Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

30/10/202319:41(Xem: 1743)
36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

 

Chùa Thiên Bình khởi sắc

 

        Chùa toạ lạc tại thôn Phú Bình 2, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

        Khai sơn lập tự là Tổ Từ Ân (1886-1967), huý Đồng Trí, tự Thông Huệ. Ngài vốn là đệ tử thế phát quy y, xuất gia học đạo nơi Hoà thượng Thích Quảng Đức tại chùa Sắc tứ Thiên Ân ở thôn Phước Thuận, xã Ninh Đông, huyện Ninh Hoà vào năm Ngài 40 tuổi (Ất Sửu 1925).

        Năm Quý Mùi 1943, Ngài được Bổn sư cho phép vân du hành đạo, từ Ninh Hoà vào đến vùng đất Phú Bình – Bầu Đầm thuộc xã Suối Tân, tổng Hiệp Cát, huyện Vĩnh Xương (nay là xã Cam Tân, huyện Cam Lâm) thì dừng chân nghỉ ngơi. Chính trong thời gian này, nhân duyên đưa đẩy cho Ngài gặp gia đình kính tín Tam Bảo là ông Trần Đình Mộng và bà Nguyễn Thị Hoà cùng các con thỉnh Ngài về tư gia cầu pháp, xin quy y thọ giới toàn gia, đồng thời phát tâm cúng dường 4 sào ruộng, cùng 1 mẫu 4 đất thổ phát nguyện xây cất chùa.

        Sau một thời gian thi công, một ngôi chùa tranh vách đất tươm tất đã được dựng lên trên mảnh đất thổ cư với đầy đủ pháp cụ, pháp khí hoàn mỹ trang nghiêm, Ngài Từ Ân được cung thỉnh nhập tự và làm lễ khánh tạ, đặt tên chùa là Thiên Bình. Từ thời điểm đó, những người dân quê chất phác hiền hậu quanh vùng đã về nơi chốn tôn nghiêm để xin thọ giới quy y Tam Bảo với vị trụ trì đầu tiên của ngôi “Chùa Làng” ngày càng đông, phải đến hết một nửa dân số của làng Phú Bình đã thọ tam quy ngũ giới chính thức trở thành phật-tử (làng của thời xưa cũ đến nay đã được chia tách thành 2 làng Phú Bình 1&2)!

        Chiến tranh, loạn lạc…

        Năm Mậu Tý 1948, dân chúng phải dời khỏi làng Phú Bình để tập trung ở làng dưới khi giặc Pháp xua đuổi, tàn phá cửa nhà và đình chùa, vị trụ trì phải trở về lại Ninh Hoà. Bà con phật-tử khi di cư đã gìn giữ bảo quản những pháp cụ pháp khí của chùa, riêng chiếc đại hồng chung thì thả giấu dưới giếng, cho đến sau này tình hình ổn định (vào năm 1954) thì cùng nhau về lại làng cũ để dựng lại chùa tranh vách đất trên 3 sào đất do gia đình ông Phạm Khôi và bà Nguyễn Thị Lý hiến cúng.

        Trong thời gian điêu linh loạn lạc đó, Ngài Từ Ân đã về lại ngoài Ninh Hoà để xây dựng lại ngôi chùa mang tên Lạc Sơn, cắt cử người cháu ở lại Phú Bình với bà con phật-tử để duy trì Phật pháp, lo cúng kiếng lễ bái. Bà con phật-tử cùng các vị hào lão và những vị tín chủ đã phát tâm xây dựng lại ngôi chùa làng Thiên Bình với tường gạch mái ngói trang nghiêm. Giám tự vào thời gian này là người cháu của Ngài Từ Ân, đã thọ giới tỳ-kheo với pháp tự là Thích Pháp Thân (viên tịch năm Giáp Thân 2004).

        Vào năm Kỷ Hợi 1959, Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, do nhu cầu Phật sự quá cấp thiết, Ngài được Phật Học Viện đề cử vào trụ trì chùa Thiên Bình. Sau một thời gian, Ngài được Phật Học viện Trung phần gọi về tham gia công tác quản lý.

