Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

18/06/201521:27(Xem: 14031)
Tuần 3

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI 

(TUẦN THỨ 3 THÁNG 11, 2013)

 

Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Ngôi chùa ở Kyoto lần đầu tiên triển lãm 3 pho tượng cổ

 

Kyoto, Nhật Bản – Từ ngày 15-11 đến 8-12-2013, chùa Bishamon-do Shourinji ở Phường Higashimaya sẽ lần đầu tiên trưng bày cho công chúng chiêm bái 3 pho tượng cổ vốn được cất giấu bên trong thân một pho tượng lớn hơn tại chùa này.

Vào năm 2009, 3 tượng nhỏ nói trên được phát hiện bên trong pho tượng chiến thần Bì Sa Môn Thiên cao 1,5 m - là tượng chính của chùa.

Chùa Bishamon-do Shourinji (thuộc trường phái Tofukuji của Phật phái Lâm Tế) đã quyết định triển lãm cho công chúng xem “3 tôn tượng của Bì Sa Môn Thiên” này - bao gồm tượng Bì Sa Môn Thiên cao 16,7 cm có niên đại khoảng 1.000 năm, và 2 tượng vợ và con trai của chiến thần này là tượng nữ thần Kisshoten (cao 9,4 cm và Zennishidoji (cao 8,4 cm) được tạo tác vào năm 1763 - cùng với pho tượng Bì Sa Môn Thiên chính của chùa, nhân kỷ niệm năm thứ 250 của 2 tượng nhỏ Kisshoten và Zennishidoji.

(The Asahi Shimbun – November 15, 2013)

 

blank

3 tượng nhỏ phía trước đã được cất giấu bên trong pho tượng Bì Sa Môn Thiên lớn hơn tại chùa Bishamon-do Shourinji ở Kyoto

Photo: Noboru Tomura 

 

 

 

ẤN ĐỘ: Chư ni Tây Tạng được Đức Đạt lai Lạt ma ủng hộ và động viên

 

Dharmsala, Ấn Độ - Đức Đạt lai Lạt ma gần đây đã gặp gỡ hàng trăm ni cô Tây Tạng sau thời gian họ trải qua hội nghị kéo dài một tháng về thảo luận chuyên sâu. Cuộc tập trung của chư ni là một sáng kiến của Dự án Ni cô Tây Tạng, vốn đang tạo các cơ hội giáo dục cho cả chư ni chứ không chỉ dành cho chư tăng như trước đây. Dự án đã đạt tiến bộ lớn kể từ khi thành lập vào năm 1987. Trong số các ni cô thoát khỏi Tây Tạng để đến Ấn Độ và Nepal có nhiều người thất học hoặc không được học hành chính thức, thậm chí mù chữ; nhưng vào năm 2013, một điều chưa từng có là 27 ni cô đã dự kỳ thi Geshama, tương đương với bằng Tiến sĩ trong Phật giáo Tây Tạng. 

Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Đạt lai Lạt ma đã kêu gọi chư ni thực hiện các vai trò lãnh đạo của họ. Ngài nói rằng đến nay chư ni vẫn dựa vào sự giảng dạy của chư tăng, nhưng trong tương lai việc có cả các ni cô đảm nhiệm giảng dạy cho chư ni là rất quan trọng.

(Shambhala Sun – November 15, 2013)

 

blank

Đức Đạt lai Lạt ma gặp gỡ chư ni Tây Tạng

Photo: Tenzin Choejor

 

 

 

CAM BỐT: Chư tăng Cam Bốt diễn hành để bảo vệ rừng nhiệt đới

 

Chư tăng tại Cam Bốt gần đây đã phản đối các kế hoạch xây dựng một đập thủy điện trên Sông Areng của chính phủ Cam Bốt và các tập đoàn nước ngoài. Dự án đập Stung Chey Areng, do tổng công ty Guodian của Trung quốc đề xuất, sẽ tạo ra một hồ chứa làm ngập khoảng 20.000 hecta rừng nhiệt đới và di dời khoảng 1.500 cư dân của thung lũng này, tàn phá một trong những khu rừng nhiệt đới đa dạng sinh học nhất còn lại tại châu Á.

