Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Kinh Tư Lượng

18/05/202019:53(Xem: 9651)
15. Kinh Tư Lượng

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



15.Kinh TƯ LƯỢNG

( Anumana sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Mục-Kiền-Liên (1) Tôn-giả

          Tức Ma-Ha Mốc-Gá-La-Na  (1)

              Sống giữa bộ tộc Phất-Ga  (2)

       Tại núi Sâm-Sú-Ma-Ra-Ghi-Rà(3)

          Rừng Phê-Sá-Ka-La (4) vời vợi

          Vườn Nai, nơi giáo giới Chúng Tăng.

              Ngài gọi các Tỷ Kheo rằng :

 – “ Này các Hiền-giả ! Hãy hằng lắng nghe ! ”.

          Các Tỷ Kheo một bề vâng đáp

          Rồi lắng nghe thời pháp của ngài :

 

           “ Chư Hiền ! Nếu Tỷ Kheo nay

       Thỉnh nguyện : ‘Tôn-giả các ngài mọi nơi

          Mong sẽ nói với tôi, tất cả

          Mong được chư Tôn-giả nói cho ”.

              Nhưng nếu có một nguyên do

       Vịấy chỉ nói vòng vo lấy lòng      

          Vì tánh chẳng thuận đồng, khó nói

          Khó kham nhẫn, cứng cõi khó dời

              Không cung kính đón nhận lời

       Khi được giảng dạy từ nơi các vì

          Đồng-phạm-hạnh thanh qui gìn giữ.

   ------------------------------------

  (1) : Tôn-giả Mahà Moggallana ( Mục-Kiền-Liên ) vị Thần

      thông đệ nhất . Cùng với Tôn-giả Xá-Lợi-Phất (Sariputta )

      là hai vịĐại Đệ Tử tay mặt và tay trái của Đức Phật .

 (2) : Những người thuộc dòng họ Bhagga .

 (3) : Núi Sumsumaragira .   (4) : Rừng Bhesakala .

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 232

 

          Các vị nghĩ : ‘Căn cứ như vầy

              Không đáng giáo huấn người này

       Không thể tin tưởng người này được đâu !’

          Này chư Hiền ! Thế nào những tánh

          Khiến người ấy chóng vánh trở nên

              Khó nói, không kham nhẫn bền    

       Không hề cung kính người trên dạy mình.

 

          Vị Tỷ Kheo phát sinh ác dục

      *  Bịác dục chi phối đêm ngày

              Thì vị bịác dục này

Đã là một tánh như vầy phát sanh

          Khiến trở thành một người khó nói.

      *  Sự phẫn nộở mọi sớm chiều

              Bị phẫn nộ chi phối nhiều

       Như vậy lại một tánh đều không hay

          Phẫn nộ làm người này hiềm hận

          Vì hiềm hận, người đó khó khăn

             Tỷ Kheo phẫn nộ, hận sân

       Trở thành cố chấp làm nhân rõ ràng

          Khiến người ấy không kham, khó nói

          Lại nữa, mọi phẫn nộđưa sang

              Thốt lời phẫn nộ liên quan

       Đến sự phẫn nộ nên càng chẳng hay.

          Chư Hiền này ! Bị ai buộc tội

          Quay trở lại chống đối vịđây

              Hoặc người bị buộc tội này

       Trở lại chỉ trích người đầy thiện tâm

          Thiện chí chỉ sai lầm cho thấy.

          Hoặc người ấy bị buộc tội đây

              Trở lại chất vấn gắt gay

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 233

 

       Vịđã buộc tội mình ngay tức thì

          Tỷ Kheo vìđang bị buộc tội

         Tránh né lỗi, lái câu chuyện này

             Qua một vấn đề khác ngay

       Hay đánh trống lãng, lộ đầy hận sân     

          Lộ phẫn nộ, lộ dần bất mãn

          Không giải thích thỏa đáng, thật tình

              Về những hành động của mình

       Cho vị buộc tội phân minh mọi đàng.

 

Chư Hiền-giả ! Rõ ràng người ấy

          Bị chi phối từng ấy tánh này 

              Thành người khó nói, chấp sai

       Lại nữa, hư ngụy người đây thường làm

          Cùng não hại, xan tham, tật đố

          Lừa đảo, cố lường gạt, ngoan mê

              Chấp trước thế tục mọi bề

       Cố chấp tư kiến, thuộc về mạn kiêu

Chư Hiền-giả ! Những điều như vậy

          Là những tánh người ấy đa mang

              Và khó hành xả, bất an

       Gọi là những tánh lan man chẳng lành

          Để người ấy trở thành khó nói.

