Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

12/02/202217:15(Xem: 5395)
09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

CHÙA HUỆ QUANG

 

         
           Chùa tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây 4, xưa kia thuộc xã Diên Thủy, nay đã mang địa chỉ mới 126 đường Đồng Khởi, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh.

          Năm 1950, Hòa thượng Thích Như Hoa, húy thượng Thanh hạ Môn, tự Từ Tâm, thuộc dòng thiền Lâm Tế, chi Liễu Quán đời thứ 42, đã mua thửa đất rộng khoảng 5.000m2 để kiến lập nên ngôi chùa vùng quê, đặt tên là Huệ Quang, ánh sáng của trí tuệ.

          Tổ khai sơn lập tự đã hành đạo nơi đây, truyền bá chánh pháp, mang lại một nguồn sáng tâm linh thiêng liêng cùng cảnh sắc uy nghiêm để dẫn dắt tinh thần cho người dân quanh vùng Phú Lộc. Trải qua 32 năm hoằng pháp độ sanh, Tổ gắn bó với ngôi chùa mộc mạc, đi qua thời kỳ kinh tế khó khăn của đất nước, đã được tăng ni, Phật tử gần xa biết đến, tìm đến với niềm tôn kính, và Ngài đã viên tịch vào ngày 10 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1982).

         Đệ tử của Tổ là Hòa thượng Thích Kế Nghiêm, húy thượng Trừng hạ Phước, tự Thiện Trí, đã kế thế trụ trì, tiếp tục thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, gìn giữ ngôi Tam Bảo, thâu nhận nhiều đệ tử xuất gia, lo tu bổ, kiến tạo cảnh quan để ngôi già lam giữ được vẻ trang nghiêm thanh tịnh.

       Đến năm 2008, được sự ủng hộ của tăng ni và đông đảo Phật tử khắp nơi, Hòa thượng trụ trì đã mạnh dạn bắt đầu mở một cuộc đại trùng tu ròng rã suốt 14 năm không ngừng nghỉ, cho đến đầu năm 2022 là sắp hoàn thành từ trong ra ngoài, chỉ còn vài công trình nhỏ còn dở dang không đáng ngại…

      Khi Tỉnh Lộ 8 được mở rộng, cổng tam quan của chùa đã lùi vào trong với dáng vóc diện mạo mới thật đồ sộ hiển hiện bên đường. Các trụ cổng đều có tháp và thạch đăng trên đỉnh.

      Sau cổng, bên trong sân thiết trí tôn tượng Phật Di Lặc an tọa trên đài sen bằng đá trắng, phía sau tượng là bức vách phù điêu làm phông nền với pháp luân 12 nan “Thập Nhị Nhân Duyên” cùng hoa lá của sen vươn cành nở búp trong cảnh giới luân hồi sanh diệt…

      Ngôi đại hùng bảo điện hai tầng, tầng trên thờ Phật, tầng dưới thờ Tổ, có hai lối tầng cấp đi lên hai bên, rồi gặp nhau ở một lối chung thật rộng thoáng để đi lên bái đường. Trên hai bức vách hai bên ngoài bảo điện được thiết trí hai vị Kim Cang Thần Tướng uy phong lẫm lẫm. Nóc mái chánh điện được lợp ngói màu xám xanh xậm, các góc mái (tàu đao) uốn cong ngược (đao quật) đều có hình tượng “long lân quy phụng” hướng về chầu biển tên Huệ Quang Tự với những nét chạm trổ thật tinh xảo công phu.

      Trên bảo điện, được tôn trí an vị chính giữa, bậc cao nhất, là pho tượng đức Điều Ngự Thích Ca bằng đồng đỏ, với kim thân cao 3 mét, đài liên hoa cao 1 mét, bệ tượng cao 1 mét, và vầng hào quang phía sau tượng như một bức phông hoa văn chạm trổ cũng bằng đồng đỏ có kích thước cao 4 mét, ngang 2 mét. Đức Phật tĩnh tọa, đôi bàn tay cùng xòe ra mang ý nghĩa đang  “ban vui” và “cứu khổ”. Trọng lượng của pho tượng này là 3.200 ký, có thể là pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng trên chánh điện đang giữ kỷ lục lớn nhất Xứ Trầm Hương. Pho tượng này được đúc ở Huế chở vào từng phần của kim thân Phật rồi ráp nối lại ngay trên chánh điện vào năm 2014, cùng lúc với đại hồng chung đồng đỏ nặng 1.000 ký đúc ở Hội An.

