Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

109. Đại Kinh Mãn Nguyệt

19/05/202011:27(Xem: 6427)
109. Đại Kinh Mãn Nguyệt

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com


109. Đại Kinh MÃN NGUYỆT

( Mahàpunnama sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ       

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ – trú qua

              Đông Viên – Púp-Bá-Ra-Ma,  (1)

       Mi-Ga-Ra-Má-Tú-Pa-Sá-Đà,  (1)

          Cũng chính là Giảng đường Lộc Mẫu

          Lúc bấy giờ vào dạo trăng tròn

              Trong ngày Bố-tát trời trong,

       Thế Tôn ngồi giữa rất đông Tăng-Già

          Đang đoanh vây quanh tòa Đại Giác

          Trên bãi cỏ êm mát giữa trời.

 

              Một Tỷ Kheo từ chỗ ngồi

       Đứng dậy, chỉnh y phục rồi chắp tay

          Xá Thế Tôn, thưa ngay một việc :

 

    – “ Con muốn hỏi đặc biệt điều này

              Nếu được cho phép của Ngài ”.

 

 – “ Tỷ Kheo ! Ông hãy ngồi ngay chỗ mình

          Và hỏi điều mà mình muốn hỏi ”.

 

          Tỷ Kheo ấy nghe nói như vầy

              Ngồi lại chỗ cũ, thưa ngay :

 

  – “ Kính bạch Đại Giác ! Điều này phải chăng

          Có năm phần thủ uẩn : Sắc uẩn,

     _________________________

 

 (1) : Xem chú thích ở Kinh số 107 – Ganaka Moggallàna.

          Thọ & Tưởng & Hành-thủ-uẩn, cùng là      

              Thức-thủ-uẩn – được thuyết ra ? ”.

 

 – “ Tỷ Kheo ! Đúng vậy. chính là có qua

          Sắc & Thọ & Tưởng & Hành và Thức-uẩn ”.

 

    – “ Thật lành thay ! Bạch đấng Phật Đà ! ”.

 

              Tỷ Kheo ấy hoan hỷ, và

       Tín thọ lời đức Phật Đà nói ra.

          Rồi Tỷ Kheo hỏi qua câu khác :

 

    – “ Bạch Đại Giác ! Năm thủ-uẩn này

              Lấy gì làm căn bản đây ? ”.

 

 – “ Tỷ Kheo ! Căn bản Dục đây chính là ”. 

 

    – “ Bạch Phật Đà ! Có phải ‘chấp thủ’

          Đó chính là năm thủ-uẩn này ? ”. 

              Hay ngoài năm thủ-uẩn đây

       Có ‘chấp thủ’ khác đêm ngày trải qua ? ”.

 

    – “ Không phải là chính ‘chấp thủ’ ấy

          Là năm thủ-uẩn đấy. Nhưng mà

              Cũng không phải là xảy ra

       Ngoài năm thủ-uẩn có ra tức thời

          Một chấp thủ khác nơi điều đó.

          Này Tỷ Kheo ! Khi có dục nhiều,

              Lòng tham đối với năm điều

       Chính là chấp thủ phong triều xảy ra ”.

 

    – “ Bạch Phật Đà ! Phải chăng có thể

          Có sự thể sai khác dục tâm,

              Tham tâm đối với cả năm

     (Là năm thủ-uẩn), dục thầm đi theo ? ”.   

 

    – “ Này Tỷ Kheo ! Có thể có đó !

          Ở đây, có người nghĩ như vầy :

            ‘Mong rằng có Sắc thế này,

       Thọ, Tưởng, Hành, Thức thế này tương lai’.

          Như vậy, này Tỷ Kheo ! Sai khác

          Trong lòng dục, sai khác lòng tham

              Đối với thủ-uẩn cả năm ”.

 

 – “ Nhưng bạch Đại Giác ! Truy tầm ra sao

          Là ý nghĩa nhằm vào chữ “uẩn”

          Trong các uẩn mọi nơi mọi thì ? ”. 

