Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/03/202220:45(Xem: 7397)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 1 THÁNG 3, 2022)
                  
Diệu Âm lược dịch

 

CAM BỐT: Khóa đào tạo kết nối Phật giáo và thiên nhiên

Từ ngày 22 đến 26-2-2022, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Angkor đã tiến hành một khóa đào tạo về Phật giáo và môi trường cho 25 nhà sư và các thành viên cộng đồng địa phương tại Rừng Cộng đồng Sorng Rukhavorn.

Ngày 25-2, Hòa thượng Tho Thou Ros, người đứng đầu cộng đồng, nói rằng khóa đào tạo này tập trung vào Phật giáo và môi trường tự nhiên, do đó đề cập đến văn hóa cũng như động vật hoang dã.

“Điều rất quan trọng là mọi người đều được đào tạo như vậy. Ở đây, nhà sư là người sáng tạo và cũng là người bảo vệ. Phật giáo đã gắn liền với thiên nhiên, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học từ rất lâu đời, kể từ thời Đức Phật, ”ông nói và lưu ý rằng Đức Phật đã đản sinh, giác ngộ và đạt được Niết bàn dưới một gốc cây.

Hòa thượng Tho Thou Ros nói thêm rằng : Khóa học nói trên cũng đề cập đến các hoạt động của con người trong rừng, và về mối quan hệ giữa Phật giáo và biến đổi khí hậu. Có những giới luật nói rằng chư tăng ni Phật giáo không được chặt phá cây cối, bụi rậm hoặc bụi cây. Bất cứ ai vi phạm các giới luật này sẽ là kẻ bất tuân luật của Đức Phật, và như vậy là tham gia vào việc phá hủy tài nguyên rừng cũng góp phần vào biến đổi khí hậu.

(Tipitaka Network – March 3, 2022)
TinTuc_PGTG_2022-03-1-000
Các nhà sư và thành viên của cộng đồng rừng Sorng Rukhavorn được đào tạo về Phật giáo và môi trường từ ngày 22 đến 24-2-2022
Photo: Phak Seangly

 

ẤN ĐỘ: Ngôi chùa của Đức Đạt lai Lạt ma sẽ mở cửa cho công chúng sau hai năm

DHARAMSHALA, Ấn Độ -  Chùa Thekchen Choeling Tsuglakhang, thường được gọi là ngôi chùa của Đức Đạt Lai Lạt Ma và là nơi tập trung của cộng đồng người Tây Tạng lưu vong, cuối cùng sẽ mở cửa cho du khách từ thứ Năm ngày 3-3-2022, đánh dấu Năm mới Tây Tạng (Losar). Kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng 3-2020, ngôi chùa này đã hoàn toàn đóng cửa đối với khách tham quan do lo sợ về sự lây lan của Covid-19.

Sau gần hai năm, nay ngôi chùa sẽ mở cửa cho tất cả những người mộ đạo và du khách với các biện pháp phòng ngừa được áp dụng. Thông báo ngày 28-2 yêu cầu công chúng phải luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội thích hợp và làm vệ sinh khi có bất kỳ ai bước vào cơ sở.

Tuy nhiên, không có thay đổi về thông tin liên quan đến lịch trình của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong những tháng sắp tới mặc dù chùa Thekchen Choeling Tsuglakhang sẽ mở cửa cho các tín đồ và khách viếng.

Đức Đạt lai Lạt ma cũng đã không trực tiếp tiến hành bất kỳ buổi giảng pháp hay xuất hiện trước đại chúng nào kể từ tháng 2-2020, vì ngài đã đình chỉ tất cả các cuộc tham gia và cuộc họp sau khi Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới.

(NewsNow – May 3, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-1-001TinTuc_PGTG_2022-03-1-002

Chùa Thekchen Choeling Tsuglakhang, thường được gọi là ngôi chùa của Đức Đạt Lai Lạt Ma - tại Ấn Độ
Photos: Phayul

 

HÀN QUỐC: Kêu gọi Hòa bình và Hành động: Hòa thượng Pomnyun kêu gọi về kiềm chế ở Ukraine

 

Ngày 2-3-2022, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã bước sang ngày thứ 7, với các báo cáo truyền thông kể về bạo lực leo thang nhanh chóng kèm theo đau khổ và mất mát nhân mạng.

Khi các nhà lãnh đạo tinh thần và các nhà hoạt động hòa bình trên khắp hành tinh đồng thanh phản đối cuộc đổ máu vô nghĩa này, vị thiền sư Hàn Quốc và là nhà hoạt động xã hội đáng kính Pomnyun hôm Chủ nhật 27-2-2022 đã đưa ra một tuyên bố chân thành vì hòa bình ở Ukraine, nhấn mạnh sự cần thiết đối với những người Nga yêu hòa bình và cộng đồng toàn cầu để đưa ra tiếng nói chung của họ trong một lời kêu gọi đoàn kết khôi phục hòa bình.

 

Chỉ trích cái giá phải trả của con người bởi chế độ bạo lực do nhà nước lãnh đạo, Hòa thượng Pomnyun kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch ở Ukraine và xây dựng một mặt trận quốc tế thống nhất chống lại sự áp bức phi lý.

