Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

54. Kinh Potaliya

19/05/202010:24(Xem: 9337)
54. Kinh Potaliya

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



54. Kinh POTALIYA
( Potaliya sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
          An trú Ăng-Gút-Tá-Ra-Pa
           Tại thị trấn A-Pa-Na.
       Vào mỗi buổi sáng, Phật Đà Toàn Tri
          Theo thường lệ, đắp y mang bát
          Đi khất thực tại các cư gia
              Tại thị trấn A-Pa-Na.
       Sau khi khất thực, an hòa thọ trai.
          Trên đường về thì Ngài trực chỉ
          Đến khu rừng để nghỉ trưa ngay,
              Đến nơi, ngồi dưới gốc cây.
 
       Lúc ấy, Gia-chủ thấy rày từ xa
          Là Pô-Ta-Li-Da Gia-chủ
          Mặc đầy đủ, đi dép, mang dù
              Khắp nơi tản bộ ngao du
       Đang đến chỗ Đấng Đại Từ nghỉ trưa.
          Thấy Thế Tôn, liền thưa thăm hỏi
          Những lời nói thân hữu thốt ra,
      Rồi một bên, ông đứng qua.
       Thế Tôn nói với Pô-Ta-Li-Dà :
 
    – “ Này Gia Chủ ! Đến mà ngồi xuống,
          Nhiều chỗ ngồi, nếu muốn hãy ngồi ”.
 
              Nghe vậy, ông ta tức thời
    _________________________________
 
(1) : Địa phương tên Anguttarapa  .      (2) : Thị trấn tên Apana .
(3) : Vị Gia-chủ tên Potaliya .
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA            * MLH  – 230
 
       Nổi cơn phẫn nộ, im lời, đứng yên
          Vì nghĩ liền : “ Tại sao Tôn-giả
          Gô-Ta-Ma ngài đã gọi ngay
              Danh tử ‘Gia Chủ’ như vầy ? ”.
       Phẫn nộ, bất mãn đứng ngây nhìn Ngài.
 
          Lần thứ hai, lần ba cũng thế
          Đấng Thiện Thệ nói với ông này :
        – “ Này Gia Chủ ! Hãy ngồi đây,
       Có nhiều chỗ, để ông đây ngồi mà ! ”.
 
          Nghe Phật Đà gọi bằng ‘Gia-chủ’
          Ông phẫn nộ, cay cú nói ra :
 
        – “ Thưa Tôn-giả Gô-Ta-Ma !
       Thật không thích đáng gọi qua như vầy
          Không hợp lẽ khi Ngài chuyên chú
          Dùng danh xưng ‘Gia-chủ’ ở đây ! ”.
 
        – “ Ông Pô-Ta-Li-Da này !
       Căn cứ tướng mạo rõ bày, hình dung…
          Thì nói chung giống người Gia-chủ,
          Nên Ta đã sử dụng tên này ”. 
 
        – “ Nhưng thưa Tôn-giả ! Ở đây 
       Tất cả nghiệp vụ tôi nay chối từ
          Cùng đoạn trừ tất cả tục sự ”.
 
    – “ Này Gia-chủ ! Phải hiểu ra sao ? 
              Tất cả nghiệp vụ thế nào
       Được ông từ bỏ, vất vào khoảng không ?
          Các tục-sự nào ông đoạn tận ? ”.
 
    – “ Thưa Tôn-giả ! Tài sản, bạc vàng
              Gia nhân, ngũ cốc… cơ man
       Tôi đã giao phó hoàn toàn cho con
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA      * MLH  –  231
 
          Để các con gia tài thừa hưởng,
          Tôi không còn vọng tưởng của riêng,
              Không can gián, không răn khuyên,
       Tôi sống tối thiểu, không phiền nhiễu ai
          Đồ ăn mặc hằng ngày rất ít,
          Các nghiệp vụ tiện ích chối từ,
              Các tục-sự , tôi đoạn trừ ”.
 
 – “ Này Gia-chủ ! Sự đoạn trừ cho xong
          Về tục-sự của ông dị biệt
          Sự đoạn diệt tục-sự tinh cần
              Trong giới luật bậc Thánh nhân ”.
 
