Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

16/02/202414:15(Xem: 2152)
Tuần 1

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 1 THÁNG 2, 2024)

 

Diệu Âm lược dịch

 


INDONESIA: Tu viện ở Bắc Sumatra chuẩn bị 1,500 chiếc đèn lồng cho Tết Âm lịch

Tu viện Đại Tịnh xá Di Lặc ở quận Deli Serdang của tỉnh Bắc Sumatra, một trong những ngôi chùa thờ Phật lớn nhất Indonesia, đang lên kế hoạch treo 1,500 chiếc đèn lồng để chào đón Tết Âm lịch 2024.

“Những chiếc đèn lồng này sẽ làm đẹp tu viện trong một tháng”, Dicky, người quản lý tu viện, cho biết vào ngày 7-2.

Theo kế hoạch, ông nói, những chiếc đèn lồng sẽ được thắp sáng hàng đêm trong sân và tại một số điểm trong tu viện Đại Tịnh xá Di Lặc. Tu viện này được khánh thành vào ngày 21-8-2008.

Dicky nói thêm rằng tu viện dự kiến đón khoảng một ngàn tín đồ mỗi ngày trong dịp Tết Âm lịch năm nay, bắt đầu vào ngày 10-2-2024.

Ông thông báo rằng năm nay Tu viện Đại Tịnh xá Di Lặc sẽ nêu chủ đề “Hòa bình thế giới” cho Tết Âm lịch, giống như năm ngoái.

(ANTARA - February 7, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-02-1-000

Tu viện Đại Tịnh xá Di Lặc ở Bắc Sumatra chuẩn bị đèn lồng để đón Năm Mới Âm lịch

Photo: Michael Siahaan

 

HOA KỲ: Bảo tàng Boston cho hồi hương các di tích Phật giáo thế kỷ 14 về Hàn Quốc

Xá lợi của các nhà sư Phật giáo từ triều đại Goryeo của Hàn Quốc sẽ trở về quê hương sau 85 năm ở Hoa Kỳ.

Ngày 6-2-2024, Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc cho biết: Bảo tàng Mỹ thuật Boston - một trong ba bảo tàng nghệ thuật lớn nhất ở Hoa Kỳ - đã đồng ý cho hồi hương các di vật “sarira” quý hiếm và có ý nghĩa văn hóa cho Tông phái Tào Khê, Phật phái lớn nhất của Hàn Quốc.

Việc hồi hương nói trên được đưa ra sau khi hai bên thúc đẩy việc trao lại các bình xá lợi trong một thời gian cho mượn không xác định để triển lãm và bảo quản, với thỏa thuận đạt được tại Boston vào ngày 5-2 để Bảo tàng Mỹ thuật Boston gởi các xá lợi này trước lễ Phật Đản vào ngày 15-5-2024.

Sarira/ Xá lợi là một thuật ngữ Phật giáo để chỉ các vật hình hạt được tìm thấy trong tro hỏa táng của các vị tôn sư Phật giáo, trong khi các bình đựng xá lợi lại còn mang thêm ý nghĩa trong lịch sử nghệ thuật vì chúng đại diện cho các nghề thủ công Phật giáo được tạo ra bởi các nghệ nhân giỏi nhất thời kỳ đó.​

(KBS World Radio - February 6, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-02-1-001

Các bình đựng xá lợi của Phật giáo Hàn Quốc

Photo: YONHAP News

 

TÍCH LAN: Lễ đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng Trụ cột A Dục Vương tại Đền Rajaguru Sri Subuthi của Sri Lanka

Ngày 28-1-2024, Santosh Jha, Cao ủy Ấn Độ tại Tích Lan, đã đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng Trụ cột Đạo Pháp của Vua A Dục Vương tại Đền Rajaguru Sri Subuthi ở Wadduwa của Tích Lan.

Buổi lễ nói trên đánh dấu một dịp quan trọng trong mối quan hệ văn hóa và tinh thần giữa Ấn Độ và Tích Lan. Các vị chức sắc nổi bật đã vinh danh sự kiện này.

Lễ đặt viên đá tượng trưng cho cam kết bảo tồn và phát huy Phật giáo, với những cây cột vươn cao đóng vai trò là những cầu nối kết nối 2 quốc gia Ấn Độ-Tích Lan trong di sản và lòng sùng mộ tâm linh chung. Sự kiện này không chỉ tăng cường mối quan hệ lịch sử mà còn đánh dấu buổi lễ chính thức đầu tiên có sự tham dự của vị Cao ủy Ấn Độ mới được bổ nhiệm.

