Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuệ Trung Thượng Sĩ: Phản Quan Tự Kỷ

02/06/202406:48(Xem: 1327)
Tuệ Trung Thượng Sĩ: Phản Quan Tự Kỷ


tue trung thuong sy
Tuệ Trung Thượng Sĩ:
Phản Quan Tự Kỷ

Nguyên Giác

Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếu Thiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?  

Sách “Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục” kể rằng vào đời nhà Trần, Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ được ngộ đạo. Cho nên vua Trần Thánh Tông gởi Thái tử Trần Khâm (người sau này trở thành Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông) cho Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy đạo lý. Khi học hỏi gần xong sắp trở về triều, trước lúc từ giã Thái tử hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ: "Bạch Thượng Sĩ, pháp yếu của Thiền tông là gì? ". Thượng Sĩ trả lời: "Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc".

Nghĩa là, 11 chữ đó cô đọng pháp yếu Thiền Tông nhà Trần, và sau này khi Thái tử Trần Khâm trở thành vua Trần Nhân Tông và rồi thoái vị để xuất gia, thành lập dòng Thiền Trúc Lâm, cũng lấy lời dạy này làm cương yếu.

Nghĩa của chữ "phản quan" là soi sáng, xem xét, nhìn lại (có thể dùng chữ “quán chiếu”). Nghĩa chữ "tự kỷ" là chính mình, tự mình (có thể dùng chữ “thân và tâm của hành giả”). "Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc" có nghĩa xem xét lại chính mình là việc bổn phận, không phải từ nơi khác mà được.

Để giải thích rõ hơn, ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đọc bài kệ cho vua Trần Nhân Tông nghe một bài kệ dài, nơi đây chúng ta chỉ trích dẫn ra tám dòng:

Vô thường chư pháp hành

Tâm nghi tội tiện sanh

Bổn lai vô nhứt vật

Phi chủng diệc phi manh

Nhựt nhựt đối cảnh thời

Cảnh cảnh tòng tâm xuất

Tâm cảnh bổn lai vô,

Xứ xứ Ba-la-mật.

Tạm dịch nghĩa: Tất cả các pháp, các hiện tượng đều vô thường, biến diệt. Khi tâm nghi ngờ, thì tội liền sinh ra. Hãy thấy rằng xưa nay vốn không hề có một vật nào. Vốn không hề có gốc, mà cũng không hề có mầm [nào mọc ra để các pháp xuất hiện].  Ngày ngày, khi đối diện với ngoại cảnh, thì cảnh này với cảnh kia đều từ tâm sinh ra. Khi thấy tâm và cảnh vốn là không, thì khắp nơi đều là Niết bàn.

Hiển nhiên, gần như ai cũng thấy rằng tất cả các pháp đều là vô thường. Tới câu thứ nhì thì có thể nhiều người sinh ra nghi ngờ: Tâm nghi tội tiện sanh (Khi tâm nghi ngờ, thì tội liền sinh ra). Bởi vì, trong Kinh Kalama Sutta, Đức Phật khuyên rằng nên nghi ngờ, đừng vội tin bất kỳ những gì mà mình chưa kiểm chứng xác thực. Thiệt ra không mâu thuẫn gì hết. Khi bạn mới tiếp cận lời dạy của bất kỳ ai, thì cũng nên nghi ngờ, và phải tự kiểm chứng mới có thể vượt qua nghi ngờ. Hành động “vượt qua nghi ngờ” trong Kinh MN 24 gọi là “thanh tịnh bằng cách đoạn nghi” và Kinh EA 39.10 gọi là “để khiến không do dự.”

Bởi vì, hễ còn nghi (tâm còn dao động giữa trắng và đen, giữa đúng và sai, giữa thiện và ác, giữa có thể và không có thể) thì không thể tin chắc thật vào Phật Pháp Tăng và chưa thể tin trọn vào Tứ Diệu Đế. Hễ nghi như thế, có nghĩa là kiếp này và kiếp sau sẽ khó thân cận và khó gặp lại Chánh pháp. Nghĩa là, tự mình cắt đứt nhân duyên với Phật Pháp Tăng.