 – “ Bạch Thế Tôn ! Bậc Thánh nhân thế nào
     Mà đoạn tận với bao tục sự,
          Khác đoạn tận tục-sự của con ?
              Thật lành thay ! Bạch Thế Tôn !
       Nếu Ngài thuyết giảng diệu ngôn mỹ từ
          Về đoạn trừ các điều tục-sự
          Trong căn cứ giới luật Thánh hiền ? ”.
 
        – “ Này Gia-chủ ! Hãy tịnh yên
       Hãy khéo tác ý, nghe chuyên chú vào ”.
 
    – “ Bạch Phật Đà ! Xin mau giảng dạy ”.
 
          Đức Thế Tôn sau đấy giảng ngay :
 
         – “ Này Gia-chủ ! Tám pháp này
       Đưa đến sự đoạn tận ngay mọi bề
  Các tục-sự thuộc về bậc Thánh.
          Thế nào tám chân chánh pháp lành ?
 
          *  Nương tựa sự không sát sanh
       Cần phải từ bỏ sát sanh mọi trò.
      *  Y cứ : của không cho không lấy  
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA   * MLH  –  232
 
  Từ bỏ lấy những của không cho.      
          *  Nương lời chân thật, đắn đo
Nói láo cần bỏ ngay, do ác hành.
      *  Nương điều lành không nói hai lưỡi
  Nói hai lưỡi cần phải bỏ ngay.  
          *  Nương không tham dục mê say,      
       Tham dục cần phải từ rày dứt phăng.
      *  Y cứ không hận sân hủy báng, 
          Cần từ bỏ hủy báng hận sân.
          *  Nương không phẫn não thói trần,
       Mọi sự phẫn não phải cần dứt mau.
      *  Y cứ vào sự không quá mạn,
  Phải từ bỏ quá mạn, chẳng hay.   
 
              Này Gia-chủ ! Tám pháp này 
       Chỉ nói vắn tắt, chưa đầy đủ đâu !
          Chưa giải thích rộng sâu, chi tiết,
          Đưa đến việc đoạn tận dễ dàng
              Tất cả tục-sự mọi đàng
       Thuộc trong giới luật của hàng Thánh nhân ”.
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Tám phần pháp đó
          Xin Thế Tôn giảng rõ rộng dài,
              Vì Ngài chỉ nói sơ sài
       Không được giải thích, trình bày rõ hơn.
          Bạch Thế Tôn ! Vì lòng thương tưởng
          Xin giảng thêm vô lượng pháp này ”.
 
        – “ Này Gia-chủ ! Hãy nghe đây !
       Hãy khéo tác ý ! Ta nay trình bày ”.
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Xin Ngài hãy giảng ”.
 
          Đức Thế Tôn thuyết giảng như sau :
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA      * MLH  –  233
 
        – “ Này Gia-chủ ! Hãy hiểu mau :   
       Khi nói : ‘Không giết nương vào điều đây,
          Cần bỏ ngay sát sinh, giết hại’.
          Duyên gì lời như vậy nói lên ?
              Ở đây, Thánh đệ tử trên
       Suy nghĩ : ‘Kiết sử (1) do nên nhân gì
          Ta vì si sát sinh thì diệt,
          Thành tựu việc bỏ kiết sử này.
              Nếu ta sát sinh như vầy
       Không những ta tự xéo dày trách ta,
          Vì duyên ta sát sinh đủ kiểu,
          Bậc có trí tìm hiểu sự tình
              Cũng khiển trách ta sát sinh,
       Sau khi thân hoại, đọa sinh sẵn dành,
          Thật là sự chẳng lành kiết sử,
          Thật là sự triền-cái (2) chẳng lành
              Chính do từ sự sát sanh
       Lậu-hoặc nhiệt não sẵn dành phiền lao.
          Với vị nào từ bỏ giết hại,
    _________________________________
 
(1) : Kiết là trói buộc , Sử là sai khiến , vì chúng có mãnh lực trói buộc chúng sinh không cho ra khỏi 3 cõi (Tam giới ) và sai khiến chúng sinh phải quay lộn trong vòng sinh tử luân hồi .
 
* 10 Kiết Sử :    a) Thân kiến ( Sakkàya-ditthi ),      b) Hoài nghi
   ( Vicikicchà ).              c) Giới cấm thủ ( Sìlabata-pàràmàsa ) ,
   d) Tham đắm vào cõi Dục (Tham Dục – Kàma-ràga  ) .
   e) Sân hận ( Vyàpàda ) .  f) Tham đắm vào cõi Sắc (Rùpa-ràga ).
   g) Tham đắm vào cõi Vô Sắc ( Arùpa-ràga ) .  h) Mạn ( Màna ).
   k) Trạo cử vi tế ( Uddhacca ) .    10) Si vi tế ( Avijjà ) . 
 