40 nhà sư ở các độ tuổi khác nhau đã diễn hành 25km xuyên rừng để đến làng Pra Lay trong thung lũng Areng để động viên cư dân tại đó dũng cảm đương đầu với chính phủ. Họ mang theo một tấm vải cà sa dài 80m; sau khi đến làng Pra Lay, họ đã thực hiện các nghi lễ ban phúc khi dùng vải này để quấn quanh một số cây cổ nhất và lớn nhất, xác lập thung lũng này như một nơi thiêng liêng cần được bảo vệ khỏi sự xâm phạm của những người khai thác.

(Shambhala Sun – November 16, 2013) 

 

blank

Một nhà sư ngồi thiền trước khi bắt đầu cuộc diễn hành

Photo: Shambhala Sun

 

 

 

ẤN ĐỘ: Tu viện tại Tawang triển lãm Xá lợi Đức Phật

 

Ngày 15-11-2013, các vị sư trưởng và chư tăng ni của Tu viện Galden Namgyal Lhaste ở huyện Tawang (bang Arunachal Pradesh) tọa lạc gần biên giới Ấn Độ - Trung quốc cung nghinh xá lợi của Đức Phật trong một buổi lễ nhạc tôn giáo.

Xá lợi đã được chuyển từ Bảo tàng Quốc gia ở New Delhi đến đây bằng đường hàng không để tín đồ chiêm bái cho đến ngày 23-11-2013.

Tu viện Galden Namgyal Lhaste là một trong những tu viện lớn nhất châu Á, được xây ở độ cao khoảng 10.000 feet tại Thung lũng Tawang-Chu vào năm 1680-1681 theo nguyện vọng của Đức Đạt lai Lạt ma thứ 5.

(Buddhist Door – November 17, 2013)

 

blank

Tu viện Galden Namgyal Lhaste ở huyện Tawang, bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ

Photo:  AFP

 

 

 

SINGAPORE: Phật tử thắp nến vì hòa bình quốc gia

 

Ngày 15-11-2013, Sân vận động Trong nhà Singapore rực sáng với 10.000 ngọn nến điện khi tín đồ Phật giáo tham dự một buổi lễ được chủ trì bởi Hòa thượng Hsing Yun, người sáng lập Phật Quang Sơn Đài Loan và là chủ tịch sáng lập Hội Phật Quang Quốc tế.

Thủ tướng Lý Hiển Long và một số nghị sĩ đã tham gia cùng với họ trong việc thắp một ngọn nến vì hòa bình và thịnh vượng của Singapore. Ông ca ngợi việc thiện mà các giáo hội Singapore của cả 2 tổ chức nói trên đã thực hiện. Ông nói ngoài việc hướng dẫn về tinh thần cho tín đồ, các hội viên còn giúp đỡ người nghèo và chăm sóc y tế cho người cao tuổi mà không phân biệt chủng tộc và tôn giáo.

Vị Hòa thượng 89 tuổi Hsing Yun đã hướng dẫn khán giả cầu nguyện cho hòa bình quốc gia, cho một chính phủ chính trực, kinh tế thịnh vượng và xã hội hòa hợp không xung đột sắc tộc. 

 