Chặng đường dứt “nghi” cũng khó, nếu không tu tinh tấn, trừ phi những người đã có nhiều đời, nhiều kiếp tin Phật. Theo Kinh MN 24, bản dịch của Thầy Minh Châu, lộ trình giải thoát là: giới thanh tịnh => tâm thanh tịnh => kiến thanh tịnh => đoạn nghi thanh tịnh (Sujato: purification through overcoming doubt) => đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh (thấy, biết thanh tịnh về đạo và phi đạo [purification of knowledge and vision of what is the path and what is not the path]) => đạo tri kiến thanh tịnh (thấy, biết thanh tịnh về đạo [purification of knowledge and vision of the practice]) => tri kiến thanh tịnh (thấy, biết thanh tịnh [purification of knowledge and vision]) => vô thủ trước Bát-niết-bàn (extinguishment by not grasping).

Bản kinh A Hàm tương đương là Kinh EA 39.10, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức Thắng, ghi lộ trình giải thoát là, trích: “Nghĩa giới thanh tịnh là để khiến tâm thanh tịnh. Nghĩa tâm thanh tịnh là để khiến kiến thanh tịnh. Nghĩa kiến thanh tịnh là để khiến không do dự thanh tịnh. Nghĩa không do dự thanh tịnh là để khiến hành tích thanh tịnh. Nghĩa hành tích thanh tịnh là để khiến đạo thanh tịnh. Nghĩa đạo thanh tịnh là để khiến tri kiến thanh tịnh. Nghĩa tri kiến thanh tịnh là để khiến nhập nghĩa Niết-bàn. Đó gọi là ở nơi Như Lai mà được tu phạm hạnh.”

Có nghĩa là, dứt bỏ nghi là phải giữ giới thanh tịnh, để có tâm thanh tịnh, để có kiến thanh tịnh, để thanh tịnh dứt bỏ nghi ngờ. Nghĩa là, trong chặng đường Giới-Định-Huệ, đoạn trừ nghi ngờ nằm trong phần Định. Nếu không đắc định, không thể dứt bỏ nghi ngờ (hay do dự).

Đoạn nghi cách nào? Đức Phật nói rằng phải vào định, mới có kinh nghiệm về thấy và biết để đoạn nghi. Đó là Kinh Ud 5.7 (Kinh này còn tên là Revata Sutta). Vị sư đương cơ trong Kinh này là “Kaṅkhārevata Doubting Revata” (Tôn giả Revata Nghi Ngờ). Nơi đây, chúng ta dịch ra như sau, toàn văn bản kinh ngắn này như sau.

“Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở gần Sāvatthī, trong rừng Jeta, tại tinh xá của Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ Tôn giả Revata Nghi Ngờ đang ngồi cách Thế Tôn không xa, sau khi xếp chéo chân, ngồi thẳng, quán chiếu sự thanh lọc của chính mình bằng cách vượt qua nghi ngờ (reflecting on his own purification through crossing over doubt). Thế Tôn thấy Tôn giả Revata Nghi Ngờ ngồi cách đó không xa, sau khi xếp chéo chân, lưng thẳng, quán chiếu sự thanh lọc của chính mình bằng cách vượt qua nghi ngờ. Khi ấy, Thế Tôn hiểu được ý nghĩa của điều đó, vào dịp đó đã thốt ra lời khen ngợi này:

Bất kể có nghi ngờ gì về đời này hay đời sau,

Có thể hiểu được bởi chính mình, hoặc có thể hiểu được bởi người khác,

Người hành thiền buông bỏ tất cả những điều này,

Những người nhiệt tâm sống đời sống thiêng liêng.” (hết dịch)

Những người đắc sơ thiền có thể rời nghi ngờ vì đây là một kinh nghiệm của hỷ lạc, khi ngôn ngữ dứt bặt trong tâm. Trong Kinh SN 36.11, Đức Phật dạy rằng trong Sơ Thiền (còn gọi là Nhất Thiền, hay Thiền thứ nhất), thì đoạn nghi được, vì lúc đó, trong tâm không còn ngôn ngữ nào khởi lên. Trích bản dịch của Thầy Minh Châu: "...khi chứng được Thiền thứ nhứt, lời nói được đoạn diệt... khi chứng Thiền thứ nhứt, lời nói được tịnh chỉ... khi chứng Thiền thứ nhứt, lời nói được khinh an..." (Bản dịch Bhikkhu Bodhi: For one who has attained the first jhana, speech has ceased... For one who has attained the first jhana speech has subsided… For one who has attained the first jhana, speech has been tranquillized.)