 

        – “ Này Tỷ Kheo ! Phàm sắc gì

       Quá khứ, hiện tại hay thì vị lai,

          Nội, ngoại hay tế, thô, liệt, thắng,

          Xa, gần… là sắc-uẩn tức thì.

              Cảm thọ, tưởng, hành, thức gì

       Quá khứ, hiện tại hay thì vị lai,

          Nội, ngoại hay tế, thô, liệt, thắng,

          Xa, gần… là các uẩn tương ưng.

              Cho đến như vậy, phải tường

       Chữ ‘uẩn’ trong các uẩn đương nghĩa vầy ”.

 

    – “ Kính bạch Ngài ! Nhân duyên gì có 

          Được gọi đó là các uẩn này ?  

              Cũng vậy, nhân duyên gì đây

       Được gọi là ‘thọ-uẩn’ hay gọi là

          Tưởng-uẩn, hành-uẩn và thức-uẩn ? ”.

 

    – “ Này Tỷ Kheo ! Nghị luận sâu xa

              Bốn đại – nhân duyên trải qua

       Nên ‘sắc-uẩn’ được gọi ra như vầy.

          Còn Xúc là nhân & duyên có

          Để gọi đó là ‘thọ-uẩn’ tên.

              Và Xúc là nhân, là duyên

       Nên tưởng-uẩn, hành-uẩn liền có ra.

          Danh Sắc là nhân & duyên như vậy

          Để gọi đấy là ‘thức-uẩn’ vầy ”.

 

        – “ Sao là ‘thân kiến’ ? Bạch Ngài ! ”. 

 

 – “ Này Tỷ Kheo ! Phải hiểu ngay phạm trù

          Kẻ vô văn phàm phu nào đó

          Không hiểu rõ các bậc Thánh-nhân,

              Không thuần thục pháp Thánh-nhân,

       Không tu tập pháp Thánh-nhân các phần.

          Không hiểu rõ Chân-nhân các bậc,

          Không thuần thục pháp bậc Chân-nhân,

              Không tu tập pháp Chân-nhân,

       Xem ‘sắc’ như thể tự thân ngã này,

          Hay xem ngay tự ngã có sắc,

          Hay xem sắc trong tự ngã đây,

              Xem tự ngã trong sắc này.

 

       Hoặc xem thọ, tưởng, hành hay thức, đều 

          Tự ngã là bốn điều trên cả,

          Hay tự ngã là bốn điều trên,

              Hoặc xem cả bốn điều trên

       Như trong tự ngã. Hay xem ngã này

          Như có ngay trong điều hiện ”.

 

    – “ Sao là không thân kiền ? Bạch Ngài ! ”.   

 

        – “ Tỷ Kheo ! Phải hiểu như vầy

       Đa văn Thánh đệ tử này ở đây

          Đi đến ngay các bậc Thánh giả,

          Thuần thục cả pháp bậc Thánh-nhân,

              Tu tập pháp các Thánh-nhân.

       Đi đến các bận Chân-nhân xa gần,   

 

          Thuần thục pháp Chân-nhân các bậc,

          Tu tập pháp các bậc Chân-nhân,

              Không xem sắc, thọ, tưởng phần

       Hành, thức năm thứ dần dần trải qua

          Không xem là tự ngã vốn có,

          Không xem tự ngã đó là điều

              Có năm thủ-uẩn đã nêu,

       Không xem ngũ-uẩn như đều ở trong

          Tự ngã ấy. Hay không xem có

          Tự ngã nọ trong ngũ-uẩn đây.

 

              Này Tỷ Kheo ! Chính như vầy  

       Là không thân kiến, ở đây phải tường ”.

 

    – “ Bạch Pháp Vương ! Gì là vị ngọt 

          Của sắc, thọ, tưởng, thức, hành ni ?

              Cái gì là sự hiểm nguy ?

       Cái gì là sự xuất ly tức thì  ?”.

