Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/06/202010:42(Xem: 9604)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 1 THÁNG 6, 2020)
  Diệu Âm lược dịch
 

 

HÀN QUỐC: Triển lãm tranh sơn mài của tu sĩ Phật giáo Seongpa

 

Bảo tàng ở chùa Tongdosa ở Yangsan, tỉnh Nam Gyeongsang đang trưng bày những bức tranh dân gian đặc biệt được vẽ bằng sơn mài tại ‘triển lãm đặc biệt về tranh dân gian sơn mài của Tongdosa’. Triển lãm kéo dài từ ngày 29 -5 đến 28-6-2020, gồm hơn một trăm bức tranh dân gian được vẽ bởi nhà sư Seongpa của chùa này.

“Những bức tranh tường được tìm thấy ở Tongdosa là biểu tượng của mối quan hệ giữa Phật giáo và tranh dân gian,” sư Seongpa nói. “Các bức tranh dân gian trình bày giáo lý Phật giáo và, do đó, tạo điều kiện cho sự hiểu biết sâu sắc hơn về Phật giáo.”

Sư Seongpa sử dụng sơn mài thay vì sơn. Sư đã có hơn 10 cuộc triển lãm nghệ thuật Phật giáo về sơn mài trong và ngoài nước kể từ triển lãm cá nhân đầu tiên của ông vào năm 1983. Ông đã nhận được Huân chương Văn hóa năm 2017 vì những đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc như: tranh Phật giáo, tranh dân gian tranh, thư pháp, và màu nhuộm tự nhiên.

“Tôi hy vọng các tác phẩm của mình sẽ cho mọi người biết không chỉ vẻ đẹp của Phật giáo mà cả nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc,” nhà sư nói.

(donga.com - June 1, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-06-1-000

Tranh sơn mài của nhà sư Seongpa ở chùa Tongdosa, Hàn Quốc

Photo: donga.com

 

NHẬT BẢN: Thiết kế ngọn lửa vĩnh cửu của chiếc tàu hỏa để tôn vinh người sáng lập ngôi chùa Enryakuji

 

Otsu, Shiga – Ngày 2-4-2020, Công ty Đường sắt Điện Keihan đã ra mắt một chiếc tàu hai toa ở thành phố Otsu để kỷ niệm 1,200 năm ngày viên tịch của nhà sư Saicho (767-822), người sáng lập trường phái Phật giáo Tendai.

Chạy trên đường ray của Tuyến Ishiyama-Sakamoto, con tàu này được sơn màu tím với phần trên được làm nổi bật bằng sơn vàng.

Vô số hoa sen, hoa trà và các loại hoa khác được vẽ trên nền màu tím - theo một thiết kế mô phỏng chúng từ ngọn lửa vĩnh cửu, vốn cháy sáng bên trong ngôi đền Enryakuji từ 1,200 năm nay.

Mục đích của thiết kế nói trên là gợi lên hình ảnh ngọn lửa thắp sáng con đường hướng tới tương lai.

Enryakuji là trụ sở của trường phái Phật giáo Tendai. Ngọn lửa được bảo tồn bên trong sảnh đường Konponchudo của ngôi đền này.

Chiếc tàu hỏa sẽ thực hiện khoảng 15 chuyến khứ hồi hàng ngày cho đến tháng 7- 2021.

(Tipitaka Network  June 2, 2020)

 

 TinTuc_PGTG_2020-06-1-001TinTuc_PGTG_2020-06-1-002TinTuc_PGTG_2020-06-1-003

 

Chiếc tàu hỏa với thiết kế ngọn lửa vĩnh cửu để tôn vinh người sáng lập ngôi chùa Enryakuji (Nhật Bản)

Photos: Jiro Tsutsui

 

 

BANGLADESH: Hội đồng Tăng đoàn Tối cao Bangladesh bổ nhiệm Hòa thượng J Namashree Mahathera là Tăng thống thứ 13

 

Đại Tăng đoàn Bangladesh - Hội đồng Tăng đoàn Tối cao Bangladesh (SSCB) - vào ngày 20-5-2020 đã bổ nhiệm Hòa thượng Jnanashree Mahathera, 95 tuổi, làm Tăng thống thứ 13 của Bangladesh.

