Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.

15/04/202419:01(Xem: 617)
42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.

TỪ TĂNG HỌC VIỆN
CHUYỂN THẢNH CHÙA PHƯỚC HUỆ

 

 

        Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.

        Vào năm Kỷ Hợi 1959, Hoà thượng Thích Bích Lâm, môn đồ của Hoà thượng Thích Phước Huệ từ chùa Hải Đức đã hạ sơn về vùng Đồng Đế phía Bắc thị xã Nha Trang để kiến lập nên Tăng Học Viện Trung Phần thuộc Giáo hội Phật giáo Cổ truyền, mục đích tạo chốn an trú tu hành và đào tạo Tăng tài, hoằng pháp lợi sanh.

        Gần 10 năm sau, vào năm 1968, Ngài đã cho xây dựng thêm phòng ốc trên vùng hoang vắng ấy để thành lập Trường Tiểu Học Nghĩa Thục Vạn Hạnh dang rộng cổng cửa và vòng tay đón nhận con em những nhà nghèo khó vào học con chữ mở mang trí tuệ., song song với việc phát triển cơ sở thêm Tăng Học Viện.

Đến năm 1970, vì lý do sức khoẻ, Hoà thượng Bích Lâm đã đưa Tăng chúng về tu học tại chùa Nghĩa Phương vì Tăng Học Viện thiếu nhân lực quản lý, điều hành. Chính trong thời gian này, Ngài đã chuyển đổi Tăng Học Viện thành ngôi già lam thánh chúng và dùng pháp hiệu của Bổn sư (Ôn Hải Đức) đặt tên cho chùa là Phước Huệ.

        Hoà thượng Phước Huệ, pháp danh Ngộ Tánh, pháp tự Hưng Long, là vị Tổ khai sơn lập tự chùa Hải Đức ở Huế. Ngài cũng vào đất Nha Trang lập nên chùa Hải Đức ở khu vực gần chùa Hội Phước (chùa Cát), nên hồi đó người Pháp mới đặt tên một con lộ chạy cắt ngang giữa 2 ngôi chùa là đường “Rue des deux Pagodes”, có nghĩa là "đường Hai Chùa" (sau năm 1975, đường đổi tên thành Tô Vĩnh Diện). Về sau, Ngài đã chọn Thượng tọa Bích Không-Giác Phong, là một người am tường nhiều sở học, hỗ trợ Ngài thực hiện các Phật sự quan trọng. Đầu tiên là dời chùa Hải Đức từ thành phố Nha Trang lên đồi Trại Thủy để tiện việc quy tụ Tăng Ni tu học và mở rộng khi cần. Công việc dời chùa ấy được tiến hành trong năm Quý Mùi (1943) và ngôi chùa đã trở thành một cơ sở đào tạo quan trọng rất lừng danh là Phật Học Viện Hải Đức-Nha Trang sau này.


chua phuoc hue (1)chua phuoc hue (2)chua phuoc hue (3)chua phuoc hue (4)chua phuoc hue (5)chua phuoc hue (6)chua phuoc hue (7)chua phuoc hue (8)chua phuoc hue (9)chua phuoc hue (10)chua phuoc hue (11)chua phuoc hue (12)chua phuoc hue (13)chua phuoc hue (14)chua phuoc hue (15)chua phuoc hue (16)chua phuoc hue (17)chua phuoc hue (18)chua phuoc hue (19)chua phuoc hue (20)chua phuoc hue (21)chua phuoc hue (22)chua phuoc hue (23)chua phuoc hue (24)chua phuoc hue (25)chua phuoc hue (26)chua phuoc hue (27)chua phuoc hue (28)chua phuoc hue (29)chua phuoc hue (30)chua phuoc hue (31)chua phuoc hue (32)chua phuoc hue (33)chua phuoc hue (34)chua phuoc hue (35)chua phuoc hue (36)chua phuoc hue (37)chua phuoc hue (38)chua phuoc hue (39)chua phuoc hue (40)chua phuoc hue (41)chua phuoc hue (42)chua phuoc hue (43)chua phuoc hue (44)




       
Quay lại với Chùa Phước Huệ, pháp mạch truyền thừa rõ rệt như sau:

- HT. Thích Trí Tâm trụ trì từ năm 1959 đến 1965

- Đại đức Thích Trí An trụ trì từ năm 1965 đến 1968

- Thượng toạ Thích Tâm Khai trụ trì từ năm 1968 đến 1970

- Đại đức Thích Trí Định trụ trì từ năm 1970 đến 1977

- Hoà thượng Thích Trí Hải trụ trì từ năm 1978 đến năm viên tịch 2014

- Thượng tọa Thích Thiện Huệ trụ trì từ năm 2015 đến nay.