         Khi Giáo hội Thống nhất cơ cấu tổ chức Phật Học Viện toàn quốc, Ngài được đề cử giữ chức vụ Giám sự Phật Học Viện Hải Đức, đồng thời được mời giữ chức Giám viện Phật Học Viện Sơ đẳng Linh Sơn, (Chùa Linh Sơn Pháp Bảo, thôn Phú Nông, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang), nên đã không trở lại chùa Thiên Bình nữa.


chua thien binh (1)chua thien binh (2)chua thien binh (3)chua thien binh (4)chua thien binh (5)chua thien binh (6)chua thien binh (7)chua thien binh (8)chua thien binh (9)chua thien binh (10)chua thien binh (11)chua thien binh (12)chua thien binh (13)chua thien binh (14)chua thien binh (15)chua thien binh (16)chua thien binh (17)chua thien binh (18)chua thien binh (19)




        Năm 1960, các vị hào lão và phật-tử đã ra đến Ninh Hoà, đến chùa Sắc Tứ Thiên Ân trình nguyện vọng lên Hoà thượng trụ trì để xin cung thỉnh Ngài Từ Ân vào lại trụ trì chùa Thiên Bình. Ngài Từ Ân được Hoà thượng Bổn Sư cho phép đã vào hành đạo, hoằng pháp một thời gian, rồi ra lại chùa Lạc Sơn để tiếp tục lo Phật sự. Đến năm 1965, Ngài Từ Ân trở vào lại với chùa Thiên Bình đã hoàn mãn ngôi Chánh điện khang trang, Ngài đã không ngừng hoằng pháp lợi sanh khi tuổi cao sức yếu. Đến năm 1967, vị trụ trì đầu tiên của chùa Thiên Bình thâu thần thị tịch vào giờ Ngọ ngày 13 tháng 3 năm Đinh Mùi, hưởng thọ 81 tuổi, với 42 tuổi đạo, được Giáo Hội Tỉnh Khánh Hoà tấn phong Thượng Toạ. Sau này, theo di nguyện của Ngài Từ Ân, chúng đệ tử đã cải táng cung thỉnh di cốt của Ngài nhập bảo tháp được xây dựng trong khuôn viên chùa với sự chứng minh của chư tôn đức GHPGVN Huyện Cam Lâm và chùa Phổ Thiện vào năm 1998.

        Kể từ khi Ngài Từ Ân viên tịch, chùa Thiên Bình không có vị trụ trì, bà con phật-tử luân phiên nhau chăm nom hương đăng, gìn giữ ngôi Tam Bảo trong thời gian dài, có nhiều vị Tăng đến an trú hành đạo với cương vị giám tự, thủ tự một thời gian rồi cũng rời đi đến chùa khác, nên chỉ còn Ban Hộ Tự của làng là chính trong việc bảo tồn ngôi già lam.

        Vào năm 2008, Hòa Thượng Thích Minh Khai- Chánh Đại diện Phật giáo huyện Cam Lâm đã ký quyết định bổ nhiệm giám tự cho Thượng toạ Thích Tâm Niệm đang trụ trì Chùa Linh Sơn Pháp Ấn về kiêm nhiệm Chùa Thiên Bình. Lúc đó, ngôi chánh điện Chùa Thiên Bình đã xuống cấp trầm trọng, nhà cửa xung quanh tiêu điều cho nên Thượng toạ đã bắt tay vào công tác hướng dẫn phật-tử tu học, cũng từ đây Thầy bắt đầu làm sổ đỏ cho Chùa, cũng như việc xin giấy phép xây dựng ngôi Chánh điện để có nơi cho phật-tử tu học. Đó là một công tác Phật sự rất lớn, một công trình kiến trúc quan trọng mà Thượng toạ Thích Tâm Niệm đã phát đại nguyện hoàn thành viên mãn trong suốt thời gian giữ cương vị giám tự chùa Thiên Bình.

        Đến tháng tháng 7 năm 2022, Tỳ kheo Thích Đồng Tài, pháp hiệu Nghiêm Đức, được GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà bổ nhiệm trụ trì. Với đạo tâm kiên cố, tâm nguyện cao cả, cùng với sức trẻ xông xáo linh hoạt, Thầy đã nỗ lực trùng tu kiến thiết chùa Thiên Bình vốn đang tiêu điều vắng lạnh qua thời gian dài đã trở thành ngôi đại tự khang trang tú lệ. Các công trình quan trọng của chùa đều đã hoàn mãn như ngôi Bửu điện, Tổ đường, Cổng tam quan, khu Bảo tháp… trong niềm hoan hỷ của Tăng Ni và đông đảo phật-tử. Những công trình phụ còn đang nằm trên bản vẽ kế hoạch, rất cần được trợ duyên để ngôi già lam vùng quê qua từng năm tháng hoàn thiện.