 

     – “ Tỷ Kheo ! Lạc hỷ gì duyên sắc    

          Khởi lên, tất là vị  ngọt nên

              Của năm thủ-uẩn kể trên,

       Cái vô thường, khổ… liền liền đổi thay,

          Biến hoại ngay trong ngũ-uẩn ấy,

          Như vậy đấy là sự hiểm nguy

              Của năm thủ-uẩn bất kỳ.

       Nhiếp phục tham dục, tức thì diệt đi

          Đó là sự xuất ly của sắc,

          Của thọ, tưởng, hành, thức… bất kỳ ”.

 

        – “ Bạch Phật ! Do biết, thấy gì   

       Mà lại không có mạn-tùy-miên ra :

        ‘Ta là người làm, và sở thuộc

          Của ta được là người làm mà !’

              Ý thức với tự thân ta,

       Với cả tưởng ở ngoài ta mọi thì ? ”. 

 

     – “ Phàm có ngũ uẩn gì đơn cử 

           Ở quá khứ, hiện tại, vị lai,

               Thô, tế, liệt, thắng, trong, ngoài,

       Xa, gần…với ngũ uẩn này nêu ra

          Thấy như thật thông qua trí tuệ :

         ‘Cái này kể không phải của tôi,

              Cái này không phải là tôi,

       Không phải tự ngã của tôi cái này’.

 

          Tỷ Kheo này ! Do biết, thấy đó 

          Nên không có mạn-tùy-miên rằng :   

             ‘Ta đích thị là người làm &

       Sở thuộc ta là người làm, tác nhân,

          Có ý thức tự thân liên tưởng

          Đối với tất cả tướng ở ngoài ”.

 

              Một Tỷ Kheo khác nơi này

       Khởi lên suy nghĩ như vầy : ‘Nếu như

          Nói rằng Chư Tôn-giả hiểu thực

          Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là  

              Vô ngã – như vậy xảy ra

       Hành động do vô ngã mà thực thi

          Được ngã gì cảm thọ kết quả ?’.

 

          Đức Thế Tôn Giác Giả biết ngay  

              Tâm tư của Tỷ Kheo này.

       Với tâm tư bậc Như Lai xuất trần

          Liền nói với Chúng Tăng hiện diện :

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Sự kiện xảy ra

              Khi có kẻ ngu si, và

       Vô minh, vô trí, tâm tà mê đam

          Bị dục tham chi phối, lại nghĩ

          Phải quyết chí vượt qua những lời

              Bậc Đạo Sư dạy mọi thời

       Với nghi vấn : ‘Nếu được lời nói ra

          Ngũ uẩn là vô ngã, hư vọng

          Như vậy những hành động trải qua

              Do từ vô ngã làm ra

       Cảm thọ kết quả do qua ngã nào ?’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Từ lâu trong chuyện

          Các ông được huấn luyện từ Ta

              Tìm kiếm nhân duyên gần xa

       Chỗ này chỗ khác, hay Ta trình bày

          Những pháp này hay là pháp khác

          Thế nào nghĩ cho thật tinh tường ?

              Ngũ uẩn thường hay vô thường ? ”.

 

 – “ Bạch Thiện Thệ ! Là vô thường, chẳng nghi ”. 

 

    – “ Vô thường thì là lạc hay khổ ? ”.  

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Là khổ điều này ”.

 

       – “ Những gì vô thường, khổ vầy

       Thường bị biến hoại, điều này đúng chăng ?

          Khi nghĩ rằng : ‘Cái này của tớ,

          Cái này chính là tớ, thực rồi

              Đây là tự ngã của tôi’ ”.

 

 – “ Không như vậy, không thuộc tôi, bạch Ngài”.

 

    – “ Chúng Tăng này ! Phàm có ngũ uẩn :

          Sắc, thọ, tưởng, hành, thức… như vầy

              Quá khứ, hiện tại, vị lai,

       Thô, tế, liệt. thắng, trong, ngoài, gần, xa,

          Cần quán ra như thật, tất cả :

         ‘Cái này quả không phải của tôi,

              Cái này không phải là tôi,

       Không phải tự ngã của tôi cái này’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Như vầy căn cứ

          Thánh đệ tử Đa văn, yểm ly

              Đối với ngũ uẩn tức thì,

       Ly tham do sự yểm ly như vầy.

