- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
TỊNH XÁ NGỌC TÒNG
1. Tên gọi – Địa chỉ:
Tịnh Xá Ngọc Tòng toạ lạc bên Quốc lộ I, cách thành phố Nha Trang gần 10km về phía Bắc, thuộc thôn Lương Hoà, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tịnh Xá cùng với Tổ Đình Nam Trung và Tịnh Độ Ni Giới là 3 công trình kiến trúc tâm linh của Đạo Phật Khất Sĩ được thiết kế và xây dựng nối liền nhau trên khu đất hơn 10.000 m2 dưới chân núi Hoàn Vũ có đường tàu Bắc Nam chạy ngang qua phía sau lưng, và cảnh biển Lương Sơn xinh đẹp ở phía Đông. Từ phía ngoài Quốc lộ I nhìn vào sẽ thấy 3 cổng lớn riêng biệt. Ở giữa là cổng vào Tổ Đình Nam Trung, bên tả là cổng vào Tịnh Xá Ngọc Tòng là nơi chư Tăng tu học và hành đạo, bên hữu là lối vào Tịnh Độ Ni Giới dành riêng cho chư Ni sinh hoạt tu học.
2. Lịch sử:
Vào năm Bính Ngọ 1966, khi Đức Thầy Thích Giác An, đệ tử Tổ sư Minh Đăng Quang, cùng chư Tăng hành đạo đến vùng dân cư dưới chân núi Hoàn Vũ, đã có rất nhiều người dân thiện tín xin quy y Tam Bảo. Một gia đình tín chủ đã thành kính hiến cúng 5.000m2 đất dọc theo Quốc lộ 1 để Đức Thầy và chư Tăng kiến lập đạo tràng, truyền bá Phật pháp, khai sáng cho bá tánh. Tịnh xá Ngọc Tòng được hình thành từ nhân duyên nhiệm mầu ấy.
Trên bước đường hoằng hoá, và quá trình phát triển Giáo đoàn, Tịnh Xá Ngọc Cát ở Phan Thiết là ngôi già lam đầu tiên Đức Thầy Giác An khai dựng, còn Tịnh Xá Ngọc Tòng là chốn thiền môn sau cùng Ngài khai sơn lập tự. Tuy được kiến lập sau, nhưng do Tịnh Xá Ngọc Tòng có phước duyên hiện hữu ở vị trí thuận lợi, đắc địa toạ sơn hướng thuỷ, nên được Đức Thầy chọn làm Tổ Đình của Giáo đoàn. Tổ Đình Nam Trung chính là nơi đặt trụ sở Văn phòng Trung tâm của Giáo đoàn III Hệ phái Khất sĩ, khu vực Trung phần Cao nguyên và Duyên hải.
*Truyền thừa:
Từ sau khi Ngài Giác An, Trưởng Giáo đoàn III Hệ phái Khất Sĩ khai lập sơn tự, chư Tăng kế thế trụ trì qua các đời:
- Sư Thích Giác Phất
- Sư Thích Giác Liên
- Sư Thích Giác Trụ
- Sư Thích Giác Sự
- Trưởng lão Thích Giác Phải
- Hoà thượng Thích Giác Phùng (từ năm 1975 đến nay)
Lúc mới thành lập, chư Tăng và Phật tử chỉ tập trung kiến tạo các công trình quan trọng như Chánh điện, nhà thờ Cửu Huyền, nhà Tăng, nhà khách và tịnh cốc bằng tranh lá, cây ván thô sơ mộc mạc. Về sau, đã có nhiều thiện nam tín nữ trong vùng thành kính quy y Tam Bảo, khởi phát thiện tâm cúng dường tịnh tài, sang nhượng đất đai, để ngôi Tịnh Xá được kiến tạo và tu bổ rộng rãi, khang trang hơn.
Năm 1969-1970, Thượng tọa Thích Giác Liên kiến lập thêm Tịnh Độ Ni Giới. Tiếp sau đó, Thượng tọa Thích Giác Sự khai khẩn, mở rộng thêm đất phía sau Tịnh Xá, khu vực dưới chân núi, nên diện tích sau này rộng hơn 10.000m2.
