- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
Ghi chép
CHÙA PHƯỚC ĐIỀN – NHA TRANG
và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
Xưa, chùa toạ lạc giữa một vùng đất bằng phẳng màu mỡ phì nhiêu như ruộng đồng gần sát chân đồi Trại Thuỷ mà bên trên có ngôi danh lam Hải Đức - Phật Học Viện Trung Phần, con đường đất dẫn vào từ dưới chân cổng Linh Phong Cổ Tự ngoài Quốc lộ (đường 23/10) rộng thênh thang và vắng hoe yên tĩnh.
Nay, chùa nằm lọt thỏm trong vòng vây mấy lớp của nhà cửa san sát, đường vào lát bê- tông được mang tên "Hải Đức" - ngôi chùa đã đi vào lịch sử và văn học nước nhà - ngoằng ngoèo chật chội, uốn éo ồn ào...
Chùa do Tổ Ấn Ngân, hiệu Tín Thành, tự Tổ Diệm, thuộc Thiền phái Lâm Tế đời thứ 39, dòng kệ Minh Hải-Pháp Bảo (chùa Chúc Thánh - Quảng Nam) khai sơn kiến lập vào năm 1956.
Ngài Ấn Ngân-Tín Thành vốn là vị trụ trì thứ 12 của Tổ đình Sắc tứ Hội Phước (Chùa Cát) trong thời gian từ năm 1929 (Kỷ Tỵ) đến năm 1945 (Ất Dậu). Vì về thăm quê Quảng Ngãi nhằm lúc biến động lịch sử "Nhật lật đổ Pháp" nên Ngài không trở vào được Nha Trang vào năm đó, chùa Hội Phước không có trụ trì đến 4 năm trời. Năm 1959 (Kỷ Sửu), chùa thỉnh Đại sư Đồng Kính - Tính Quả kế nhiệm trụ trì đời thứ 13. Đến năm 1956 (Bính Thân), Ngài Ấn Ngân - Tín Thành mới trở vào lại Xứ Trầm Hương-Khánh Hoà và khai sơn lập tự ngôi Tam Bảo an danh là Phước Điền ở Xóm Xưởng (tức khu vực xóm Hải Đức hiện nay) để hành đạo. Vào tháng Chạp năm Kỷ Hợi (1959), Ngài viên tịch tại Chùa, trụ thế 75 năm, được an táng trong ngôi tháp nhỏ bình dị gần chân đồi cách Chùa chưa đến 100m.
Năm 1969, thầy Thích Nguyên Minh, hiệu Phước Đường, được Hòa thượng bổn sư Thích Trí Thủ - Giám đốc Phật Học Viện - cử làm Trụ trì chùa Phước Điền.
Vào những năm kinh tế khó khăn, Thầy Phước Đường được Hòa thượng Thích Đỗng Minh - Giám đốc "Hãng vị trai Lá Bồ Đề" - giao đảm nhận vị trí Phó giám đốc kiêm Thủ quỹ, chuyên lo đời sống cho công nhân Hãng từ 1976.
Đến 1980, Hòa thượng Thích Thiện Châu (bào huynh của của Thầy Phước Đường) đang trụ trì Thiền viện Trúc Lâm ở Pháp, đã xin với Giáo hội và chính phủ Việt Nam và chính phủ Pháp mời Thầy sang để phụ giúp Phật sự bề bộn.
Năm 1998, Hòa thượng Thích Thiện Châu viên tịch, Thầy Phước Đường kế nhiệm ngôi vị Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm để hướng dẫn tinh thần cho Hội Phật tử Trúc Lâm và trông coi các Phật sự.
Tại Đại Hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007 - 2012) tổ chức tại Hà Nội, Thầy được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng và suy cử Hòa thượng vào Ủy viên Hội Đồng Trị sự GHPGVN đặc trách Phật tử tại Châu Âu.
Vào năm 2017, Hòa thượng Phước Đường chuẩn bị chuyến về thăm quê hương và dự Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc tại Trung Ương, thì lâm bệnh mà viên tịch vào lúc 18h55 phút ngày 12/7/2017 (nhằm ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm 19/6/ Đinh Dậu, PL 2561) tại Pháp, trụ thế 86 năm với 54 mùa hạ lạp.
Trong suốt thời gian Hoà thượng Phước Đường sang Pháp hoằng pháp, hành đạo tại Thiền viện Trúc Lâm thì ngôi già lam khiêm tốn Phước Điền ở quê nghèo được Thầy Thích Thiện Hữu trông nom hương đăng, tu bổ trong ngoài cùng với đệ tử của Hoà thượng Phước Đường là Thầy Huệ Giác (Quảng Lâm). Về sau, Thầy Thiện Hữu viên tịch, được cung tiễn linh cốt - xá lợi về quê (Bình Định) an táng.
Thầy Huệ Giác đảm nhận trọng trách "truyền đăng tục diệm" Chùa Phước Điền cho đến nay. Thầy đã trùng tu lại Tháp Tổ khai sơn (vào năm 2013), xây lên Bảo Tháp có mái che vách chắn như ngôi tiểu miếu để thỉnh linh cốt-xá lợi của Hoà thượng Bổn sư từ Pháp về thờ phụng trên triền đồi cao ráo yên tĩnh...
Trong khu mộ Tháp của Chùa còn có một ngôi Tháp của Hoà thượng Thích Như Thành mà tôi được cho biết Ngài chính là thân phụ của Hoà thượng Thích Tâm Ân-trụ trì Chùa Phổ Tịnh ở phường Ngọc Hiệp. Trước đây tôi được trong khuôn viên chùa Sắc Tứ Kim Sơn trên Núi Gành ở xã Vĩnh Ngọc có một ngôi tháp xưa là nơi an nghỉ của Cụ nội Hoà thượng Tâm Ân, vậy mới thấy ra đây là một dòng tộc phụng kính Tam Bảo có nhiều vị xuất gia đầu Phật trên Xứ Trầm Hương, còn có Cố Ni trưởng Thích Nữ Diệu Ý khai sơn Lộc Thọ Ni Tự với Lớp Học Tình Thương nổi tiếng ở Xóm Chiếu (Vĩnh Ngọc), Ni sư Thích Nữ Diệu Trang khai kiến và nay đang trụ trì Tịnh Thất Chơn Như ở xã Vĩnh Trung…
Ngôi bửu điện của Chùa Phước Điền xưa nay vốn không rộng lớn, hoành tráng như bao ngôi Chùa khác trong và ven thành phố Nha Trang.
Tuy vậy, Chùa vẫn có đầy đủ các ban thờ Phật, Bồ tát và Thánh Chúng.
Vào lạy Tổ đường phía sau Chánh điện, chúng ta có thể nhìn thấy giác linh của Tổ khai sơn Ấn Ngân-Tín Thành, Hoà thượng Phước Đường, Hoà thượng Thiện Hữu và đặc biệt là giác linh của chư tôn Hoà thượng Giáo phẩm: Hoà thượng Thích Trí Thủ (Giám đốc Phật Học Viện Hải Đức), HT. Thích Đỗng Minh (Tuyên Luật Sư, Giám đốc Hãng Vị Trai Lá Bồ Đề), HT. Thích Trừng San-Hải Tuệ (Giám sự Phật Học Viện Hải Đức)...
Tâm Không Vĩnh Hữu