Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)

13/04/202417:27(Xem: 581)
41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)

CHÙA ĐÔNG PHƯỚC

(đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)

 

        Xưa thật xưa, Tỳ kheo-ni Xương Thắng, tự Thiện Hành, thuộc dòng thiền Tào Động, ở vùng Gò Bon-Gia Định lánh nạn khói lửa đạn bom mà du cước ra miền Trung, dừng chân tạm cư ở làng Trường Đông, huyện Vĩnh Xương, Khánh Hoà.

        Khoảng trên 200 năm về trước, một số cư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên di cư vào vùng đất ven sông Bình Tân gần Cửa Bé (ngày nay là phường Vĩnh Trường) sinh cơ lập nghiệp, họ lập làng lấy tên là Trường Đông, xây dựng đình, lăng để có nơi nhân dân thờ cúng.

        Tỳ kheo-ni Thiện Hành đã phát tâm tu tại am tranh nơi Gò Quéo-Đồng Bò (nay là xã Phước Đồng), thọ ký với vị Tăng mà dân làng gọi là Thầy Bưởi được hơn 3 năm, thì bổn sư về quê xa rồi viên tịch, nên bà phải trở về lại làng Trường Đông. Từ nơi vùng đất gần biển này, bà đã phát nguyện tạo dựng ngôi chùa Đông Sơn ở đầu núi Trường Đông, vào năm Thành Thái thứ hai (1889), do Hoà Thượng huý Trừng Đạt-Minh Quang chứng minh Khai sơn.

        Năm Thành Thái thứ 18 (1906), chùa được trùng tu lần thứ nhất, khang trang hơn từ đó cho đến lúc Hoà Thượng Trừng Đạt-Minh Quang viên tịch. Thời gian trôi dần qua, Tỳ kheo-ni Thiện Hành cũng thuận thế vô thường viên tịch, để lại ngôi già lam hiu quạnh tiêu điều giữa vùng núi non vắng vẻ khô cằn ít người lui tới... Vậy là dân làng vốn kính tín Tam Bảo đã cùng nhau di dời đến địa phận xã Phước Hải.

         Di dời lần thứ nhất do Đại đức Như Trị-Từ Thâm thuộc dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ đảm trách, nhưng chỉ mới xây đắp xong phần nền móng thì bị tranh chấp đất đai, nên công trình lập tự đã không thành.

       Lần di chuyển lập tự thứ hai vào năm Quý Sửu (1913), Đại đức Như Trị-Từ Thân cung thỉnh Hoà thượng Như Đạt-Hoằng Thâm ở ngoài Vạn Ninh vào chứng minh khai sơn. Chùa được an danh là Đông Phước Tự, đó là tên ghép lấy từ tên hai làng, Đông là Trường Đông, Phước là Phước Hải.

        Trước kia, chùa thuộc khóm Phước Thái, phường Phước Hải, sau khi tách phường, hiện nay chùa thuộc phường mới lập Phước Long, và Đạo hiệu của chùa được dùng đặt tên cho con đường Đời chạy giữa lòng khu dân cư đông đúc. Chùa hiện toạ lạc tại số 20/7 đường chùa Đông Phước tính theo ngõ vào cổng tam quan, còn tính theo lối vào cổng hậu của chùa là số 43.

        Truyền thừa:

        - Đệ nhất trụ trì: Tỳ kheo Như Trị-Từ Thân mở mang kiến thiết đất vườn và phòng ốc đến năm Kỷ Mão (1939) thì Ngài viên tịch.

        - Đệ nhị trụ trì: Tỳ kheo Chơn Du- Nhơn Thiện quê ở Ninh Hoà, đến năm Ất Dậu (1945) chiến tranh ác liệt, chùa bị thiêu huỷ, năm Mậu Tý (1948) tu bổ hoàn thành ngôi Chánh điện, Tây lang và Tổ đường.

        - Đệ tam trụ trì: Tỳ kheo Chơn Gia- Minh Huệ về trụ trì từ năm Kỷ Sửu (1949), Ngài xây cất thêm ngôi Đông Lang để làm chỗ tiếp độ tăng chúng tu học. Đến năm Đinh Dậu (1957), Ngài viên tịch.

         - Đệ tứ trụ trì: Hoà thượng Thích Huệ Quang trụ trì thời gian dài nhất với 50 năm, từ năm Canh Tý 1960 cho đến khi viên tịch (2009). Ngài là vị chân tu đạo hạnh có công lớn nhất trong việc gìn giữ và phát triển ngôi già lam Đông Phước, đã kiến tạo những công trình mang đậm mỹ thuật Phật giáo chung quang trong khuôn viên chùa và có để lại một tấm văn bia súc tích về lược sử của chùa cho hậu thế tỏ tường.

