Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

07/03/202408:46(Xem: 3338)
Tuần 1

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 1 THÁNG 3, 2024)

Diệu Âm lược dịch

 

PAKISTAN: Đại biểu nước ngoài thăm các di tích Phật giáo cổ xưa

HARIPU, Khyber Pakhtunkhwa: Phật tử và các nhà lãnh đạo tôn giáo từ nhiều nguồn gốc khác nhau - đến từ Mã Lai, Tích Lan, Trung Quốc và các quốc gia khác - đã vinh dự tham dự Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ hai được tổ chức tại Pakistan.

Là một phần của chuyến thăm, các vị khách quý đã bắt đầu hành trình khám phá di sản lịch sử phong phú, bao gồm các địa điểm khảo cổ nổi tiếng Khanpur, Jaulian và Bảo tháp Bhamala, tất cả đều giữ một vị trí quan trọng trong Danh sách Di sản Thế giới.

Khi đến những kỳ quan lịch sử nói trên, các phái đoàn nước ngoài này cùng với các giáo sư từ các trường đại học khác nhau đã tham gia vào các nghi thức tôn giáo trang trọng, hòa mình vào bầu không khí tâm linh của những thánh địa. Chuyến thăm của họ không chỉ là khám phá mà còn là thể hiện sự tôn kính và ngưỡng mộ đối với những nỗ lực bảo tồn được thực hiện ở Khyber Pakhtunkhwa.
TinTuc_PGTG_2024-03-1-000

(The Express Tribune - March 5, 2024)

Đoàn đại biểu ngoại quốc viếng các di tích Phật giáo cổ

xưa tại Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan

Photos: The Express Tribune

 

ẤN ĐỘ: Hội Phật giáo Từ Tế khởi công xây dựng “Làng Tình yêu Vĩ đại” ở Bồ đề Đạo tràng

Hội Phật giáo Từ Tế, tổ chức từ thiện và nhân đạo toàn cầu có trụ sở tại Đài Loan, đã tổ chức lễ khởi công vào ngày 25-2 cho một dự án mới mang tên Làng Tình yêu Vĩ đại ở Silaunja, Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ.

“Dự án này sẽ cung cấp 36 ngôi nhà an toàn và bảo đảm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Lễ động thổ vào ngày 25-2 đã ca ngợi sự đoàn kết và nhân ái, khi các tình nguyện viên chung tay với chính quyền địa phương và các thành viên cộng đồng,” Hội Từ Tế phát biểu.

Trước khi khởi công xây dựng Làng Tình yêu Vĩ đại, các tình nguyện viên đã tiến hành khảo sát từng nhà để hiểu rõ hơn về nhu cầu của từng hộ gia đình. Những ngôi nhà ở Làng Tình yêu Vĩ đại sẽ được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt của cư dân, nhằm mang đến một môi trường thoải mái và hỗ trợ cho mỗi gia đình.

“Ngôi làng này không chỉ có gạch và vữa. Nó có ý nghĩa về việc xây dựng một tương lai nơi các gia đình có thể phát triển thịnh vượng và trẻ em có thể mơ ước lớn lao,” Hội Từ Tế giải thích.

(Buddhistdoor Global – March 2, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-03-1-001

Hội Phật giáo Từ Tế tổ chức lễ khởi công dự án mới mang tên Làng Tình yêu Vĩ đại ở Silaunja, Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ

TinTuc_PGTG_2024-03-1-002 

Các tình nguyện viên Hội Từ Tế tiến hành khảo sát từng nhà của dân làng

Photos: Hội Từ Tế

 

HOA KỲ: Tu viện Phật giáo ở Hawaii kỷ niệm cột mốc quan trọng với 75,000 bữa ăn được quyên góp

Chùa Phật giáo Honoka'a Hongwanji, liên kết với trường phái Phật giáo Jodo Shinshu, đã tổ chức lễ phát bữa ăn thứ 75,000 vào ngày 16-2-2024. Ủy ban Hòa bình của chùa này đã cung cấp bữa ăn miễn phí hàng tuần cho cộng đồng trong 5 năm, được phối hợp và điều hành hoàn toàn bởi các tình nguyện viên ở thị trấn nhỏ Honoka‘a trên đảo Hawaii. Chương trình có tên là “Cho con cháu và tổ tiên của chúng ta ăn”.

Người nhận bữa ăn thứ 75,000 là Pedro Sanches, cư dân Honoka, người đã đến trong sự cổ vũ của các tình nguyện viên và thị trưởng của thị trấn, Mitch Rothas.

Chương trình phối hợp với các doanh nghiệp địa phương, nông dân và nhà cung cấp sản phẩm để bảo  đảm có đủ thực phẩm mỗi tuần. Các đầu bếp và chủ nhà hàng địa phương cũng đã đóng góp kiến thức chuyên môn của họ.

