất Tâm giác ngộ này thì cho dù cúng dường ngọc ngà châu báuchất đầy Tam thiên đại thiên thế giới trong cõi Ta-bà này cũng khôngđược xem là việc thực hành Bồ-tát Đạo. Cũng vậy,những hành viđược xem là Ba-la-mật-đatừ trì giới cho đến trí huệ, cũng như là việc thiền quán lên chính mình thông quamột vị bổn tôn, và thiền quán lên các đường kinh mạch, khí lực luân xa, v.v... thì cũng không được xem là việc thực hành Bồ-tát đạo.
Nếu như tâm thứcquý giá củaquý vị không thực hiện những điểm mấu chốt để tu tập thì bất kể quý vị cố gắng để nuôi dưỡng thiện đức trong bao lâu cũng không thành đạt được bao nhiêu. Tựanhư là việc cắt cỏ với một chiếc liềm cùn. Nếu như quý vị dùng Tâm giác ngộ như làm chìa khóa của tu tập thì nó như là việc cắt cỏ với chiếc liềm sắc bén – ngay cả khi không cắt cỏ, quý vị vẫn mài bén lưỡi liềm, và khi cắt thì sẽ được một khối lượng lớn trong một thời gian ngắn. Cũng như vậy, nếu Tâm giác ngộ này được tiến hành một cách triệt để thì trong mỗi giây phút quý vị có thể tẩy sạch các chướng ngại, tich lũy công đức và trí huệ siêu việt. Ngay cả một đức hạnh nhỏ cũng có thể lan tỏa rộng lớn, và những công đức đó nếu làm khác đi sẽ bị đánh mất sau một khoản thời gian không hạn kỳ. Theo Nhập Bồ-đề Hành Luậncó nói[19]:
Sức mạnh của tội lỗi to tát và mãnh liệt vô cùng
Ngoài Tâm giác ngộ hoàn hảo
Liệu đức hạnh nào chiến thắng nổi nó không?
Hay:
Như ngọn lửa ở cuối mỗi kiếp lượng
Sẽ lập tức thiêu tan cáctội lỗi lớn lao. [289]
Lại nữa:
Nếu ai nghĩ: "Tôi sẽ gột sạch
Chỉ những điều phiền não của nhân sanh”
Có được chủ tâmlợi ích đó
Họ nhận được công đức vô hạn
Đến khi đó còn điều chi để nói
Về nỗi khát khaonhằm để xóa tan
Bất hạnh vô lượng của mỗi chúng sanh
Và để phú cho họ vô vàn thiện hạnh
Và
Đức hạnh khác, thảy tựa như thân chuối
Cho xong quả, chúng đều tàn lụi
Tâm giác ngộ như cây ban ước nguyện
Luôn cho quả, không tàn úa, mà chỉ sum xuê
b) Làm thế nào để phát triển Tâm Bồ-đề
Làm thế nào để phát triển Tâm giác ngộ được giải thích qua bốn phần sau
1. Tâm giác ngộ phụ thuộc ra sao từ các nguyên nhân phát sinh
2. Những giai đoạn rèn luyện Tâm giác ngộ (chương 2 – 4)
3. Thước đo thành quả của Tâm giác ngộ (chương 4)
4. Tiếp nhận Tâm giác ngộ ra sao qua quá trình hành lễ (chương 5-6)
i) Tâm giác ngộ phụ thuộc như thế nào vào các nguyên nhân xác định để phát sinh
Tâm giác ngộ phụ thuộc ra sao vào các nguyên nhân xác định để phát sinh được giải thích qua ba phần
1. Sự phát triển của tâm qua bốn duyên cảnh
2. Sự phát triển của tâm qua bốn nguyên nhân
3. Sự phát triển của tâm qua bốn sức mạnh
a’ Sự phát triển của tâm qua bốn duyên cảnh
1. Quý vị phát triển Tâm giác ngộ hoặc bằng cách tự thấy cho mình một năng lực phi thường của các đức Phật, của các vị Bồ-tát,hay bởi tự nghe về chúng từ một người đángtín cẩn, và sau đó nghĩ rằng "Sự giác ngộ này mà trong đó họ tự tại hay trong đó họ mưu cầu thì rất mạnh mẽ”.
