Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.

09/03/202207:56(Xem: 5031)
17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.

TỊNH XÁ NGỌC TÒNG


           1. Tên gọi – Địa chỉ:

 

           Tịnh Xá Ngọc Tòng toạ lạc bên Quốc lộ I, cách thành phố Nha Trang gần 10km về phía Bắc, thuộc thôn Lương Hoà, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

          Tịnh Xá cùng với Tổ Đình Nam Trung và Tịnh Độ Ni Giới là 3 công trình kiến trúc tâm linh của Đạo Phật Khất Sĩ được thiết kế và xây dựng nối liền nhau trên khu đất hơn 10.000 m2  dưới chân núi Hoàn Vũ có đường tàu Bắc Nam chạy ngang qua phía sau lưng, và cảnh biển Lương Sơn xinh đẹp ở phía Đông. Từ phía ngoài Quốc lộ I nhìn vào sẽ thấy 3 cổng lớn riêng biệt. Ở giữa là cổng vào Tổ Đình Nam Trung, bên tả là cổng vào Tịnh Xá Ngọc Tòng là nơi chư Tăng tu học và hành đạo, bên hữu là lối vào Tịnh Độ Ni Giới dành riêng cho chư Ni sinh hoạt tu học.

            2. Lịch sử: 

          Vào năm Bính Ngọ 1966, khi Đức Thầy Thích Giác An, đệ tử Tổ sư Minh Đăng Quang, cùng chư Tăng hành đạo đến vùng dân cư dưới chân núi Hoàn Vũ, đã có rất nhiều người dân thiện tín xin quy y Tam Bảo. Một gia đình tín chủ đã thành kính hiến cúng 5.000m2 đất dọc theo Quốc lộ 1 để Đức Thầy và chư Tăng kiến lập đạo tràng, truyền bá Phật pháp, khai sáng cho bá tánh. Tịnh xá Ngọc Tòng được hình thành từ nhân duyên nhiệm mầu ấy.

         Trên bước đường hoằng hoá, và quá trình phát triển Giáo đoàn, Tịnh Xá Ngọc Cát ở Phan Thiết là ngôi già lam đầu tiên Đức Thầy Giác An khai dựng, còn Tịnh Xá Ngọc Tòng là chốn thiền môn sau cùng Ngài khai sơn lập tự. Tuy được kiến lập sau, nhưng do Tịnh Xá Ngọc Tòng có phước duyên hiện hữu ở vị trí thuận lợi, đắc địa toạ sơn hướng thuỷ, nên được Đức Thầy chọn làm Tổ Đình của Giáo đoàn. Tổ Đình Nam Trung chính là nơi đặt trụ sở Văn phòng Trung tâm của Giáo đoàn III Hệ phái Khất sĩ, khu vực Trung phần Cao nguyên và Duyên hải.

         *Truyền thừa:

          Từ sau khi Ngài Giác An, Trưởng Giáo đoàn III Hệ phái Khất Sĩ khai lập sơn tự, chư Tăng kế thế trụ trì qua các đời:

-         Sư Thích Giác Phất

-         Sư Thích Giác Liên

-         Sư Thích Giác Trụ

-         Sư Thích Giác Sự

-         Trưởng lão Thích Giác Phải

-         Hoà thượng Thích Giác Phùng (từ năm 1975 đến nay)

 

         Lúc mới thành lập, chư Tăng và Phật tử chỉ tập trung kiến tạo các công trình quan trọng như Chánh điện, nhà thờ Cửu Huyền, nhà Tăng, nhà khách và tịnh cốc bằng tranh lá, cây ván thô sơ mộc mạc. Về sau, đã có nhiều thiện nam tín nữ trong vùng thành kính quy y Tam Bảo, khởi phát thiện tâm cúng dường tịnh tài, sang nhượng đất đai, để ngôi Tịnh Xá được kiến tạo và tu bổ rộng rãi, khang trang hơn.

         Năm 1969-1970, Thượng tọa Thích Giác Liên kiến lập thêm Tịnh Độ Ni Giới. Tiếp sau đó, Thượng tọa Thích Giác Sự khai khẩn, mở rộng thêm đất phía sau Tịnh Xá, khu vực dưới chân núi, nên diện tích sau này rộng hơn 10.000m2.