(Big News Network February 1, 2024)
TinTuc_PGTG_2024-02-1-002

Cao ủy Ấn Độ (áo trắng) trong buổi lễ đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng Trụ cột A Dục Vương

Photo: ANI

 

HÀN QUỐC: Cục Quản lý Di sản Văn hóa (CHA) Hàn Quốc công bố báo cáo tiếng Anh về tranh Phật giáo ‘gwaebul’

Một nhóm nghiên cứu của Cục Quản lý Di sản Văn hóa (CHA) Hàn Quốc lần đầu tiên công bố báo cáo bằng tiếng Anh về “gwaebul”. Là những bức tranh lớn mô tả Đức Phật giảng pháp cho các tín đồ của Ngài, “gwaebul” được treo bên ngoài các chùa mỗi khi có diễn ra nghi lễ.

Trích dẫn một dự án nghiên cứu về gwaebul từ năm 2015, Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Quốc gia (NRICH) cho biết hôm thứ Ba 30-1-2024 rằng những bức tranh như vậy hiếm khi được tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản. Viện cho biết thêm rằng một cuộc thăm dò rộng hơn về các bức tranh Phật giáo đã bắt đầu vào giữa những năm 1970.

Một quan chức của NRICH cho biết, với tiêu đề “Vẻ đẹp của Gwabul Hàn Quốc của các tỉnh Gyeonsang – tập I”, báo cáo nói trên cung cấp cái nhìn tổng quan về 26 bức tranh gwaebul nằm rải rác trên 24 ngôi chùa ở khu vực 2 tỉnh Gyeonsang Bắc và Gyeonsang Nam, đông nam Hàn Quốc.

NRICH đã công bố các báo cáo của Hàn Quốc về các tỉnh Gyeonsang và các tỉnh Jeolla liền kề và đang tìm cách bao quát chùa chiền ở các vùng còn lại của đất nước. Các phiên bản tiếng Anh sẽ theo sau các bản phát hành tiếng Hàn, một quan chức của viện cho biết, nhưng không nêu rõ thời điểm sẽ có chúng.

(NewsNow – February 2, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-02-1-003

“Vẻ đẹp của Gwabul Hàn Quốc của các tỉnh Gyeonsang – tập I” bản Anh ngữ , bên phải là tập 2 Hàn ngữ

Photo: NRICH

 

 

NHẬT BẢN: Giấy Washi được phát hiện bên trong bức tượng Phật 675 năm tuổi

Phần đầu được chạm khắc của một bức tượng Phật Di Lặc cổ - ẩn giấu trong ngôi chùa Myooin ở Fukuyama, Hiroshima, Nhật Bản - đã tiết lộ những trang giấy “washi” truyền thống được trang trí bằng những hình ảnh của các vị tôn sư.

Washi là một loại giấy truyền thống của Nhật Bản, có lịch sử kéo dài hơn một thiên niên kỷ. Giấy Washi được công nhận trên toàn thế giới vào năm 2014 khi UNESCO đưa nó vào danh sách di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Nó được biết đến với khả năng chống rách và trong mờ, với kết cấu dễ chịu. Trong văn hóa Nhật Bản, nó được sử dụng cho các nghệ thuật như origami, shodō, thư pháp và ukiyo-e.

Chùa Myoo-in đã công bố kết quả điều tra về các trang giấy Washi được tìm thấy trong đầu bức tượng Phật Di Lặc nói trên. Đây là tượng Phật chính của ngôi chùa 5 tầng thuộc chùa Myoo-in, một bảo vật quốc gia.

Khám phá nói trên xảy ra sau việc tháo dỡ bức tượng Di Lặc, được tỉnh Hiroshima coi là tài sản văn hóa quan trọng, để sửa chữa.

