Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

16/02/202414:15(Xem: 2153)
Tuần 1

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 1 THÁNG 2, 2024)

 

Diệu Âm lược dịch

 


INDONESIA: Tu viện ở Bắc Sumatra chuẩn bị 1,500 chiếc đèn lồng cho Tết Âm lịch

Tu viện Đại Tịnh xá Di Lặc ở quận Deli Serdang của tỉnh Bắc Sumatra, một trong những ngôi chùa thờ Phật lớn nhất Indonesia, đang lên kế hoạch treo 1,500 chiếc đèn lồng để chào đón Tết Âm lịch 2024.

“Những chiếc đèn lồng này sẽ làm đẹp tu viện trong một tháng”, Dicky, người quản lý tu viện, cho biết vào ngày 7-2.

Theo kế hoạch, ông nói, những chiếc đèn lồng sẽ được thắp sáng hàng đêm trong sân và tại một số điểm trong tu viện Đại Tịnh xá Di Lặc. Tu viện này được khánh thành vào ngày 21-8-2008.

Dicky nói thêm rằng tu viện dự kiến đón khoảng một ngàn tín đồ mỗi ngày trong dịp Tết Âm lịch năm nay, bắt đầu vào ngày 10-2-2024.

Ông thông báo rằng năm nay Tu viện Đại Tịnh xá Di Lặc sẽ nêu chủ đề “Hòa bình thế giới” cho Tết Âm lịch, giống như năm ngoái.

(ANTARA - February 7, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-02-1-000

Tu viện Đại Tịnh xá Di Lặc ở Bắc Sumatra chuẩn bị đèn lồng để đón Năm Mới Âm lịch

Photo: Michael Siahaan

 

HOA KỲ: Bảo tàng Boston cho hồi hương các di tích Phật giáo thế kỷ 14 về Hàn Quốc

Xá lợi của các nhà sư Phật giáo từ triều đại Goryeo của Hàn Quốc sẽ trở về quê hương sau 85 năm ở Hoa Kỳ.

Ngày 6-2-2024, Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc cho biết: Bảo tàng Mỹ thuật Boston - một trong ba bảo tàng nghệ thuật lớn nhất ở Hoa Kỳ - đã đồng ý cho hồi hương các di vật “sarira” quý hiếm và có ý nghĩa văn hóa cho Tông phái Tào Khê, Phật phái lớn nhất của Hàn Quốc.

Việc hồi hương nói trên được đưa ra sau khi hai bên thúc đẩy việc trao lại các bình xá lợi trong một thời gian cho mượn không xác định để triển lãm và bảo quản, với thỏa thuận đạt được tại Boston vào ngày 5-2 để Bảo tàng Mỹ thuật Boston gởi các xá lợi này trước lễ Phật Đản vào ngày 15-5-2024.

Sarira/ Xá lợi là một thuật ngữ Phật giáo để chỉ các vật hình hạt được tìm thấy trong tro hỏa táng của các vị tôn sư Phật giáo, trong khi các bình đựng xá lợi lại còn mang thêm ý nghĩa trong lịch sử nghệ thuật vì chúng đại diện cho các nghề thủ công Phật giáo được tạo ra bởi các nghệ nhân giỏi nhất thời kỳ đó.​

(KBS World Radio - February 6, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-02-1-001

Các bình đựng xá lợi của Phật giáo Hàn Quốc

Photo: YONHAP News

 

TÍCH LAN: Lễ đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng Trụ cột A Dục Vương tại Đền Rajaguru Sri Subuthi của Sri Lanka

Ngày 28-1-2024, Santosh Jha, Cao ủy Ấn Độ tại Tích Lan, đã đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng Trụ cột Đạo Pháp của Vua A Dục Vương tại Đền Rajaguru Sri Subuthi ở Wadduwa của Tích Lan.

Buổi lễ nói trên đánh dấu một dịp quan trọng trong mối quan hệ văn hóa và tinh thần giữa Ấn Độ và Tích Lan. Các vị chức sắc nổi bật đã vinh danh sự kiện này.

Lễ đặt viên đá tượng trưng cho cam kết bảo tồn và phát huy Phật giáo, với những cây cột vươn cao đóng vai trò là những cầu nối kết nối 2 quốc gia Ấn Độ-Tích Lan trong di sản và lòng sùng mộ tâm linh chung. Sự kiện này không chỉ tăng cường mối quan hệ lịch sử mà còn đánh dấu buổi lễ chính thức đầu tiên có sự tham dự của vị Cao ủy Ấn Độ mới được bổ nhiệm.

