Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/09/202007:37(Xem: 9202)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 1 THÁNG 9, 2020)
Diệu Âm lược dịch

CỘNG HÒA KALMYKIA (Liên bang Nga): Telo Tulku Rinpoche tôn phong Ngôi nhà Đèn

Telo Tulku Rinpoche, vị Lạt ma trưởng của người Kalmyk, và các nhà sư Phật giáo từ Tu viện Trung tâm của Kalmykia đã tiến hành nghi lễ tôn phong Zulyn Ger (Ngôi Nhà Đèn) để tưởng nhớ tổ tiên của Kalmykia. Zulyn Ger là một tòa nhà nhỏ, ở trung tâm được lắp đặt một chiếc đèn bơ lớn. Đèn bơ này có khả năng cháy liên tục đến cả tháng.

Buổi lễ được tổ chức vào ngày 29-8 tại chân gò Bashmin Tolga ở quận Ketchenerovsky, phía tây bắc nước cộng hòa Kalmykia. Địa điểm này có tính lịch sử đối với người Kalmyk với tu viện Tsannid Chöra nổi tiếng, từng là trung tâm giáo dục đại học Phật giáo, được đặt ở đó từ năm 1907 đến 1922.

Buổi lễ có sự tham dự của cư dân quận Ketchenerovsky và Phật tử từ bên ngoài quận, cùng các đại diện từ các trung tâm Phật giáo Kalmykia khác nhau. Thân nhân của các Lạt ma và sư sãi từng phục vụ tại tu viện Tsannid Chöra cũng đến tham dự sự kiện trọng thể này.

Theo Telo Rinpoche, việc mở cửa Zulyn Ger đã được lên kế hoạch từ lâu, nhưng đã bị trì hoãn do hậu quả của đại dịch coronavirus.

(Buddhistdoor Global – September 1, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-09-1-000

Telo Tulku Rinpoche dâng khăn quàng lễ cho chiếc đèn bơ
Photo: mk-kalm.ru
TinTuc_PGTG_2020-09-1-001
Zulyn Ger (Ngôi Nhà Đèn)
TinTuc_PGTG_2020-09-1-002Telo Tulku Rinpoche chủ trì các nghi thức trong lễ tôn phong Ngôi Nhà Đèn
Photos: khurul.ru

NHẬT BẢN: Mái gác bằng vàng của Kim Các Tự được tu sửa giữa đại dịch

Kyoto, Nhật Bản – Ngày 1-9-2020, gác bằng vàng nổi tiếng tại chùa Kim Các ở Kyoto đã bắt đầu tu sửa ba tháng đối với mái nhà lợp ngói gỗ của nó trong bối cảnh đại dịch coronavirus, vốn khiến lượng du khách giảm đáng kể.

Gác có mặt tiền dát bằng vàng lá này là một phần của Di sản Thế giới ở cố đô Kyoto. Du khách sẽ không thể nhìn thấy toàn bộ ngôi chùa Kim Các trong ba tuần vì giàn giáo sẽ che khuất hoàn toàn gác vàng.

Thay vào đó, một bảng ảnh lớn về ngôi chùa Phật giáo này đã được dựng lên vào ngày 1-9 để du khách và những người chiêm bái có thể xem, vì các tài liệu về công việc cải tạo đã được đưa vào bảng ảnh.

Công việc cải tạo sẽ hoàn thành vào tháng 12.

Kim Các Tự trải qua một cuộc trùng tu tương tự gần đây nhất vào năm 2002.

Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1398, Kim Các Tự đã bị thiêu rụi trong một cuộc tấn công đốt phá vào năm 1950 nhưng được xây dựng lại 5 năm sau đó.

(bignewsnetwork.com – September 3, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-09-1-003-2

Bảng ảnh lớn về Kim Các Tự dựng lên để du khách và những người chiêm bái có thể xem các tài liệu về công việc cải tạo
Photo: japantimes.com.jp

HÀN QUỐC: Tượng nhà sư Phật giáo cổ xưa nhất của Hàn Quốc được công nhận là Bảo vật Quốc gia

Bức tượng cổ nhất Hàn Quốc về một nhà sư Phật giáo từ triều đại Goryeo sẽ được chỉ định là bảo vật quốc gia.

Ngày 2-9-2020, Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa (CHA) đã đưa ra thông báo trước về việc chỉ định bức tượng ngồi của Nhà sư Huirang tại chùa Haeinsa (ở Hapcheon, tỉnh Gyeongsang Nam) là một bảo vật quốc gia.

Bức tượng của sư Huirang, người đã hoạt động giữa cuối triều đại Shilla và đầu triều đại Goryeo, được cho là đã được tạo tác vào nửa đầu thế kỷ thứ 10.

CHA đánh giá cao giá trị của bức tượng, nói rằng đây là tác phẩm điêu khắc duy nhất hiện có ở đất nước về một nhà sư Phật giáo có đức độ cao.

Sau khi thu thập ý kiến ​​từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong 30 ngày tới, cơ quan này có kế hoạch chính thức chỉ định bức tượng thông qua một hội đồng duyệt xét.

(world.kbs.co.kr – September 2, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-09-1-004

Bức tượng của nhà sư Huirang
Photo: YONHAP News

NEPAL: 65% công trình tái thiết các tu viện Phật giáo của Nepal đã hoàn thành

Kathmandu , Nepal - Khoảng 65 phần trăm các tu viện Phật giáo đã được xây dựng hoặc cải tạo, với công việc đang được thực hiện từ 87% chi phí của Ngân hàng Exim Ấn Độ.