(Arkeonews – February 4, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-02-1-004

Tượng Phật Di Lặc cổ của chùa Myooin ở Fukuyama

TinTuc_PGTG_2024-02-1-005

Phần đầu của tượng Phật Di Lặc cổ ẩn chứa những trang giấy “washi” truyền thống được trang trí bằng những hình ảnh của các vị tôn sư Phật giáo

TinTuc_PGTG_2024-02-1-006

Hình ảnh (từ phải sang trái) Đức Phật, Phật Dược Sư và Bồ Tát Địa Tạng trên trang giấy Washi chứa trong phần đầu của tượng Di Lặc

Photos: Fukuyama City

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7717)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
10/04/2013(Xem: 4287)
Lịch sử vốn rất công bằng và khách quan, những gì có giá trị đích thực chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài và được mọi người ca ngợi. Phật giáo đời Trần là một trong những nét huy hoàng của lịch sử Phật giáo Việt Nam mà có lẽ bất cứ một nhà sử học nào cũng vô tư công nhận. Hai điều kiện khách quan và chủ quan nổi bật nhất sau đây đã hun đúc để tạo thành một thời điểm lịch sử Phật giáo rực rỡ như vậy.
10/04/2013(Xem: 3927)
Bất cứ người Việt Nam nào khi xem qua lịch sử dân tộc cũng đều thừa nhận triều đại nhà Trần là một trong những triều đại hưng thịnh và vẻ vang nhất trong lịch sử nước ta. Nguyên nhân nào đã đưa đến sự hưng thịnh ấy ? Đó là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu sử học xưa nay đã nêu ra nhiều giải đáp. Thế nhưng, hình như chưa có một giải đáp nào làm cho tất cả mọi người hoàn toàn thỏa mãn. Do đó, việc tìm hiểu những nguyên nhân kia vẫn còn là trách nhiệm đặt ra cho mỗi chúng ra. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một vài dẫn chứng lịch sử để góp phần làm cho vấn đề trên thêm sáng tỏ.
10/04/2013(Xem: 3955)
Chùa Bửu Thọ tọa lạc tại ấp Hòa Thuận II, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, Kiên Giang, được xây dựng từ năm 1957 trước đó chỉ là một am tranh vách lá, trên mảnh đất của một Phật tử hiến cúng, làm nơi lễ bái cho nhân dân trong vùng và 3 cụ già đến tu tập, trong đó có Phật tử Diệu Nghĩa
10/04/2013(Xem: 5242)
Cố đô Huế trông giống như một khu vườn lớn, trong đó có những khoảng không gian uy nghi, quan cách, lộng lẫy của những cung điện, đền đài, có những khoảng êm đềm, ấm cúng, thân thiết của những nếp nhà vườn, ngôi đình dân dã và cũng có cả những khoảng tĩnh tại, thanh thoát, lặng lẽ của những cảnh chùa. Ngôi chùa đó gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm hiểu về những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa xứ Huế.
10/04/2013(Xem: 3759)
Gần 30 năm im lặng, nhưng âm vang của GHPGVNTN luôn vang vọng, bởi lẽ GHPGVN hiện tại chỉ là cái xác không hồn, nói cách khác, là một hình nộm thiếu sáng tạo và tự quyết, đã thế, bên trong quá ư rệu rã mang đủ mầm bệnh của thế gian, lóp sơn phủ bên ngoài không đủ chất lượng cho sự đánh bóng, những bậc chơn tu thường im lặng, những kẻ lòng đầy phàm tục thường lợi dụng giáo phẩm, giáo quyền nhủng lạm hạch sách đồng tu, quên mình là một tu sĩ,...
10/04/2013(Xem: 4529)
Một ngày trọng Thu nhóm du học ni VN chúng tôi tại Trung Quốc đến đảnh lễ và thăm chùa Long Tuyền ở thành phố Trường Lạc tỉnh Phúc Kiến. Phúc kiến là một tỉnh của Trung Quốc sớm mở cửa về hàng hải cũng là nơi Phật giáo phát triển nhất của Trung Quốc, toàn tỉnh gồm có 4.100 ngôi chùa, trong đó có 14 ngôi được xem là những ngôi chùa lớn của Phật giáo Trung Quốc nói chung, Phật giáo Phúc Kiến nói riêng, Tăng Ni cả tỉnh có khoảng 1.200 vị. Về mặt lịch sử Phúc Kiến là một nơi xuất hiện nhiều bậc cao Tăng như tổ Bách Trượng, Tuyết Phong; trong thời cận đại có ngài Hoằng Nhất, Thái Hư, Viên Anh…
10/04/2013(Xem: 4739)
Một ngôi chùa chưa ai biết tên xây dựng chưa xong nhưng đã “vang lừng danh tiếng” vì sự hoành tráng. Nó nằm sâu trong dãy núi đá vôi thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình nhưng trong một ngày gần đây sẽ trở thành ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
09/04/2013(Xem: 8856)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 8323)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]