- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
CHÙA ĐÔNG PHƯỚC
(đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
Xưa thật xưa, Tỳ kheo-ni Xương Thắng, tự Thiện Hành, thuộc dòng thiền Tào Động, ở vùng Gò Bon-Gia Định lánh nạn khói lửa đạn bom mà du cước ra miền Trung, dừng chân tạm cư ở làng Trường Đông, huyện Vĩnh Xương, Khánh Hoà.
Khoảng trên 200 năm về trước, một số cư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên di cư vào vùng đất ven sông Bình Tân gần Cửa Bé (ngày nay là phường Vĩnh Trường) sinh cơ lập nghiệp, họ lập làng lấy tên là Trường Đông, xây dựng đình, lăng để có nơi nhân dân thờ cúng.
Tỳ kheo-ni Thiện Hành đã phát tâm tu tại am tranh nơi Gò Quéo-Đồng Bò (nay là xã Phước Đồng), thọ ký với vị Tăng mà dân làng gọi là Thầy Bưởi được hơn 3 năm, thì bổn sư về quê xa rồi viên tịch, nên bà phải trở về lại làng Trường Đông. Từ nơi vùng đất gần biển này, bà đã phát nguyện tạo dựng ngôi chùa Đông Sơn ở đầu núi Trường Đông, vào năm Thành Thái thứ hai (1889), do Hoà Thượng huý Trừng Đạt-Minh Quang chứng minh Khai sơn.
Năm Thành Thái thứ 18 (1906), chùa được trùng tu lần thứ nhất, khang trang hơn từ đó cho đến lúc Hoà Thượng Trừng Đạt-Minh Quang viên tịch. Thời gian trôi dần qua, Tỳ kheo-ni Thiện Hành cũng thuận thế vô thường viên tịch, để lại ngôi già lam hiu quạnh tiêu điều giữa vùng núi non vắng vẻ khô cằn ít người lui tới... Vậy là dân làng vốn kính tín Tam Bảo đã cùng nhau di dời đến địa phận xã Phước Hải.
Di dời lần thứ nhất do Đại đức Như Trị-Từ Thâm thuộc dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ đảm trách, nhưng chỉ mới xây đắp xong phần nền móng thì bị tranh chấp đất đai, nên công trình lập tự đã không thành.
Lần di chuyển lập tự thứ hai vào năm Quý Sửu (1913), Đại đức Như Trị-Từ Thân cung thỉnh Hoà thượng Như Đạt-Hoằng Thâm ở ngoài Vạn Ninh vào chứng minh khai sơn. Chùa được an danh là Đông Phước Tự, đó là tên ghép lấy từ tên hai làng, Đông là Trường Đông, Phước là Phước Hải.
Trước kia, chùa thuộc khóm Phước Thái, phường Phước Hải, sau khi tách phường, hiện nay chùa thuộc phường mới lập Phước Long, và Đạo hiệu của chùa được dùng đặt tên cho con đường Đời chạy giữa lòng khu dân cư đông đúc. Chùa hiện toạ lạc tại số 20/7 đường chùa Đông Phước tính theo ngõ vào cổng tam quan, còn tính theo lối vào cổng hậu của chùa là số 43.
Truyền thừa:
- Đệ nhất trụ trì: Tỳ kheo Như Trị-Từ Thân mở mang kiến thiết đất vườn và phòng ốc đến năm Kỷ Mão (1939) thì Ngài viên tịch.
- Đệ nhị trụ trì: Tỳ kheo Chơn Du- Nhơn Thiện quê ở Ninh Hoà, đến năm Ất Dậu (1945) chiến tranh ác liệt, chùa bị thiêu huỷ, năm Mậu Tý (1948) tu bổ hoàn thành ngôi Chánh điện, Tây lang và Tổ đường.
- Đệ tam trụ trì: Tỳ kheo Chơn Gia- Minh Huệ về trụ trì từ năm Kỷ Sửu (1949), Ngài xây cất thêm ngôi Đông Lang để làm chỗ tiếp độ tăng chúng tu học. Đến năm Đinh Dậu (1957), Ngài viên tịch.
- Đệ tứ trụ trì: Hoà thượng Thích Huệ Quang trụ trì thời gian dài nhất với 50 năm, từ năm Canh Tý 1960 cho đến khi viên tịch (2009). Ngài là vị chân tu đạo hạnh có công lớn nhất trong việc gìn giữ và phát triển ngôi già lam Đông Phước, đã kiến tạo những công trình mang đậm mỹ thuật Phật giáo chung quang trong khuôn viên chùa và có để lại một tấm văn bia súc tích về lược sử của chùa cho hậu thế tỏ tường.
- Đệ ngũ trụ trì: Hoà thượng Thích Hành Tri-Tâm Thông cùng với Phó trụ trì là Đại đức Thích Như Từ-Tâm Bình.
Vào đến chùa Đông Phước hôm nay, chư vị đạo hữu, Phật tử sẽ được chiêm bái những tôn tượng Phật, Bồ tát và Thánh chúng bằng đồng được thờ phụng trên Chánh điện, Tổ đường và thấy rõ những tôn tượng này đều mang nét khác biệt so với nhiều tôn tượng tại những ngôi chùa khác.
Từ tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni, bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, đến thánh tượng Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Tổ môn phong... đều mang một nụ cười mỉm nhẹ trên kim nhan từ bi, và những bàn tay, ngón tay đều mang dáng thon thả dịu dàng.
Chính Thầy trụ trì Thích Hành Tri-Tâm Thông đã thiết kế mẫu (design) cho thợ đúc khuôn sau rất nhiều lần tham khảo, tìm tòi và phát kiến từ nhiều tôn tượng ở các chùa chiền tự viện gần xa.
Tâm Không Vĩnh Hữu