(2) : Năm Triền Cái  ( Nivarana ) :  a/ Tham dục ( Kàmacchanda ).   
   b/ Oán hận ( Vyàpàda ).  c/ Hôn trầm, dã dượi  (Thina – middha )
   d/ Phóng dật, lo âu  ( Uddhacca – Kukkucca )         e/ Hoài nghi 
      ( Vicikicchà  ).
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA    * MLH  –  234
 
          Những lậu-hoặc, nhiệt não, phiền lao
      Sẽ không còn một chút nào.
       Không sát sanh y cứ vào như trên,
          Sự sát sinh phải nên từ bỏ
    Do duyên đó nói lên lời này.
 
              Khi được nghe nói ở đây :
    “ Y cứ không lấy của rày không cho’,
          Hay : ‘Y cứ lời cho chân thật’,
         ‘Y cứ hai lưỡi tất không dùng’,
             ‘Nương không tham dục nói chung’,
      ‘Y cứ không hủy báng cùng hận sân’,       
         ‘Y cứ phần không phẫn, hờn oán’
         ‘Y cứ không quá mạn dẫy đầy’
              Cần từ bỏ những điều này ”.
       Do duyên chi lời như vầy nói lên ?   
 
          Này Gia-chủ ! Dựa trên lý trí
          Thánh đệ tử suy nghĩ như sau :
             ‘Do duyên những kiết sử nào
       Mà ta hành động tào lao như vầy ?
          Phải diệt ngay những điều sai đó
          Thành tựu bỏ các kiết sử này.
              Nếu ta hành động quấy sai
       Trộm cắp, nói láo, nói hai lưỡi lằn,
          Nhiều tham dục, hận sân hủy báng,
          Phẫn não cùng quá mạn… trải qua,
              Không những ta tự trách ta,
       Các bậc có trí hiểu ra vấn đề
          Cũng khiển trách ta về những việc
          Ta đã làm, quả thiệt chẳng cùng,
              Sau khi thân hoại mạng chung
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA      * MLH  –  235
 
       Cõi ác chờ đợi, hãi hùng lắm thay !
          Thật điều này là một kiết-sử
          Là một thứ triền-cái (1) khổ đau
              Lậu-hoặc, nhiệt não, phiền lao,
       Có thể phát khởi do vào điều trên.
          Đối với vị vững bền từ bỏ
          Những điều đó, thành tựu vuông tròn,
              Phiền lao nhiệt não tiêu mòn
       Các lậu-hoặc cũng không còn, dứt thôi !
          Do duyên vậy, nên lời như vậy,
    Được nói lên như vậy, ở đây.
              Này Gia-chủ ! Tám pháp này
       Nói vắn tắt, nay giải bày rộng sâu
          Đưa đến sự mau mau đoạn tận
          Tục-sự trong luật Thánh tinh hoa,
              Nhưng thật sự chưa phải là
       Đoạn tận toàn diện, tối đa, toàn phần
          Các tục-sự trong phần giới luật
          Tinh nghiêm, thuộc bậc Thánh thanh cao ”.
 
        – “ Bạch Thế Tôn ! Như thế nào
       Là sự đoạn tận nhằm vào thiết thân
          Diệt toàn diện, toàn phần, xuyên suốt
          Tục-sự trong giới luật Thánh này ?
              Bạch Thế Tôn ! Thật lành thay !
       Nếu Ngài thuyết giảng điều này rộng ra ”.
 
    – “ Này Chủ-gia ! Khéo nghe, tác ý
          Như Lai sẽ giảng kỹ điều này ”.
 
        – “ Bạch Thế Tôn ! Xin vâng Ngài ”.
 
       Pô-Ta-Li-Dá đáp ngay như vầy.
          Đức Thế Tôn khoan thai giảng kỹ :
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA      * MLH  –  236
 
    – “ Này Gia-chủ ! Được ví ở đây :
          *  Con chó đói lả, thật gầy
       Suy nhược, cố lết đến ngay một lò
          Chuyên giết bò – để mong đỡ đói
          Người đồ tể nghề giỏi, hay là
              Người đệ tử của ông ta
       Thấy con chó đói, quăng ra tức thì
          Khúc xương không còn gì gặm mút
 Đã khéo lóc, dính chút máu dây.
              Gia-chủ ! Ông nghĩ sao đây ?    
       Gặm khúc xương đó, chó gầy ngất ngư
          Có đoạn trừ được cơn đói lả
          Khi thân đã suy nhược hay không ? ”.
 