        Đặc biệt, để có nguồn thu ổn định kinh tế cho sinh hoạt của chùa, Thầy trụ trì đã linh hoạt liên kết với Cơ sở Tượng Gỗ Phật giáo Thiên Phú Tài để cung ứng các sản phẩm tượng gỗ (phụng thờ cũng như trang trí) đến tất cả các tự viện khắp nơi có nhu cầu thỉnh những tôn tượng đạt chuẩn Chân Thiện Mỹ và giá cả hợp lý.

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2024(Xem: 469)
Trước đây, chúng tôi có viết bức tâm thư vận động hùn phước để xây cổng Tam Quan Tu Viện Vạn Hạnh, tọa lạc tại khu phố Vạn Hạnh, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhưng do kinh phí quá hạn hẹp nên chưa hoàn thiện được cổng Tu Viện nhằm trang nghiêm chốn Già Lam thêm đượm nét hưng quang.
22/08/2024(Xem: 1034)
Tu viện Giác Hải tọa lạc trên núi Ông Sư (núi Phổ Đà), thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Từ Nha Trang theo quốc lộ I hướng ra Bắc khoảng 54 km, đến cổng làng Xuân Tự, có đường vào chùa.
21/07/2024(Xem: 1371)
Khóa tu mùa Hạ "Tu tập Chánh niệm" năm nay được diễn ra trong suốt 4 ngày từ ngày 18 đến 21 tháng 7 tại chùa Sắc Tứ Kim Sơn (X. Vĩnh Ngọc - Tp. Nha Trang). Sáng ngày Rằm tháng 6 năm Giáp Thìn (nhằm 20/7/2024), ngày thứ 3 của Khoá Tu, Hoà thượng trụ trì Thích Nguyên Minh cùng môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy kỵ lần thứ 40 của Hoà thượng Tôn sư Tâm Huệ, hiệu Ấn Đạo, tự Hưng Công, đồng thời long trọng cử hành lễ Khánh tạ đại trùng tu Chùa sau thời gian dài 5 năm thi công xây dựng trùng kiến và Cúng dường Trai Tăng…
29/06/2024(Xem: 1748)
Lâu lắm rồi trong lòng người viết lại có dịp trỗi dậy sự mến tin về một vị tăng trẻ, đã dành thời gian quan trọng nhất của tuổi thanh xuân và lòng nhiệt huyết cho tâm nguyện của mình, tự nguyện dấn thân vào nơi gian khó để hỗ trợ những người con Phật nghèo khó nơi vùng xa hẻo lánh, tìm cầu Phật đạo. Thưa trước vài điều như vậy vì trong một thời gian dài , niềm tin đó dành cho thế hệ Tăng Ni trẻ của cá nhân người viết có nhiều giảm sút theo hệ toán trừ, ngày một đi xuống, dù rằng hy vọng đó chỉ là nhận định chủ quan, khiếm diện khi không khỏa lấp được góc nhìn với nhiều cơn lốc thổi qua mạnh mẻ từ nhiều thập nên qua.
19/06/2024(Xem: 1499)
Thầy trụ trì chùa LINH SƠN PHÁP TẠNG (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà) kể cho biết: Vào thời điểm ngôi chùa làng xuống cấp hư hoại, ngôi chánh điện thì chật hẹp trong khi bà con phật-tử ngày càng về chùa tụng kinh nghe pháp đông vui, có một vị thí chủ ngành Dược đã phát tâm cúng dường để Thầy xây dựng chùa lớn khang trang với số tịnh tài lên đến 50.000 Mỹ kim. Nhưng lúc đó, Thầy đã không nhận tiền, Thầy chỉ nhận chùa khi nào vị thí chủ tự lo hoàn tất thi công xây dựng. Thầy không muốn tay mình chạm dính đến tiền bạc. Chính hạnh này của Thầy mà vị thí chủ đã thêm tôn kính và tin tưởng ở vị trụ trì chân tu, nên đã lo toan tiến hành xây chùa từ A đến Z, đến khi hoàn mãn thì giao đến Thầy ký nhận ngôi chùa mới và đẹp với lối kiến trúc khác biệt so với những ngôi chùa ở miền Trung.
25/04/2024(Xem: 1493)
