Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

00. Lời Ngỏ

18/05/202019:37(Xem: 9190)
00. Lời Ngỏ

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tựTUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


LỜI NGỎ

 

 

-  Namo Sakya Muni Buddhàya .

Nhất tâm đính lễĐại Giác Thế Tôn Thích Ca Mâu-Ni Phật  .

-  Namo Thitasìlo Mahàtheràya .

Kính lễthượng Giới hạ Nghiêm Bổn Sư Hòa Thượng Giác Linh.

 

 

-  Ngưỡng bạch Chư Tôn Thạc Đức Tăng Già.

    -  Kính thưa mười phương chư Thiện Hữu Tri Thức.                          

 

      Do duyên lành thù thắng, được Chư Tôn Đức cùng Thiện-hữu Tri-thức gần xa hết lòng hỗ trợ và khuyến khích nên từ ngày 9. 9. 2009, chúng con đã khởi soạn “Thi hóa TRƯỜNG BỘ KINH” gồm 3 Tập, chuyển thể thơ tất cả 34 Kinh, đã được hoàn tất vào ngày 15. 7. 2011. Ba Tập đã lần lượt được ấn hành do Nhà Xuất Bản Phương Đông (Saigon, Việt Nam).  

 

      Nay chúng con lại tiếp tục phát nguyện Chuyển Thơ Kinh TRUNG BỘ để gọi là góp một vài viên gạch trong tòa nhà Chánh Pháp, mong giúp phần nào cho những vị hữu duyên muốn tìm hiểu kho tàng Phật Pháp trong Tam Tạng Thánh Điển Phật Giáo có thêm tài liệu tham khảo.

 

Phật Giáo Việt Nam từ xưa vẫn sử dụng Tam Tạngbằng chữ Hán, nên các nhàsư bắt buộc phải biết  Hán tự  để đọc kinh sách, vì Tam Tạng kinh điển chưa được dịch sang Việt ngữ, ngoại trừ một số Kinh từ Hán Tạng được các vị Dịch sư thực hiện từ sau thời Chấn hưng Phật giáo. Còn Pàli Tạng thì hầu như chưa có.

 

      Nhưng rồi đại duyên lành đã đến từ Hòa Thượng Minh Châu sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật học tại Ấn Độ, đã phát nguyện phiên dịch Tạng Kinh  từ  Pàli Tạng ra  Việt ngữ.Vàđến nay Phật Giáo Việt Nam  tự hào đã có Tạng Kinh tiếng

 

Việt trọn đủ 5 bộ : Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ .

 

      Chúng con hết lòng ngưỡng phục và biết ơn công đức phiên dịch của Cố Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU, vì nhờ Ngài mà chúng con mới có thể tiếp cận được những lời dạy thâm thúy và siêu việt của Đức Thế Tôn.

 

Bản thân chúng con, tài hèn trí kém, cũng không phải là nhà thơ, nhưng cảm nhận được ân đức độ sinh cao cả của đấng Cha Lành và cảm niệm ân giáo hóa của Bổn Sư : cố Hòa Thượng GIỚI NGHIÊM – nên thường ấp ủ ý tưởng báo đền ơn Phật, báo ân Thầy Tổ, giúp đem Pháp nhiệm mầu đến cho nhiều người để cùng được ân triêm pháp nhũ.

 

Do duyên lành hội đủ, chúng con đã có cơ hội thực hiện được ý nguyện qua việc chuyển Trường BộKinh, và đến nay thực hiện chuyển TRUNG BỘ KINH sang thể Thơ đặc thù của Việt Nam là song thất lục bát, từbảndịch Việt ngữ của Cố Hòa Thượng Minh Châu.