Trong thông cáo báo chí vào ngày 20- 5, SSCB nói rằng một cuộc họp của Hội đồng điều hành SSBC đã được triệu tập. Trong cuộc họp, được tiến hành trực tuyến do đại dịch COVID-19, quyết định đã được nhất trí bởi phó tăng thống thứ hai và Hội đồng Điều hành dưới sự chủ trì của hòa thượng Buddhaarakkhita Mahathera, quyền chủ tịch của SSBC.

Hòa thượng Jnanashree Mahathera sinh ngày 18-11-1925 tại làng Domkhali ở Bắc Gujra thuộc quận Chittagong, Bangladesh. Ông hiện là trụ trì của Tu viện Phật giáo Chittagong.

Hòa thượng Jnanashree trở thành sa di vào năm 1944 và thọ giới Tỳ kheo vào năm 1949. Năm 1956, ông chuyển từ Chittagong đến Vùng đồi Chittagong (CHT).

Là một tu sĩ, Hòa thượng Jnanashree không chỉ bị giới hạn trong các dịch vụ tôn giáo, ông còn làm việc cho sự phát triển của cộng đồng Phật giáo cơ hàn ở vùng đồi núi này, chủ động truyền bá giáo dục chung cùng với các hoạt động tôn giáo. Ông đã thành lập nhiều tổ chức tôn giáo và giáo dục ở vùng đồi núi và đồng bằng Chittagong.

(tipitaka.net – June 2, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-06-1-004

Hòa thượng J Namashree Mahathera (Bangladesh)

Photo: Buddhistdoor

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma  Dalai Lama thuyết pháp vào ngày 15 của Tháng Công đức (Saga Dawa)

 

DHARAMSHALA, Ấn Độ - Ngày 5-6- 2020, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thuyết pháp trực tuyến về việc nuôi dưỡng tâm giác ngộ vào ngày 15 của tháng tốt lành Saga Dawa, được coi là lễ hội tôn giáo quan trọng nhất của Phật tử. Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng chủ yếu nói về việc phát triển lòng từ bi trong tháng linh thiêng này khi kỷ niệm sự đản sinh, nhập diệt và giác ngộ của Đức Phật.

Buổi thuyết pháp nói trên là sự xuất hiện ảo lần thứ ba của Đức Đạt lai Lạt ma kể từ đại dịch COVID-19. Nó đã được thực hiện đặc biệt cho những tín đồ của ngài vào ngày trăng tròn của tháng linh thiêng tốt lành Saga Dawa. Tháng này được Phật tử xem là một tháng linh thiêng khi Đức Phật thực hiện nhiều cột mốc quan trọng của mình.

(Phayul – June 5, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-06-1-005

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi Điểm đạo Quán Thế Âm vào ngày 30-5-2020

Photo: OHHDL

 

 

MÔNG CỔ: Đánh dấu ngày Phật đản là ngày công lễ

 

Ulaanbaatar, Mông Cổ - Vào ngày 5-6-2020, lần đầu tiên Mông Cổ kỷ niệm Ngày Phật đản như là một ngày công lễ chính thức.

Quốc hội Mông Cổ đã sửa đổi Luật về Ngày lễ vào tháng 12-2019, biến Ngày Phật đản thành một ngày công lễ toàn quốc, và một số thành viên quốc hội đã chỉ ra rằng nên tổ chức Ngày Phật đản như một ngày để khuyến khích lòng từ bi, sự đồng cảm và lòng tốt và thúc đẩy tình yêu đối với mẹ thiên nhiên, cha mẹ và gia đình.

Vào ngày này, các buổi tụng kinh và cầu nguyện, các nghi lễ và lễ Phật giáo, các sự kiện trao giải và triển lãm về các cuộc thi viết và vẽ, và lời chào trực tuyến từ Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14 và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi được lên kế hoạch để tổ chức chủ yếu tại các tu viện Phật giáo. Cũng vào ngày 5- 6, một chương trình truyền hình đặc biệt và phim truyền hình ‘Đức Phật’ sẽ được phát sóng và những đứa trẻ sinh ra vào ngày này sẽ được tặng quà.

