- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
CHÙA KỲ VIÊN TRUNG NGHĨA
Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa thường được gọi là chùa Núi, chùa Kỳ Viên, tọa lạc ở số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
Chùa nguyên là Miếu Tinh Trung (sau đổi là Sinh Trung) thờ các vị công thần nhà Nguyễn, được xây dựng năm 1802 dưới triều Gia Long. Năm 1858, do ngôi miếu xuống cấp và được trùng tu lại, sau đó đổi tên thành Trung Nghĩa Miếu.
Trong những năm 1948 -1950, Bà Từ Cung hoàng thái hậu, thân mẫu vua Bảo Đại, kinh lý tỉnh Khánh Hòa, đến Nha Trang lên núi thấy Trung Nghĩa Miếu có phong cảnh thích hợp cho một ngôi chùa, nên Hoàng thái hậu đã vận động Ban Khánh Tiết của làng Vạn Thạnh hiến cúng cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa làm nơi thờ Phật. Giáo hội tiếp nhận ngôi miếu rồi đặc cử một Ban Đại Diện, và lấy tên là Khuôn Hội Phật giáo thôn III Kỳ Viên.
Sau khi tu chỉnh ngôi miếu thờ thần thành ngôi chùa thờ Phật, Giáo hội Phật giáo Tỉnh Khánh Hòa cùng đại chúng đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Minh về Khuôn Hội, và ngài là vị Trụ trì đầu tiên. Hòa thượng đã đặt lại tên cho chùa là Linh Sơn Kỳ Viên Khuôn Hội. Được một thời gian, vì công tác Giáo hội giao nên Hòa thượng đã giao lại Phật sự cho Hòa thượng Thích Từ Mãn.
Qua thời gian giám tự trông nom, do nhận công tác Phật sự tại Đà Lạt, Hòa thượng Thích Từ Mãn đã chuyển giao lại cho Hòa thượng Thích Chí Tín (đang trụ trì chùa Long Sơn) tạm thời “trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng” trong thời gian ngắn, rồi chuyển giao Đại đức Thích Viên Mãn trông nom ngôi Tam Bảo.
Thời gian đất nước thống nhất, sau 1975, Đại đức Thích Viên Mãn vì đang ngày đêm lo kiến tạo một chốn tu hành thanh tịnh trên Hòn Đỏ (sau này hình thành Chùa Từ Tôn), nên Giáo Hội Phật giáo Tỉnh Khánh Hòa đã quyết định bổ nhiệm Hòa thượng Thích Trí Viên đảm nhận trụ trì vào năm 1977.
Năm 2017, Hòa thượng Thích Trí Viên, Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, nguyên Hiệu phó Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa, Trụ trì chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa và chùa Hòa Tân (huyện Cam Lâm) viên tịch. Môn đồ pháp tử đã xây "Viên Đạo Tháp" (lấy chữ "Viên" trong pháp tự Trí Viên, và chữ "Đạo" trong pháp danh Chúc Đạo của Cố Hòa thượng), có tôn tượng của Hòa thượng Bổn Sư ngay trên tảng đá lớn phía sau ngôi chánh điện để tưởng niệm và tri ân công đức hoằng pháp và giáo dưỡng của ngài.
Năm 2018, Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Thích Huệ Giáo làm trụ trì, truyền đăng tục diệm để không phụ công đức và công hạnh của Thầy Tổ.
Từ năm 1982, chùa bắt đầu được tu sửa, xây dựng những công trình phụ, rồi mở cuộc đại trùng tu đến năm 1992 thì hoàn thành xây dựng Chánh Điện, Tổ đường, và được đổi tên là Kỳ Viên Trung Nghĩa Tự.
Đặc biệt vào năm 1986, chùa Kỳ Viên đã xây dựng khu ký gửi linh cốt trong khuôn viên chùa, nơi triền dốc phía sau ngôi chánh điện, tạo thành một hành lang khép kín thật trang trọng và trang nghiêm, kịp thời đáp ứng cho nguyện vọng của đại chúng khi các nghĩa trang trong thành phố đều đang phải giải tỏa.
