Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa trái của một cảnh chùa

10/04/201314:22(Xem: 3859)
Hoa trái của một cảnh chùa


HOA TRÁI CỦA MỘT CẢNH CHÙA

Diệu Ngọc

---o0o---

"Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh... có con sông xanh... đồng quê mơ màng..." Bản nhạc "Làng tôi" qua giọng ca vượt thời gian của nữ ca sĩ Thái Thanh như réo gọi tâm tư tôi trở về với khung cảnh êm đềm thơ mộng của làng xưa cảnh cũ.... Tuy làng tôi không có cây đa, không có con sông lượn quanh cũng không có cảnh đồng quê để mơ màng... Vì làng tôi là một làng biển, dân làng sống với nghề chính là nghề làm muối.... Nhưng làng tôi cũng không thiếu vẻ nên thơ, không thiếu những cảnh êm đềm thơ mộng để gởi gấm tuổi thơ.... Phải rồi, ai cũng có một quãng đời thơ ấu gắn chặt với một khung cảnh hữu tình đầy kỷ niệm nào đó để mà nhớ, để mà thương.... Riêng tôi, tuổi thơ đã được gởi gấm trọn vẹn nơi ngôi chùa làng....

Như đã nói, làng tôi là một làng ven biển, cuối làng là một dãy đồi cao... Thật không có gì thơ mộng và thanh thoát hơn những giây phút đứng ở hiên chùa trên đỉnh đồi nhìn xuống biển, nghe gió thổi, nhìn mây bay trong tiếng sóng ì ầm... của những buổi trưa hè rợp nắng...

Chùa làng Ðông Hòa được xây trên đỉnh đồi với điện Quan Âm ở mặt tiền ngó ra biển Ðông... Tượng Phật Bà đứng hướng ra biển Ðông như đang lắng nghe tiếng gọi cứu khổ của chúng sanh... từ một nơi xa xăm nào đó tận ngoài khơi... và trông thật trang nghiêm siêu thoát... 

Nếu so sánh với các làng khác, làng tôi rất nhỏ, chỉ gồm có mấy chục nóc gia nằm dưới chân đồi dọc theo bờ biển. Vì vậy dân làng muốn lên chùa phải dùng một trong hai lối, một lối dành riêng cho xe chạy lên, một lối nhỏ đi tắt dành cho người đi bộ với 200 bậc cấp, đây cũng là nơi cất giữ kỷ niệm của lũ trẻ chúng tôi thi vượt tam cấp để lên chùa trong những ngày hè....

Thầy trụ trì tuy đã cao tuổi nhưng trông thầy vẫn còn khỏe và đặc biệt là trí nhớ của Thầy đã làm đám nhỏ chúng tôi bái phục... Vườn hoa trước sân chùa chung quanh điện Quan Âm có rất nhiều thứ hoa với nhiều màu sắc rực rỡ mà Thầy nhớ không sót tên từng lọai hoa và từng tên người đem cúng các cây hoa đó.... Ðây là cây hoa Hoàng Hậu của Bà Bang Tá cúng trồng hồi năm đó... đây là cây Ngọc Lan của cô Khá cúng trồng hồi cô Khá lên chùa nhằm ngày rằm tháng giêng năm... Bụi bông Tý-Ngọ (bông mười giờ) màu vàng này của chú Tám xin ở Ninh Hòa đem về.... Hoa tuy nhiều nhưng không có cây nào Thầy bỏ sót mà không săn sóc, cắt tỉa, tưới nước bón phân... Mỗi buổi sáng tất cả hoa đều như phơi màu khoe sắc để chào đón Thầy khi Thầy đi thiền hành quanh điện Quan Âm... Lũ nhỏ chúng tôi thường hay lên chùa tìm Thầy để nghe Thầy kể chuyện, chuyện gì cũng được, mỗi lần Thầy cất tiếng lên bắt đầu kể là tụi tôi im thin thít, đứa nào xì xào là bị..."xịt" bảo im liền.... Mà lên lần nào cũng thấy Thầy ở ngoài vườn, không săn sóc, cắt tỉa vườn hoa trước chùa thì cũng đứng ngắm nghía hay đào xới bón phân cỏ mục cho mấy cây ăn trái ở lưng chừng đồi phía dưới chùa...

Thầy trồng đủ các loại cây ăn trái mà thứ nào cũng hấp dẫn tụi tôi, nào những dây Thanh long với những trái chín đỏ mộng, hoa Thanh long thì khỏi chê, màu trắng, giống hệt như hoa Quỳnh hương nở xòe ra bày chùm nhụy hơi vàng mà Thầy nói là giống cái thuyền bát nhã... Nào những cây "ổi sẻ" mà tôi không biết tại sao người ta đặt tên nó là "ổi sẻ" chắc là tại trái nó nhỏ mà nhiều, mấy trái ổi chua mà chắm muối ớt thì.... đứa nào mà chẳng níu tay ông Thầy đòi hái cho được.... Ðó là chưa kể đến những quày chuối chín bói bị chim ăn...