          Năm 1971, Trưởng lão Thích Giác Phải là vị truyền đăng tục diệm làm Trưởng Giáo đoàn III, đã cùng Sư Thích Giác Lượng xây dựng ngôi Bảo Tháp hình bát giác với 7 tầng, đường kính 4m, để tưởng nhớ và tri ân Đức Thầy Giác An. Sau này, khi Đức Trưởng lão Giác Phải viên tịch, chư Tăng môn đồ pháp quyến cũng đã xây dựng Bảo Tháp tưởng niệm Đức Trưởng lão - Đệ nhị Trưởng Giáo đoàn III vào năm 1996. Bảo tháp này cũng được mô phỏng theo Bảo Tháp của Đức Thầy Giác An, nhưng nhỏ hơn, với đường kính 3m, chiều cao 5m.

         Sau khi đất nước thống nhất, sau năm 1975, chư Tôn đức trong Giáo đoàn III đã bổ nhiệm Hoà thượng Thích Giác Phùng về trụ trì Tịnh Xá Ngọc Tòng để điều hành ổn định môn phong, Giáo đoàn và phát triển Phật pháp.

         Năm 1990, Hoà thượng Giác Phùng đã quyết định khởi công xây dựng Tổ Đình Nam Trung được thiết kế kiểu “tiền đường hậu tẩm”,với chiều dài 20m và rộng 15m, có Cổ Lầu, để chư Tăng Ni trong Giáo đoàn tu tập, đây cũng là nơi tập trung an cư kiết hạ, hoặc diễn ra các hoạt động Phật sự chung.

        Năm 1991, Tịnh Xá tiếp tục tiến hành xây dựng ngôi Bảo điện tôn trí tượng Đức Bồ tát Quán Thế Âm có chiều cao 3m, đồng thời đúc Đại hồng chung có chiều cao 1,50m, đường kính 1,20m, trọng lượng 1.000kg.

         Năm 1994, ngôi Chánh điện được trùng tu trang nghiêm kiên cố hơn, được xây dựng theo kiểu truyền thống đặc thù của Hệ phái Khất Sĩ với khối hình bát giác (Bát Chánh Đạo), là nơi thờ phụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phía trước, phía sau là Nhà Tổ thờ Tổ sư Minh Đăng Quang.

          Năm 2000, Tịnh Xá đã xây dựng thêm nhà Tăng hai tầng, chiều dài 20m và rộng 8m. Năm 2001, khu Bảo Tháp có an trí thêm hai tháp tròn với chiều cao 3m để tưởng niệm chư Tăng trong Giáo đoàn viên tịch tại Tịnh Xá Ngọc Tòng.

        Ngoài ra, Tịnh Xá còn xây dựng tu bổ thêm nhiều công trình phụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Tổ Đình, cũng như tạo cảnh quan trang nghiêm, thanh nhã cho chốn già lam tịnh tu phụng Đạo.


Tinh Xa Ngoc Tong (1)Tinh Xa Ngoc Tong (2)Tinh Xa Ngoc Tong (3)Tinh Xa Ngoc Tong (4)Tinh Xa Ngoc Tong (5)Tinh Xa Ngoc Tong (6)Tinh Xa Ngoc Tong (7)Tinh Xa Ngoc Tong (8)Tinh Xa Ngoc Tong (9)Tinh Xa Ngoc Tong (10)Tinh Xa Ngoc Tong (11)Tinh Xa Ngoc Tong (12)Tinh Xa Ngoc Tong (13)Tinh Xa Ngoc Tong (14)Tinh Xa Ngoc Tong (15)Tinh Xa Ngoc Tong (16)Tinh Xa Ngoc Tong (17)Tinh Xa Ngoc Tong (18)Tinh Xa Ngoc Tong (19)Tinh Xa Ngoc Tong (20)Tinh Xa Ngoc Tong (21)Tinh Xa Ngoc Tong (22)Tinh Xa Ngoc Tong (23)Tinh Xa Ngoc Tong (24)Tinh Xa Ngoc Tong (25)Tinh Xa Ngoc Tong (26)Tinh Xa Ngoc Tong (27)Tinh Xa Ngoc Tong (28)Tinh Xa Ngoc Tong (29)Tinh Xa Ngoc Tong (30)Tinh Xa Ngoc Tong (31)Tinh Xa Ngoc Tong (32)Tinh Xa Ngoc Tong (33)Tinh Xa Ngoc Tong (34)Tinh Xa Ngoc Tong (35)Tinh Xa Ngoc Tong (36)Tinh Xa Ngoc Tong (37)Tinh Xa Ngoc Tong (38)Tinh Xa Ngoc Tong (39)Tinh Xa Ngoc Tong (40)Tinh Xa Ngoc Tong (41)Tinh Xa Ngoc Tong (42)Tinh Xa Ngoc Tong (43)Tinh Xa Ngoc Tong (44)


 

        Trải qua thời gian gần 60 năm, Tịnh Xá Ngọc Tòng đã là một quần thể kiến trúc tâm linh với các công trình hiện đại uy nghiêm mà vẫn giữ được những đường nét riêng biệt của Hệ phái Khất sĩ.