2. Dẫu cho quý vị chưa thấy, nghe về năng lực như vậy, thì bằng con đường này, quý vị có thể phát triển Tâm giác ngộ qua cách lắng nghetập hợp Kinh điển vốn dùng giác ngộ vô thượng như là điểm xuất phátvà từ đấykhát khao đạt được trí huệ siêu phàm của đức Phật.
3. Dẫu cho có thể chưa nghe thấy giáo pháp, quý vị vẫn có thể phát triển Tâm giác ngộ bằng cáchhiểu ra rằng những lời dạy xuất chúng của các vị Bồ-tát đang dần mai một và sau đó nghĩ rằng "Ta sẽ dứt khoát phát triển Tâm giác ngộ để lưu giữ những giáo huấn của các vị Bồ-tát được dài lâu, bởi lẽ sự tồn tại của những giáo huấn này sẽ giúp vô vàn chúng sinh tẩy sạch đau khổ”
4. Dẫu cho quý vị không nhận thấy sự mai một của nhữnggiáo huấn này, song quý vị ngẫm nghĩ: "Quả thật là khó phát triển Tâm giác ngộ, ngay cả với các bậc Thanh văn, hay Duyên giáctrong thời đại mạt pháphiện nay, khi mà đầy dẫy những vô minh, vô liêm sỉ, không biết xấu hổ, ghen tuông, bủn xỉn v.v... Như vậy thì điều gì cần thiết đểđề cập đến việc phát triển của Tâm giác ngộ tối thượng? Nếu là tôi, tại một thời điểm nào đó, mà tôi phát triển Tâm giác ngộ thì chắc chắn những chúng sinh khác cũng sẽ làm theo”. Như vậy quý vị phátTâm giác ngộ trong bối cảnh nhận ra rằng sự khó khăn đòi hỏi để phát triển nó [290]
Sự quan tâm đến Tâm giác ngộ khởi sinhnhư thế nào từ bốn duyên cảnh trên đã truyền cho quý vị cảm hứng mong muốn thành tựugiác ngộ.Các cách thức mà điều này xảy ra là như sau:
1. Sau khi quý vịnghe thấy về một năng lực siêu phàm, quý vị chợt bừng tỉnh và nghĩ "Ta sẽ đạt được giác ngộ như thế” và bắt đầu phát Tâm giác ngộ.
2. Qua việc lắng nghe được những phẩm hạnh tốt đẹp của một vị Phật từ một vị đạo sư,trước hết, quý vị phát triển tín tâm, kế tiếp là nảy sinh lòng khao khátđạt được những phẩm hạnh này.
3. Không chịu nổi khi thấy được ý tưởng về những lời giáo huấn của Đại thừa đang bị mai một, thì quý vị nuôi dưỡng mongước đạt được trí huệ siêu việt của đức Phật.
Về điểm cuối này, quý vị nhận thấy rằng, nếu như những lời dạy của đức Phật không bị mất đi, thì đau khổ của chúng sinh có thể kết thúc. Mặc dù mục tiêu của quý vị quả là nhằm xóa bỏ đau khổ, tuy nhiên điều kiện chính khiến làmxuất hiện Tâm giác ngộ là do không chịu được khi những giáo huấn của đức Phật có thể bị mất đi. Ngoài ra, sự phát triển của Tâm giác ngộ sẽ được giải thích thêm trong phần sau về cách thức Tâm giác ngộ nảy sinh ra sao trong việc phụ thuộc vào tâm từ bi.
4. Sau khi quý vị nhận thấy được sự quý hiếm của tâm giác ngộ đầy ý nghĩa này như thế nào,quý vị phát triểnkhao khát đạt được Phật quả vốn được kích hoạt một cách nền tảng bởi sự tỉnh thức này.