Vào thứ Sáu hàng tuần từ 4–5:30 chiều, thức ăn được cung cấp bởi các tình nguyện viên. Họ hợp lực để tạo ra những bữa ăn nóng buổi tối và phân phát khoảng 1,300–1,800 kg hàng tạp hóa và sản vật cho hơn 200 gia đình. Họ cũng giao hàng tận nhà cho những người có nhu cầu và cung cấp sách cho trẻ em.

​(NewsNow – March 4, 2024)  

TinTuc_PGTG_2024-03-1-003
TinTuc_PGTG_2024-03-1-004

Chùa Hongwanji ở Honoka'a, liên kết với trường phái Phật giáo Jodo Shinshu, cung cấp bữa ăn miễn phí hàng tuần (ảnh trên) và phân phát hàng tạp hóa và sản vật cho cộng đồng

Photos: bigislandvideonews.com

 

THÁI LAN: Học sinh Pattaya kỷ niệm Ngày Makha Bucha tại chùa Wat Chaimongkhol

PATTAYA, Thái Lan – Các giáo viên và học sinh từ Trường Thành phố Pattaya 8 đã tập trung tại chùa Wat Chaimongkhol vào ngày 23-2 để tôn vinh Ngày Makha Bucha, thể hiện cam kết của trường trong việc bảo tồn văn hóa Thái Lan và truyền thống Phật giáo.

Các hoạt động trong ngày tại Trường Thành phố Pattaya 8 được thiết kế cẩn thận để truyền tải ý nghĩa của Ngày Makha Bucha rơi vào ngày 24-2. Học sinh tham gia vào các buổi học để khám phá nguồn gốc và thực hành của ngày này, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về các truyền thống Phật giáo.

Điểm nổi bật trong ngày là lễ rước long trọng tại Chùa Wat Chaimongkhol, khi các học sinh cung kính đi quanh khuôn viên chùa. Các nghi lễ bao gồm tạo công đức, cúng dường và nghe thuyết pháp đều được tuân thủ, thể hiện bản chất của Ngày Makha Bucha.

Khi màn đêm buông xuống, ánh nến chiếu sáng ngôi chùa trong chuyến đi vòng quanh nhà thờ trong bầu không khí thiêng liêng. Giữa tiếng tụng kinh và hương trầm, các học sinh đón nhận hành trình tâm linh tượng trưng cho lẽ phải và sự giác ngộ.

(tipitaka.net – March 6, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-03-1-005TinTuc_PGTG_2024-03-1-006

Học sinh Trường Thành phố Pattaya 8 tập trung tại chùa Wat Chaimongkhol vào ngày 23-2 để tôn vinh Ngày Makha Bucha

Photos: Pattaya Mail

 

ẤN ĐỘ: Tổ chức phi lợi nhuận Phật giáo FHSM tân trang trường học nông thôn cho người nghèo ở huyện Jhajjar

Hội Thánh Đế (FHSM), tổ chức phi lợi nhuận Phật giáo dấn thân, công bố rằng họ đã hoàn thành việc cải tạo và cung cấp vật tư cho một trường học nông thôn ở huyện Jhajjar, bang Haryana, Ấn Độ. Dự án kết thúc vào ngày 9-2-2024, là một phần trong nỗ lực không ngừng của FHSM nhằm hỗ trợ các làng Dalit và các cộng đồng kém may mắn ở Ấn Độ.

“Gần đây, chúng tôi đã tân trang lại một trường học nông thôn ở Làng Fatehpur bằng cách cung cấp cặp sách, đồng phục, giày dép, đĩa, văn phòng phẩm, áo len và học bổng cho học sinh ở đó” Chủ tịch FHSM, Thượng tọa Gauthama Prabhu, nói, “Ngoài ra, chúng tôi cũng đã sơn lại toàn bộ khu trường học, sửa chữa những hư hỏng và cải tạo khu trường học với việc cung cấp bồn chứa nước uống, hệ thống lọc thẩm thấu ngược, và máy làm mát nước.”

Có trụ sở chính tại Chennai, thủ phủ của bang Tamil Nadu, và hoạt động tại 9 bang của Ấn Độ, FHSM được thành lập và hướng dẫn bởi các nguyên tắc của Phật giáo dấn thân vào xã hội, tập trung vào việc giúp đỡ các cộng đồng thiếu thốn và bị gạt ra ngoài lề xã hội.