        – “ Không thể được, bạch Thế Tôn !
       Khúc xương khéo lóc, chẳng còn thịt da
          Có chăng là còn chút máu vấy
          Con chó ấy khổ nhọc mà thôi ! ”.
 
        – “ Gia-chủ ! Cũng vậy ở nơi 
       Vị Thánh đệ tử tức thời nghĩ suy :
         ‘Thế Tôn dạy : Dục ni được ví
          Như khúc xương mà chỉ trơ xương
              Nhiều khổ não, lắm tai ương
       Không thể kể xiết bất tường họa thâm’.
 
          Sau khi thấy như chân như thế
          Chính với chánh-trí-tuệ đủ đầy
              Vị ấy đã từ bỏ ngay
       Loại xả thuộc đa chủng này dứt mau.
          Y cứ vào đa chủng này cả,
          Với loại xả nhất chủng thuộc về
              Y cứ nhất chủng mọi bề
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA     * MLH  –  237
 
       Ở đây, mọi chấp thủ về thế gian
          Với thế vật hoàn toàn diệt gấp,
          Không dư tàn, tu tập xả vầy.
 
          *  Gia-chủ ! Ví dụ khác này :
       Như chim ưng nọ hay loài diều hâu
          Hoặc kên kên, giành nhau miếng thịt,
  Bay bổng tít lên mãi trên cao.
              Cả bầy : ưng, kên, diều hâu
       Rượt theo giựt miếng thịt, hầu cướp đi.
          Ông nghĩ sao ? Hiểm nguy chờ chực
          Nếu chim kia không vứt thịt ngay
              Vì có thể, nhân duyên này
       Khiến nó bị chết hoặc đầy vết thương ? ”.
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Có trường hợp ấy ”.
 
    – “ Này Gia-chủ ! Cũng vậy, ở đây
              Vị Thánh đệ tử nghĩ vầy :
      ‘Thế Tôn đã nói Dục này ví như
          Miếng thịt ấy, rất ư khổ, não
          Tai họa xấu xảy đến càng nhiều’.
              Sau khi như chân thấy điều
       Khổ não tai họa như thiêu đốt vầy
          Thì vị này với chánh-trí-tuệ
          Năng dùng để thấy, biết như chân.
 
          *  Hoặc có ví dụ khác rằng :
       Có người cầm bó đuốc bằng cỏ tranh
          Đang cháy rực, chạy nhanh ngược gió,
          Ông nghĩ sao ? Với bó đuốc này
              Nếu y không vứt bỏ ngay
       Có thể bị đốt cháy tay đang cầm
          Hoặc cháy mặt & một phần thân thể,
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA           * MLH  –  238
 
          Nguyên nhân để đưa đến tử vong
              Hay khổ gần chết, phải không ? ”.
 – “ Kính bạch Thiện Thệ ! Có trong điều này ”.
 
    – “ Thánh đệ tử ở đây cũng thế,
          Suy nghĩ : ‘Đấng Thiện Thệ dạy rằng :
              Dục như bó đuốc cháy phừng
       Khổ não, tai họa chẳng ngừng khổ đau’.
 
      *  Này Gia-chủ ! Ví vào điều khác :
          Như người chỉ muốn lạc an thôi,
              Muốn sống, tránh khổ khôn nguôi.
       Nhưng có lực sĩ hai người ác đây
          Nắm chặt hai cánh tay người ấy
          Lôi đến đẩy y vào hố sâu
              Lửa than hừng hực bốc cao,
       Gia-chủ ! Ông nghĩ thế nào điều đây ?
          Phải người này toàn thân co rúm
          Vật vả khi bị túm hai tay ? ”.
 
        – “ Bạch Thế Tôn ! Quả như vầy !
       Vì người ấy biết : Hố đây than hừng
          Nếu rơi vào, chắc rằng phải chết
          Hay khổ gần như chết, thảm thương ”.
 