Đối vớihai thành phần của Tâm giác ngộbao gồm ước ao đạt đến giác ngộ, và nhắm đến mục đích mang lại niềm hạnh phúc cho tất cả chúng sinhthì sự phát triển thứ tư này của Tâm giác ngộ đượcthiết lập trong khuôn khổ của việctạo rakhát khao đạt được giác ngộ chứ không được thiết lập trên khuôn khổ của mục đích {nêu trên}.
Thiếu lòng khát khao đạt tới Phật quả vốn xuất phát từ việc nuôi dưỡng niềm tin vào nhữngphẩm hạnh của đức Phậtthì quý vị không thể vượt qua được ý tưởng về sự mãn nguyệncho rằng antịch [Niết-bàn]tự mình nó cũng đã đủ đáp ứng được những mục đích riêng của quý vị. Lòng khát khao đạt tới Phật quả, màđược tính đến quarèn luyện về tình yêu thương cũng như tâm từ bi và nhận thấy được rằng việc đáp ứng mục đích củachúng sinh như là điều cần thiết có năng lực nhổ tậngốc ý tưởngmãn nguyện cho rằng an tịch của riêng mình đủ để đáp ứng những mục đích của chúng sinh, nhưng không đủ khả năngngăn chận ý tưởng về sựmãn nguyện nghĩ rằng an tịchđủ cho chính mục đích của riêng mình. Bên cạnh lòng ước ao đạt được Phật quả này vốn đến từ việc vun trồng lòngtin vào những phẩm hạnh caođẹp của đức Phật, thì không có bất cứ điều gì cản trở được ý tưởng mãn nguyện nghĩ rằngchỉ riêng sự an tịch của mình có khả nănghoàn tất mục đích của chính mình. Thật quả quý vị cần phải vượt qua ý tưởng mãn nguyện cho rằng sự an tịch của mình là đầy đủ để hoàn tất lợi ích của chính quý vị, bởi lẽ: (1) Những hành giả Tiểu thừa vốn đơn thuần thoát khỏi luân hồi, thì chỉ loại trừ được một phần của các sai sót và chỉ có được một phần của chánh tri kiến và do đó thiếu đi sự đáp ứng hoàn hảo cho các mục đích của chính họ. (2) Những hành giả này chỉ được giải thoát khỏi những vấn đềcủa luân hồi chứ không phải những vấn đềcủa sự an tịch. (3) Điều đáp ứng hoàn hảo cho mục đích của quý vị đó chính là: Pháp Thân Phật. [291] Do đó, một khi quý vị nuôi dưỡngniềm tin vào những phẩm hạnh cao quý của đức Phật,quý vị sẽ nhận ra rằng cần phải đạt được Phật quả như là mục đích cầnthực hiện của mình,chưa kể đến mục đích của các chúng sinh khác. Nhận thức ra điều này là hết sức quan trọng để không làm cho quý vị quay trở lại con đường Tiểu thừa.
Trong bốn sựphát triển Tâm giác ngộ vừa được diễn giải trên thì hai yếu tố đầu không được cảm sinh từ tâm từ bi, hay tình thương. Trong các Kinhcũng như Luận kháccũng đã có nhiều giải thích vềsự phát triển Tâm giác ngộ như là niềm ao ước đạt được Phật quảđem đến đơn thuần bởi những phẩm hạnh cao đẹp của Pháp Thân Phật và Sắc Thân Phật. Sự kiên định để đưa tất cả mọi chúng sinh hữu tình đạt Phật quả cũng được xem là là sự phát triển của Tâm giác ngộ này. Như vậy quý vị cần phải xem xét từng điều trong hai điều này, được tính đến một cách đơn giản như là "Sự Phát triển Tâm giác ngộ”. Dù sao, về việc phát triển một Tâm giác ngộ hoàn hảo trọn vẹnthì sẽ không vẹn toàn nếu chỉ có khát khao để đạt đến Phật quả dựa trên việc thấy được sự cần thiết để thỏa mãn các mục đích của tha nhân. Quý vị phải có lòng khát khao đạt tới Phật quả vốn bởi nhận ra rằng điều này không thể thiếu được cho mục đích của riêng mình.Xa hơn nữa, chủ định này khôngcho phép bỏ qualợi ích của những chúng sinh khác,mà cũng là vì lợi ích của họ. Bởi lẽ trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luậnnói tới haichủ tâmđể đạt tới giác ngộ và để mang lại phúc lợi cho các chúng sinh như sau[20]:
Phát triển Tâm giác ngộ
Là khát khao giác ngộ toàn hảo cho phúc lợi của chúng sinh
b’ Phát triển Tâm giác ngộ qua bốn nguyên nhân
Quý vị phát triển Tâm giác ngộ dựa vào
1)Dòng truyền thừahoàn hảo
2)Được duy trì bởi một bậc Thầy
3)Lòng từ bi hướng tới chúng sinh
4)Không chán nản bởi các khó khăncủa luân hồi
c’ Phát triển Tâm giác ngộ thông qua bốn sức mạnh
Quý vị phát triển Tâm giác ngộ qua bốn sức mạnh sau đây
1)Sức mạnh của bản thân: lòng ước ao đạt tới giác ngộ hoàn hảo thông qua sức mạnh, năng lực của bản thân
2)Sức mạnh của những chúng sinh khác: lòng ước ao đạt tới giác ngộ hoàn hảo thông qua tha lực {năng lực của những chúng sinh khác} [292]
3)Sức mạnh của nguyên nhân – đó là việc phát triển tâm này qua việc trở nên quen thuộc với Đại thừa và giờ đây chỉ bởi sựtán thán các chư Phật, chư Bồ-tát.
4)Sức mạnh của sự áp dụng: trong cuộc sống này quý vị đã quen thuộc với các hành vi thiện đức trong một thời gian dài như là việc dựa vào một chúng sinh kiệt xuất và việc quán chiếu vào các giáo pháp mà quý vị đã nghe.
Hơn nữa, ngài Vô Trướcđã nói trong Bồ-tát Địa(Bodhisattva-bhumi)[21]rằng sau khi quý vị phụ thuộc vào bốn duyên cảnh và bốn nguyên nhân (một cách riêng lẻ hay chung nhau) thì quý vị phát khởi được một Tâm giác ngộ vững chắcnếu quý vịnuôi dưỡng nó từ sức mạnh của bản thân, hoặc từ sức mạnh của nguyên nhân. Tâm này sẽ không vững chắc nếu quý vị phát triển từ sức mạnh của người khác, hoặc từ sức mạnh của sự áp dụng.
Một khi quý vị đã hiểu rõ rằng những lời giáo pháp nói chung, hay những giáo pháp Đại thừa nói riêng đang bị biến mất và rằng trong thời mạt phápnày thì việc nhận ra rằng một Tâm giác ngộ được phát triển từ sâu thẳm của con tim là hết sức hiếm có. Tin cậy vào một sư phụ ưu tú, với sự cố gắng thực hành– bao gồm việc học, suy luận và vv... về tạng Kinh Đại thừa– và vun trồng cội rễ của sự phát triển Tâm giác ngộ từ tận đáy lòng, chứ không phải do bắt buộc của người khác, cũng không phải do thiếu suy xét mà theo chân người khác,mà cũng không phải theo phong tục tập quán, màdo từ chính sức mạnh của bản thân mình. Tất cả Bồ-tát hành đều phải nhất thiết đặt trên nền tảng đó.
[1]Bồ-đề tâm (hay tâm giác ngộ, tinh thần giác ngộ) (skt. bodhicitta) là ước nguyện từ bi để đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bồ-đề tâm được phân chia làm hai loại: (1) Bồ-đề tâm tương đối dẫn đến ước nguyện từ bi để thành tựu giải thoát vì lợi ích tất cả chúng sinh và để tu tập các phương tiện nhằm đạt mục đích này; (2) Bồ-đề tâm tối hậu là trí tuệ trực chứng bản chất tối hậu của các hiện tượng. Riêng khái niệm Bồ-đề tâm tương đối còn được phân làm hai nhánh: (1) Bồ-đề tâm nguyện là ước nguyện đạt giác ngộ cho lợi ích các chúng sinh khác; và (2) Bồ-đề tâm hành bao gồm Bồ-đề tâm nguyện cùng với việc xúc tiến sáu hạnh Ba-la-mật-đa. Bodhichitta. Rigpa Shedra. Truy cập: 11/09/2011.