          Do ly tham, vị này giải thoát

          Tự biết mình giải thoát, an lành

              Biết là đã tận sự Sanh,

       Căn bản Phạm hạnh đã thành tựu qua

          Trong hành trình để là Thánh giả

          Điều nên làm thì đã làm rồi,

              Không còn sinh lại cõi đời,

       Và đã giải thoát khỏi nơi buộc ràng ”.

 

          Nghe Phật thuyết, đạo tràng chăm chú

          Các Phích-Khú cả thảy hân hoan

              Tín thọ Thế Tôn lời vàng.

 

       Trong khi nghe Đức Phật đang giảng, thời

          Tâm sáu mươi Tỷ Kheo chứng đạt

          Được giải thoát các lậu-hoặc liền,

              Không còn chấp thủ triền miên

       Các tầng Thánh quả hiện tiền chứng ngay ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*  *  *

 

(  Chấm dứt Kinh 109 :  Đại Kinh MÃN NGUYỆT –

            MAHÀPUNNAMA  Sutta  )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2024(Xem: 1994)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
05/12/2023(Xem: 3580)
Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn. Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".
30/10/2023(Xem: 1047)
Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.
19/09/2023(Xem: 2063)
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ, Để tri ân những đóng góp của một bậc cao Tăng thạc đức trong dòng sống của Dân tộc và Phật giáo Việt Nam suốt hơn 60 năm đầy biến cố vừa qua, chúng con (chúng tôi) đang chuẩn bị phát hành Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Qua lá thư này, chúng con (chúng tôi) xin thành tâm kính mời Chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ đóng góp vào tác phẩm có giá trị rất đặc biệt này. Chúng con (chúng tôi) thành thật xin lỗi trước nhưng yếu tố thời gian sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc phát hành. Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ được phát hành trong vòng một tháng kể từ hôm nay 17 tháng 9, 2023. Bài viết xin gởi đến Ban Báo Chí & Xuất Bản thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN tại địa chỉ email hdhp.bbc@gmail.com. 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
15/09/2023(Xem: 6359)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
12/09/2023(Xem: 856)
Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo! Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
10/09/2023(Xem: 2517)
Con về đến phi trường Cam Ranh mùa nắng ấm Mẹ đã đứng đợi chờ "Đường xa con có mệt?" Con thấy lòng lâng lâng Thương Mẹ giờ chín mốt Mẹ khỏe con mừng vui Đường xa con không mệt Mẹ vui mỉm nụ cười Cho con trọn niềm vui
10/09/2023(Xem: 702)
Đôi khi có đọc kinh Phật và những bài thơ ca, những danh ngôn và nhiều tác phẩm mới thấy mọi vấn đề phức tạp đều có thể giải quyết thỏa đáng. Chỉ cần chúng ta biết thoát ra khỏi lối suy nghĩ thông thường. Nếu Rene Descartes đã từng nói “ Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”-thì việc hiểu rõ lời kinh Phật một cách rõ ràng chính xác theo đúng giáo lý Tứ Thánh Đế và Duyên khởi của Đức Thế Tôn siêu việt của chúng ta thì lợi ích trong cuộc sống không thể nào mô tả được.
31/08/2023(Xem: 965)
Má yêu dấu, Tháng Bảy về, mùa báo hiếu lại đến. Không khí trời Âu năm nay vẫn chưa vào thu với lá vàng rơi, nhưng sao con rất chạnh lòng khi nghĩ về Ba Má và nhất là Vu Lan năm nay là Vu Lan đầu tiên mà chị em chúng con không còn được ôm Má như mọi năm.
21/08/2023(Xem: 1381)
Nhìn anh nét mặt vui tươi Dù cho thân bệnh tâm người vẫn an Hoan hỷ nhận sách Thầy ban Chư Tôn, bè bạn thăm anh đủ đầy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567