(Big News Network February 1, 2024)
TinTuc_PGTG_2024-02-1-002

Cao ủy Ấn Độ (áo trắng) trong buổi lễ đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng Trụ cột A Dục Vương

Photo: ANI

 

HÀN QUỐC: Cục Quản lý Di sản Văn hóa (CHA) Hàn Quốc công bố báo cáo tiếng Anh về tranh Phật giáo ‘gwaebul’

Một nhóm nghiên cứu của Cục Quản lý Di sản Văn hóa (CHA) Hàn Quốc lần đầu tiên công bố báo cáo bằng tiếng Anh về “gwaebul”. Là những bức tranh lớn mô tả Đức Phật giảng pháp cho các tín đồ của Ngài, “gwaebul” được treo bên ngoài các chùa mỗi khi có diễn ra nghi lễ.

Trích dẫn một dự án nghiên cứu về gwaebul từ năm 2015, Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Quốc gia (NRICH) cho biết hôm thứ Ba 30-1-2024 rằng những bức tranh như vậy hiếm khi được tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản. Viện cho biết thêm rằng một cuộc thăm dò rộng hơn về các bức tranh Phật giáo đã bắt đầu vào giữa những năm 1970.

Một quan chức của NRICH cho biết, với tiêu đề “Vẻ đẹp của Gwabul Hàn Quốc của các tỉnh Gyeonsang – tập I”, báo cáo nói trên cung cấp cái nhìn tổng quan về 26 bức tranh gwaebul nằm rải rác trên 24 ngôi chùa ở khu vực 2 tỉnh Gyeonsang Bắc và Gyeonsang Nam, đông nam Hàn Quốc.

NRICH đã công bố các báo cáo của Hàn Quốc về các tỉnh Gyeonsang và các tỉnh Jeolla liền kề và đang tìm cách bao quát chùa chiền ở các vùng còn lại của đất nước. Các phiên bản tiếng Anh sẽ theo sau các bản phát hành tiếng Hàn, một quan chức của viện cho biết, nhưng không nêu rõ thời điểm sẽ có chúng.

(NewsNow – February 2, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-02-1-003

“Vẻ đẹp của Gwabul Hàn Quốc của các tỉnh Gyeonsang – tập I” bản Anh ngữ , bên phải là tập 2 Hàn ngữ

Photo: NRICH

 

 

NHẬT BẢN: Giấy Washi được phát hiện bên trong bức tượng Phật 675 năm tuổi

Phần đầu được chạm khắc của một bức tượng Phật Di Lặc cổ - ẩn giấu trong ngôi chùa Myooin ở Fukuyama, Hiroshima, Nhật Bản - đã tiết lộ những trang giấy “washi” truyền thống được trang trí bằng những hình ảnh của các vị tôn sư.

Washi là một loại giấy truyền thống của Nhật Bản, có lịch sử kéo dài hơn một thiên niên kỷ. Giấy Washi được công nhận trên toàn thế giới vào năm 2014 khi UNESCO đưa nó vào danh sách di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Nó được biết đến với khả năng chống rách và trong mờ, với kết cấu dễ chịu. Trong văn hóa Nhật Bản, nó được sử dụng cho các nghệ thuật như origami, shodō, thư pháp và ukiyo-e.

Chùa Myoo-in đã công bố kết quả điều tra về các trang giấy Washi được tìm thấy trong đầu bức tượng Phật Di Lặc nói trên. Đây là tượng Phật chính của ngôi chùa 5 tầng thuộc chùa Myoo-in, một bảo vật quốc gia.

Khám phá nói trên xảy ra sau việc tháo dỡ bức tượng Di Lặc, được tỉnh Hiroshima coi là tài sản văn hóa quan trọng, để sửa chữa.

(Arkeonews – February 4, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-02-1-004

Tượng Phật Di Lặc cổ của chùa Myooin ở Fukuyama

TinTuc_PGTG_2024-02-1-005

Phần đầu của tượng Phật Di Lặc cổ ẩn chứa những trang giấy “washi” truyền thống được trang trí bằng những hình ảnh của các vị tôn sư Phật giáo

TinTuc_PGTG_2024-02-1-006

Hình ảnh (từ phải sang trái) Đức Phật, Phật Dược Sư và Bồ Tát Địa Tạng trên trang giấy Washi chứa trong phần đầu của tượng Di Lặc