Năm 1971, Trưởng lão Thích Giác Phải là vị truyền đăng tục diệm làm Trưởng Giáo đoàn III, đã cùng Sư Thích Giác Lượng xây dựng ngôi Bảo Tháp hình bát giác với 7 tầng, đường kính 4m, để tưởng nhớ và tri ân Đức Thầy Giác An. Sau này, khi Đức Trưởng lão Giác Phải viên tịch, chư Tăng môn đồ pháp quyến cũng đã xây dựng Bảo Tháp tưởng niệm Đức Trưởng lão - Đệ nhị Trưởng Giáo đoàn III vào năm 1996. Bảo tháp này cũng được mô phỏng theo Bảo Tháp của Đức Thầy Giác An, nhưng nhỏ hơn, với đường kính 3m, chiều cao 5m.
Sau khi đất nước thống nhất, sau năm 1975, chư Tôn đức trong Giáo đoàn III đã bổ nhiệm Hoà thượng Thích Giác Phùng về trụ trì Tịnh Xá Ngọc Tòng để điều hành ổn định môn phong, Giáo đoàn và phát triển Phật pháp.
Năm 1990, Hoà thượng Giác Phùng đã quyết định khởi công xây dựng Tổ Đình Nam Trung được thiết kế kiểu “tiền đường hậu tẩm”,với chiều dài 20m và rộng 15m, có Cổ Lầu, để chư Tăng Ni trong Giáo đoàn tu tập, đây cũng là nơi tập trung an cư kiết hạ, hoặc diễn ra các hoạt động Phật sự chung.
Năm 1991, Tịnh Xá tiếp tục tiến hành xây dựng ngôi Bảo điện tôn trí tượng Đức Bồ tát Quán Thế Âm có chiều cao 3m, đồng thời đúc Đại hồng chung có chiều cao 1,50m, đường kính 1,20m, trọng lượng 1.000kg.
Năm 1994, ngôi Chánh điện được trùng tu trang nghiêm kiên cố hơn, được xây dựng theo kiểu truyền thống đặc thù của Hệ phái Khất Sĩ với khối hình bát giác (Bát Chánh Đạo), là nơi thờ phụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phía trước, phía sau là Nhà Tổ thờ Tổ sư Minh Đăng Quang.
Năm 2000, Tịnh Xá đã xây dựng thêm nhà Tăng hai tầng, chiều dài 20m và rộng 8m. Năm 2001, khu Bảo Tháp có an trí thêm hai tháp tròn với chiều cao 3m để tưởng niệm chư Tăng trong Giáo đoàn viên tịch tại Tịnh Xá Ngọc Tòng.
Ngoài ra, Tịnh Xá còn xây dựng tu bổ thêm nhiều công trình phụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Tổ Đình, cũng như tạo cảnh quan trang nghiêm, thanh nhã cho chốn già lam tịnh tu phụng Đạo.
Trải qua thời gian gần 60 năm, Tịnh Xá Ngọc Tòng đã là một quần thể kiến trúc tâm linh với các công trình hiện đại uy nghiêm mà vẫn giữ được những đường nét riêng biệt của Hệ phái Khất sĩ.
Bên ngoài, cũng như bên trong dãy tường thành của Tịnh Xá được bài trí các biểu tượng đặc biệt như: bản đồ Việt Nam khắc trên đá với hình ảnh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chim bồ câu hòa bình, con thuyền tri thức, cùng các họa tiết tranh phù điêu về lịch sử hoằng hoá của Tổ sư, và chữ thư pháp trên đá mang đậm ý nghĩa Từ Bi – Hỷ Xả của nhà Phật, đều nhắn gửi thông điệp đến thế hệ mai sau…
3. Đạo tràng tu tập:
Cũng như các Tịnh Xá khắp nơi trong nước, Tịnh Xá Ngọc Tòng luôn xướng minh Đạo pháp, xứng thuận với tông chỉ của Tổ Thầy, ngày ngày tu tập tinh tấn, hành pháp tinh chuyên, truyền bá và hướng dẫn cho thiện nam tín nữ trì niệm kệ kinh, bỏ dữ làm lành, đồng thời chư Tăng Ni đều không quên giáo hóa nhận thức và phép bố thí cúng dường cho hàng Phật tử tại gia, cũng như tạo duyên lành cho bá tánh thập phương có một đời sống thiện lành dưới ánh sáng Chơn Lý của Phật đạo.
Tâm Không Vĩnh Hữu