            Bậc thứ hai bên dưới kim thân Phật Tổ trên bảo tòa, có tôn trí bộ tượng Di Đà Tam Tôn, và Tam Thế Phật, cùng một tượng Bồ tát Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng gỗ.

chua hue quang 3
Chua Hue Quang_khanh hoa (1)Chua Hue Quang_khanh hoa (3)Chua Hue Quang_khanh hoa (4)Chua Hue Quang_khanh hoa (5)Chua Hue Quang_khanh hoa (6)Chua Hue Quang_khanh hoa (7)Chua Hue Quang_khanh hoa (8)Chua Hue Quang_khanh hoa (9)Chua Hue Quang_khanh hoa (10)Chua Hue Quang_khanh hoa (11)Chua Hue Quang_khanh hoa (12)Chua Hue Quang_khanh hoa (13)Chua Hue Quang_khanh hoa (14)Chua Hue Quang_khanh hoa (15)Chua Hue Quang_khanh hoa (16)Chua Hue Quang_khanh hoa (17)Chua Hue Quang_khanh hoa (18)Chua Hue Quang_khanh hoa (19)Chua Hue Quang_khanh hoa (20)Chua Hue Quang_khanh hoa (21)Chua Hue Quang_khanh hoa (22)Chua Hue Quang_khanh hoa (23)Chua Hue Quang_khanh hoa (24)Chua Hue Quang_khanh hoa (25)Chua Hue Quang_khanh hoa (26)Chua Hue Quang_khanh hoa (27)Chua Hue Quang_khanh hoa (28)Chua Hue Quang_khanh hoa (29)Chua Hue Quang_khanh hoa (30)Chua Hue Quang_khanh hoa (31)Chua Hue Quang_khanh hoa (32)Chua Hue Quang_khanh hoa (33)Chua Hue Quang_khanh hoa (34)Chua Hue Quang_khanh hoa (35)Chua Hue Quang_khanh hoa (36)Chua Hue Quang_khanh hoa (37)chua hue quang 2chua hue quang 1



           Hai bên bảo tòa có 6 trụ đá, mỗi bên 3 trụ, chân trụ đều được chạm trổ linh long uyển chuyển phết nhũ vàng óng ánh. Đặc biệt, những con rồng uốn quanh chân các trụ này đều là “rồng năm móng”, loại rồng xưa nay chỉ thường thấy xuất hiện trong cung điện của vua chúa, rồng thường thấy chỉ 4 móng. Linh long năm móng chầu đấng Pháp Vương vô thượng, vua của những vị vua ba cõi, thật chí lý không phải nghị luận gì nữa!      

        Những ô thông gió kích cỡ lớn trên các vách hai bên chánh điện đều được đúc khuôn trang trí long mã, một linh vật dị kỳ hình tướng với đầu rồng thân ngựa rất ấn tượng. Nơi bốn góc chánh điện, phía trên cao, còn có hình tượng chư thiên, La Hán hàng long phục hổ với những nét chạm trổ điêu luyện tài hoa của nghệ nhân cố đô Huế.

        Gian phía sau chánh điện là nơi tôn trí giữ gìn những pho tượng Phật cũ của chùa xưa mà Thầy Tổ để lại.

      Tây lang và Đông lang đều hai tầng dài song song với nhau hai bên chánh điện. Từ tầng trên bên Tây lang có thể đi qua tầng trên của chánh điện bằng một chiếc cầu xi măng dáng cong bắc ngang qua thật thuận tiện và đậm nét mỹ thuật.

      Tầng trên của dãy nhà Tây, phía ngoài cùng có tôn trí bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, và Tiếu Khẩu Di Lặc Phật đều bằng đá trắng đứng nhìn ra ngoài tỉnh lộ.

Tầng trệt của Tây lang là nơi phương trượng, khách đường trụ trì, và chúng tăng an trú. Đông lang phía bên trái ngôi chánh điện gồm  nhà trù, là nơi chư tăng và phật tử dùng cơm, bên ngoài nhìn vào thấy tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên và gác chuông.

      Tầng trệt bên dưới ngôi chánh điện là Tổ đường thoáng rộng. Ngay cửa bước vào là bàn thờ Phật được tôn trí tượng đức A Di Đà,và Bồ tát Quán Thế Âm. Phía sau là bàn thờ có tượng Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma, cùng các bài vị chữ Hán.