Vừa trồng hoa đẹp vừa trồng một... lô cây ăn trái... Nhưng dân làng lại thích vườn cây thuốc Nam của Thầy hơn hết... Ở trong làng ai bị bất cứ bịnh gì cũng đều chạy lên chùa tìm Thầy xin ít lá thuốc....

Ai thấy trong người hơi bần thần dã dượi thì lên chùa xin một nồi lá xông, ai bị nghẹn hơi khó thở thì lên chùa xin vài hạt tiêu tươi về uống với nước ấm, đàn ông thì bảy hạt đàn bà thì chín hạt... Bị ghẻ ngứa thì xin ít lá kiến cò giã lấy nước thoa là ghẻ rạp xuống liền... Con nít bị đẹn thì xin ít cỏ mực về rơ miệng... hay là tay ai bị phèn ăn lở thì cũng lên chùa tìm Thầy xin vài lá của cây hoa móng tay giã nhỏ thoa lên là hết... Chẳng những vậy mà dân làng còn khắn khít với chùa và thân kính Thầy qua những vụ người ta nhờ Thầy... xử kiện bất đắt dĩ... Thường thường, nếu dân trong làng có tranh chấp hay bất hoà gì thì người ta thường kéo nhau lên chùa nhờ Thầy phân xử... Những lúc như vậy thì người ta kéo theo lên chùa rất đông để nghe Thầy xử, vì nói là Thầy xử nhưng thật ra Thầy lấy giáo lý Phật giảng cho một hồi rồi thì ai cũng vui vẻ trở lại và ra về... Sau mỗi lần như vậy thì người ta mang hoa quả lên chùa trước là cúng Phật sau là tạ ơn Thầy... mà tụi nhỏ chúng tôi là những người được Thầy chia lộc nhiều nhứt....

Còn một đều nữa, tuy dân trong làng ai cũng sống với nghề chính là làm muối, nhưng nhà nào cũng có một đám rẫy nho nhỏ để trồng các thứ như bắp, khoai, dưa, đậu hoặc rau cải hành ớt...v..v... để bán vào những ngày có nhóm chợ... Hàng ngày họ ra rẫy và trở về theo tiếng chuông chùa công phu sáng chiều... Cho nên dân trong làng cho dù có đi đâu xa nhưng trong tâm tư vẫn còn âm vang của tiếng chuông chùa.... Vào những buổi bình minh, mặt trời lên còn chưa trọn vẹn, những tia nắng yếu ớt của ban mai chưa đủ sức xóa tan làn sương mờ đang bao phủ thôn làng... Mấy tiếng chuông chùa vang lên đồng vọng làm cho người ta có cái cảm giác thanh thản nhẹ nhàng và tâm tư của mọi người như bị lôi cuốn về một nơi mông lung vô tận nào đó.... 

Vì mối thân thương khắn khít đó đối với ngôi chùa làng, đối với Thầy mà sau này khi tụi nhỏ chúng tôi đã lớn lên cho dù có lập nghiệp ở đâu xa tâm tư chúng tôi cũng hướng trọn về ngôi chùa cũ làng xưa... Và cũng từ đó chúng tôi trộm nghĩ rằng, cho dù hiện tại chúng ta đang sống tha hương trong một đất nước thanh bình hoàn toàn tự do nhưng chúng ta cũng nên gieo vào lòng con cháu chúng ta một hột giống Phật bằng cách hướng dẫn chúng đến chùa nếu có cơ hội thuận tiện... Bởi vì không riêng gì chúng ta mà cả thế giới hiện nay đang có phong trào ăn chay và tìm hiểu giáo lý Phật... Hơn nữa tôi đã có nghe hay đọc ở đâu đó hai câu thật ý nhị...

Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống lâu đời của tổ tông......