Khi trong tâm dứt bặt ngôn ngữ, bạn sẽ kinh nghiệm được cái thanh tịnh của dứt bặt nghi ngờ. Tới đây, có thể sẽ có một câu hỏi: rằng tại sao Thiền Công Án và Thiền Thoại Đầu lại lấy “nỗi nghi” để thiền tập? Chỗ này thực ra rất đơn giản, chỉ vì cách diễn giải không minh bạch. Nếu bạn tập Thiền Công Án hay Thiền Thoại Đầu, thí dụ, bạn tham chữ “Ai?” hay “Tiếng vỗ của một bàn tay” thì bạn cần để tâm vào “nghi” tức là “tâm không biết” và chữ “nghi” này chỉ có nghĩa là cái “Tâm không biết” (the don’t know mind) nhưng không có nghĩa là cái “Tâm nghi ngờ” (the doubtful mind). Khi bạn tỉnh thức trong “tâm không biết” thì tất cả tham sân si tạm thời biến mất, tất cả “ngôn ngữ, lời nói” tạm thời biến mất, và đó là một cảnh giới thanh tịnh khi ngôn ngữ biến mất trong tâm.

Câu kế tiếp, Tuệ Trung Thượng Sĩ nói: “Bổn lai vô nhất vật.” Nghĩa là: Hãy thấy rằng xưa nay vốn không hề có một vật nào. Đơn giản là: trong làn gió vô thường, tất cả các pháp chuyển biến, không hề có cái gì gọi được là cái gì. Do vậy, mới nói, xưa nay không thể gọi là có một vật nào.

Câu kế tiếp, tương tự, không gọi được cái gì là gốc, là hạt giống, cũng không gọi được cái gì là mầm mọc lên từ hạt giống, vì trận gió vô thường chuyển biến các pháp sinh diệt không ngừng.

Hai câu kế tiếp: Ngày ngày, khi đối diện với ngoại cảnh, thì cảnh này với cảnh kia đều từ tâm sinh ra. Tại sao nói tất cả các pháp, tất cả hiện tượng đều từ tâm sinh ra? Bởi vì thế giới chỉ có nghĩa là thế giới được nhận biết, nghĩa là tất cả hiện tượng đều là những cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được cảm giác chạm xúc, được tư lường suy nghĩ… nghĩa là, toàn bộ thế giới là hiển lộ của tâm. Phật nói như thế trong Kinh Sabba Sutta: The All (SN 35.23). Do vậy, hãy thường trực nhìn thấy cảnh không lìa tâm.

Hai câu kế tiếp: Khi thấy tâm và cảnh vốn là không, thì khắp nơi đều là Niết bàn. Nghĩa là, trong vô thường, tất cả đều vô ngã, và tất cả đều là không, thì tham sân si tự dứt bặt, và đó là Niết bàn.

Có cách nào đơn giản để phản quan tự kỷ hay không? Trong Kinh MA 110 cùa A Hàm và kinh tương đương bên Nikaya là Kinh SN 35.153, Đức Phật dạy các “thiện xảo quán tự tâm” là hãy thường trực đặt câu hỏi là mình có đang tham hay không, có đang sân hay không, và vân vân. Không cần phức tạp gì hết, bạn cứ thường trực tự hỏi như thế, dần dần sẽ tự lìa tham sân si, tức là giải thoát. Nơi đây, chúng ta trích Kinh SN 35.153, bản dịch của Thầy Minh Châu, ghi lời Phật dạy cụ thể về phản quan tự kỷ  như sau:

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng … khi mũi ngửi hương … khi lưỡi nếm vị … khi thân cảm xúc… Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta có tham, sân, si”; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc biết rõ nội tâm có tham, sân, si: “Nội tâm ta có tham, sân, si”, hoặc biết rõ nội tâm không có tham, sân, si: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, sự biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú biện luận được hiểu biết?