 

      Khi Phật còn tại thế, văn tự chưa được sử dụng để ghi chép lời Phật, nên Đức Phật thường dùng lối trùng tụng : Một ý tưởng được Ngài nhắc lại ít nhất 3 lần . Sau khi Phật nhập Niết Bàn 3 tháng,  Tôn-giả  Đại Ca-Diếp ( Mahà Kassapa )triệu tập Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần đầu, qui tụ 500 vị A-La-Hán ; Tôn-giả Ưu-Ba-Ly ( Upali ) trùng tuyên Luật Tạng,còn Tôn-giả Ananda (A-Nan ) trùng tuyên Kinh Tạng. Các Ngài vì lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính Giáo Pháp nên không dám thay đổi một lời nào và giữ nguyên lối trùng tụng như khi Phật sinh tiền. Mãi đến kỳ Kết Tập Tam Tạng lần thứ IV, Đại Hội mới quyết định dùng lá buôn để ghi chép toàn bộ ba Tạng : Kinh, Luật, Luận ; nhưng vẫn không dám thay đổi ngôn từ.

 

      Do đó chúng con cố gắng chuyển sang thể thơ và giản lược những  phần nào có thể. Thiết nghĩ với lối thơ đặc biệtViệt Nam này, sẽ khiến những lời dạy của Đức Phật trở nên gần gủi dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

 

Sự chuyển đổi từ văn xuôi sang thể thơ không phải là điều đơn giản, có lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc vì Ý kinh cao sâu khó diễn tả bằng ngôn ngữ thế gian ; mà còn bị hạn chế trong vần điệu của luật thơ bằng trắc, yêu vận, cước vận, trầm bình thanh, phù bình thanh … Cũng có lúc đã phải vật lộn với chữ nghĩa, khiến sự tìm từ đúng ý để hợp vần không phải là dễ .

 

      Nhưng khi thực hiện việc chuyển thơ Kinh, chúng con vô cùng hoan hỷ và xúc động trước sự cao cả và lòng đại bi đại trí của đức Thế Tôn, mỗi một kinh có một nội dung phong phú khác nhau, nhưng vô cùng súc tích và thâm thúy .

 

      Chúng con thành kính tri ân Chư Tôn Đức Tăng Già nhiều nơi cùng các Thiện Hữu Tri Thức đã chân tình khuyến khích việc làm này ; cũng như công việc chuyển thơ Kinh được thành tựu nhanh chóng nhờ rất nhiều ở sự khích lệ, góp ý của những người thân nhất của chúng con là hiền nội Nghiêm Thủy Ngô thị Nam Phương và hai con: Nghiêm Tịnh Mai Phương Quỳnh, Tâm Hạnh Mai Phương Dung.

 

Phần  phước  thanh cao này , chúng con xin kính thành hồi hướng đến Ân Sư: Cố Hòa ThượngGIỚI NGHIÊM  và Ngài Dịch Sư Kinh Tạng : Cố Trưởng Lão Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU, nguyện giác linh các Ngài  cao đăng thượngphẩm, hồi nhập Ta Bàđểhóa độ chúng sinh và sớm viên thành chí nguyện chứng đạt Vô thượng Bồ đề.

 

      Cầu nguyện chư hương linh : Thân phụ Mai Văn Minh tự Lưu PD Phúc Phương, thân mẫu Nguyễn thị Khanh PD Diệu Khánh, nhạc phụ Ngô Ngọc Của PD Phúc Hải … Cùng tất cả thân bằng quyến thuộc đã quá vãng của các vịđạo tâm, đềuđược sinh về cảnh giới An Lạc, bằng như đang ở nơi an vui thì sự an vui càng tăng tiến thêm.

 

Nguyện hồng ân Tam Bảo  thùy từ  gia hộ  cho các vị Ân nhângóp phần tạo thành tác phẩm này đều được đầy đủ  năm pháp chúc mừng : Sống lâu, dung sắc tươi đẹp, an vui, sức khỏe dồi dào  và trítuệ  sáng  suốt ( Ayu, vanno, sukham, palam, &paññà ) và sở cầu như nguyện ( Yam yam icchitam, tam tam khippameva samicchatu ).