(NewsNow – March 4, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-03-1-007TinTuc_PGTG_2024-03-1-008TinTuc_PGTG_2024-03-1-009 

 

Tổ chức Phật giáo FHSM tân trang trường học nông thôn cho người nghèo ở huyện Jhajjar

Photos: FHSM

  

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4627)
Với một vị trí ở giữa cảnh quan núi non rất đẹp, kiến trúc qui mô tráng lệ và có nhiều cổ tích văn vật có giá trị văn hóa nghệ thuật, chùa Hoa Đình được xem là một danh lam cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Côn Minh. Chính vì thế, năm 1983, Quốc vụ viện công nhận chùa Hoa Đình là một tự viện trọng điểm của Phật giáo Trung Quốc
10/04/2013(Xem: 6614)
Đầu năm Canh Ngọ (1990), Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam được thành lập. Cuối năm Tân Mùi, 1991, hai bộ kinh đầu tiên - Trường A-Hàm dày 1200 trang, Trường bộ kinh dày 1360 trang - được ấn hành. Qua năm Nhâm Thân, 1992, hai bộ Kinh Trung A Hàm (3 tập) và Trung bộ kinh (3 tập) sẽ được ấn hành để đạt nền móng vững chắc cho công tác hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 6287)
Phật giáo được truyền vào Âu châu vào cuối thế kỷ 19 và phát triển sớm nhất tại Anh quốc. Sau đệ nhị thế chiến, Phật giáo bắt đầu được đặt chân vào các nước trong lục địa Âu châu, tại Đức nhiều trường thiền nhỏ nhoi được hoạt động trong những phạm vi rất khiêm tốn. Trong khi đó tại Pháp, vẫn chưa thấy bóng dáng Phật giáo. Mãi đến đầu thập niên 60, thế kỷ 20, tại thủ đô Ba Lê, người ta mới thấy xuất hiện trên niên giám điện thoại vài trung tâm thiền nhỏ bé Nhật Bản. Và đến cuối thập niên 60 thì hội Phật giáo Việt Nam mới nhen nhúm hình thành do một số Phật tử Việt Nam đang cư ngụ tại Pháp thời bấy giờ thành lập.
10/04/2013(Xem: 7875)
Mỗi lần tôi trở về quê đi tới đâu tôi luôn luôn có ý niệm tìm hiểu các di tích lịch sử để chiêm ngưỡng, học hỏi hầu mở rộng tầm mắt nhìn về những danh lam thắng cảnh, nơi quê hương ngàn năm văn vật mà bao đời của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và chính bản thân mình đã sinh ra, trưởng thành trong thời thanh bình cũng như lúc chinh chiến, nơi quê nhà.
10/04/2013(Xem: 3627)
Ngày 28/9/1982 mình tìm ra được Xóm Hạ. Trước khi tìm ra Xóm Hạ thì mình đã tìm ra Xóm Thượng nhưng ông chủ của Xóm Thượng không chịu bán đất. Ông chủ Xóm Thượng có một đứa con trai. Mẹ của người con trai đó muốn ông chồng bán đất của Xóm Thượng để đưa cho người con trai làm vốn. Nhưng ông Dezon, chủ đất của Xóm Thượng, không muốn bán vì ông rất yêu quý miếng đất ấy. Ông không nỡ buông đất ra. Ðiều này mình hiểu vì ông đã từng làm nông dân ở Xóm Thượng lâu ngày rồi.
10/04/2013(Xem: 4225)
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh... có con sông xanh... đồng quê mơ màng..." Bản nhạc "Làng tôi" qua giọng ca vượt thời gian của nữ ca sĩ Thái Thanh như réo gọi tâm tư tôi trở về với khung cảnh êm đềm thơ mộng của làng xưa cảnh cũ.... Tuy làng tôi không có cây đa, không có con sông lượn quanh cũng không có cảnh đồng quê để mơ màng... Vì làng tôi là một làng biển, dân làng sống với nghề chính là nghề làm muối.... Nhưng làng tôi cũng không thiếu vẻ nên thơ, không thiếu những cảnh êm đềm thơ mộng để gởi gấm tuổi thơ....
10/04/2013(Xem: 11262)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 7522)
Suốt 20 thế kỷ từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã bắt rễ thâm sâu vào mảnh đất này, đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trải qua những thăng trầm trong lịch sử của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 6238)
Theo luật vô thường, chuyển biến Phật giáo đã hướng Phật đạo hai triều đại Lý- Trần (1010-1398): Thời kỳ mà lịch sử ghi là một thời đại văn minh thịnh trị nhất của nước ta. Nhưng sau đó, nhân tài Phật giáo thưa thớt, tiêu điều như cảnh lá mùa thu, nên không còn đủ khả năng và uy tín giữ địa vị lãnh đạo tinh thần( sứ giả nhân chi mộ phạm) của mình nữa, thì lẽ tất nhiên, Phật giáo phải suy thoái.
10/04/2013(Xem: 6124)
Ngày xưa, một nhà nho tên là Lê Quát, học trò của Chu Văn An, đã từng thắc mắc về đạo Phật rằng: “Đạo Phật chỉ đem điều họa phúc mà lay động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến như vậy. Trong từ kinh thành, ngoài đến thôn phủ, đường cùng ngõ hẻm, không hiểu mà theo, không thề mà tin, hễ nơi nào có người ở là nơi ấy có chùa Phật. Bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại”. Nếu hiểu đúng thì không phải chỉ có hai chữ họa phúc mà động lòng người được. Kinh nói họa phúc là cốt nói hành động thiện ác, bởi vì hành động thiện gây ra phúc, hành động ác gây ra họa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]