 

Hòa thượng Pomnyun là một vị tôn sư, tác giả và nhà hoạt động xã hội được khắp nơi kính trọng. Ông đã thành lập nhiều tổ chức, sáng kiến ​​và dự án trên khắp thế giới, dựa trên lời dạy của Đức Phật là tôn trọng tất cả chúng sinh.

(Buddhistdoor Global – March 2, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-1-003

Hòa thượng Pomnyun
Photo: Jungto Society

 

 

HOA KỲ: Xưởng dạy làm đèn lồng Hàn Quốc đầy màu sắc mừng lễ Phật Đản

Làng St. Andrews, Maine - Có một thế giới khác biệt giữa một ngôi làng ven biển ở Maine và những ngôi chùa Phật giáo của Hàn Quốc, nhưng vào thứ Sáu, ngày 25-2-2022, hai nền văn hóa đã hội ngộ trong một xưởng làm đèn lồng hoa sen do Thư viện Tưởng niệm Cảng Boothbay (BHML) tổ chức.

Ước tính lớp học buổi chiều có khoảng 28 người tham gia với 11 người theo dõi là một nhóm từ Làng St. Andrews và những người còn lại đến từ nhà của họ; và  buổi tối có 35 người tham gia.

Các lớp học được giảng dạy bởi Dự án Thúc đẩy Văn hóa và Tinh thần Hàn Quốc (KSCPP), một tổ chức phi lợi nhuận do Kim Jae Woong thành lập năm 2005 nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về lịch sử và văn hóa Hàn Quốc.

Như Younhee Shin, điều phối viên chương trình của KSCPP, giải thích: Theo truyền thống, lồng đèn hoa sen  kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh 8 tháng 5 và được nhìn thấy trên khắp Hàn Quốc. Cô nói: “Hoa sen là loài hoa đẹp và tượng trưng cho lòng từ bi và tâm trong sáng của Đức Phật. Các xưởng làm đèn lồng bắt đầu vào năm 2009 và tiếp tục thông qua Zoom kể từ năm 2020. Chúng ngày càng phổ biến. KSCPP đã tổ chức 80 lớp học vào năm 2021…”

Những người đăng ký tham gia xưởng được nhận nguyên liệu để làm lồng đèn hoa sen gồm khung dây, cánh hoa và lá bằng giấy và keo dính. Những người tham dự được thực hiện từng bước thông qua việc xếp một hàng giấy đầu tiên và sau đó là các hàng tiếp theo cho đến khi khung dây được bao phủ trong một loạt "cánh hoa" đầy màu sắc. Shin giải thích và trình bày cặn kẽ các bước và dành nhiều thời gian để học sinh làm theo cô.

(Boothbay Register – March 3, 2022)

Younhee Shin, cô giáo dạy làm đèn lồng Hàn Quốc
 TinTuc_PGTG_2022-03-1-004
Cô Shin trình bày cách làm đèn lồng
TinTuc_PGTG_2022-03-1-005
Các học viên làm đèn lồng tại xưởng ở làng St. Andrews (ảnh trên) và tại nhà qua Zoom (ảnh dưới)
TinTuc_PGTG_2022-03-1-007TinTuc_PGTG_2022-03-1-008
Photos: boothbayregister.com

 

 

ĐÀI LOAN: Phật giáo Dấn thân: Hội Phật giáo Từ Tế phản ứng với khủng hoảng tị nạn Ukraine

Ngày 4-3-2022, Hội Phật giáo Từ Tế - tổ chức từ thiện và nhân đạo có trụ sở tại Đài Loan - cho biết rằng họ đang tổ chức một chương trình viện trợ nhân đạo để đáp ứng với cuộc khủng hoảng người tị nạn ngày càng gia tăng do hậu quả của cuộc xâm lược liên tục của Nga vào Ukraine. Sáng kiến ​​cứu trợ này có tên là “Tình yêu và lòng trắc ẩn cho Ukraine,” nhằm cung cấp nguồn cung cấp thiết yếu cho các cá nhân và gia đình chạy trốn khỏi chiến tranh, hiện đã là ngày thứ 9.

Hội Phật giáo Từ Tế cho biết với hơn một nửa số người tị nạn của Ukraine vượt biên sang Ba Lan, các tình nguyện viên của Hội ở châu Âu đã kết nối với các cơ quan và đối tác địa phương dọc theo biên giới Ba Lan-Ukraine.

“Theo Cao ủy Liên hiệp Quốc về người tị nạn, hơn 874,000 người đã rời Ukraine tính đến ngày 2-3 (2022). . . . ” Hội này thông báo. “Hơn một nửa đã đến Ba Lan và những người khác đã đến Hungary, Moldova, Romania và Slovakia, với 43,000 người chuyển đến Nga. Về phần những người đã ở lại Ukraine - hàng triệu người, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương và người già - thì đã bị buộc phải tập trung vào các cơ sở phòng không như ga tàu điện ngầm để tránh các cuộc không kích”.