          Này chư Hiền ! Trái lại việc này

              Nếu một Tỷ Kheo nay

       Không muốn thỉnh nguyện : ‘Các ngài chư Tôn

          Nói với tôi lời tôn quí cả

          Tôi được chư Tôn-giả nói cho’.

              Và nếu như có nguyên do

       Người ấy dễ nói, đắn đo khiêm nhường

Đủ đức tánh khiến thường dễ nói :

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 234

 

          Có kham nhẫn, học hỏi điều hay

              Cung kính đểđón nhận ngay

       Những lời giảng dạy thẳng ngay hòa hài.

          Đồng-phạm-hạnh các ngài suy nghĩ :

  ‘Tỷ Kheo này đích thị thật tình

Đáng được nói đến công minh

Đáng được giáo huấn, đáng tin người này’.

          Đức tánh nào thẳng ngay được thấy

          Khiến người ấy dễ nói như vầy ?

              Tỷ Kheo không bị dục vây

       Không bị chi phối bởi ngay dục này

          Không ác dục bao vây, chi phối

          Khiến trở thành dễ nói mọi thời.

              Lại không khen mình chê người

       Không có phẫn nộ khiến khơi hận thù

          Không phẫn nộ, huân tu nhân tốt

          Không cố chấp để thốt nên lời

              Liên hệ phẫn nộ nhất thời

       Những tánh như thế khiến người Phích-Khu

          Trở thành người ôn nhu dễ nói.

          Lại với mọi buộc tội căn duyên

              Thì vị Tỷ Kheo điềm nhiên

       Không có chỉ trích, chống liền vị kia

          Không chất vấn vị kia buộc tội

          Không tránh lỗi, chuyển hướng vấn đề

              Không trả lời ngoài vấn đề

       Không để phẫn nộ, tràn trề hận sân

          Không bất mãn, ân cần giải thích

          Những hành động thuận nghịch của mình

              Cho vị buộc tội phân minh

       Cũng không hư ngụy, cố tình hại ai

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 235

 

          Không xan tham, không hoài tật đố

          Không khi cuống, không cố gạt lường

              Không ngoan mê, quá mạn cường

       Chấp trước thế tục không nương tánh này

          Không cố chấp vào ngay tư kiến

          Dễ hành xả, phương tiện trình bày

              Tất cả những đức tánh đây

       Khiến thành dễ nói hòa hài người đây

Chư Hiền-giả ! Như vầy Phích-Khú

          Cần hội đủ tư lượng suy tư

              Tự ngã với tự ngã, như

  ‘Người này cóác dục từ thâm tâm

          Bịác dục âm thầm chi phối

          Ta không ưa thích với người này.

              Nếu ta bịác dục vây

Ác dục chi phối ta đây xoay vòng

          Thì người khác cũng không ưa thích

          Đối với ta, chỉ trích thẳng lời’.

              Tỷ Kheo khi biết vậy, thời

       Cần phải phát nguyện, chẳng dời quyết tâm :

 ‘Ta quyết làm người không ác dục

          Không chi phối bởi dục ác này

              Những tánh xấu xa dẫy đầy

       Ta nguyện trừ cả, khỏi ai phê bình

          Như khen mình chê người : tránh bỏ,

          Vì sẽ có người khác không ưa.

              Phẫn nộ, hiềm hận : xin chừa,

       Không cố chấp nữa, ngăn ngừa ngoài trong.

          Bị buộc tội, ta không đối nghịch

          Không chỉ trích, chất vấn lại liền      

              Vị buộc tội mình hiện tiền.

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 236

 

       Tư lương : ‘Người ấy não phiền gây ra

          Cho nên ta không ưa thích gã.

          Nếu ta đã có những tánh này             

              Người khác không ưa thích ngay

       Tương tự, với những tánh này kể trên

          Ta không nên thực hành điều ấy.

          Khi biết vậy, vị Tỷ Kheo đây

              Cần phải có phát tâm ngay :

 ‘Không nên có những tánh này trước sau

          Như : không chấptrước vào thế tục

          Không chú mục chấp trước ý riêng

              Tánh dễ hành xả, vô phiền.

   *  Lại nữa, cần quán sát liền, tựu trung   

          Quán tự ngã với cùng tự ngã :

       “ Không biết là ta đã có ngay

Ác dục chi phối đêm ngày ?