 

      Chúng tôi cũng không quên hồi hướng đến hương linh chư vị Gia Trưởng, Huynh Trưởng vàĐoàn-sinh quá cố của Gia Đình Phật Tử Việt Nam trong nước và hải ngoại ; nhất là cố HTr. cấp Dũng : Như Tâm Nguyễn Khắc Từ  (UV. Nghiên Huấn BHDTƯ) và cố HTr. cấp Dũng : Nhật Thường Nguyễn Quang Tú (Trưởng BHD/ GĐPT Tỉnh Gia Định) là những bậc đàn anh khả kính đã hết lòng dìu dắt chúng tôi trong Tổ chức GĐPT.  Cầu nguyện chư hương linh đều được vãng sinh về cảnh giới An lạc . 

 

      Rất mong Chư Tôn Thạc Đức Tăng Già; mười phương chư Thiện Hữu Tri Thức cùng tùy hỷ trong công việc chuyển thơ kinh này, vì không phải cho riêng cá nhân ai, mà là lợi lạc khắp chúng hữu tình, nếu được phần nào thấu hiểu chánh pháp vi diệu của đấng Đại Giác Thế Tôn qua những lời thơ quê mộc mạc được diễn đạt với cả tấm lòng này.

 

      Cũng rất mong Quý Ngài và Quý vị chỉ dẫn những chỗ sai sót, góp ý sửa chữa để tác phẩm được thập phần tốt đẹp.

 

      Cuối cùng, xin thành kính nguyện đem chút ít công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo .

 

California , 12- 12- 2012  –  năm Nhâm Thìn âm lịch.

 

Với tâm chân thành ,

 

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tựTUỆ NGHIÊM

 

 

 

XIN LƯU Ý

  VỀ VIỆC PHIÊN ÂM PHẠN NGỮ  PALÌ 

 

 

- Kính bạch Quý Ngài .  - Kính thưa Quý vị .

 

     Theo ngu ý của chúng tôi, trong văn phạm Palì, những mẫu tự cuối của từ nguyên mẫu gồm : A, À, U, Ù , I, Ì, E, O  thì những mẫu tự  không có ký hiệu dấu ngang (giống như dấu huyền) đều đọc giọng ngắn và như có dấu sắc : á , ú , í . Còn à , ù , ì , e , o được đọc giọng dài và phát âm như  a , u , i , ê , ô … của tiếng Việt, nên chúng tôi xin mạn phép sử dụng phiên âm tùy chỗ, khi dùng như có dấu sắc, khi dùng như không dấu.

 

     Ví dụ : Chữ Magadha, đọc theo lối bình  thường là : Ma-ga-tha, nhưng theo đúng văn phạm Palì phải đọc Má-gá-thá  (giọng ngắn) .

 

     Do đó xin quý Ngài và quý vị không ngạc nhiên khi thấy tại sao một danh từ lúc ghi có dấu sắc, lúc lại không có dấu cho hợp vần. Ví dụ như trong Kinh “Chánh Tri Kiến”số 9, tên Tôn Giả Xá Lợi-Phất, có chỗ phiên âm là Sa-Ri-Pút-Tá, có chỗ ghi là Sa-Rí-Pút-Ta.

 

 

    Thi Hóa Trung Bộ Kinh     ( Tập I )               *MLH –  010A         

 

 

 [ Cũng theo văn phạm Palì , không những động từ phải chia , mà danh từ cũng được chia theo 8 cách ( thay vì phải dùng mạo từ như trong văn phạm Pháp-văn hayAnh-ngữ) , mỗi từ nguyên mẫu gọi là karanta được chia

theo một bảng khác nhau .

     Ví dụ các danh từ nguyên mẫu : magga ( con đường – thuộc á  karanta), hatthi (con voi – í  karanta), bhikkhu (vị Tỳ-khưu hay Tỷ-Kheo – ú  karanta) … đều được chia với số ít (ekavacana) hay số nhiều (bahuvacana) theo 8 cách như : Chủ cách, đối cách, sở hữu cách, sở dụng cách, xuất xứ cách, hô cách . . .

