Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây

19/05/202009:00(Xem: 11866)
29. Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



29. Đại Kinh VÍ DỤ LÕI CÂY

(Mahàsàropama sutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời nọ, Thế Tôn Giác Giả

          Trú Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)

              Trên núi Ghít-Chá-Ku-Ta  (2)

       Hay núi Linh Thứu, không xa kinh kỳ

          Lúc ấy, khi Đê-Va-Đát-Tá(3)

          Tức là gã Đề-Bà-Đạt-Đa

              Từ bỏ Chúng Tăng tịnh hòa

    ___________________________

x(1) : Thành Vương Xá – Rajagaha , thủ phủ nước Ma-Kiệt-Đà

    ( Magadha ) của vua Bimbisara ( Tần-Bà-Sa-La ).

(2) : Núi Gijjhakuta – Linh Sơn hay Linh Thứu hay Kỳ-Xà-Quật . 

( ) : Devadatta – Đề-Bà-Đạt-Đa , một trong bảy vị vương-tử giòng

    Thích Ca rủ nhau xuất gia theo Đức Phật khi Ngài trở về thành

    Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ) lần đầu tiên sau khi chứng đạt đạo

    quả Chánh Đẳng Chánh Giác .    Có thuyết nói ông là anh ruột

    của Tôn-giả  Ananda , tức là con của Thân Vương  Sukodana

   (Bạch Phạn Vương – em ruột vua Tịnh Phạn). Có thuyết nói ông

   là anh ruột công chúa Yasodhara ( Da-Du-Đà-La ) , tức là con

   vua Thiện Giác. Sau khi xuất gia, ông rất tinh tấn tu hành vàđã

   chứng được thần thông phàm .    Nhưng cũng từđóông trưởng

   dưỡng lòng ngã mạn và nuôi  mộng  lãnh  đạo Tăng Đoàn thay

   Phật . Ông đến đề nghị Phật nên nhường  địa vị  lãnh đạo Tăng

Đoàn cho ông , bị Phật quở trách nặng nề  nên ông trở nên oán

   thù Đức Phật  và nhiều lần  mưu toan  ám hại Ngài , nhưng đều

   bất thành . Giờ phút sắp lìa đời, ông hối hận và sai đệ tử khiêng

ông về Kỳ Viên Tinh Xá đểông đảnh lễ sám hối Phật, nhưng địa

   cầu có thể  chứa đụng cả  sơn hàđại địa , tứ hải bao la , nhưng 

   không thể chứa đựng được  tội lỗi của ông  nên đất nứt ra , rút

ông vào lòng đất .       

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –440  

 

       Không theo lời dạy Phật Đà , ra đi.

          Nhân việc này, Toàn Tri Đại Giác

          Cho gọi các Tỷ Kheo, dạy rằng :

         – “ Ởđây, này Tỷ Kheo Tăng !

       Có Thiện-nam-tử lòng hằng kính tin

          Nên xuất gia, gia đình từ bỏ

          Sống độc cư, không có gia đình.

              Nhủ thầm : ‘Biển khổ linh đinh

       Ta bị chìm đắm trong sinh, chết, già,

          Và trải qua bệnh, ưu, não, khổ,

          Bị chìm đắm đau khổ, sầu, bi,  

Đau khổ chi phối mọi thì

       Nhưng rất có thể có hy vọng vầy :

          Toàn bộ khổ-uẩn này chấm dứt’.

 

          Rồi vịấy lập tức xuất gia

              Sau khi vịấy xuất gia

       Thọ dụng lợi dưỡng, đàn-na cúng dường

          Được kính nhường, được nhiều danh vọng

          Tâm vọng động, vịấy hân hoan

              Hoan hỷ, mãn nguyện vô vàn

       Rồi sinh kiêu mạn, khinh càn người ta

          Khen mình và chê người, lên tiếng :

       “ Ta lợi dưỡng, vinh hiển như vầy

              Được kính, danh vọng như vầy

       Các Tỷ Kheo khác không tày với ta

Ít uy quyền, người ta ít biết ”.

          Rồi vịấy mãi miết mê say

              Tham đắm, phóng dật đêm ngày.

       Do sống phóng dật, vị này khổđau .