      Nhà linh được thiết phía sau Tổ đường. Bên trong nhà linh, tôn trí chính giữa là tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, những hàng kệ dài bằng gỗ sát vách trong phía sau Ngài được bài trí những bài vị của chư hương linh ký gửi, khác biệt là những bài vị này đều được viết bằng tiếng Việt ghi rõ danh tánh, sinh phần tử nhật, thay cho những linh ảnh của người quá vãng thường thấy ở những chùa khác.

      Sân vườn sau ngôi chánh điện là khu ký gửi linh cốt, trước có một hồ sen nhỏ thiết trí một đài Bồ Tát Địa Tạng bằng đá ngồi trên kỳ lân, tay tích trượng, tay hỏa châu vô cùng oai nghiêm. Những dãy ô linh cốt đều được lợp mái ngói che nắng tránh mưa, an vị trong không gian thanh tịnh im ắng.

      Ngoài sân trước, phía bên phải ngôi chánh điện, trước Tây lang, là khuôn viên Tháp. Ngôi tháp thờ Tổ khai sơn cao ba tầng khối vuông vức, trên đỉnh có búp sen, bằng gạch đỏ đã bạc màu, nhuốm rêu thật bình dị chân quê được an tĩnh trên bãi cỏ xanh, quanh đó là những cây muồng đang trổ hoa vàng.

      Gần bên dãy tường phía ngoài đường lộ, bên trái của cổng tam quan khi bước vào, có thiết trí một Lễ đài Quán Thế Âm với kiến trúc Chùa Một Cột thu nhỏ, bên dưới là hồ cá lội tung tăng. Nối tiếp ngay phía sau là gian thờ Thánh chúng, bên trong tôn trí các pho tượng Bố Đại Hòa Thượng, Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Chuẩn Đề, Tiêu Diện Đại Sĩ, Hộ Pháp Khuyến Thiện, Thành Hoàng, và bộ Quan Thánh Đế Quân với Châu Xương- Quan Bình hầu hai bên, đều là những pho tượng cũ của chùa xưa được bảo tồn để tưởng nhớ công đức tiền nhân.

       Các ngày lễ lớn, ngày Vía chư Phật và Bồ tát trong năm, nhà chùa đều tổ chức long trọng trang nghiêm, mở rộng cửa cổng để Phật tử vân tập về bái Phật, trì tụng kinh kệ, tùy duyên mà cộng tu theo các khóa lễ Thọ trì Bát Quan Trai giới, sám hối, cầu siêu, cầu an với tín tâm và thành kính.

Tâm Không Vĩnh Hữu

      