Photos: Fukuyama City

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4627)
Với một vị trí ở giữa cảnh quan núi non rất đẹp, kiến trúc qui mô tráng lệ và có nhiều cổ tích văn vật có giá trị văn hóa nghệ thuật, chùa Hoa Đình được xem là một danh lam cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Côn Minh. Chính vì thế, năm 1983, Quốc vụ viện công nhận chùa Hoa Đình là một tự viện trọng điểm của Phật giáo Trung Quốc
10/04/2013(Xem: 6614)
Đầu năm Canh Ngọ (1990), Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam được thành lập. Cuối năm Tân Mùi, 1991, hai bộ kinh đầu tiên - Trường A-Hàm dày 1200 trang, Trường bộ kinh dày 1360 trang - được ấn hành. Qua năm Nhâm Thân, 1992, hai bộ Kinh Trung A Hàm (3 tập) và Trung bộ kinh (3 tập) sẽ được ấn hành để đạt nền móng vững chắc cho công tác hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 6287)
Phật giáo được truyền vào Âu châu vào cuối thế kỷ 19 và phát triển sớm nhất tại Anh quốc. Sau đệ nhị thế chiến, Phật giáo bắt đầu được đặt chân vào các nước trong lục địa Âu châu, tại Đức nhiều trường thiền nhỏ nhoi được hoạt động trong những phạm vi rất khiêm tốn. Trong khi đó tại Pháp, vẫn chưa thấy bóng dáng Phật giáo. Mãi đến đầu thập niên 60, thế kỷ 20, tại thủ đô Ba Lê, người ta mới thấy xuất hiện trên niên giám điện thoại vài trung tâm thiền nhỏ bé Nhật Bản. Và đến cuối thập niên 60 thì hội Phật giáo Việt Nam mới nhen nhúm hình thành do một số Phật tử Việt Nam đang cư ngụ tại Pháp thời bấy giờ thành lập.
10/04/2013(Xem: 7875)
Mỗi lần tôi trở về quê đi tới đâu tôi luôn luôn có ý niệm tìm hiểu các di tích lịch sử để chiêm ngưỡng, học hỏi hầu mở rộng tầm mắt nhìn về những danh lam thắng cảnh, nơi quê hương ngàn năm văn vật mà bao đời của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và chính bản thân mình đã sinh ra, trưởng thành trong thời thanh bình cũng như lúc chinh chiến, nơi quê nhà.
10/04/2013(Xem: 3627)
Ngày 28/9/1982 mình tìm ra được Xóm Hạ. Trước khi tìm ra Xóm Hạ thì mình đã tìm ra Xóm Thượng nhưng ông chủ của Xóm Thượng không chịu bán đất. Ông chủ Xóm Thượng có một đứa con trai. Mẹ của người con trai đó muốn ông chồng bán đất của Xóm Thượng để đưa cho người con trai làm vốn. Nhưng ông Dezon, chủ đất của Xóm Thượng, không muốn bán vì ông rất yêu quý miếng đất ấy. Ông không nỡ buông đất ra. Ðiều này mình hiểu vì ông đã từng làm nông dân ở Xóm Thượng lâu ngày rồi.
10/04/2013(Xem: 4225)
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh... có con sông xanh... đồng quê mơ màng..." Bản nhạc "Làng tôi" qua giọng ca vượt thời gian của nữ ca sĩ Thái Thanh như réo gọi tâm tư tôi trở về với khung cảnh êm đềm thơ mộng của làng xưa cảnh cũ.... Tuy làng tôi không có cây đa, không có con sông lượn quanh cũng không có cảnh đồng quê để mơ màng... Vì làng tôi là một làng biển, dân làng sống với nghề chính là nghề làm muối.... Nhưng làng tôi cũng không thiếu vẻ nên thơ, không thiếu những cảnh êm đềm thơ mộng để gởi gấm tuổi thơ....
10/04/2013(Xem: 11262)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 7522)
Suốt 20 thế kỷ từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã bắt rễ thâm sâu vào mảnh đất này, đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trải qua những thăng trầm trong lịch sử của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 6238)
Theo luật vô thường, chuyển biến Phật giáo đã hướng Phật đạo hai triều đại Lý- Trần (1010-1398): Thời kỳ mà lịch sử ghi là một thời đại văn minh thịnh trị nhất của nước ta. Nhưng sau đó, nhân tài Phật giáo thưa thớt, tiêu điều như cảnh lá mùa thu, nên không còn đủ khả năng và uy tín giữ địa vị lãnh đạo tinh thần( sứ giả nhân chi mộ phạm) của mình nữa, thì lẽ tất nhiên, Phật giáo phải suy thoái.
10/04/2013(Xem: 6124)
Ngày xưa, một nhà nho tên là Lê Quát, học trò của Chu Văn An, đã từng thắc mắc về đạo Phật rằng: “Đạo Phật chỉ đem điều họa phúc mà lay động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến như vậy. Trong từ kinh thành, ngoài đến thôn phủ, đường cùng ngõ hẻm, không hiểu mà theo, không thề mà tin, hễ nơi nào có người ở là nơi ấy có chùa Phật. Bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại”. Nếu hiểu đúng thì không phải chỉ có hai chữ họa phúc mà động lòng người được. Kinh nói họa phúc là cốt nói hành động thiện ác, bởi vì hành động thiện gây ra phúc, hành động ác gây ra họa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]