    Một ví dụ khác : Từ nguyên mẫu Bhikkhu, trong Tạng  Palì  thường thấy từ : Bhikkhave !  ( Này các Tỷ Kheo !) đây là thể hô cách ].

 

     Ngưỡng mong chư Tôn Đức và chư Thiện-hữu Tri-thức hoan hỷ thể tất cho những lỗi lầm nếu có .

 

                                                    Kính ghi ,

 

 

 

NGUYỆN VĂN

 

    -  Kính lạy đấng Tam giới Đạo Sư, Tứ sinh Từ Phụ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn.

 

Đệ tử chí thành đảnh lễ ba ngôi Tam Bảo : Vô thượng Tôn Phật, Vi diệu Chánh Pháp, Thanh tịnh Tăng-Già.

 

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nên mãi trôi lăn trong vòng sinh tử.  Nhưng cóđược chút duyên lành gặp được Chánh Pháp vi diệu nhiệm mầu do đấng Thiên Nhân SưĐại Giác Thích Ca Mâu Ni giáo truyền. Lại gặp được Minh sư dẫn dắt để biết đường ra khỏi rừng mê.

 

     Nay đệ tửđem hết lòng thành hướng vềđấng Thích Tôn Từ Phụ cùng mười phương chư vị Thánh Hiền Tăng, khẩn cầu sám hối tất cả tội lỗi kể từ vô thỉ cho đến ngày nay, do thân, khẩu, ý mê lầm tạo tác.

 

Đệ tử không ngại tài hèn trímỏng, phát nguyện chuyển thơ Kinh Trường Bộ, không khỏi lo âu vì sợ ngôn từ thô vụng, ý cạn lời quê có thể lầm sai thánh ý, sai lạc Phật ngôn. Nhưng với tâm chí thành tha thiết, hướng về đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn - với niềm tôn kính vô biên, với sự biết ơn vô hạn trước công đức độ sinh cao cả của Ngài, cầu mong thiện sự này sẽđược viên thành mỹ mãn.

 

Đệ tử nguyện đem chút ít công đức này, chí thành hồi hướng đến chư vị Tổ Sư Hòa Thượng tiền bối hữu công trong việc hoằng truyền Chánh Pháp ; đến Ân Sư và cha mẹ. Cùng hồi hướng đến khắp pháp giới chúng sinh đều được ân triêm hồng ân Tam Bảo đểđược vô lượng an lành và trọn thành Phật đạo.

 

Nam mô thập phương thường trụ Tam Bảo

tác đại chứng minh.

 

    Thi Hóa Trung Bộ Kinh       ( Tập I )    *MLH –  012A         

 

TÁN THÁN TAM BẢO :

 

PHẬT là đấng Toàn Tri Diệu Giác

PHÁP lưu truyền lợi lạc Nhân Thiên

TĂNG Già hòa hiệp, tịnh thiền

Quay về nương tựa, cần chuyên tu trì.

 

NHẤT TÂM ĐÍNH LỄ :

 

1. Namo   Buddhàya :

Kính lễ mười phương ba đời hết thảy chư Phật.

 

2. Namo Dhammàya :

Kính lễ mười phương ba đời hết thảy Tôn Pháp.

 

3. Namo   Sanghàya :

Kính lễ 10 phương ba đời hết thảy Hiền Thánh Tăng.

 

4. Namo Dìpamkaram Buddhàya :

Kính lễ Quá khứ  Nhiên Đăng Phật.

 

5. NamoVipassì  Buddhàya : Kính lễ Tỳ-Bà-Thi Phật.

 

6.Namo Sìkhi Buddhàya :  Kính lễ Thi Khí Phật.

 

7. Namo Vessabhù Buddhàya: Kính lễ Tỳ-Xá-Phù Phật

 

8.  Namo Kakusandham Buddhàya :

Kính lễ Câu-Lưu-Tôn Phật.