 

          Ví dụ vào chuyện đầy triền phược :

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –441  

 

          Có một người muốn được lõi cây

              Tìm cầu cho được lõi cây,

       Đến trước cây lớn thẳng ngay, nhiều cành

          Người ấy quan sát nhanh cây, lá

          Bỏ lõi cây, bỏ cả giác cây

              Bỏ vỏ trong, vỏ ngoài cây

       Chặt lấy cành lá, người này mang đi

          Người ấy tưởng đó thì là lõi

          Không biết giác, biết loại vỏ cây

              Không biết cành và lá cây

       Nên vác cành lá mang ngay về nhà,

          Người này không đạt qua mục đích

          Mà y đã yêu thích, tìm cầu

              Không thành tựu lõi cây nào.

 

    * Cũng vậy, Thiện-nam-tử nào vì tin

Đã xuất gia, gia đình từ bỏ

          Sống độc cư, không có gia đình

              Nhưng do lợi dưỡng phát sinh

       Được sự tôn kính, danh mình càng cao

          Nên mắc vào chê người, tự đắc

          Rồi phóng dật vì mãi đắm say

              Do phóng dật, đau khổ đầy.

       Tỷ Kheo ấy được gọi ngay là người 

         ‘Nắm cành lá’ của đời phạm hạnh.

          Do vậy, chính vịấy đã dừng.

 

Chư Tỷ Kheo ! Ởđây từng

       Có Thiện-nam-tử kính vưng Pháp mầu

          Lòng tin sâu, muốn mau từ bỏ

          Sống độc cư, không có gia đình.

              Nhủ thầm : ‘Biển khổ linh đinh

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –442  

 

       Ta bị chìm đắm trong sinh, chết, già,

          Và trải qua bệnh, ưu, não, khổ,

          Bị chìm đắm đau khổ, sầu, bi,  

Đau khổ chi phối mọi thì

       Nhưng rất có thể có hy vọng vầy :

          Toàn bộ khổ-uẩn này chấm dứt’.

          Rồi vịấy lập tức xuất gia

              Sau khi vịấy xuất gia

       Thọ dụng lợi dưỡng, đàn-na cúng dường

          Được kính nhường, được nhiều danh vọng.

 

          Tâm không động, vịấy ung dung

              Hoan hỷ, mãn nguyện vô cùng

       Không tham đắm, phóng dật cùng mê say

          Do sống không mê say, phóng dật

          Được hoàn tất giới đức thảnh thơi

              Thành tựu giới đức đó thời

       Vịấy tự mãn, chê người tự khen :

       “ Ta là người bao phen hướng tới

          Nghiêm trì giới, thiện pháp thực hành        

              Các Tỷ Kheo khác chẳng lành

       Phá giới, ác pháp thường hành chẳng phân”.

 

          Do thành tựu về phần giới đức

          Nên vịấy lập tức thành ra

              Tham đắm, phóng dật, mê sa.

       Do sống phóng dật, thật là khổđau.

Chư Tỷ Kheo ! Ví dầu người nọ

          Muốn lõi cây, chịu khó tìm cầu

              Đến trước một cây lớn cao

       Bỏ lõi, bỏ giác, lấy mau vỏ ngoài

          Cả vỏ trong chẳng hoài để lấy

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –443  

 

          Chặt vỏ ngoài rồi lấy mang đi

              Tưởng đó là lõi, chẳng nghi.

       Một người có mắt tức thì thấy qua

          Bèn nói là : ‘Người này thật sự

          Không biết gì về thứ mình mong

              Không biết giác cây, vỏ trong

       Không màng cành lá, lấy xong vỏ ngoài’.

 

          Cũng như thế, hãy coi một vị

          Thiện-nam-tử  quyết chí xuất gia

              Do không phóng dật, mê sa

       Thành tựu giới đức, an hòa thảnh thơi

          Nhưng khen mình, chê người, tự mãn

          Chê người khác phá giới, ác hành.

              Rồi do giới đức tựu thành

       Trở thành phóng dật, tham danh, mê lầm.

          Do phóng dật, tự tầm đau khổ

          Gọi vịđó nắm lấy vỏ ngoài

              Phạm hạnh thanh tịnh sáng soi

       Do đó, vịấy dừng hoài ởđây.