         - Đệ ngũ trụ trì: Hoà thượng Thích Hành Tri-Tâm Thông cùng với Phó trụ trì là Đại đức Thích Như Từ-Tâm Bình.



chua dong phuoc (1)chua dong phuoc (2)chua dong phuoc (3)chua dong phuoc (4)chua dong phuoc (5)chua dong phuoc (6)chua dong phuoc (7)chua dong phuoc (8)chua dong phuoc (9)chua dong phuoc (10)chua dong phuoc (12)chua dong phuoc (13)chua dong phuoc (14)chua dong phuoc (15)chua dong phuoc (16)chua dong phuoc (17)chua dong phuoc (18)chua dong phuoc (19)chua dong phuoc (20)chua dong phuoc (21)chua dong phuoc (22)chua dong phuoc (23)chua dong phuoc (24)chua dong phuoc (25)chua dong phuoc (26)chua dong phuoc (27)chua dong phuoc (28)chua dong phuoc (29)chua dong phuoc (30)chua dong phuoc (31)chua dong phuoc (32)chua dong phuoc (33)chua dong phuoc (34)chua dong phuoc (35)chua dong phuoc (36)chua dong phuoc (37)chua dong phuoc (38)chua dong phuoc (39)chua dong phuoc (40)chua dong phuoc (41)chua dong phuoc (42)chua dong phuoc (43)chua dong phuoc (44)chua dong phuoc (45)chua dong phuoc (46)chua dong phuoc (47)chua dong phuoc (48)chua dong phuoc (49)chua dong phuoc (50)chua dong phuoc (51)chua dong phuoc (52)
 

        Vào đến chùa Đông Phước hôm nay, chư vị đạo hữu, Phật tử sẽ được chiêm bái những tôn tượng Phật, Bồ tát và Thánh chúng bằng đồng được thờ phụng trên Chánh điện, Tổ đường và thấy rõ những tôn tượng này đều mang nét khác biệt so với nhiều tôn tượng tại những ngôi chùa khác.

        Từ tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Ni, bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, đến thánh tượng Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Tổ môn phong... đều mang một nụ cười mỉm nhẹ trên kim nhan từ bi, và những bàn tay, ngón tay đều mang dáng thon thả dịu dàng.

        Chính Thầy trụ trì Thích Hành Tri-Tâm Thông đã thiết kế mẫu (design) cho thợ đúc khuôn sau rất nhiều lần tham khảo, tìm tòi và phát kiến từ nhiều tôn tượng ở các chùa chiền tự viện gần xa.

   