 

9.  Namo Konàgamanam Buddhàya  : 

Kính lễ Câu-Na-Hàm Mâu-Ni Phật.

 

10.  Namo Kassapam Buddhàya : Kính lễ Ca-Diếp Phật.

 

11.Namo Sakya Muni Buddhàya  :

Kính lễ Hiện tại giáo truyền Thích Ca Mâu-Ni Phật.   

 

12.  Namo Metteya Bodhisattwa  : 

Kính lễ Vị Lai Phật  Di-Lặc Bồ-tát.

*

13.  Namo Aññà Kondaññam Sàvakàya : Kính lễ

Đệ nhất Hạ Lạp A-Nhã Kiều-Trần-Như  Tôn Giả.

    Thi Hóa Trung Bộ Kinh       ( Tập I )    *MLH –  013A         

 

14.  Namo Mahà Sariputtam Sàvakàya :

Kính lễ Đệ nhất Trí Tuệ  Xá-Lợi-Phất Tôn Giả.

 

15.  Namo Mahà Moggallana  Sàvakàya :  Kính lễ

Đệ nhất Thần Thông Ma-Ha Mục-Kiền-Liên Tôn Giả.

 

16.  Namo Puññà  Mantaniputtam Sàvakàya : Kính lễĐệ nhất Thuyết Giáo Phú-Lâu-Na (Mãn-Từ-Tử)Tôn Giả.

 

17.  Namo Upalì Sàvakàya :

Kính lễĐệ nhất Trì luật Ưu-Ba-Li Tôn Giả.

 

18.  Namo Mahà Kassapam Sàvakàya :

Kính lễĐệ nhất Đầu Đà Ma-Ha Ca-Diếp Tôn Giả.

 

19.  Namo Mahà Kaccayànam Sàvakàya :  Kính lễ

Đệ nhất Luận Nghị Ma-Ha Ca-Chiên-Diên Tôn Giả.

 

20.  Namo Anuruddham Sàvakàya :   Kính lễ

Đệ nhất Thiên Nhãn A-Nậu-Lâu-Đà Tôn Giả.

 

21.  Namo Anandam Sàvakàya :

Kính lễĐệ nhất Đa Văn A-Nan-Đa Tôn Giả.

 

22.  Namo Rahulam Sàvakàya :

Kính lễĐệ nhất Mật Hạnh La-Hầu-La Tôn Giả.

 

23.  Namo Subhuti Sàvakàya :

Kính lễĐệ nhất Giải Không Tu-Bồ-Đề Tôn Giả.

 

24.  Namo Revatam Sàvakàya :

Kính lễĐệ nhất Thiền Định Ly-Bà-Đa Tôn Giả.

 

25.  Namo Sivali Sàvakàya :

Kính lễĐệ nhất Phước Đức Si-Va-Li Tôn Giả.

 

26.  Namo Cùla Panthakam Sàvakàya :   Kính lễ

Đệ nhất Giải Thoát Chu-Lị Bàn-Đà-Già Tôn Giả.

 

27.  Namo Mahà Kotthitam Sàvakàya :   Kính lễ

Đệ nhất Đắc Giải Ma-Ha Câu-Hy-La Tôn Giả.

 

    Thi Hóa Trung Bộ Kinh       ( Tập I )    *MLH –  014A         

 

28.  Namo Uruvela Kassapam Sàvakàya :      Kính lễ

Đệ nhất Lãnh Chúng Ưu-Lâu-Tần-Loa Ca-Diếp Tôn Giả

 

29.  Namo Mahà Kappinam Sàvakàya : Kính lễ

Đệ nhất Giáo Giới Ma-Ha Kiếp-Tân-Na Tôn Giả.

 

30.  Namo Pindola Bhàradvàjam Sàvakàya :   Kính lễ

Đệ nhất Sư-Tử-Hống Tân-Đầu-Lô Phả-La-ĐọaTôn Giả. 