 

       * Các Tỷ Kheo ! Như vầy hiện tượng :

          Thiện-nam-tử trưởng dưỡng lòng tin

              Xuất gia, từ bỏ gia đình

       Do sự suy nghĩ tận tình thâm sâu

          Muốn thoát khỏi khổđau chi phối

          Tin rằng mọi khổ uẩn diệt tiêu.

              Xuất gia xong, lợi dưỡng nhiều

       Danh vọng, tôn kính, mọi điều đạt ngay.

          Nhưng vị này không vì lợi dưỡng

          Mà có hướng khen mình chê người,

              Thành tựu giới đức sáng ngời

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –444  

 

       Do không phóng dật, mọi thời cố công

          Vịấy vui, nhưng không tự mãn

          Không phóng dật, thanh thản an lành

              Thành tựu thiền định tịnh thanh

       Nhưng do thiền định tựu thành, dễ ngươi

          Nên khen mình chê người, tự nhủ :

         ‘Ta cóđủ thiền định, nhất tâm

              Các Tỷ Kheo khác phân tâm

       Không có thiền định thuộc tầm như ta’.

          Nên thành ra đắm tham, phóng dật

          Do phóng dật,đau khổ đến ngay.

 

Chư Tỷ Kheo ! Ví dụ này :

       Một người tìm kiếm lõi cây nhiều ngày

          Nhưng khi tìm được cây cao lớn

          Có lõi cây ở chốn rừng dày,

              Bỏ qua lõi cây, giác cây

       Bỏ qua tất cả, lấy rày vỏ trong.

 

          Cũng như vậy, với lòng tin mạnh 

          Vị Tỷ Kheo xa lánh bụi trần

              Xuất gia hành đạo chánh chân

       Thành tựu giới đức cùng phần thiền-na  (1).

          Do trải qua tựu thành thiền định

          Nên phóng dật, tham dính mê say

              Vì sống phóng dật như vầy

       Vịấy đau khổ luôn dày tâm thân,

          Gọi là người nắm phần mỏng mảnh

          Vỏ trong của phạm-hạnh mà thôi,

              Vịấy dừng lại đây rồi !

    _________________________

(1) : Jhàna : được phiên âm là Thiền-na (Thiền-định), người Tàu

        dịch là Tư-duy-tu  hay  Tịnh-lự  hay  Định-huệ-đẳng-trì .

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –445  

 

    * Này Tỷ Kheo Chúng ! Nay thời nêu ra  

          Trường hợp là Tỷ Kheo vị nọ

          Thành tựu, có giới đức tịnh thanh

              Thành tựu thiền định an lành

       Do không phóng dật, tham danh lụy phiền

          Vịấy liền tựu thành tri kiến

          Do thành tựu tri kiến như vầy

              Vịấy tự mãn, vui thay

       Khen mình càng lắm, càng hay chê người :

         ‘Ta sống vầy đồng thời thấy, biết

          Các vị khác không thấy, biết gì’.

 

              Vịấy do tri kiến ni

       Trở thành phóng dật, mê si phủ đầy.

          Do phóng dật, vị này đau khổ

          Giống như chỗ người tìm lõi cây

              Người này bỏ qua lõi cây

       Chỉ chặt và lấy giác cây mang về.

          Tỷ Kheo này thuộc về hình ảnh

          Nắm giác cây phạm hạnh mà thôi,

              Vịấy dừng lại đây rồi !

 

    * Lại nữa, trường hợp này thời nêu ra :

           Có Tỷ Kheo trải qua nỗ lực

           Thành tựu được giới đức tịnh thanh

               Thành tựu thiền định an lành

       Do không phóng dật, tham danh lụy phiền

          Vịấy liền tựu thành tri kiến

          Do thành tựu tri kiến, hân hoan

              Nhưng không tự mãn, kiêu căng

       Không vì tri kiến mình đang tựu thành

          Mà khen mình chê người, chấp chặt,

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –446  

 

          Không trở thành phóng dật, đắm say

              Do không phóng dật mê say

       Tỷ Kheo vịấy đạt ngay hoàn toàn

          Thành tựu ‘phi thời gian giải thoát’

        ( Không thể cóđiều khác xảy ngay :

              Là chính vị Tỷ Kheo đây

      ‘Phi thời gian giải thoát’ này bỏđi ).

