Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa trái của một cảnh chùa

10/04/201314:22(Xem: 4215)
Hoa trái của một cảnh chùa


HOA TRÁI CỦA MỘT CẢNH CHÙA

Diệu Ngọc

---o0o---

"Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh... có con sông xanh... đồng quê mơ màng..." Bản nhạc "Làng tôi" qua giọng ca vượt thời gian của nữ ca sĩ Thái Thanh như réo gọi tâm tư tôi trở về với khung cảnh êm đềm thơ mộng của làng xưa cảnh cũ.... Tuy làng tôi không có cây đa, không có con sông lượn quanh cũng không có cảnh đồng quê để mơ màng... Vì làng tôi là một làng biển, dân làng sống với nghề chính là nghề làm muối.... Nhưng làng tôi cũng không thiếu vẻ nên thơ, không thiếu những cảnh êm đềm thơ mộng để gởi gấm tuổi thơ.... Phải rồi, ai cũng có một quãng đời thơ ấu gắn chặt với một khung cảnh hữu tình đầy kỷ niệm nào đó để mà nhớ, để mà thương.... Riêng tôi, tuổi thơ đã được gởi gấm trọn vẹn nơi ngôi chùa làng....

Như đã nói, làng tôi là một làng ven biển, cuối làng là một dãy đồi cao... Thật không có gì thơ mộng và thanh thoát hơn những giây phút đứng ở hiên chùa trên đỉnh đồi nhìn xuống biển, nghe gió thổi, nhìn mây bay trong tiếng sóng ì ầm... của những buổi trưa hè rợp nắng...

Chùa làng Ðông Hòa được xây trên đỉnh đồi với điện Quan Âm ở mặt tiền ngó ra biển Ðông... Tượng Phật Bà đứng hướng ra biển Ðông như đang lắng nghe tiếng gọi cứu khổ của chúng sanh... từ một nơi xa xăm nào đó tận ngoài khơi... và trông thật trang nghiêm siêu thoát... 

Nếu so sánh với các làng khác, làng tôi rất nhỏ, chỉ gồm có mấy chục nóc gia nằm dưới chân đồi dọc theo bờ biển. Vì vậy dân làng muốn lên chùa phải dùng một trong hai lối, một lối dành riêng cho xe chạy lên, một lối nhỏ đi tắt dành cho người đi bộ với 200 bậc cấp, đây cũng là nơi cất giữ kỷ niệm của lũ trẻ chúng tôi thi vượt tam cấp để lên chùa trong những ngày hè....

Thầy trụ trì tuy đã cao tuổi nhưng trông thầy vẫn còn khỏe và đặc biệt là trí nhớ của Thầy đã làm đám nhỏ chúng tôi bái phục... Vườn hoa trước sân chùa chung quanh điện Quan Âm có rất nhiều thứ hoa với nhiều màu sắc rực rỡ mà Thầy nhớ không sót tên từng lọai hoa và từng tên người đem cúng các cây hoa đó.... Ðây là cây hoa Hoàng Hậu của Bà Bang Tá cúng trồng hồi năm đó... đây là cây Ngọc Lan của cô Khá cúng trồng hồi cô Khá lên chùa nhằm ngày rằm tháng giêng năm... Bụi bông Tý-Ngọ (bông mười giờ) màu vàng này của chú Tám xin ở Ninh Hòa đem về.... Hoa tuy nhiều nhưng không có cây nào Thầy bỏ sót mà không săn sóc, cắt tỉa, tưới nước bón phân... Mỗi buổi sáng tất cả hoa đều như phơi màu khoe sắc để chào đón Thầy khi Thầy đi thiền hành quanh điện Quan Âm... Lũ nhỏ chúng tôi thường hay lên chùa tìm Thầy để nghe Thầy kể chuyện, chuyện gì cũng được, mỗi lần Thầy cất tiếng lên bắt đầu kể là tụi tôi im thin thít, đứa nào xì xào là bị..."xịt" bảo im liền.... Mà lên lần nào cũng thấy Thầy ở ngoài vườn, không săn sóc, cắt tỉa vườn hoa trước chùa thì cũng đứng ngắm nghía hay đào xới bón phân cỏ mục cho mấy cây ăn trái ở lưng chừng đồi phía dưới chùa...