Những năm kế tiếp, Hòa thượng Trí Viên tiếp tục xây dựng nhiều công trình khác như hiện nay chúng ta thấy, gồm: nhà Tăng, giảng đường (1995), bậc cấp, cổng tam quan (2000), tu sửa lại dài Quán Thế Âm lộ thiên, tôn tượng Phật Di Lặc và Bồ-Tát Đại Trí Văn Thù thiết trí hai bên ngoài sân trước, tái kiến thiết lầu chuông (2002), Trai đường (2006) và nhiều Thánh tượng khác như Thập Bát La Hán an vị trên hòn giả sơn, thang máy, bia ký bằng đá tóm tắt lịch sử chùa…
Với cương vị Trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo Tỉnh, Hòa thượng Trí Viên đã chủ trương xuất bản một ấn phẩm văn hóa mang tên Tâm Thị (là húy danh của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, vị trụ trì đầu tiên của chùa), đây là nội san Phật học được phát hành đều đặn mỗi năm 3 kỳ vào 3 ngày đại lễ Phật đản, Vu Lan và Phật thành đạo. Thoạt đầu, ấn phẩm chỉ mang tính chất lưu hành nội bộ, nhưng càng về sau càng phát triển thành tờ đặc san phổ biến rộng khắp với nội dung phong phú và hình thức trang nhã sang trọng, với sự cộng tác thường xuyên của chư tôn đức tăng ni, cùng văn nghệ sĩ gần xa, được duy trì ấn tống bền vững cho đến nay.
Trong ngôi Tổ đường, ngoài bàn thờ được tôn trí những thánh tượng, bài vị, linh ảnh của chư Tổ, chư tôn thiền đức tiền bối, còn có gian thờ của chư hương linh ký thác, trên đó có linh ảnh của Bà Từ Cung và vua Bảo Đại cùng nằm ở vị trí trung tâm. Trong gian thờ này, trên tường còn có treo hai khung kính lớn lồng bên trong là các thư tịch văn bản cổ giấy đã ố vàng, nhưng Hán tự vẫn còn rõ từng nét: “Đại Nam Quốc- Trung Hưng Công Thần Linh Vị”. Đó chính là bài vị liệt kê danh tánh của 350 vị công thần có công với triều đại nhà Nguyễn.
Không chỉ vào những ngày đại lễ trong năm chùa Kỳ Viên mới tổ chức trọng đại, mà nhà chùa còn mở những Pháp hội Dược Sư, Pháp hội Quán Thế Âm, cũng như các Lễ Hiệp kỵ Húy nhật chư Tổ Sư, Lễ Trai đàn Bạt độ Thai nhi, Chẩn tế Giải Oan chư Âm linh Cô hồn vô cùng trang nghiêm… với sự quang lâm chứng minh của chư tôn giáo phẩm, chư thiền đức Tăng Ni, cùng đông đảo Phật tử về tham dự với lòng hân hoan và thành kính.
Chùa cũng mở Lớp Học Giáo Lý vào buổi tối, mỗi tuần hai tiết học, thỉnh mời chư vị giảng sư, giáo thọ về giảng dạy cho cư sĩ, Phật tử để nâng cao kiến thức về Phật học. Đồng thời, hòa nhập với thời đại công nghệ 4.0, chùa đã thiết lập một trang thông tin điện tử, để phổ biến tin tức, lịch sử, Phật học và các buổi thuyết giảng, pháp thoại trực tiếp trên mạng.
Chùa còn là nơi sinh hoạt, tu tập của Gia Đình Phật Tử, và của Đạo tràng Pháp Hoa, một trong những đạo tràng được Hòa thượng Thích Trí Quảng hoằng pháp khắp ba miền.
Tâm Không Vĩnh Hữu