Giám đốc điều hành của Hội Từ Tế Po-Wen Yen lưu ý rằng hội luôn duy trì lập trường nhân đạo, mở rộng vòng tay giúp đỡ những người tị nạn trên khắp thế giới - bao gồm cả ở Jordan, Serbia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia. Ông Yen nói rằng Từ Tế sẽ bắt đầu các hoạt động hỗ trợ người tị nạn cho người Ukraine sớm nhất có thể.

(Buddhistdoor Global – March 4, 2022)
TinTuc_PGTG_2022-03-1-009

Poster “Tình yêu và lòng trắc ẩn cho Ukraine” của Hội Phật giáo Từ Tế
Photo: tzuchi.us

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5052)
Chùa Xá Lợi là một danh lam ở thành phố Hồ Chí Minh, có kiến trúc hiện đại mà vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc, đây là một kiến trúc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn, và là một điểm thắng tích mang dấu ấn của cuộc đấu tranh lịch sử của Phật giáo đồ chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Hơn thế nữa, nơi đây là địa điểm hình thành nên những cột mốc lịch sử của tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, từ khi ngôi chùa mới được thành lập cho đến sau ngày Phật giáo được thực sự thống nhất toàn diện.
10/04/2013(Xem: 4442)
Bạn có biết ! đâu chỉ có Mécca là thánh địa mà mọi người Hồi giáo đều mơ ước hành hương một lần trong đời. Người Phật giáo, không chỉ mơ ước được hành hương về chốn "tứ động tâm" (Đản sinh – Thành đạo – chuyển Pháp luân – nhập Niết bàn), mà các đệ tử của Ngái ở xứ An Nam còn muốn noi gương Đường Tăng Trần Huyền Trang thân hành đến đất Phật để học hỏi, nghiên tầm và tu tập ngay chính nơi đức Bổn sư ghi dấu tích.
10/04/2013(Xem: 5015)
Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
10/04/2013(Xem: 4505)
Giữa thế kỷ thứ VII và thứ X Phật giáo Việt nam đã là chủ đề thi vịnh cho một số nhà thơ Trung Quốc, như đã cảm nhận và vang dội trong tâm hồn họ. Thế mà những bài thơ đó đã không bao giờ được những cuốn sử nước ta – Phật giáo hay không Phật giáo – kể tới, cho tới lúc Lê Quý Đôn tìm thấy và ghi lại trong Kiến Văn Tiếu Lục , quyển 9 tờ 13a4-b9. Cho đến nay, chỉ có bốn bài thơ xướng họa do Lê Quý Đôn và những người sau như Thích Mật Thể trích dẫn trong Việt nam Phật giáo Sử lược, nhưng không những các tác giả này đã không ghi nhận đầy đủ vì còn có thêm tối thiểu là ba bài nữa, mà còn chứa đựng nhiều sai lầm và thất lạc đáng tiếc.
10/04/2013(Xem: 5817)
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động của báo chí Phật giáo trong giai đoạn mà giáo lý của Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh...
10/04/2013(Xem: 4567)
Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát tại Trung Quốc do Thái Hư Đại sư lãnh đạo, rồi lan tỏa đến một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Từ những ảnh hưởng đó các Hội Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo, các Phật học đường, các tổ chức xã hội từ thiện ra đời và An Nam Phật học tại Huế được thành lập. Hội chú trọng việc giáo dục cho tầng lớp thế hệ thanh thiếu niên. Xuất phát từ đó năm 1940 các lớp dạy về Phật học, Khổng học, Lão học dành cho thanh thiếu niên tân học cũng được Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám mở ra hướng dẫn, sau đó lớp học này trở thành đoàn thanh niên Phật học Đức Dục.
10/04/2013(Xem: 6102)
Du nhập là đi vào hay truyền vào. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, khi nước ta lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ, còn bị nước Trung Hoa đô hộ. Nhưng Đạo Phật hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam là cả một quá trình kéo dài mãi cho đến ngày nay, và vẫn tiếp tục chừng nào mà đạo Phật còn tồn tại trên đất nước này. Đó là sự hòa mình của Đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đó là quá trình Đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội văn hóa Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 5219)
Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.
10/04/2013(Xem: 5977)
Mới đây, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin cùng cư sĩ Võ Văn Tường hợp tác với Công ty Tin học Tin Việt (là một công ty chuyên phát triển phần mềm multimedia, có khả năng cung cấp những dữ liệu thông tin trên máy vi tính cá nhân bằng hình ảnh, âm thanh và phim video) để sản xuất "cuốn sách điện tử" với tựa đề NHỮNG NGÔI CHÙA NỒI TIẾNG VIỆT NAM qua ba ngôn ngữ Việt Anh và Pháp nằm gọn trên một đĩaCD–ROM.
10/04/2013(Xem: 8508)
Chùa Đậu vốn là Thành Đạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi : 1. THÀNH ĐẠO TỰ 2. PHÁP VŨ TỰ 3. CHÙA VUA 4. CHÙA BÀ 5. CHÙA ĐẬU
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]