(Baljmaa.T – June 5, 2020) 

TinTuc_PGTG_2020-06-1-006TinTuc_PGTG_2020-06-1-007TinTuc_PGTG_2020-06-1-008TinTuc_PGTG_2020-06-1-009TinTuc_PGTG_2020-06-1-010

Mông Cổ đánh dấu Ngày Phật đản như là một ngày công lễ chính thức lần đầu tiên vào ngày 5-6-2020 tại thủ đô Ulaanbaatar

Photos: MONTSAME

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7716)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
10/04/2013(Xem: 4287)
Lịch sử vốn rất công bằng và khách quan, những gì có giá trị đích thực chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài và được mọi người ca ngợi. Phật giáo đời Trần là một trong những nét huy hoàng của lịch sử Phật giáo Việt Nam mà có lẽ bất cứ một nhà sử học nào cũng vô tư công nhận. Hai điều kiện khách quan và chủ quan nổi bật nhất sau đây đã hun đúc để tạo thành một thời điểm lịch sử Phật giáo rực rỡ như vậy.
10/04/2013(Xem: 3927)
Bất cứ người Việt Nam nào khi xem qua lịch sử dân tộc cũng đều thừa nhận triều đại nhà Trần là một trong những triều đại hưng thịnh và vẻ vang nhất trong lịch sử nước ta. Nguyên nhân nào đã đưa đến sự hưng thịnh ấy ? Đó là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu sử học xưa nay đã nêu ra nhiều giải đáp. Thế nhưng, hình như chưa có một giải đáp nào làm cho tất cả mọi người hoàn toàn thỏa mãn. Do đó, việc tìm hiểu những nguyên nhân kia vẫn còn là trách nhiệm đặt ra cho mỗi chúng ra. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một vài dẫn chứng lịch sử để góp phần làm cho vấn đề trên thêm sáng tỏ.
10/04/2013(Xem: 3955)
Chùa Bửu Thọ tọa lạc tại ấp Hòa Thuận II, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, Kiên Giang, được xây dựng từ năm 1957 trước đó chỉ là một am tranh vách lá, trên mảnh đất của một Phật tử hiến cúng, làm nơi lễ bái cho nhân dân trong vùng và 3 cụ già đến tu tập, trong đó có Phật tử Diệu Nghĩa
10/04/2013(Xem: 5242)
Cố đô Huế trông giống như một khu vườn lớn, trong đó có những khoảng không gian uy nghi, quan cách, lộng lẫy của những cung điện, đền đài, có những khoảng êm đềm, ấm cúng, thân thiết của những nếp nhà vườn, ngôi đình dân dã và cũng có cả những khoảng tĩnh tại, thanh thoát, lặng lẽ của những cảnh chùa. Ngôi chùa đó gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm hiểu về những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa xứ Huế.
10/04/2013(Xem: 3759)
Gần 30 năm im lặng, nhưng âm vang của GHPGVNTN luôn vang vọng, bởi lẽ GHPGVN hiện tại chỉ là cái xác không hồn, nói cách khác, là một hình nộm thiếu sáng tạo và tự quyết, đã thế, bên trong quá ư rệu rã mang đủ mầm bệnh của thế gian, lóp sơn phủ bên ngoài không đủ chất lượng cho sự đánh bóng, những bậc chơn tu thường im lặng, những kẻ lòng đầy phàm tục thường lợi dụng giáo phẩm, giáo quyền nhủng lạm hạch sách đồng tu, quên mình là một tu sĩ,...
10/04/2013(Xem: 4529)
Một ngày trọng Thu nhóm du học ni VN chúng tôi tại Trung Quốc đến đảnh lễ và thăm chùa Long Tuyền ở thành phố Trường Lạc tỉnh Phúc Kiến. Phúc kiến là một tỉnh của Trung Quốc sớm mở cửa về hàng hải cũng là nơi Phật giáo phát triển nhất của Trung Quốc, toàn tỉnh gồm có 4.100 ngôi chùa, trong đó có 14 ngôi được xem là những ngôi chùa lớn của Phật giáo Trung Quốc nói chung, Phật giáo Phúc Kiến nói riêng, Tăng Ni cả tỉnh có khoảng 1.200 vị. Về mặt lịch sử Phúc Kiến là một nơi xuất hiện nhiều bậc cao Tăng như tổ Bách Trượng, Tuyết Phong; trong thời cận đại có ngài Hoằng Nhất, Thái Hư, Viên Anh…
10/04/2013(Xem: 4739)
Một ngôi chùa chưa ai biết tên xây dựng chưa xong nhưng đã “vang lừng danh tiếng” vì sự hoành tráng. Nó nằm sâu trong dãy núi đá vôi thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình nhưng trong một ngày gần đây sẽ trở thành ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
09/04/2013(Xem: 8856)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 8323)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]