Theo điểm danh chưa đầy đủ, sau khi xác minh thực địa thì danh sách "Những con đường mang tên Chùa ở Nha Trang và huyện Diên Khánh” mà tôi nắm được thông tin và hình ảnh có được những con đường sau đây: - Chùa Long Sơn (tức chùa Phật Trắng, còn được gọi là chùa Phật Học) vì vậy mà con đường tắt đi bên phía Mả Vòng men theo chân đồi Trại Thuỷ để đến Trường Bồ Đề và Phật Học Viện Trung Phần được mang tên "Phật Học". - Chùa Hải Đức, đường "Hải Đức" ở phường Phương Sơn. - Chùa Thiên Phú, đường "Chùa Thiên Phú", thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh. - Chùa Phú Đức, đường "Phú Đức", phường Vĩnh Hòa. - Chùa Phước Huệ, đường "Phước Huệ", phường Vĩnh Hải. - Chùa Đông Phước, đường "Đông Phước", phường Phước Long. - Chùa Sắc Tứ Liên Hoa, đường "Liên Hoa" ở xã Vĩnh Ngọc. - Chùa Sắc Tứ Minh Thiện, đường "Chùa Minh Thiện", thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc-Diên Khánh.
17/10/2023(Xem: 1975)
Chùa Phật giáo huyện Phong Điền (Phước Lâm tự) tọa lạc tại km 26, quốc lộ 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa được chư vị Hòa thượng Thích Tâm Thọ, Thích Lưu Hòa, Thích Tánh Tịnh khai sơn vào tháng 6 năm 2015 trên diện tích 1 hecta. Được sự trợ duyên của chư Tôn đức Tăng Ni, sự phát tâm hộ trì của Phật tử Như Ngọc cùng nhiều thiện nam tín nữ Phật tử gần xa, Thượng tọa Thích Ngộ Tùng, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Phong Điền, trụ trì chùa đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 7 năm 2015.
05/10/2023(Xem: 2278)
“Chuông chùa vang vọng trong đêm vắng Thức tỉnh tâm ai còn não phiền”. Đã từ rất lâu, tiếng chuông chùa luôn gắn bó với người dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Những ngôi chùa gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm về với những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa Huế.
03/10/2023(Xem: 2234)
Khánh Hòa: Được tin Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ, Bậc tòng lâm thạch trụ của Phật giáo Việt Nam, vị giáo thọ uy đức của Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức Nha Trang một thời, lâm trọng bệnh và đang điều trị tại bệnh viện quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, sáng Chủ Nhật ngày 17 tháng 8 năm Quý Mão (01/10/2023), chư Tôn đức Tăng tại Khánh Hòa đã quang lâm về chùa Tân Chánh - Diên Khánh, để tổ chức lễ tụng kinh kỳ an, nguyện hồi hướng công đức lành, cầu nguyện cho Hòa Thượng được tứ đại an hòa, pháp thể khinh an, hoàn thành tâm nguyện hoằng pháp, trước tác và phiên dịch Bảo Tạng của mình, vì sự lợi lạc của Phật giáo Việt nam và cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới. Tùng duyên tùng sự, chư Tôn đức Tăng cũng đã cầu nguyện cho thế giới hòa bình và nước nhà Việt Nam luôn hưng thịnh và phát triển.
01/10/2023(Xem: 2355)
Sáng 29-9 (15- 8 năm Quý Mão), chư tôn đức Tăng Ni cùng đông đảo Phật tử đã vân tập tại Chánh điện chùa Long Sơn để dự lễ Huý Nhật lần thứ 10 (2013-2023) đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Chí Tín – trụ trì chùa Long Sơn và hiệp kỵ chư tôn Hoà thượng giáo phẩm, lãnh đạo GHPGVN tỉnh Khánh Hoà qua các thời kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com