        Bên ngoài, cũng như bên trong dãy tường thành của Tịnh Xá được bài trí các biểu tượng đặc biệt như: bản đồ Việt Nam khắc trên đá với hình ảnh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chim bồ câu hòa bình, con thuyền tri thức, cùng các họa tiết tranh phù điêu về lịch sử hoằng hoá của Tổ sư, và chữ thư pháp trên đá mang đậm ý nghĩa Từ Bi – Hỷ Xả của nhà Phật, đều nhắn gửi thông điệp đến thế hệ mai sau…

         3. Đạo tràng tu tập:

       Cũng như các Tịnh Xá khắp nơi trong nước, Tịnh Xá Ngọc Tòng luôn xướng minh Đạo pháp, xứng thuận với tông chỉ của Tổ Thầy, ngày ngày tu tập tinh tấn, hành pháp tinh chuyên, truyền bá và hướng dẫn cho thiện nam tín nữ trì niệm kệ kinh, bỏ dữ làm lành, đồng thời chư Tăng Ni đều không quên giáo hóa nhận thức và phép bố thí cúng dường cho hàng Phật tử tại gia, cũng như tạo duyên lành cho bá tánh thập phương có một đời sống thiện lành dưới ánh sáng Chơn Lý của Phật đạo.

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

 

 

 

 

         

         