        – “ Gia-chủ ! Thánh đệ tử thường
       Suy nghĩ : ‘Phật dạy cũng dường như đây
          Dục ví hố than đầy rực lửa
          Khổ nhiều nữa, tai họa càng nhiều’.
 
          *  Này Gia-chủ ! Ví như điều :
       Có người nằm mộng, thấy nhiều cảnh hay
          Nào vườn tược, đất đai, rừng núi,
  Nào ao hồ, sông suối đẹp xinh.
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA       * MLH  –  239
 
              Đến khi người ấy giật mình
       Tỉnh dậy, cảnh đẹp thình lình biến ngay.
          Thánh đệ tử vị này suy nghĩ :
         ‘Phật đã ví Dục ấy như là
              Cơn mộng mà mình trải qua
       Rất nhiều khổ não, thật là họa thâm. 
          Sau khi thấy như chân như thế
          Chính với chánh-trí-tuệ đủ đầy
              Vị ấy đã từ bỏ ngay
       Loại xả thuộc đa chủng này dứt mau.
          Y cứ vào đa chủng này cả,
          Với loại xả nhất chủng thuộc về
              Y cứ nhất chủng mọi bề
       Ở đây, mọi chấp thủ về thế gian
          Với thế vật hoàn toàn diệt gấp,
          Không dư tàn, tu tập xả vầy.
 
          *  Gia-chủ ! Ví dụ khác vầy :
       Có người đi mượn đi vay bạn bè
          Các tài vật như xe, trang sức
          Để khoe mình rất mực giàu sang.
               Các đồ châu báu nữ trang
       Kim cương lấp lánh, bạc vàng đẹp thay !
          Với những vật đã vay mượn ấy
          Đến đám đông, ai thấy cũng nhìn
              Trầm trồ khen ngợi nhiệt tình,
       Vây quanh người ấy, phẩm bình râm ran :
         ‘Người này thật giàu sang, phú quí,
          Hưởng tài vật giá trị như vầy’.
              Nhưng những người cho mượn, vay
       Đổi ý, bảo với người này trả ra
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA   * MLH  –  240
 
          Những thứ gì mình là sở hữu,
          Đòi tất cả những bửu-vật ngay.
              Gia chủ ! Hiểu sao điều này ?
       Có phải giàu có mượn vay trá hình
          Của người ấy thình lình biến mất,
          Phô bày ra sự thật, phải không ? ”.
 
       – “ Thưa vâng , bạch Đức Thế Tôn !  
       Vì chủ thực sự họ đồng lấy lui
          Vật sở hữu khi vui cho mượn
          Hoặc cho vay, nay muốn thu hồi ”.
 
        – “ Gia-chủ ! Cũng như vậy thôi !     
       Vị Thánh đệ tử không ngơi nghĩ vầy :
         ‘Thế Tôn dạy : Dục này được ví
          Như tài vật, của chỉ mượn, vay
              Khổ não, tai họa đến ngay   
       Không thể kể xiết dẫy đầy họa thâm’.
          Sau khi thấy như chân như thế
          Chính với chánh-trí-tuệ đủ đầy
              Vị ấy đã từ bỏ ngay
       Loại xả thuộc đa chủng này dứt mau.
          Y cứ vào đa chủng này cả,
          Với loại xả nhất chủng thuộc về
              Y cứ nhất chủng mọi bề
       Ở đây, mọi chấp thủ về thế gian
          Với thế vật hoàn toàn diệt gấp,
          Không dư tàn, tu tập xả vầy.
 
          *  Gia-chủ ! Ví dụ khác này :
       Gần thị tứ hay gần ngay xóm làng
          Có khu rừng bình an yên tỉnh
          Có cây đầy trái chín trên cao
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA    * MLH  –  241
 
              Nhưng không có một trái nào
       Rơi rụng xuống đất, làm sao bây giờ ?
          Lúc bấy giờ có người hăng hái
          Khắp đó đây tìm trái cây này,
              Đi sâu vào khu rừng đây
       Thấy cây đầy trái chin cây thơm lừng.
          Người ấy dừng dưới cây có trái
          Suy nghĩ nhanh : ‘Nhiều trái biết bao !
              Sao chẳng rơi xuống trái nào,
       Nhưng ta cũng biết leo cao thăm dò.
          Hãy leo lên, ăn cho thỏa thích
          Rồi hái thêm một bịch đem về’.  
              Leo lên, người ấy mãi mê  
       Mặc sức ăn trái, chẳng hề lo chi.
 