 

31.Namo Lakuntaka Bhaddiyam Sàvakàya –  Kính lễ

Đệ nhất Pháp Âm Kiều-Phạm Ba-Đề Tôn Giả.

 

32.Namo Nandam Sàvakàya –

Kính lễ Đệ nhất Tiết Chế Nan-Đà Tôn Giả.

 

33.Namo Radham Sàvakàya –

Kính lễ Đệ nhất Biện Tài La-Đà Tôn Giả.

 

34.  Namo Veluvanavihàrà Sabba Sàvakàya  –

Nam-mô Trúc Lâm hội thượng chư  Hiền ThánhTăng 

 

35.  Namo Jetavanavihàrà SabbaSàvakàya  –

Nam-mô Kỳ Viên hội thượng chư Hiền Thánh Tăng.

 

36.Namo Gijjhakutavihàrà Sabba Sàvakàya  –

Nam-mô Linh Sơn hội thượng chư Hiền Thánh Tăng.

 

37.  Nam-mô Lịch đại Hoằng truyền Chánh Pháp

chư Hiền Thánh Tăng.

------------------------

38.  Namo Mahà Pajàpati Gotami Sàvakàya : Kính lễ

Đệ nhất Hạ lạp Đại Ái Đạo Kiều-Đàm-Di Thánh Ni.

 

 39.  Namo Khemà Sàvakàya :

Kính lễĐệ nhất Trí Tuệ Khê-Ma Thánh Ni.

 

40.  Namo Uppalavannà Sàvakàya :

Kính lễĐệ nhất Thần Thông Liên-Hoa-Sắc Thánh Ni.

41.  Namo Yasodhara Sàvakàya :

Kính lễ Đại Thần Thông Da-Du-Đà-La Thánh Ni.

 

 

    Thi Hóa Trung Bộ Kinh      ( Tập I )   *MLH –  015A         

 

42.  Namo Dhammadinnà Sàvakàya.  Kính lễ Đệ nhất

         Thuyết Giáo Đam-Ma-Đin-Na Thánh Ni.

 

43.  Namo Pàtàcarà Sàvakàya : Kính lễ Đệ nhất Trì Luật Pa-Ta-Cha-Ra Thánh Ni.

 

44.  Namo Bhaddà  Kàpilàni Sàvakàya : Kính lễ

Đệ nhất Chú Giải  Phách-Đa Ka-Pi-La-Ni Thánh Ni.

 

45.  Namo Bhaddà Kundalakesà Sàvakàya : Kính lễ Đệ

 nhất Luận Nghị Phách-Đa Kun-Đa-La-Kê-Sa Thánh Ni.

 

46.  Namo Kisà Gotami Sàvakàya :   Kính lễ

Đệ nhất  Đầu Đà Ki-Sa Gô-Ta-Mi  Thánh Ni.

 

47.  Namo Sundari Nandà Sàvakàya :   Kính lễ

Đệ nhất Thiền Định Sanh-Đa-Ri-Nan-Đa Thánh Ni.

 

48. Nam mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo.

 

SÁM NGUYỆN :

 

Đệ tử chúng con từ vô thỉ

Gây bao tội ác bởi lầm mê

Đắm trong sinh tửđã bao lần

Nay đến trước đài Vô Thượng Giác

 

Biển trần khổ lâu đời luân lạc

Với sinh linh vô sốđiêu tàn

Sống u hoài trong kiếp lầm than

Con lạc lõng không nhìn phương hướng

Đoàn con dại từ lâu vất vưởng

Hôm nay trông thấy Đạo huy hoàng

Xin hướng về núp bóng Từ quang

Lạy Phật Tổ soi đàng dẫn bước

 

Bao tội khổ trong đường ác trược

Vì tham, sân, si, mạn  gây nên

Thì hôm nay giữ trọn lời nguyền

Xin sám hối để lòng thanh thoát.