<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Bodhichitta>.
[2]BA2Paramitâ-samâsa6.65-66; D3944: Khi 234b6-7. Hai thừa thấp hơn là Thanh Văn và Duyên Giác thừa.
[3]BA3Ibid.: 6.67; D3944: Khi 234b7-235al.
[4]BA4Śiṣya-lekha: 100-101; D4183: Nge 52a5-6.
[5]BA5Ibid.: 102; D4183: Nge 52a7-bl.
[6]BA6PS: 6.69; D3944: Khi 235a2.
[7]BA7Bodhisattva-caryâvatâra: (BCA): 1.9a-c, 3.26cd. cũng được trích tại LRCM: 90.6; Great Treatise 1: 134.
[8]Nhắc lại, các thuật ngữ như “con Phật”, “con của Như Lai”, … ám chỉ các Bồ-tát (tại gia hay xuất gia) nếu được dịch theo từ ngữ Hán-Việt thì trở thành “Phật tử”. Tuy nhiên, vì ngày nay thuật ngữ này không còn gói gọn trong nghĩa nguyên thủy mà các kinh văn đề cập (tức là các Bồ-tát) nên để tránh nhầm lẫn chúng ta sẽ không dùng thuật ngữ Phật tửtrong trường hợp kinh văn đề cập.
[9]BA8Trích dẫn này từ Bhavana-krama(Giai Trình Thiền Phần Hai) (Bkl), Tucci 1958:501; D3915: Ki 24a5-6. Bản dịch trong Ârya-maitreya-vimokṣa(Di-Lặc Hữu Vi Giải Thoát) có lẽ là một phần của Buddhavataṃsaka-sûtra(Kinh Hoa Nghiêm), D44: A 323a5-bl với chút ít sai biệt.
[10]BA9Ratnâvalî /Râja-parikathâ-ratnâvalî(Ra): 2.73cd-74ab; Hahn 1982: 66.
[11]BA10Vajrapâṇi-abhiṣeka-mahâ-tantraD496: Da 148b3-4.
[12]BA11Gaṇḍa-vyûha-sutra(Phẩm Hoa Nghiêm) trong Buddhavataṃsaka-sûtra(Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh) D44: Ka 309b 1. Trích dẫn tìm thấy trong Bkl, Tucci 1958: 502; D3915: Ki 25al.
[13]BA12Mahâyânottara-tantra-úâstra(RGV): 1.34ab; D4024: Phi 7a6-7.
[14]BA13Prajñâ-pâramitâ-stotraPandeya 1994: verse 17; D1127: Ka 76b3-4. Tác giả có thể không rõ quan trọng là Long Thụ, Lakúâ Bhagavati (Danh Thiên), và Rahulabhadra (La-hầu-la-đa-la).
[15]BA14Ra: 4.90; Hahn 1982:126-127.
[16]BA15Abhisamayâ-laṅkâra-prajñâpâramitopadeúa-úâstra(AA): l.lOab; D3786: Ka 2a5.
[17]BA16 BCA: 1.25,1.30bcd, 1.36ab, 3.32cd.
[18]BA17Duy thức được chia thành nhóm Satyâkâravâdin(Thật tướng Duy thức) khẳng định sắc (nguyên tử) của màu xanh trong nhãn thức lĩnh hội màu xanh là thật và nhóm còn lại là Alikâkâravâdin (Huyễn tướng Duy thức) phủ nhận điều này. Xem thêm Great Treatise 3, note 535. Điều này có nghĩa là tư tưởng của Atiśa đã vượt trên sư phụ.
[19]BA18BCA: 1.6bcd, 1.14ab, 1.21-22,1.12.
[20]BA19 AA: 1.18ab; D3786: Ka 2b5.
[21]BA20 Yogâ-caryâ-bhûmau-bodhisattva-bhûmi(Bbh), Wogihara 1971:16-17; D4037: Wi 10a7-b2.