          Một người khác đang đi tới đó
          Vốn cũng có ý tìm trái cây
              Thuộc loại thơm ngọt như vầy
       Y mang búa sắc bén ngay bên mình.
          Bỗng thình lình thấy cây trái đó
          Trái chin đỏ đầy cả cây này
              Người ấy có thể nghĩ vầy :
      ‘Trái chín ngon quá, nhưng nay khó lòng !
          Tuyệt nhiên không trái nào rơi xuống,
          Ta rất muốn nhưng không thể nào
              Vì ta không biết leo cao,
       Vậy thì ta hãy chặt mau cây này,
          Cây ngã xuống, trái cây đầy dẫy
          Ăn thỏa thích, bọc lấy đem về’.
Rồi chặt tận gốc chẳng nề.
 
       Gia-chủ ! Ông nghĩ vấn đề này sao ?
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA      * MLH  – 242
 
          Người trước đó phải mau leo xuống
          Nếu không muốn rơi gãy tay, chân
              Hoặc bị thương tích toàn thân,
       Có phải đó chính là phần nguyên nhân
          Đưa đến chết hoặc gần như chết ? ”.
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Đúng hệt như vầy ”.
 
        – “ Cũng vậy, Thánh đệ tử đây
       Suy nghĩ : ‘Phật dạy Dục này ví như
          Cây trái quí và từ điều đó
          Khổ não nhiều, vô số họa tai
              Bất tường, thảm khốc đến ngay
       Không thể kể xiết dẫy đầy họa thâm’.
          Sau khi thấy như chân như thế
          Chính với chánh-trí-tuệ đủ đầy
              Vị ấy đã từ bỏ ngay
       Loại xả thuộc đa chủng này dứt mau.
          Y cứ vào đa chủng này cả,
          Với loại xả nhất chủng thuộc về
              Y cứ nhất chủng mọi bề
       Ở đây, mọi chấp thủ về thế gian
          Với thế vật hoàn toàn diệt gấp,
          Không dư tàn, tu tập xả vầy.
 
              Gia-chủ ! Thánh đệ tử này
       Xả niệm thanh tịnh ở đây tựu thành
          Thật vô thượng – nhớ rành tiền kiếp
          Túc mạng minh, rõ biết nhiều đời
Quá khứ với một, hai đời
Năm chục, ba bốn trăm đời đã qua
          Một ngàn đời hay là hơn nữa
          Một trăm ngàn đời thuở lâu xa
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA    * MLH  –  243
 
             Hoại kiếp, thành kiếp trải qua
Vị ấy nhớ lại như là mới đây.
Tại nơi ấy, tên này ta có
          Thuộc giai cấp, giòng họ thế này
Uống, ăn, thọ khổ, lạc  rày
Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao
Ta tái sinh, nhằm vào làng đó
          Có tên tuổi, giòng họ thế nào…
Cứ thế, nhớ lại biết bao
Tiền kiếp, tái kiếp không sao đếm tường.
          Đời quá khứ đại cương, chi tiết,
Thánh đệ tử đều biết đủ đầy.
 
              Này Gia-chủ ! Rồi vị này
       Xả niệm thanh tịnh ở đây tựu thành
          Thật vô thượng, an lành hướng tới
          Với thiên nhãn dẫn tới tuệ minh
             Xét về sinh tử chúng sinh
       Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy liền
          Vị ấy biết mối giềng Nghiệp quả
Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
       Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.
 
          Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý
          Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền
             Người này thân hoại, tận duyên     
Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh,
Các cõi dữ, như sinh địa ngục
Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.
 
* Còn bậc hiền giả, những ai
Làm những thiện hạnh  ý và lời, thân
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA             * MLH  –  244
 
          Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển
          Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng
             Sau khi thân hoại mạng chung 
       Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời
Do thiên nhãn, biết đời sống chết
Người hạ liệt hay kẻ giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
       Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may
          Do hạnh nghiệp kẻ này hành động
Có kết quả chẳng giống nhau này.
             Luân hồi tùy nghiệp chuyển xoay
       Không ai tránh khỏi trả vay nghiệp dày.
 