       
Năm 1987, chùa di dời mộ địa nghĩa trang Tổ đinh Nghĩa Phương, đồng thời cải tạo lại dãy phòng học của trường Nghĩa Thục Vạn Hạnh thành "Vãng sanh đường" để thờ linh cốt ký gửi của bà con Phật tử trong khu vực đã vãng sanh.

        
Phía sau vườn chùa có khu Vườn Tháp chư Tổ Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, là nơi an trụ của bảo tháp Tổ Khai sơn Tổ đình Nghĩa Phương và chư tôn Trưởng lão thiền đức Tăng thuộc Tông phong đã viên tịch.

       
Từ năm 2004, chùa được tái thiết đại trùng tu qua nhiều năm tháng để trở thành một ngôi già lam khang trang tú lệ, với các công trình Chánh điện, Tổ đường, Cổng tam quan, điện Quán Thế Âm, điện Mẫu, điện Quan Thánh Đế Quân, miếu Tiêu Diện Đại Sỹ, miếu Bố Đại Hoà Thượng... là nơi lui tới vào ra để nương tựa tinh thần, tu tập của những người con Phặt ở khu vực phía Bắc thành phố biển.

                                       
  Tâm Không Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2020(Xem: 5281)
Chùa An Dưỡng, Xã Vĩnh Thái, Nha Trang
26/09/2020(Xem: 12713)
Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng tại Cố Đô Huế
20/09/2020(Xem: 6142)
Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn ĐồngChầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14 km về hướng Tây. Chùa thuộc Hệ phái Phât giáo Nam Tông (Kinh). Chùa do Tỳ khưu Giới Đức, bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh thành lập. Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của tỉnh, chùa đã làm đơn xin được 50,4 hecta để trồng cây gây rừng. Qua năm 1989, các sư đã vào lập trang trại, đào giếng, ươm cây giống …và xây dựng các công trình ở hai khu ngoại viện và nội viện. Chùa thiết kế thành 2 khu vực chính:
19/09/2020(Xem: 5314)
Chùa Huyền Không còn gọi là chùa Huyền Không 1, chùa Huyền Không Sơn Trung để phân biệt với chùa Huyền Không 2, chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế. Chùa tọa lạc ở thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, thành phố Huế (cách chùa Thiên Mụ 3 km về phía tây) với diện tích khoảng 6.000 m2. Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nam Tông (Kinh). Chùa Huyền Không được Sư Viên Minh, Sư Tịnh Pháp, Sư Trí Thâm và Sư Tấn Cănxây dựng vào năm 1973 tại Lăng Cô, bên chân đèo Hải Vân, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi chùa bấy giờ nhỏ, dựng bằng tre nứa.
18/09/2020(Xem: 3977)
Chùa Thanh Xuân thuộc địa danh làng Thanh Xuân Xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nằm dọc duyên hải miền trung bờ nam biển Cửa Việt; cuối nguồn hai nhánh sông Thạch Hãn, Vĩnh Định đổ ra biển. Theo dân làng kể lại, đời tổ tiên ông bà xuất phát ra lập làng từ đời triều Nguyễn ở Huế, hai họ Phan, họ Trần theo dòng Vĩnh Định ra Quảng Trị xuôi nguồn về đây. Lập tên làng Thanh Xuân, trong đó Xuân là lấy lại từ nguồn gốc thành Phú Xuân, cũng như các làng Xuân Thành, Dương Xuân vậy.
15/09/2020(Xem: 10106)
Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa quay hướng Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu. Chùa được Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung dựng vào cuối thế kỷ 17 tại ngọn đồi thấp Hoàng Long Sơn, có tên thiền thất Ấn Tôn. Năm Nhâm Thìn (1712), ngài Thiệt Diệu Liễu Quán, quê ở Phú Yên là đệ tử đắc pháp của Sơ tổ Minh Hoằng Tử Dung, được ngài truyền tâm ấn, trở thành đệ nhị Tổ. Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán đã phát triển dòng thiền Lâm Tế cho đến ngày nay.
13/09/2020(Xem: 11446)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
11/09/2020(Xem: 4124)
Chùa Hà Trung tọa lạc ở làng Hà Trung, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km. Chùa được lập vào thời Hậu Lê, gắn với hành trạng Thiền sư Nguyên Thiều. Thiền sư từ Quảng Đông, Trung Quốc sang Quy Nhơn lập chùa Thập Tháp Di Đà, sau ra Thuận Hóa lập chùa Quốc Ân. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu cử ngài đến trụ trì chùa Hà Trung. Ngôi chùa ngày nay được trùng tu năm 1995, đại trùng tu năm 2009. Trụ trì chùa là Hòa thượng Thích Chơn Tế (trụ trì chùa Tường Vân, Huế kiêm nhiệm), Tri sự là Đại đức Thích Quảng Huệ.
11/09/2020(Xem: 4706)
Thông Điệp Của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN thân gởi Chư Tôn Đức Tăng Ni và Đồng Bào Phật tử Hải Ngoại)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567