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2020(Xem: 4307)
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (sông Gia Hội) số 110 Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa có diện tích hơn 10.000m2. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi. Đây là nơi Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, con vua Minh Mạng ra đời vào ngày 16/6/1807. Năm 1841, Hoàng tử lên ngôi vua ở kinh thành Huế, lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
07/09/2020(Xem: 6764)
Chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long (trên đất làng Thụy Lôi xưa, gần xóm Lịch Đợi), đường Báo Quốc, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong (du tăng người Quảng Đông, Trung Quốc) dựng vào cuối thế kỷ 17, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, nơi ngài Liễu Quán đến học đạo và ở lại trong 11 năm. Tổ Giác Phong viên tịch năm 1714. Đến năm 1747, Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật. Ngoài ra còn có dấu chạm khắc hình bốn cái ấn, một cái triện tròn khắc chữ Quốc Chúa Nam Hà. Trụ trì chùa thời gian này là Thiền sư Tế Nhơn, một trong những cao đệ đắc pháp của Tổ Liễu Quán. Kế thế trụ trì là các ngài Tế Ân, Trí Hải, Đại Trí …
05/09/2020(Xem: 7120)
Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 02 kiệt 56 đường Duy Tân, phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nguyên là một thảo am do Tổ Giác Hải, người làng Trung Kiên, tỉnh Quảng Trị khai sáng vào ngày 16 tháng 3 năm Đinh Dậu (1897) trên một triền đồi, dưới chân núi Ngự Bình, đặt tên Duy Tôn Tự để truyền bá chánh pháp, đem đạo Phật phổ hóa vào những nơi xa xôi, hẻo lánh. Tổ có thế danh là Nguyễn Văn Cẩm, sinh trưởng trong một gia đình tín tâm với đạo Phật. Ngài là đệ tử của Tổ Tâm Tịnh, khai sáng Tổ đình Tây Thiên, Huế. Ngài có pháp danh là Trừng Nhã, tự Chí Thanh, hiệu Giác Hải.
30/08/2020(Xem: 5073)
Chùa Thiên Mụ thường gọi là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nằm ở bờ bắc sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 5km. Sách Ô Châu cận lụccủa Tiến sĩ Dương Văn An cho biết chùa Thiên Mụ ở phía nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà, nóc ở đỉnh núi, chân gối dòng sông. Chùa được chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa khang trang. Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm, người Trung Quốc, được chúa Nguyễn mời làm trụ trì chùa. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), Ngài đã truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong.Hòa thượng Thạch Liêm đã tả cảnh chùa Thiên Mụ: “Đêm 15 trời mưa, ra đến chùa Thiên Mụ. Chùa này tức Vương phủ ngày xưa (?) chung quanh có trồng nhiều cây cổ thụ, day mặt ra bờ sông; trước chùa ngư phủ, tiều phu tấp nập sớm chiều qua lại. Trong chùa cột kèo chạm trổ rất tinh xảo …” (1)
29/08/2020(Xem: 4236)
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang thường được gọi là Chùa Sắc Tứ,Tịnh Quang Tự, Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, tọa lạc ở thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Chùa là một trong những ngôi tổ đình được xây dựng sớm và có ảnh hưởng lớn Phật giáo xứ Đàng Trong. Chùa ban đầu có tên là Am Tịnh Độ. Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam(1) cho biết chùa do Hòa thượng Tu Pháp, tự Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời Vua Lê Ý Tông (năm thứ hai đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát) với tên là Tịnh Nghiệp Tự. Đến đời Vua Gia Long, vua ban tên gọi là Tịnh Quang Tự. Chùa được trùng tu năm Minh Mạng thứ 21 (1941).
23/08/2020(Xem: 4643)
Hôm nay con có vài lời tâm nguyện thỉnh mời quý Ngài cùng chư Phật tử hoan hỷ cho con được trình bày tâm nguyện của mình. Con xin được giới thiệu bản thân. Con tên là Nguyễn Thị Dân, Pháp danh Nguyên Hương, pháp tự Giới Huyền, sinh năm 1975, tại Đà Nẵng, Việt Nam. Con xuất gia năm 1996 tại chùa Quang Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Con thọ Đại giới năm 2004, tốt nghiệp Trung Cấp Phật Học Đà Nẵng năm 2004, sau đó con lên đường du học tại Đài Loan, năm 2010, con đã tốt nghiệp Phật Học Viện Viên Quang (Đài Loan) và tốt nghiệp Phật Học Viện Pháp Cổ Sơn Đài Loan vào năm 2014. Cối năm 2014, con có duyên dành đến Úc tu học và đóng góp công quả tại Thiền Viện Bồ Đề Brisbane (theo diện working visa) cho đến năm 2018. Sau đó con có thắng duyên lên tu học cùng với quý Phật tử chùa Phật Giáo Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc từ năm 2018 đến nay.
19/08/2020(Xem: 3656)
Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa còn gọi là Chùa Trạm hay Chùa Quan. Chùa cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km, cách Quốc lộ 1A 3 km. Trang web: chuahoangphuc.com có bài: “Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình ‘VÔ SONG PHÚC ĐỊA’ có niên đại hơn 700 năm” cho biết chùa có từ thời Trần, được xem là ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam. Chùa được ghi nhận là nơi “vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh), khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến. Văn bia ở chùa năm 2016 cho biết năm 1301, Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên đường du hóa Nam phương, dừng lại chọn lập am và quảng hoằng Phật pháp. Khi đó, am được gọi là “Am Tri Kiến” nghĩa là tự con người giác ngộ chân lý nhà Phật.
13/08/2020(Xem: 3556)
Thật có duyên rất lành mới có cơ hội cúng dường xây dựng chủa Viên Thông tại xã Cuôr Đăng, huyện M'gar Đăk Lăk, là một ngôi chùa duy nhất ở một xã có 3500 hộ trong đó 70% là dân tộc Eđê. Thầy Minh Hạnh là vị Thầy tu hành nghiêm túc với hạnh nguyện mang ánh sáng Tam Bảo đến với bà con dân tộc nghèo vùng cao nguyên. là một chú tiểu khi lên chín tuổi, vượt qua tuổi vị thành niên, rồi thanh niên với nhiều chướng ngại mà cả chục chú tiểu chỉ còn 1 hoặc 2 thật khả ý, khả ái với Tam Bảo, với lời dạy của Thế Tôn mới có thắng chính mình, thọ đại giới tỳ kheo, thành vị sa môn đích thực trong giáo pháp của Như Lai. Thầy Minh Hạnh năm nay 38 tuổi, như vậy đã 28 năm theo Phật, theo Tam Bảo rồi. Với 14 năm hành đạo (cũng là tu đạo) ở xã Cuôr Đăng, Thầy Minh Hạnh an trụ trong hạnh nhẫn nhục với tâm nguyện kiên cố mới có những thành quả khá tốt như ngày nay. Những năm đầu, chính quyền nơi đây không cho tụng kinh gõ mõ, không một ai nơi đây biết đến Tam Bảo. Nay hàng ngày đều có 15-20 Phật tử đều đ
03/08/2020(Xem: 4484)
Chùa Đại Tuệ có tên gọi khác là chùa Cao, chùa Đại Huệ, tọa lạc ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chùa nằm trên đỉnh cao nhất của núi Đại Huệ, còn gọi là Phong Vân Sơn, ở độ cao 450m so với mực nước biển, có diện tích 20 hecta. Theo truyền thuyết, chùa được vua Mai Hắc Đế cho xây dựng từ năm 713.
31/07/2020(Xem: 3838)
42 năm! Con số của thời gian vụt trôi... Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1. Đất Sét! Vùng KInh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại? Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567