 

    Thi Hóa Trung Bộ Kinh      ( Tập I )     *MLH –  016A         

 

Trí Phật quang minh như nhật nguyệt

Từ bi vô lượng cứu quần sinh

Ôi ! từ lâu ba chốn ngục hình

Giam giữ mãi, con nguyền ra khỏi.

Theo gót Ngài vượt qua khổ hải

Nương thuyền từ vượt khỏi Ái hà.

Nhớ lời Ngài : Bờ Giác không xa

Hành Thập Thiện cho đời tươi sáng

Bỏ việc Ác đểđời quang đãng

Đem pháp lành gieo rắc phàm nhân

Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng

Con nguyện được sống đời rộng rãi

Con niệm Phật để lòng nhớ mãi

Hình bóng Người cứu khổ chúng sanh

Để theo Ngài trên bước đường lành

 

Chúng con khổ, nguyền xin cứu khổ

Chúng con khổ, nguyền xin tựđộ

Ngoài tham lam, sân hận ngập trời

Phá si mê, trí tuệ tuyệt vời

Lời Phật dạy đời đời ghi tạc :

 

Nguyện tinh tấn diệt trừđiều Ác

Cố gắng làm tất cả việc Lành

Giữ tâm hồn trong sạch, tinh anh

Nương Pháp Phật tu hành tựđộ

Tứ Diệu Đế chuyển mê khai ngộ

Trợ BồĐề băm bảy pháp tu :

 

- Tứ Chánh Cần nổ lực công phu

- Tứ Niệm Xứ thường hằng niệm tưởng

- Tứ Thần Túc xuất trần cao thượng

- Ngũ Căn cùng Ngũ Lực trợ duyên

- Thất Giác Chi bảy pháp tinh chuyên

- Bát Chánh Đạo thực hành rốt ráo.

 

    Thi Hóa Trung Bộ Kinh      ( Tập I )     *MLH –  017A         

 

Ba Mươi Bảy Pháp lành TrợĐạo

Là con đường duy nhất cho ta

Giải thoát ra khổ cảnh Ta-Bà

Chứng đạo quả Vô Sinh Bất Diệt.

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 L )

*   *   *

TỪ BI NGUYỆN :

Nguyện cầu tám hướng mười phương

Chúng sinh muôn loại hãy thường an vui

Dứt trừ  oan trái  nhiều đời

Bao nhiêu đau khổđến hồi duyên tan

Hại nhau chỉ chuốc lầm than

Mê si điên đảo vô vàn lệ châu

Nguyện cho vô bệnh, sống lâu

Nguyện cho thành tựu, phước sâu đức dày

Nguyện cho an lạc từđây

Dứt trừ thống khổ, đắng cay, oán hờn

Dứt trừ kinh sợ, tai ương

Bao nhiêu phiền não, đoạn trường vĩnh ly

Nguyện cầu Tam Bảo chứng tri

Sống đời thanh tịnh, từ bi vẹn toàn.

 

HỒI HƯỚNG  :

Con xin  hồi hướng phước này

Thấu đến quyến thuộc đâu đây cho tường

Cùng là thân thích tha phương

Hoặc đã quá vãng, hoặc thường hiện nay

Chúng sinh ba giới, bốn loài

Vô tưởng, hữu tưởng, chẳng nài đâu đâu

Nghe lời thành thực thỉnh cầu

Xin mau tựu hội lãnh thâu phước này

Bằng ai xa cách chưa hay

Cầu xin Thiên Chúng báo ngay hiện tiền

Thảy đều thọ lãnh phước duyên

    Thi Hóa Trung Bộ Kinh      ( Tập I )    *MLH –  018A         

 

             Dứt trừ tội lỗi, thoát liền nạn tai

Nguyện nhiều Tăng Chúng đức tài

Đạt thành Thánh quả, hoằng khai đạo lành

Nguyện cho Phật Pháp thịnh hành

Năm nghìn năm chẵn, phước lành thế gian.