---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4175)
Với một vị trí ở giữa cảnh quan núi non rất đẹp, kiến trúc qui mô tráng lệ và có nhiều cổ tích văn vật có giá trị văn hóa nghệ thuật, chùa Hoa Đình được xem là một danh lam cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Côn Minh. Chính vì thế, năm 1983, Quốc vụ viện công nhận chùa Hoa Đình là một tự viện trọng điểm của Phật giáo Trung Quốc
10/04/2013(Xem: 5973)
Đầu năm Canh Ngọ (1990), Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam được thành lập. Cuối năm Tân Mùi, 1991, hai bộ kinh đầu tiên - Trường A-Hàm dày 1200 trang, Trường bộ kinh dày 1360 trang - được ấn hành. Qua năm Nhâm Thân, 1992, hai bộ Kinh Trung A Hàm (3 tập) và Trung bộ kinh (3 tập) sẽ được ấn hành để đạt nền móng vững chắc cho công tác hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 5793)
Phật giáo được truyền vào Âu châu vào cuối thế kỷ 19 và phát triển sớm nhất tại Anh quốc. Sau đệ nhị thế chiến, Phật giáo bắt đầu được đặt chân vào các nước trong lục địa Âu châu, tại Đức nhiều trường thiền nhỏ nhoi được hoạt động trong những phạm vi rất khiêm tốn. Trong khi đó tại Pháp, vẫn chưa thấy bóng dáng Phật giáo. Mãi đến đầu thập niên 60, thế kỷ 20, tại thủ đô Ba Lê, người ta mới thấy xuất hiện trên niên giám điện thoại vài trung tâm thiền nhỏ bé Nhật Bản. Và đến cuối thập niên 60 thì hội Phật giáo Việt Nam mới nhen nhúm hình thành do một số Phật tử Việt Nam đang cư ngụ tại Pháp thời bấy giờ thành lập.
10/04/2013(Xem: 7523)
Mỗi lần tôi trở về quê đi tới đâu tôi luôn luôn có ý niệm tìm hiểu các di tích lịch sử để chiêm ngưỡng, học hỏi hầu mở rộng tầm mắt nhìn về những danh lam thắng cảnh, nơi quê hương ngàn năm văn vật mà bao đời của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và chính bản thân mình đã sinh ra, trưởng thành trong thời thanh bình cũng như lúc chinh chiến, nơi quê nhà.
10/04/2013(Xem: 3306)
Ngày 28/9/1982 mình tìm ra được Xóm Hạ. Trước khi tìm ra Xóm Hạ thì mình đã tìm ra Xóm Thượng nhưng ông chủ của Xóm Thượng không chịu bán đất. Ông chủ Xóm Thượng có một đứa con trai. Mẹ của người con trai đó muốn ông chồng bán đất của Xóm Thượng để đưa cho người con trai làm vốn. Nhưng ông Dezon, chủ đất của Xóm Thượng, không muốn bán vì ông rất yêu quý miếng đất ấy. Ông không nỡ buông đất ra. Ðiều này mình hiểu vì ông đã từng làm nông dân ở Xóm Thượng lâu ngày rồi.
10/04/2013(Xem: 9536)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 7008)
Suốt 20 thế kỷ từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã bắt rễ thâm sâu vào mảnh đất này, đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trải qua những thăng trầm trong lịch sử của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 5685)
Theo luật vô thường, chuyển biến Phật giáo đã hướng Phật đạo hai triều đại Lý- Trần (1010-1398): Thời kỳ mà lịch sử ghi là một thời đại văn minh thịnh trị nhất của nước ta. Nhưng sau đó, nhân tài Phật giáo thưa thớt, tiêu điều như cảnh lá mùa thu, nên không còn đủ khả năng và uy tín giữ địa vị lãnh đạo tinh thần( sứ giả nhân chi mộ phạm) của mình nữa, thì lẽ tất nhiên, Phật giáo phải suy thoái.
10/04/2013(Xem: 5685)
Ngày xưa, một nhà nho tên là Lê Quát, học trò của Chu Văn An, đã từng thắc mắc về đạo Phật rằng: “Đạo Phật chỉ đem điều họa phúc mà lay động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến như vậy. Trong từ kinh thành, ngoài đến thôn phủ, đường cùng ngõ hẻm, không hiểu mà theo, không thề mà tin, hễ nơi nào có người ở là nơi ấy có chùa Phật. Bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại”. Nếu hiểu đúng thì không phải chỉ có hai chữ họa phúc mà động lòng người được. Kinh nói họa phúc là cốt nói hành động thiện ác, bởi vì hành động thiện gây ra phúc, hành động ác gây ra họa.
10/04/2013(Xem: 4503)
Chùa Xá Lợi là một danh lam ở thành phố Hồ Chí Minh, có kiến trúc hiện đại mà vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc, đây là một kiến trúc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn, và là một điểm thắng tích mang dấu ấn của cuộc đấu tranh lịch sử của Phật giáo đồ chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Hơn thế nữa, nơi đây là địa điểm hình thành nên những cột mốc lịch sử của tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, từ khi ngôi chùa mới được thành lập cho đến sau ngày Phật giáo được thực sự thống nhất toàn diện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567