--- Thưa không, bạch Thế Tôn.

--- Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?

--- Thưa phải, bạch Thế Tôn.

--- Đây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về pháp môn, hay ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.”…”

Thường trực tự thấy tâm mình như thế, là sẽ tới lúc “sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành…” và đó là lời Đức Phật dạy cách phản quan tự kỷ.

Nguyên Giác

---- California, ngày 31/5/2024.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2024(Xem: 3086)
Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng( mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này.
15/06/2024(Xem: 1429)
Sau khi bang Niedersachsen của ông Tiến sĩ Albrecht thu nhận hơn 1.000 thuyền nhân từ chiếc tàu Hải Hồng, phân phối đi các vùng trong bang nhưng đông nhất vẫn là thành phố thủ phủ Hannover. Các thuyền nhân tỵ nạn này vừa từ cõi chết đi lên, nên rất cần một chỗ dựa cho tâm linh. Sau chuyến vượt biên thoát nạn, họ đã cầu nguyện Đức Mẹ Maria cứu vớt nếu là người Công giáo. Còn Phật giáo họ sẽ niệm Mẹ hiền Quán Thế Âm, hai hình tượng đã in sâu vào tâm thức, họ tin chắc hai Vị này đã ra tay cứu độ đưa họ đến bến bờ bình yên.
12/06/2024(Xem: 755)
Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chán
12/06/2024(Xem: 730)
Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy. Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.
04/06/2024(Xem: 928)
Ta lên núi, học làm Tiên nhẫn nhục, Mặc thói đời nhân ngã với thị, phi! Mây có hẹn, mà quên về cũng được, Gió có lay, trăng nghiêng ngã hề chi!
30/05/2024(Xem: 930)
Đại Trí Độ Luận nói: “Biển cả Phật pháp, tin thì vào được”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín làm tay. Như người có tay, đến nơi trân bảo, tùy ý nhặt lấy. Nếu người không tay, chẳng được thứ gì”. Cũng có câu: “Vừa vào cửa tín, liền lên Tổ vị”. “Mũi Tên Xuyên Vách” ra đời góp một niềm tin nhỏ cho người sơ cơ, chắc không tránh khỏi lỗi lầm. Rất mong bạn đọc bốn phương bổ chính để được tốt hơn trong những lần tái bản tới. Xin thành thật tri ân.
24/05/2024(Xem: 9060)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúc và suy tưởng. Những bước chân đơn độc của Thầy đã đi bốn vòng đất nước trong nhiều năm qua, để tu hạnh đầu đà là điều khó làm, không phải ai làm cũng được. Một hình ảnh chưa từng nhìn thấy, dù là trong tiểu thuyết hay phim ảnh: hàng trăm người dân, có khi hàng ngàn người dân, cùng ra phố bước theo Thầy, lòng vui như mở hội, niềm tin vào Chánh pháp kiên cố thêm.
17/05/2024(Xem: 732)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó. Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con người, vạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.
17/05/2024(Xem: 1601)
Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC)
12/05/2024(Xem: 2004)
Thế là ngày lễ mẹ lại về, thế nhân rộn ràng với bao lời chúc, với hoa tươi và những món quà… Những người con lại có phút giây xao lòng hay chạnh lòng nghĩ về mẹ, tưởng nhớ mẹ. Những nghệ sĩ lại viết thêm bài nhạc, bài văn hay bài thơ mới về chủ đề mẹ. Đời sống hiện đại hôm nay vô cùng hối hả và bận rộn, nhiều khi con người ta vô tình lơ đễnh quên đi ơn nghĩa mẹ cha. Ngày lễ mẹ là một ngày lễ đầy tính nhân văn cao cả, giúp đánh động tâm mọi người, nhắc nhở mọi người nhớ về mẹ ( về đấng sinh thành nói chung).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]