 

PHỤC NGUYỆN :

 

 –  Namo Buddhàya  –  Namo Dhammàya ;

–  Namo Sanghàya. 

 –  Namo Sakya Muni Buddhàya.

 

Do thiện sự mà chúng con đã làm, cóđược chút ít phước duyên nào, xin thành tâm hồi hướng đến Chư Thiên, chư Thiện thần Hộ Pháp trong mười muôn triệu thế giới Sa-Bà, nhất là Chư Thiên, Thiện Thần tại Việt Nam và Mỹ Quốc – xin các ngài hoan hỷ thọ nhận và tiếp tục hộ trì Chánh Pháp.

Phổ nguyện : Ánh sáng Giác ngộ rực rỡ, Bánh xe Chánh pháp thường quay, Mưa hòa gió thuận, Thế giới hòa bình, Đất nước mạnh giàu, người người no ấm.

      Cửa Thiền thanh tịnh, Bốn Chúng an hòa. Ân sâu Thầy Tổ&  Cha Mẹ dưỡng sinh – nguyện cho các ngài : càng tăng ruộng phước. Trời, Người ba cõi đều được lợi lạc vô biên.

Thứ nguyện : Âm siêu dương thạnh, biển lặng mây trong. Noản, thai, thấp, hóa - bốn loại chúng sinh, nương theo Phật Pháp tu hành, đều trọn thành Phật Đạo.

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC  :

 

Nguyện đem công đức này     

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh           

Đều trọn thành Phật đạo.

*  *  *

    Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Tập I )  *MLH –  019A         

 

 

 

 

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsambuddhassa

 

Kính lạy Thế Tôn muôn đời

Là bậc Ứng Cúng – Trời Người quy y

Chứng đắcquảChánh Biến Tri

Tự Ngài giác ngộ, không thầy dạy cho.

 

 

*

**

 

Con xin thành kính đảnh lễ đức Thế Tôn. Ngài là đấng Toàn Tri Diệu Giác, vô lượng Từ Bi. Ngài đã bẻ gãy bánh xe sinh tử luân hồi, đã diệt tận Vô Minh phiền não, là bậc Thầy của cả Chư Thiên và Nhân Loại.

 

      Con xin thành kính đảnh lễ Pháp Bảo, là những phương lương dược, có công năng cứu chữa căn bệnh trầm kha sinh tử của chúng sinh.

 

      Con xin thành kính đảnh lễ Tăng Bảo, là những bậc thừa hành Chánh Giáo, bên ngoài có Y Bát chân truyền, bên trong có Giới Định Tuệ làm căn bản ; dù đã đắc quả thánh (Thánh Tăng) hay còn phàm (Thanh tịnh Tăng) đều gọi là Phước Điền của Chư Thiên và Nhân Loại.

 

 

    Thi Hóa Trung Bộ Kinh         ( Tập I )         *MLH –  020A         

 

 

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện đắc Như Lai chân thiệt nghĩa.

 

Pháp Phật diệu huyền rất cao sâu

Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu

Con nay nghe, thấy chuyên trì tụng

Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2021(Xem: 11176)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
26/07/2021(Xem: 8136)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
25/07/2021(Xem: 5076)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 16807)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 3484)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học in: ISSN 2692-7357 Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online: eISSN 2692-739X Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
11/07/2021(Xem: 6631)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
16/06/2021(Xem: 18226)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
10/06/2021(Xem: 13035)
Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu. Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Đó là lý do dẫn đến cuộc họp mở rộng giữa chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử VN tại hải ngoại và Việt Nam, được tổ chức vào lúc 08:50 PM ngày 08/5/2021 qua chương trình Zoom Online, để rồi đồng thuận tiến đến việc thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp. Hội Đồng Hoằng Pháp bao gồm nhiều
10/06/2021(Xem: 4418)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
20/05/2021(Xem: 12536)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]