       Biết vậy, vị Tỷ Kheo này nghĩ thông

          Nguyện quyết lòng diệt trừác pháp.

          Trái lại, nếu quán sát thấy là :

  ‘Không cóác dục trong ta

       Không bị chi phối ác tà dục đây’,

          Thì vị này phải dùng tâm niệm

          Thật hoan hỷ ; thúc liễm đêm ngày

              Tu học các thiện pháp ngay

       Tương tự, quán sát đủ đầy triển khai

          Quán tự ngã với ngay tự ngã :

  ‘Ta cóđã khen mình chê ai ?

              Có bị phẫn nộ khiến sai ?

       Có vì phẫn nộ nên hay hiềm thù ?

          Có cố chấp do từ phẫn nộ ?

          Vì phẫn nộ, có nói sân si ?

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 237

 

              Khi bi buộc tội điều chi

       Ta có chống đối tức thì hay không ?

          Có bực lòng gắt gay chất vấn     

          Vịđang vẫn buộc tội mình đây ?

              Có tránh né vấn đề này,

       Hay đánh trống lãng tránh ngay vấn đề ?

          Ta có để lộ về phẫn nộ,

          Sự bất mãn, gây gỗ hận sân ?

              Ta có giải thích ân cần

       Để vị buộc tội hiểu nhân rõ ràng ?

          Có hư ngụy vàđang não hại ?

          Có tật đố, đối đãi xan tham ?

              Khi cuống, lường gạt có làm ?

       Ngoan mê, quá mạn bao hàm có không ?

          Nếu Tỷ Kheo thực lòng quán sát  

          Biết mình có những ác hành này

              Chấp trước thế tục dẫy đầy

       Tánh khó hành xả, chấp rày ý riêng

          Thì vịấy cần siêng, tinh tấn

Đoạn trừ hẳn ác pháp chẳng lành .

              Nếu quán sát thấy rõ rành

       Không vướng vào những đua tranh, sai lầm

          Thì phải sống với tâm hoan hỷ

          Ngày đêm chỉ thiện pháp tu chuyên.

Chư Hiền ! Khi quán sát liền

       Thấy ác, bất thiện vẫn nguyên, chưa trừ

          Cần tinh tấn đoạn trừác pháp,

          Bất thiện pháp trúở nội tâm.

              Nếu quán sát, thấy không lầm           

Ác, bất thiện pháp trong tâm đã trừ

          Tỷ Kheo ấy an như thực hiện

Trung Bộ  (Tập 1)  Kinh 15 :  TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 238

 

          Với tâm niệm hoan hỷ, hòa hài

              Tu học thiện pháp đêm ngày

       Như một thiếu nữ nọ hay một chàng

          Tuổi thanh xuân, ưa trang điểm, hát

          Tự quán sát mặt mình trong gương

              Sạch sẽ trong suốt mặt gương

       Hay soi chậu nước lúc thường lặng yên

          Nếu thấy liền vết nhơ, bụi bặm

          Trên mặt mình, chầm chậm lau đi,

              Thấy mặt sạch, không có chi

       Người ấy hoan hỷ, nghĩ suy ngay là : 

  ‘Thật sự ta được điều đẹp đẽ

          Thật sự ta sạch sẽ tịnh thanh’.

Chư Hiền-giả ! Hiểu cho rành

       Cũng vậy, vị Tỷ Kheo hành trì qua

          Nếu quán sát thấy là quả thật

          Các ác, bất thiện pháp chưa trừ

              Cần phải tinh tấn đoạn trừ.

       Nếu nội tâm đãđọạn trừ chúng ngay,

          Thì chư Hiền ! Vị này thơ thới

          Thường sống với tâm niệm vui an

              Ngày đêm tu học nghiêm trang

       Về các thiện pháp , lời vàng sâu xa ”.

 

Nghe Ma-Ha Mốc-Ga-La-Ná

Được Thế Tôn Giác Giả giảng rành

              Chư Tăng hoan hỷ, tâm thành

       Tín thọ lời dạy trọn lành Chân Như ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật( 3 L )

 

*   *   *

(  Chấm dứt  Kinh số 15 :  TƯ LƯỢNG  –  ANUMANA  Sutta  )

“ Ye dhammà hetuppabhavà

             Tesam hetum Tathàgato

Àha tesan ca yo nirodho

             Evam vàdì Mahà Samano ”.

 

          “ Vạn pháp tùng duyên sinh

             Diệc tùng nhân duyên diệt

             Ngã Phật Đại Sa Môn

             Thường tác như thị thuyết ”.