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2024(Xem: 662)
Trước đây, chúng tôi có viết bức tâm thư vận động hùn phước để xây cổng Tam Quan Tu Viện Vạn Hạnh, tọa lạc tại khu phố Vạn Hạnh, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhưng do kinh phí quá hạn hẹp nên chưa hoàn thiện được cổng Tu Viện nhằm trang nghiêm chốn Già Lam thêm đượm nét hưng quang.
22/08/2024(Xem: 1352)
Tu viện Giác Hải tọa lạc trên núi Ông Sư (núi Phổ Đà), thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Từ Nha Trang theo quốc lộ I hướng ra Bắc khoảng 54 km, đến cổng làng Xuân Tự, có đường vào chùa.
21/07/2024(Xem: 1630)
Khóa tu mùa Hạ "Tu tập Chánh niệm" năm nay được diễn ra trong suốt 4 ngày từ ngày 18 đến 21 tháng 7 tại chùa Sắc Tứ Kim Sơn (X. Vĩnh Ngọc - Tp. Nha Trang). Sáng ngày Rằm tháng 6 năm Giáp Thìn (nhằm 20/7/2024), ngày thứ 3 của Khoá Tu, Hoà thượng trụ trì Thích Nguyên Minh cùng môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy kỵ lần thứ 40 của Hoà thượng Tôn sư Tâm Huệ, hiệu Ấn Đạo, tự Hưng Công, đồng thời long trọng cử hành lễ Khánh tạ đại trùng tu Chùa sau thời gian dài 5 năm thi công xây dựng trùng kiến và Cúng dường Trai Tăng…
29/06/2024(Xem: 2113)
Lâu lắm rồi trong lòng người viết lại có dịp trỗi dậy sự mến tin về một vị tăng trẻ, đã dành thời gian quan trọng nhất của tuổi thanh xuân và lòng nhiệt huyết cho tâm nguyện của mình, tự nguyện dấn thân vào nơi gian khó để hỗ trợ những người con Phật nghèo khó nơi vùng xa hẻo lánh, tìm cầu Phật đạo. Thưa trước vài điều như vậy vì trong một thời gian dài , niềm tin đó dành cho thế hệ Tăng Ni trẻ của cá nhân người viết có nhiều giảm sút theo hệ toán trừ, ngày một đi xuống, dù rằng hy vọng đó chỉ là nhận định chủ quan, khiếm diện khi không khỏa lấp được góc nhìn với nhiều cơn lốc thổi qua mạnh mẻ từ nhiều thập nên qua.
19/06/2024(Xem: 1693)
Thầy trụ trì chùa LINH SƠN PHÁP TẠNG (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà) kể cho biết: Vào thời điểm ngôi chùa làng xuống cấp hư hoại, ngôi chánh điện thì chật hẹp trong khi bà con phật-tử ngày càng về chùa tụng kinh nghe pháp đông vui, có một vị thí chủ ngành Dược đã phát tâm cúng dường để Thầy xây dựng chùa lớn khang trang với số tịnh tài lên đến 50.000 Mỹ kim. Nhưng lúc đó, Thầy đã không nhận tiền, Thầy chỉ nhận chùa khi nào vị thí chủ tự lo hoàn tất thi công xây dựng. Thầy không muốn tay mình chạm dính đến tiền bạc. Chính hạnh này của Thầy mà vị thí chủ đã thêm tôn kính và tin tưởng ở vị trụ trì chân tu, nên đã lo toan tiến hành xây chùa từ A đến Z, đến khi hoàn mãn thì giao đến Thầy ký nhận ngôi chùa mới và đẹp với lối kiến trúc khác biệt so với những ngôi chùa ở miền Trung.
25/04/2024(Xem: 1763)
Theo điểm danh chưa đầy đủ, sau khi xác minh thực địa thì danh sách "Những con đường mang tên Chùa ở Nha Trang và huyện Diên Khánh” mà tôi nắm được thông tin và hình ảnh có được những con đường sau đây: - Chùa Long Sơn (tức chùa Phật Trắng, còn được gọi là chùa Phật Học) vì vậy mà con đường tắt đi bên phía Mả Vòng men theo chân đồi Trại Thuỷ để đến Trường Bồ Đề và Phật Học Viện Trung Phần được mang tên "Phật Học". - Chùa Hải Đức, đường "Hải Đức" ở phường Phương Sơn. - Chùa Thiên Phú, đường "Chùa Thiên Phú", thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh. - Chùa Phú Đức, đường "Phú Đức", phường Vĩnh Hòa. - Chùa Phước Huệ, đường "Phước Huệ", phường Vĩnh Hải. - Chùa Đông Phước, đường "Đông Phước", phường Phước Long. - Chùa Sắc Tứ Liên Hoa, đường "Liên Hoa" ở xã Vĩnh Ngọc. - Chùa Sắc Tứ Minh Thiện, đường "Chùa Minh Thiện", thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc-Diên Khánh.
17/10/2023(Xem: 2185)
Chùa Phật giáo huyện Phong Điền (Phước Lâm tự) tọa lạc tại km 26, quốc lộ 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa được chư vị Hòa thượng Thích Tâm Thọ, Thích Lưu Hòa, Thích Tánh Tịnh khai sơn vào tháng 6 năm 2015 trên diện tích 1 hecta. Được sự trợ duyên của chư Tôn đức Tăng Ni, sự phát tâm hộ trì của Phật tử Như Ngọc cùng nhiều thiện nam tín nữ Phật tử gần xa, Thượng tọa Thích Ngộ Tùng, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Phong Điền, trụ trì chùa đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 7 năm 2015.
05/10/2023(Xem: 2520)
“Chuông chùa vang vọng trong đêm vắng Thức tỉnh tâm ai còn não phiền”. Đã từ rất lâu, tiếng chuông chùa luôn gắn bó với người dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Những ngôi chùa gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm về với những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa Huế.
03/10/2023(Xem: 2461)
Khánh Hòa: Được tin Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ, Bậc tòng lâm thạch trụ của Phật giáo Việt Nam, vị giáo thọ uy đức của Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức Nha Trang một thời, lâm trọng bệnh và đang điều trị tại bệnh viện quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, sáng Chủ Nhật ngày 17 tháng 8 năm Quý Mão (01/10/2023), chư Tôn đức Tăng tại Khánh Hòa đã quang lâm về chùa Tân Chánh - Diên Khánh, để tổ chức lễ tụng kinh kỳ an, nguyện hồi hướng công đức lành, cầu nguyện cho Hòa Thượng được tứ đại an hòa, pháp thể khinh an, hoàn thành tâm nguyện hoằng pháp, trước tác và phiên dịch Bảo Tạng của mình, vì sự lợi lạc của Phật giáo Việt nam và cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới. Tùng duyên tùng sự, chư Tôn đức Tăng cũng đã cầu nguyện cho thế giới hòa bình và nước nhà Việt Nam luôn hưng thịnh và phát triển.
01/10/2023(Xem: 2578)
Sáng 29-9 (15- 8 năm Quý Mão), chư tôn đức Tăng Ni cùng đông đảo Phật tử đã vân tập tại Chánh điện chùa Long Sơn để dự lễ Huý Nhật lần thứ 10 (2013-2023) đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Chí Tín – trụ trì chùa Long Sơn và hiệp kỵ chư tôn Hoà thượng giáo phẩm, lãnh đạo GHPGVN tỉnh Khánh Hoà qua các thời kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]