- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
TỪ TĂNG HỌC VIỆN
CHUYỂN THẢNH CHÙA PHƯỚC HUỆ
Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
Vào năm Kỷ Hợi 1959, Hoà thượng Thích Bích Lâm, môn đồ của Hoà thượng Thích Phước Huệ từ chùa Hải Đức đã hạ sơn về vùng Đồng Đế phía Bắc thị xã Nha Trang để kiến lập nên Tăng Học Viện Trung Phần thuộc Giáo hội Phật giáo Cổ truyền, mục đích tạo chốn an trú tu hành và đào tạo Tăng tài, hoằng pháp lợi sanh.
Gần 10 năm sau, vào năm 1968, Ngài đã cho xây dựng thêm phòng ốc trên vùng hoang vắng ấy để thành lập Trường Tiểu Học Nghĩa Thục Vạn Hạnh dang rộng cổng cửa và vòng tay đón nhận con em những nhà nghèo khó vào học con chữ mở mang trí tuệ., song song với việc phát triển cơ sở thêm Tăng Học Viện.
Đến năm 1970, vì lý do sức khoẻ, Hoà thượng Bích Lâm đã đưa Tăng chúng về tu học tại chùa Nghĩa Phương vì Tăng Học Viện thiếu nhân lực quản lý, điều hành. Chính trong thời gian này, Ngài đã chuyển đổi Tăng Học Viện thành ngôi già lam thánh chúng và dùng pháp hiệu của Bổn sư (Ôn Hải Đức) đặt tên cho chùa là Phước Huệ.
Hoà thượng Phước Huệ, pháp danh Ngộ Tánh, pháp tự Hưng Long, là vị Tổ khai sơn lập tự chùa Hải Đức ở Huế. Ngài cũng vào đất Nha Trang lập nên chùa Hải Đức ở khu vực gần chùa Hội Phước (chùa Cát), nên hồi đó người Pháp mới đặt tên một con lộ chạy cắt ngang giữa 2 ngôi chùa là đường “Rue des deux Pagodes”, có nghĩa là "đường Hai Chùa" (sau năm 1975, đường đổi tên thành Tô Vĩnh Diện). Về sau, Ngài đã chọn Thượng tọa Bích Không-Giác Phong, là một người am tường nhiều sở học, hỗ trợ Ngài thực hiện các Phật sự quan trọng. Đầu tiên là dời chùa Hải Đức từ thành phố Nha Trang lên đồi Trại Thủy để tiện việc quy tụ Tăng Ni tu học và mở rộng khi cần. Công việc dời chùa ấy được tiến hành trong năm Quý Mùi (1943) và ngôi chùa đã trở thành một cơ sở đào tạo quan trọng rất lừng danh là Phật Học Viện Hải Đức-Nha Trang sau này.
Quay lại với Chùa Phước Huệ, pháp mạch truyền thừa rõ rệt như sau:
- HT. Thích Trí Tâm trụ trì từ năm 1959 đến 1965
- Đại đức Thích Trí An trụ trì từ năm 1965 đến 1968
- Thượng toạ Thích Tâm Khai trụ trì từ năm 1968 đến 1970
- Đại đức Thích Trí Định trụ trì từ năm 1970 đến 1977
- Hoà thượng Thích Trí Hải trụ trì từ năm 1978 đến năm viên tịch 2014
- Thượng tọa Thích Thiện Huệ trụ trì từ năm 2015 đến nay.
Năm 1987, chùa di dời mộ địa nghĩa trang Tổ đinh Nghĩa Phương, đồng thời cải tạo lại dãy phòng học của trường Nghĩa Thục Vạn Hạnh thành "Vãng sanh đường" để thờ linh cốt ký gửi của bà con Phật tử trong khu vực đã vãng sanh.
Phía sau vườn chùa có khu Vườn Tháp chư Tổ Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, là nơi an trụ của bảo tháp Tổ Khai sơn Tổ đình Nghĩa Phương và chư tôn Trưởng lão thiền đức Tăng thuộc Tông phong đã viên tịch.
Từ năm 2004, chùa được tái thiết đại trùng tu qua nhiều năm tháng để trở thành một ngôi già lam khang trang tú lệ, với các công trình Chánh điện, Tổ đường, Cổng tam quan, điện Quán Thế Âm, điện Mẫu, điện Quan Thánh Đế Quân, miếu Tiêu Diện Đại Sỹ, miếu Bố Đại Hoà Thượng... là nơi lui tới vào ra để nương tựa tinh thần, tu tập của những người con Phặt ở khu vực phía Bắc thành phố biển.
Tâm Không Vĩnh Hữu