 

  ‘ Vạn pháp theo nhân duyên sinh ’

‘ Theo nhân duyên diệt’ – đinh ninh điều này.    

   Bậc Đại Sa Môn Như Lai

  Thường dạy như vậy ; chính Thầy của tôi . 

 

 

 

___________________________________

 

   *  Chú thích xuất xứ về bài kệ này :

 

Bài kệ do Tôn-giả Thánh Tăng A-La-Hán ASAJI  (A-Xà-

    Chí ), vị trẻ tuổi nhất trong năm vị nhóm Kiều-Trần-Như ,

    bạn đồng tu và cũng là năm Đệ tửđầu tiên của Đức Phật

đọc lên cho Ngài Xá-Lợi-Phất khi được hỏi trong lúc Tôn-

    giảđang thường lệ khất thực tại Thành Vương Xá . 

 

( Xem tiếp trang sau )

 

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 15 : TƯ LƯỢNG        *  MLH  – 240

 

 

 

 

           Nguyên thời bấy giờ, Ngài Xá-Lợi-Phất ( Sariputta )

    cùng với người bạn thân Mục-Kiền-Liên ( Moggalanna )

    là hai  thanh niên Bà-La-Môn rất nổi tiếng đương thời vì

    sức học uyên thâm, tinh thông Tam Vệ-Đà .Nhưng cả hai

    vẫn chưa thỏa mãn với những gì Tam Vệ-Đà  chuyển  tải,

    nên ước hẹn với nhau: Ai tìm được vịĐạo Sư khả kính có

    thể giải hết những nghi ngờ trong các học thuyết cổ kim,

    thì phải báo với người kia để cùng qui ngưỡng tu tập.

 

         Khi lần đầu tiên thấy vị Sa-Môn nghiêm tịnh, thần thái

    an nhiên tự tại đang thứđệ khất thực tại Thành Vương-Xá

    Ngài Xá-Lợi-Phất bỗng sinh lòng kính mộ, muốn thưa hỏi

    vềđường lối tu hành của Tôn-giả, nhưng tôn trọng vì Tôn

    giảđang khất thực, nên Ngài cung kính đi theo sau. Khi

    thấy vật thực đãđủ, Tôn-giả Asaji tìm một gốc cây, ngồi

    xuống thọ thực. Sau khi dùng xong, Ngài Xá-Lợi-Phất đã

    thi lễ vàđặt câu hỏi với Tôn-giả : Ai là Thầy của Ngài,và

    vịấy đã dạy như thế nào ?

 

         Tôn-giả  Asaji  đãđọc lên bài kệ  côđọng và hàm súc

ấy. Vừa nghe xong, Ngài Xá-Lợi-Phất  vô cùng  hoan hỷ

    hoát nhiên đại ngộ. Ngài cáo từ  sau khi  hỏi nơi  trụ xứ

    của Đức Phật, rồi vội vàng đi tìm Ngài Mục Kiền Liên,

đọc lại nguyên văn bài kệấy. Ngài  Mục-Kiền-Liên  khi

    nghe xong, lập tức đắc Tu-đà-hoàn quả. Cả hai cùng đi

đến Trúc Lâm Tinh-Xá ( Veluvanavihàra ) đảnh lễ  Phật

    và cầu xin xuất gia trong Giáo Pháp của Đấng Thế Tôn.

    Sau khi cả hai lần lượt đắc Thánh quả  A-La-Hán, Đức

    Phật tuyên bố hai Ngài là Hai Đại Đệ Tử của Phật :

    Ngài Xá-Lợi-Phất làĐệ nhất Trí Tuệ và Ngài Mục-Kiền-

    Liên là Đệ nhất Thần Thông.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2021(Xem: 19488)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
27/07/2021(Xem: 11870)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
26/07/2021(Xem: 8338)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
25/07/2021(Xem: 5421)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 17983)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 3546)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học in: ISSN 2692-7357 Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online: eISSN 2692-739X Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
11/07/2021(Xem: 7019)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
16/06/2021(Xem: 18881)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
10/06/2021(Xem: 13374)
Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu. Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Đó là lý do dẫn đến cuộc họp mở rộng giữa chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử VN tại hải ngoại và Việt Nam, được tổ chức vào lúc 08:50 PM ngày 08/5/2021 qua chương trình Zoom Online, để rồi đồng thuận tiến đến việc thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp. Hội Đồng Hoằng Pháp bao gồm nhiều
10/06/2021(Xem: 4543)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]