blank

Thủ tướng Lý Hiển Long (áo sơ mi nâu) ngồi ở hàng ghế thứ hai

tại buổi lễ cầu nguyện hòa bình cho Singapore

Photo: Andrea Ong

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7716)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
10/04/2013(Xem: 4287)
Lịch sử vốn rất công bằng và khách quan, những gì có giá trị đích thực chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài và được mọi người ca ngợi. Phật giáo đời Trần là một trong những nét huy hoàng của lịch sử Phật giáo Việt Nam mà có lẽ bất cứ một nhà sử học nào cũng vô tư công nhận. Hai điều kiện khách quan và chủ quan nổi bật nhất sau đây đã hun đúc để tạo thành một thời điểm lịch sử Phật giáo rực rỡ như vậy.
10/04/2013(Xem: 3927)
Bất cứ người Việt Nam nào khi xem qua lịch sử dân tộc cũng đều thừa nhận triều đại nhà Trần là một trong những triều đại hưng thịnh và vẻ vang nhất trong lịch sử nước ta. Nguyên nhân nào đã đưa đến sự hưng thịnh ấy ? Đó là câu hỏi mà các nhà nghiên cứu sử học xưa nay đã nêu ra nhiều giải đáp. Thế nhưng, hình như chưa có một giải đáp nào làm cho tất cả mọi người hoàn toàn thỏa mãn. Do đó, việc tìm hiểu những nguyên nhân kia vẫn còn là trách nhiệm đặt ra cho mỗi chúng ra. Sau đây chúng tôi xin nêu lên một vài dẫn chứng lịch sử để góp phần làm cho vấn đề trên thêm sáng tỏ.
10/04/2013(Xem: 3955)
Chùa Bửu Thọ tọa lạc tại ấp Hòa Thuận II, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, Kiên Giang, được xây dựng từ năm 1957 trước đó chỉ là một am tranh vách lá, trên mảnh đất của một Phật tử hiến cúng, làm nơi lễ bái cho nhân dân trong vùng và 3 cụ già đến tu tập, trong đó có Phật tử Diệu Nghĩa
10/04/2013(Xem: 5242)
Cố đô Huế trông giống như một khu vườn lớn, trong đó có những khoảng không gian uy nghi, quan cách, lộng lẫy của những cung điện, đền đài, có những khoảng êm đềm, ấm cúng, thân thiết của những nếp nhà vườn, ngôi đình dân dã và cũng có cả những khoảng tĩnh tại, thanh thoát, lặng lẽ của những cảnh chùa. Ngôi chùa đó gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm hiểu về những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa xứ Huế.
10/04/2013(Xem: 3759)
Gần 30 năm im lặng, nhưng âm vang của GHPGVNTN luôn vang vọng, bởi lẽ GHPGVN hiện tại chỉ là cái xác không hồn, nói cách khác, là một hình nộm thiếu sáng tạo và tự quyết, đã thế, bên trong quá ư rệu rã mang đủ mầm bệnh của thế gian, lóp sơn phủ bên ngoài không đủ chất lượng cho sự đánh bóng, những bậc chơn tu thường im lặng, những kẻ lòng đầy phàm tục thường lợi dụng giáo phẩm, giáo quyền nhủng lạm hạch sách đồng tu, quên mình là một tu sĩ,...
10/04/2013(Xem: 4529)
Một ngày trọng Thu nhóm du học ni VN chúng tôi tại Trung Quốc đến đảnh lễ và thăm chùa Long Tuyền ở thành phố Trường Lạc tỉnh Phúc Kiến. Phúc kiến là một tỉnh của Trung Quốc sớm mở cửa về hàng hải cũng là nơi Phật giáo phát triển nhất của Trung Quốc, toàn tỉnh gồm có 4.100 ngôi chùa, trong đó có 14 ngôi được xem là những ngôi chùa lớn của Phật giáo Trung Quốc nói chung, Phật giáo Phúc Kiến nói riêng, Tăng Ni cả tỉnh có khoảng 1.200 vị. Về mặt lịch sử Phúc Kiến là một nơi xuất hiện nhiều bậc cao Tăng như tổ Bách Trượng, Tuyết Phong; trong thời cận đại có ngài Hoằng Nhất, Thái Hư, Viên Anh…
10/04/2013(Xem: 4739)
Một ngôi chùa chưa ai biết tên xây dựng chưa xong nhưng đã “vang lừng danh tiếng” vì sự hoành tráng. Nó nằm sâu trong dãy núi đá vôi thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình nhưng trong một ngày gần đây sẽ trở thành ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
09/04/2013(Xem: 8856)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
09/04/2013(Xem: 8323)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]