- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
Chùa Linh Thứu tọa lạc tại số 171 vị trí mặt tiền đường Ngô Gia Tự (trước năm 1975 là đường Nguyễn Hoàng), thuộc phường Tân Lập, Thành phố Nha Trang trên diện tích 630 m2. Chùa do các quý Phật tử miền Bắc di cư vào Nam thành lâp vào năm 1958.
Năm 1954, sau khi đồng bào Phật tử miền Bắc di cư vào sinh sống Khu Định Cư, thuộc thị xã Nha Trang Tây trước đây, đã cùng nhau làm đơn xin chính quyền Tỉnh đất để xây chùa Linh Thứu, để Phật tử xung quanh có nơi tâm linh để tu học, lễ bái. Những người tiên phong đứng ra vận động Phật tử cúng dường để xây dựng Chùa Linh Thứu vào năm 1958 là các cụ Lại Tất Đối, cụ Vũ Tái Toản, cụ Đào Văn Thủy, cùng nhiều Phật tử tín tâm khác. Vào thời điểm đó, chùa được kiến lập dựng xây dưới sự chứng minh của Hoà thượng Thích Trí Nghiêm và Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hoà.
Sau khi được tạo lập, chùa sinh hoạt theo hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Đến năm 1968, quý Phật tử thỉnh mời Thượng toạ Thích Tâm Thành về trụ trì, hướng dẫn Phật tử tu học theo hệ thống Phật giáo miền Vĩnh Nghiêm, trực thuộc chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn (đường Công Lý, sau này đổi tên là Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Thành phố Hồ Chí Mình) từ năm 1968 đến năm 1975. Trong giai đoạn này Thượng toạ Thích Tâm Thành đã khởi xướng trùng tu chùa lần thứ nhất, xây dựng một Tháp Chuông nguy nga, để rồi tiếp sau đó tiến hành lễ rót đồng đúc Đại hồng chung vào năm 1972. Sau năm 1975, vì những lý do cá nhân, Thượng toạ Thích Tâm Thành không tiếp tục trú trì nữa để du Nam trụ xứ ở chùa khác, nên chùa Linh Thứu được giao cho các cụ trong Ban hộ tự luân phiên trông nom hương đăng cho đến khi Thượng toạ Thích Phước Niệm về trụ trì, hướng dẫn Phật tử tu tập trong một thời gian ngắn đến năm 1984, rồi Thầy rời đi trụ xứ và hành đạo nơi khác.
Từ đó đến nay, chùa hoạt động dưới sự điều hành của Ban Đại diện Phật tử chùa do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh Khánh Hòa bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm, gồm Chánh đại diện, Phó đại diện, Thư ký, Thủ quỹ, Kiểm soát, Nghi lễ, Từ thiện, và các ủy viên.
Năm 2004, được sự nhất trí của tất cả Phật tử, Ban đại diện Phật tử chùa bán khu Nghĩa trang Linh Thứu của chùa bên Đèo Rù Rì thuộc phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, cùng với sự hiến cúng 20 cây vàng (theo giá lúc bấy giờ) của gia đình Phật tử Phạm Ngọc Thiệu và Vũ Thị Liên, để lần thứ hai trùng tu chùa trang nghiêm, phạm vũ như hiện nay.
Từ năm 2008 đến năm 2020, Ban đại diện chùa đã có cung thỉnh Thượng toạ Thích Quảng Tâm về đảm nhận trụ trì chùa, nhưng Thầy chỉ vào ra lui tới chốn già lam này như một vị giám tự, chứng minh cho hoạt động của đạo tràng, của khuôn hội, vì Phật sự hoằng pháp lợi sanh của Thầy bề bộn, phải lo kiến lập cũng như trùng hưng tái thiết nhiều ngôi chùa khác trong tỉnh (như Linh Quang ở Đồng Rọ, Thanh Hải ở Cam Ranh, Chùa Núi Thanh Sơn ở Cam Thịnh Đông - Cam Ranh...).
Từ cổng tam quan bước vào sân, sẽ thấy phía cuối góc tường bên phải là góc sân vườn tôn trí tượng đức Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên, chung quanh thiết trí độc lư và chậu kiểng hoa lá khoe sắc thắm. Đây là tôn tượng Bồ tát ngày xưa được tôn trí ngoài ban công của tầng trên ngôi Chánh điện, sau này được cung thỉnh xuống sân vườn để thiết trí tôn tượng Đức Phật A Di Đà thay vào vị trí trung tâm đó.
Phía bên trái của Chánh điện là toà nhà 4 tầng, đó chính là Tháp Chuông, bên trên tầng cao nhất treo quả đại hồng chung của chùa cũ còn được bảo tồn đến nay. Tầng trệt được sử dụng làm Đoàn Quán của Gia Đình Phật Tử Linh Thứu và văn phòng làm việc của Ban đại diện chùa. Tiếp nối vào bên trong là nhà bếp, nơi Phật tử tề tựu mỗi tháng 2 lần để nấu cơm chay phát trao miễn phí.
Ngôi Chánh điện ở vị trí trung tâm gồm 2 tầng, hai lầu chuông trống hai bên, hai bên hành lang trước điện đều tôn trí tượng chư vị Thiên Vương Hộ Pháp.
Tầng trệt là nhà thờ Tổ và chư vị cao tăng thuộc Môn phong Tổ đình Vĩnh Nghiêm. Hai bên là bàn thờ chư vị tiền nhân hữu công với bổn tự, cùng hương linh quý Phật quy y tại chùa. Sát đó bên phía trái ngôi Chánh điện là “Vãng Sanh Đường” được tôn trí tượng Bồ tát Địa Tạng Vương, là khu nhà thờ linh cốt của Phật tử ký gửi.
Tầng trên ngôi Chánh điện thờ tôn tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngay phía trước là tôn tượng đức Phật Di Lặc, bên dưới là tôn tượng đức Phật A Di Đà. Bàn bên hữu thờ tôn tượng Bồ tát Địa Tạng, bên tả thờ tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Ngoài ban công, tôn tượng Đức Phật A Di Đà được thiết trí ở vị trí chính giữa, hướng về phố xá phía bên dưới, bên dòng người xe xuôi ngược như để cứu khổ ban vui.
Có thể nói trong số các chùa Khuôn hội ở Nha Trang hiện nay, chùa Linh Thứu duy trì đường lối tu tập và phát triển vững chãi nhất: từ cảnh quan, đạo tràng, số lượng Phật tử đến chùa tu tập.
Hiện nay, Chùa Linh Thứu vẫn duy trì Đạo tràng Pháp Hoa mỗi tuần 3 lần vào các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy. Số lượng Phật tử về tham dự có thể nói là lý tưởng ở một chùa Khuôn hội do Ban đại diện Phật tử điều hành là trong khoảng từ 40 đến 50 người.
Hơn 5 năm qua, Bếp Chay Từ Thiện của chùa Linh Thứu đã hoạt động đều đặn, phát cơm chay miễn phí vào các ngày 14 và 30 âm lịch (ngày 29 tháng thiếu) gieo duyên thiện lành, khuyến khích mọi người ăn chay để nuôi dưỡng tâm từ, giảm bớt sát sanh hại vật.
Tâm Không Vĩnh Hữu