 

Chư Tỷ Kheo ! Điều ni được ví

          Như một người quyết chí tìm cầu

              Lõi cây quý ; vào rừng sâu

       Đến trước cây lớn thẳng cao, nhiều cành

          Người ấy quan sát nhanh, biết rõ

          Cây này có lõi cây mình cần

              Người ấy mé nhánh dần dần

       Rồi đốn hạ, đẻo vào thân cây này

          Cuối cùng thì thấy ngay được lõi

          Và biết chắc là lõi cây cần.

 

              Một người có mắt nói rằng :

    “ Người này biết rõ là phần lõi cây

          Biết giác, vỏ trong & ngoài, cành lá,

          Người ấy đãđạt mục đích ngay !”

 

              Cũng vậy, chư Tỷ Kheo này !

       Một thiện-nam-tử như vầy xuất gia

          Lòng tin mạnh, cửa nhà từ bỏ

          Sống độc cư, không có gia đình.

              Nhủ thầm : “ Căn cội vô minh

       Ta bị chìm đắm trong sinh, chết, già

          Bệnh, sầu, bi, khổ vàưu, não

          Bị chi phối chao đảo đắm chìm

              Bởi khổđau tự cổ kim,

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –447  

 

       Nhưng rất có thể truy tìm nguyên nhân

          Để dứt dần toàn bộ khổ uẩn ”.

          Với lý luận suy nghĩ như vầy,

              Sau khi xuất gia, vị này

       Được sự lợi dưỡng đủ đầy, nổi danh

          Được tôn trọng, kính thành cung dưỡng

          Nhưng không vì lợi dưỡng, nổi danh

              Mà vui, tự mãn phát sinh

       Vì vậy không có khen mình chê ai

          Nên vị này không mê, phóng dật.

 

          Không phóng dật, giới đức tựu thành,

              Thành tựu thiền định tịnh thanh

       Thành tựu tri kiến an lành, sáng trong

          Vịấy không vìđạt tri kiến

          Có biểu hiện khen mình chê người

              Không mê, phóng dật dể duôi

       Do không phóng dật, không lùi gian nan

          Thành tựu ‘phi thời gian giải thoát’.

 

          Và như vậy, này các Tỷ Kheo !

              Phạm hạnh không phải nương theo

       Lợi ích, lợi dưỡng, dính đeo danh nào,

          Không phải chú tâm vào lợi ích

          Thành tựu về giới đức, thiền-na

              Không vì tri kiến sâu xa.

 

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Phải là nhất tâm

Đạt được ‘tâm giải thoát bất động’

          Là mục đích, kỳ vọng đạt thành

              Của chân phạm-hạnh tịnh thanh,

       Lõi cây, phạm hạnh này thành mục tiêu ”.

 

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 29 : VÍ DỤ LÕI CÂY  *MLH  –448  

 

          Nghe những điều Thế Tôn thuyết giảng

          Thật vi diệu, viên mãn hoàn toàn

              Chư Tỷ Kheo trong đạo tràng

       Hoan hỷ, tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*   *

 

(  Chấm dứt  Kinh số 29  :  Đại Kinh VÍ DỤ LÕI CÂY  –

MAHÀSÀROPAMA  Sutta )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2021(Xem: 11176)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
26/07/2021(Xem: 8136)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
25/07/2021(Xem: 5076)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 16807)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 3484)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học in: ISSN 2692-7357 Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online: eISSN 2692-739X Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
11/07/2021(Xem: 6631)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
16/06/2021(Xem: 18226)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
10/06/2021(Xem: 13035)
Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu. Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Đó là lý do dẫn đến cuộc họp mở rộng giữa chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử VN tại hải ngoại và Việt Nam, được tổ chức vào lúc 08:50 PM ngày 08/5/2021 qua chương trình Zoom Online, để rồi đồng thuận tiến đến việc thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp. Hội Đồng Hoằng Pháp bao gồm nhiều
10/06/2021(Xem: 4418)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
20/05/2021(Xem: 12536)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]