          Gia-chủ này ! Vị Thánh đệ tử
          Sau khi tự thành tựu an lành
              Xả niệm vô thượng tịnh thanh
       Lậu-hoặc đoạn diệt ngọn ngành, tâm minh
          Với thượng trí tự mình chứng ngộ
          Chứng đạt và an trú hiện thời
              Vô-lậu-tâm giải-thoát rồi
       Cùng tuệ-giải-thoát tuyệt vời tâm trung.  
 
          Này Gia-chủ ! Cuối cùng diễn tiến
          Chính là sự toàn diện đoạn trừ
              Toàn bộ, mọi mặt đều như
       Tất cả tục-sự do từ phát sanh
          Trong giới luật tịnh thanh bậc Thánh
          Ông suy nghĩ chân chánh thế nào ?
              Có thấy nơi ông hướng mau
       Vào sự đoạn tận nhằm vào giống như
          Sự đoạn trừ toàn phần, toàn diện
          Trong phương diện giới luật Thánh này ? ”.
 
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA             * MLH  –  245
 
        – “ Bạch Thế Tôn ! Con là ai
       Mà con có thể đạt ngay đoạn trừ
          Thật toàn diện giống như tục-sự
          Trong giới luật gìn giữ Thánh nhân ?
              Bạch Thế Tôn ! Xét tự thân
       Con còn xa lắm với phần nói trên.
 
          Lúc trước đây, dựa trên suy nghĩ
          Với các vị Du-sĩ gần xa
              Không phải thù thắng chăng là,
       Con xem họ thù thắng và tán dương,
          Rồi cúng dường món ăn thù thắng
          Dù họ chẳng thù thắng gì đâu !
              Mời họ trú ngụ dài lâu
       Trú xứ thù thắng biết bao huy hoàng !
 
          Còn với hàng Tỷ Kheo thù thắng
          Con xem không thù thắng chút nào
              Dù họ thù thắng, thanh cao
       Món không thù thắng, cơm rau cúng dường
          Trú xứ thường và không thù thắng
          Mời Tỷ Kheo trú nắng trú mưa.
              Nhưng nay, con có thể thưa :
       Đối với Du-sĩ nào chưa hết lòng
          Không thù thắng, xem không thù thắng,
          Món ăn không thù thắng cúng dường,
Mời họ ở trú xứ thường.
       Còn các Phích-Khú an tường, uy nghi
          Con tức thì biết ngay thù thắng
          Các món ăn thù thắng cúng dàng
Nơi thù thắng mời trú an.
 
       Bạch Thế Tôn ! Ngài chỉ đàng cho con
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 54 :   POTALIYA             * MLH  –  246
 
          Thật sự gợi nơi con ái kính
          Với các vị chân chính Sa-môn,
              Lòng tịnh tín các Sa-môn,
       Cùng lòng tôn kính Sa-môn các ngài.
 
          Hy hữu thay ! Thật là vi diệu !
Khiến cho con được hiểu đủ đầy.
              Bạch Thế Tôn ! Vi diệu thay !
       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm
          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối
          Đem đèn sáng vào tối như bưng
              Để ai có mắt mở bừng
       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu
Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp
          Được Thế Tôn giải đáp, trình bày
              Con xin quy ngưỡng từ nay
Quy y Đại Giác, nương ngay Pháp mầu,
Quy y Tăng, thanh cao đức cả
          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn
              Mong Thế Tôn nhận cho con
Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên
          Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục
          Kể từ nay đến lúc mạng chung
              Tín thành nương đấng Đại Hùng
       Thực hành Giáo Pháp muôn trùng cao thâm./-
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )
 
 
*  *  *
 
(  Chấm dứt  Kinh số 54  : POTALIYA  –  POTALIYA  Sutta  )
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2021(Xem: 11176)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
26/07/2021(Xem: 8136)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
25/07/2021(Xem: 5076)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 16807)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 3484)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học in: ISSN 2692-7357 Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online: eISSN 2692-739X Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
11/07/2021(Xem: 6631)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
16/06/2021(Xem: 18226)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
10/06/2021(Xem: 13035)
Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu. Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Đó là lý do dẫn đến cuộc họp mở rộng giữa chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử VN tại hải ngoại và Việt Nam, được tổ chức vào lúc 08:50 PM ngày 08/5/2021 qua chương trình Zoom Online, để rồi đồng thuận tiến đến việc thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp. Hội Đồng Hoằng Pháp bao gồm nhiều
10/06/2021(Xem: 4418)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
20/05/2021(Xem: 12536)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]