Thầy trồng đủ các loại cây ăn trái mà thứ nào cũng hấp dẫn tụi tôi, nào những dây Thanh long với những trái chín đỏ mộng, hoa Thanh long thì khỏi chê, màu trắng, giống hệt như hoa Quỳnh hương nở xòe ra bày chùm nhụy hơi vàng mà Thầy nói là giống cái thuyền bát nhã... Nào những cây "ổi sẻ" mà tôi không biết tại sao người ta đặt tên nó là "ổi sẻ" chắc là tại trái nó nhỏ mà nhiều, mấy trái ổi chua mà chắm muối ớt thì.... đứa nào mà chẳng níu tay ông Thầy đòi hái cho được.... Ðó là chưa kể đến những quày chuối chín bói bị chim ăn...

Vừa trồng hoa đẹp vừa trồng một... lô cây ăn trái... Nhưng dân làng lại thích vườn cây thuốc Nam của Thầy hơn hết... Ở trong làng ai bị bất cứ bịnh gì cũng đều chạy lên chùa tìm Thầy xin ít lá thuốc....

Ai thấy trong người hơi bần thần dã dượi thì lên chùa xin một nồi lá xông, ai bị nghẹn hơi khó thở thì lên chùa xin vài hạt tiêu tươi về uống với nước ấm, đàn ông thì bảy hạt đàn bà thì chín hạt... Bị ghẻ ngứa thì xin ít lá kiến cò giã lấy nước thoa là ghẻ rạp xuống liền... Con nít bị đẹn thì xin ít cỏ mực về rơ miệng... hay là tay ai bị phèn ăn lở thì cũng lên chùa tìm Thầy xin vài lá của cây hoa móng tay giã nhỏ thoa lên là hết... Chẳng những vậy mà dân làng còn khắn khít với chùa và thân kính Thầy qua những vụ người ta nhờ Thầy... xử kiện bất đắt dĩ... Thường thường, nếu dân trong làng có tranh chấp hay bất hoà gì thì người ta thường kéo nhau lên chùa nhờ Thầy phân xử... Những lúc như vậy thì người ta kéo theo lên chùa rất đông để nghe Thầy xử, vì nói là Thầy xử nhưng thật ra Thầy lấy giáo lý Phật giảng cho một hồi rồi thì ai cũng vui vẻ trở lại và ra về... Sau mỗi lần như vậy thì người ta mang hoa quả lên chùa trước là cúng Phật sau là tạ ơn Thầy... mà tụi nhỏ chúng tôi là những người được Thầy chia lộc nhiều nhứt....

Còn một đều nữa, tuy dân trong làng ai cũng sống với nghề chính là làm muối, nhưng nhà nào cũng có một đám rẫy nho nhỏ để trồng các thứ như bắp, khoai, dưa, đậu hoặc rau cải hành ớt...v..v... để bán vào những ngày có nhóm chợ... Hàng ngày họ ra rẫy và trở về theo tiếng chuông chùa công phu sáng chiều... Cho nên dân trong làng cho dù có đi đâu xa nhưng trong tâm tư vẫn còn âm vang của tiếng chuông chùa.... Vào những buổi bình minh, mặt trời lên còn chưa trọn vẹn, những tia nắng yếu ớt của ban mai chưa đủ sức xóa tan làn sương mờ đang bao phủ thôn làng... Mấy tiếng chuông chùa vang lên đồng vọng làm cho người ta có cái cảm giác thanh thản nhẹ nhàng và tâm tư của mọi người như bị lôi cuốn về một nơi mông lung vô tận nào đó.... 

Vì mối thân thương khắn khít đó đối với ngôi chùa làng, đối với Thầy mà sau này khi tụi nhỏ chúng tôi đã lớn lên cho dù có lập nghiệp ở đâu xa tâm tư chúng tôi cũng hướng trọn về ngôi chùa cũ làng xưa... Và cũng từ đó chúng tôi trộm nghĩ rằng, cho dù hiện tại chúng ta đang sống tha hương trong một đất nước thanh bình hoàn toàn tự do nhưng chúng ta cũng nên gieo vào lòng con cháu chúng ta một hột giống Phật bằng cách hướng dẫn chúng đến chùa nếu có cơ hội thuận tiện... Bởi vì không riêng gì chúng ta mà cả thế giới hiện nay đang có phong trào ăn chay và tìm hiểu giáo lý Phật... Hơn nữa tôi đã có nghe hay đọc ở đâu đó hai câu thật ý nhị...

Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống lâu đời của tổ tông......


---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4421)
Bạn có biết ! đâu chỉ có Mécca là thánh địa mà mọi người Hồi giáo đều mơ ước hành hương một lần trong đời. Người Phật giáo, không chỉ mơ ước được hành hương về chốn "tứ động tâm" (Đản sinh – Thành đạo – chuyển Pháp luân – nhập Niết bàn), mà các đệ tử của Ngái ở xứ An Nam còn muốn noi gương Đường Tăng Trần Huyền Trang thân hành đến đất Phật để học hỏi, nghiên tầm và tu tập ngay chính nơi đức Bổn sư ghi dấu tích.
10/04/2013(Xem: 5006)
Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
10/04/2013(Xem: 4494)
Giữa thế kỷ thứ VII và thứ X Phật giáo Việt nam đã là chủ đề thi vịnh cho một số nhà thơ Trung Quốc, như đã cảm nhận và vang dội trong tâm hồn họ. Thế mà những bài thơ đó đã không bao giờ được những cuốn sử nước ta – Phật giáo hay không Phật giáo – kể tới, cho tới lúc Lê Quý Đôn tìm thấy và ghi lại trong Kiến Văn Tiếu Lục , quyển 9 tờ 13a4-b9. Cho đến nay, chỉ có bốn bài thơ xướng họa do Lê Quý Đôn và những người sau như Thích Mật Thể trích dẫn trong Việt nam Phật giáo Sử lược, nhưng không những các tác giả này đã không ghi nhận đầy đủ vì còn có thêm tối thiểu là ba bài nữa, mà còn chứa đựng nhiều sai lầm và thất lạc đáng tiếc.
10/04/2013(Xem: 5811)
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động của báo chí Phật giáo trong giai đoạn mà giáo lý của Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh...
10/04/2013(Xem: 4560)
Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát tại Trung Quốc do Thái Hư Đại sư lãnh đạo, rồi lan tỏa đến một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Từ những ảnh hưởng đó các Hội Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo, các Phật học đường, các tổ chức xã hội từ thiện ra đời và An Nam Phật học tại Huế được thành lập. Hội chú trọng việc giáo dục cho tầng lớp thế hệ thanh thiếu niên. Xuất phát từ đó năm 1940 các lớp dạy về Phật học, Khổng học, Lão học dành cho thanh thiếu niên tân học cũng được Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám mở ra hướng dẫn, sau đó lớp học này trở thành đoàn thanh niên Phật học Đức Dục.
10/04/2013(Xem: 6101)
Du nhập là đi vào hay truyền vào. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, khi nước ta lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ, còn bị nước Trung Hoa đô hộ. Nhưng Đạo Phật hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam là cả một quá trình kéo dài mãi cho đến ngày nay, và vẫn tiếp tục chừng nào mà đạo Phật còn tồn tại trên đất nước này. Đó là sự hòa mình của Đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đó là quá trình Đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội văn hóa Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 5214)
Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.
10/04/2013(Xem: 5961)
Mới đây, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin cùng cư sĩ Võ Văn Tường hợp tác với Công ty Tin học Tin Việt (là một công ty chuyên phát triển phần mềm multimedia, có khả năng cung cấp những dữ liệu thông tin trên máy vi tính cá nhân bằng hình ảnh, âm thanh và phim video) để sản xuất "cuốn sách điện tử" với tựa đề NHỮNG NGÔI CHÙA NỒI TIẾNG VIỆT NAM qua ba ngôn ngữ Việt Anh và Pháp nằm gọn trên một đĩaCD–ROM.
10/04/2013(Xem: 8493)
Chùa Đậu vốn là Thành Đạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi : 1. THÀNH ĐẠO TỰ 2. PHÁP VŨ TỰ 3. CHÙA VUA 4. CHÙA BÀ 5. CHÙA ĐẬU
10/04/2013(Xem: 5096)
Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay. Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau : - Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]