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2020(Xem: 5262)
Hôm nay con có vài lời tâm nguyện thỉnh mời quý Ngài cùng chư Phật tử hoan hỷ cho con được trình bày tâm nguyện của mình. Con xin được giới thiệu bản thân. Con tên là Nguyễn Thị Dân, Pháp danh Nguyên Hương, pháp tự Giới Huyền, sinh năm 1975, tại Đà Nẵng, Việt Nam. Con xuất gia năm 1996 tại chùa Quang Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Con thọ Đại giới năm 2004, tốt nghiệp Trung Cấp Phật Học Đà Nẵng năm 2004, sau đó con lên đường du học tại Đài Loan, năm 2010, con đã tốt nghiệp Phật Học Viện Viên Quang (Đài Loan) và tốt nghiệp Phật Học Viện Pháp Cổ Sơn Đài Loan vào năm 2014. Cối năm 2014, con có duyên dành đến Úc tu học và đóng góp công quả tại Thiền Viện Bồ Đề Brisbane (theo diện working visa) cho đến năm 2018. Sau đó con có thắng duyên lên tu học cùng với quý Phật tử chùa Phật Giáo Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc từ năm 2018 đến nay.
19/08/2020(Xem: 4246)
Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa còn gọi là Chùa Trạm hay Chùa Quan. Chùa cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km, cách Quốc lộ 1A 3 km. Trang web: chuahoangphuc.com có bài: “Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình ‘VÔ SONG PHÚC ĐỊA’ có niên đại hơn 700 năm” cho biết chùa có từ thời Trần, được xem là ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam. Chùa được ghi nhận là nơi “vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh), khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến. Văn bia ở chùa năm 2016 cho biết năm 1301, Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên đường du hóa Nam phương, dừng lại chọn lập am và quảng hoằng Phật pháp. Khi đó, am được gọi là “Am Tri Kiến” nghĩa là tự con người giác ngộ chân lý nhà Phật.
13/08/2020(Xem: 4046)
Thật có duyên rất lành mới có cơ hội cúng dường xây dựng chủa Viên Thông tại xã Cuôr Đăng, huyện M'gar Đăk Lăk, là một ngôi chùa duy nhất ở một xã có 3500 hộ trong đó 70% là dân tộc Eđê. Thầy Minh Hạnh là vị Thầy tu hành nghiêm túc với hạnh nguyện mang ánh sáng Tam Bảo đến với bà con dân tộc nghèo vùng cao nguyên. là một chú tiểu khi lên chín tuổi, vượt qua tuổi vị thành niên, rồi thanh niên với nhiều chướng ngại mà cả chục chú tiểu chỉ còn 1 hoặc 2 thật khả ý, khả ái với Tam Bảo, với lời dạy của Thế Tôn mới có thắng chính mình, thọ đại giới tỳ kheo, thành vị sa môn đích thực trong giáo pháp của Như Lai. Thầy Minh Hạnh năm nay 38 tuổi, như vậy đã 28 năm theo Phật, theo Tam Bảo rồi. Với 14 năm hành đạo (cũng là tu đạo) ở xã Cuôr Đăng, Thầy Minh Hạnh an trụ trong hạnh nhẫn nhục với tâm nguyện kiên cố mới có những thành quả khá tốt như ngày nay. Những năm đầu, chính quyền nơi đây không cho tụng kinh gõ mõ, không một ai nơi đây biết đến Tam Bảo. Nay hàng ngày đều có 15-20 Phật tử đều đ
03/08/2020(Xem: 5217)
Chùa Đại Tuệ có tên gọi khác là chùa Cao, chùa Đại Huệ, tọa lạc ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chùa nằm trên đỉnh cao nhất của núi Đại Huệ, còn gọi là Phong Vân Sơn, ở độ cao 450m so với mực nước biển, có diện tích 20 hecta. Theo truyền thuyết, chùa được vua Mai Hắc Đế cho xây dựng từ năm 713.
31/07/2020(Xem: 4507)
42 năm! Con số của thời gian vụt trôi... Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1. Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại? Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…
28/06/2020(Xem: 23866)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
16/06/2020(Xem: 4820)
Chùa Đại Từ Ân tọa lạc trong Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng - The Phoenix Garden (44,96 hecta), thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 09/5/2010 trên diện tích 2 hecta. Tên chùa Đại Từ Ân được Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ đặt. Trước chùa, pho đại tượng đức Phật A Di Đà (cao 25m) tôn trí ở giữa một công viên rộng lớn, thoáng đãng.
22/02/2020(Xem: 6191)
Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường tọa lạc ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, sát Quốc lộ 10. Trung tâm được xây dựng vào năm 2006 trên diện tích 34.000m2. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định đã tổ chức Lễ An vị đại tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng vào ngày 30/8/2014 (ngày 06 tháng 8 năm Giáp Ngọ) và Đại lễ khánh thành Trung tâm Phật giáo Trúc Lâm Thiên Trường vào ngày 31/8/2014 (ngày 07 tháng 8 năm Giáp Ngọ), tri ân những sự đóng góp tâm lực, vật lực của chư Tôn đức Tăng Ni toàn tỉnh và Phật tử khắp nơi, đặc biệt là Tập đoàn Nam Cường và Công ty đúc đồng Thắng Lợi đã phát tâm công đức đúc đại bảo tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 14,8m, nặng 150 tấn.
16/12/2019(Xem: 6734)
Chùa do Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) khai sáng vào đầu thế kỷ XVIII. Thiền sư là đệ tử đắc pháp của Hòa thượng Minh Hoằng - Tử Dung, được Hòa thượng trao tâm ấn năm 1712. Bấy giờ, chùa đã trở thành một đạo tràng lớn, có hàng vạn đệ tử học đạo, nghe pháp. Trong ba năm 1733, 1734 và 1735, Thiền sư đã mở ba Đại giới đàn truyền giới cho hàng vạn người tại chùa. Năm 1740, Thiền sư mở đại giới đàn Long Hoa ở kinh thành; năm 1742 mở Đại giới đàn tại chùa Viên Thông, nơi ngài khai sơn trước chùa Thiền Tôn. Thiền sư viên tịch năm Nhâm Tuất (1742), bảo tháp dựng ở một triền núi phía Đông Nam chùa vào tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), la thành bao quanh đồi tháp được xây vào năm 2001 nhân dịp đại trùng tu ngôi tổ đình.
28/11/2019(Xem: 6468)
Thông Báo Tuyển Sinh Khóa IX (2020-2023) của Trường Trung Cấp Phật Học Tỉnh Đồng Nai
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]