Trong tổng số 2,703 tu viện đã đăng ký với Ủy ban Phát triển Tu viện và Quảng bá Triết học Phật giáo, có tổng cộng 1, 357 tu viện bị hư hại trong trận động đất năm 2015.

"Chúng tôi đã hoàn thành việc tu bổ khoảng 4 trăm Tu viện và Bảo tháp. Năm năm sau trận động đất, chúng tôi chỉ hoàn thành 65% công việc được giao. Chi phí ước tính cho công việc vào khoảng 270 triệu Rupee Nepal", Ganesh Wasti, Giám đốc Tái thiết Quốc gia Cơ quan, Bộ phận thực hiện xác nhận.

Chính phủ Nepal đã cam kết hỗ trợ 13% tổng chi phí sẽ phát sinh khi thực hiện dự án.

Hầu hết các Tu viện sẽ được xây dựng lại đều có niên đại hàng trăm năm và nằm rải rác trên khắp Nepal.

(ANI - September 5, 2020)

NHẬT BẢN: Đền thờ ở Kyoto hồi sinh nghi lễ Thần Đạo-Phật giáo sau 550 năm gián đoạn

KYOTO – Như một phần trong nỗ lực hồi sinh các nghi lễ cổ xưa, vào ngày 4-9-2020, ngôi đền Kitano Tenmangu nổi tiếng ở Kyoto đã tổ chức một nghi thức Thần đạo và Phật giáo bắt nguồn từ thế kỷ thứ 10.

Đền thờ Kitano Tenmangu, được thành lập vào năm 947, cho biết đã không tổ chức nghi lễ Kitano Goryoe kể từ năm 1467, khi Chiến tranh Onin, một cuộc nội chiến kéo dài 11 năm, nổ ra.

Nghi thức ban đầu được tổ chức để xoa dịu sự nổi giận của linh hồn Sugawara no Michizane (845-903), một học giả và chính trị gia được tôn thờ như một vị thần tại đền Kitano Tenmangu, vì người dân Nhật Bản cổ đại tin rằng thiên tai và dịch bệnh là do lời nguyền tạo ra bởi những nhân vật nổi tiếng đã bị thảm sát hoặc những người chết oan ức.

Vào ngày 4-9 nói trên, các tu sĩ của đền thờ đã thực hiện nghi thức này cùng với các tu sĩ từ Đền Enryakuji ở Otsu, tỉnh Shiga, vì nghi thức Goryoe được tổ chức đồng bộ giữa Thần đạo và Phật giáo.

Ngoài việc cầu nguyện cho linh hồn của Michizane được phục hồi, các tu sĩ còn cầu nguyện cho sự kết thúc của đại dịch coronavirus mới và cho sức khỏe và sự an toàn của mọi người.

(thejapantimes - Sep 4, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-09-1-005
Ngôi đền Kitano Tenmangu nổi tiếng ở Kyoto đã tổ chức một nghi lễ Kitano Goryoe của Thần đạo và Phật giáo bắt nguồn từ thế kỷ thứ 10
Photo: The Japan Times




Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5052)
Chùa Xá Lợi là một danh lam ở thành phố Hồ Chí Minh, có kiến trúc hiện đại mà vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc, đây là một kiến trúc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn, và là một điểm thắng tích mang dấu ấn của cuộc đấu tranh lịch sử của Phật giáo đồ chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Hơn thế nữa, nơi đây là địa điểm hình thành nên những cột mốc lịch sử của tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, từ khi ngôi chùa mới được thành lập cho đến sau ngày Phật giáo được thực sự thống nhất toàn diện.
10/04/2013(Xem: 4442)
Bạn có biết ! đâu chỉ có Mécca là thánh địa mà mọi người Hồi giáo đều mơ ước hành hương một lần trong đời. Người Phật giáo, không chỉ mơ ước được hành hương về chốn "tứ động tâm" (Đản sinh – Thành đạo – chuyển Pháp luân – nhập Niết bàn), mà các đệ tử của Ngái ở xứ An Nam còn muốn noi gương Đường Tăng Trần Huyền Trang thân hành đến đất Phật để học hỏi, nghiên tầm và tu tập ngay chính nơi đức Bổn sư ghi dấu tích.
10/04/2013(Xem: 5015)
Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
10/04/2013(Xem: 4505)
Giữa thế kỷ thứ VII và thứ X Phật giáo Việt nam đã là chủ đề thi vịnh cho một số nhà thơ Trung Quốc, như đã cảm nhận và vang dội trong tâm hồn họ. Thế mà những bài thơ đó đã không bao giờ được những cuốn sử nước ta – Phật giáo hay không Phật giáo – kể tới, cho tới lúc Lê Quý Đôn tìm thấy và ghi lại trong Kiến Văn Tiếu Lục , quyển 9 tờ 13a4-b9. Cho đến nay, chỉ có bốn bài thơ xướng họa do Lê Quý Đôn và những người sau như Thích Mật Thể trích dẫn trong Việt nam Phật giáo Sử lược, nhưng không những các tác giả này đã không ghi nhận đầy đủ vì còn có thêm tối thiểu là ba bài nữa, mà còn chứa đựng nhiều sai lầm và thất lạc đáng tiếc.
10/04/2013(Xem: 5817)
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động của báo chí Phật giáo trong giai đoạn mà giáo lý của Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh...
10/04/2013(Xem: 4567)
Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát tại Trung Quốc do Thái Hư Đại sư lãnh đạo, rồi lan tỏa đến một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Từ những ảnh hưởng đó các Hội Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo, các Phật học đường, các tổ chức xã hội từ thiện ra đời và An Nam Phật học tại Huế được thành lập. Hội chú trọng việc giáo dục cho tầng lớp thế hệ thanh thiếu niên. Xuất phát từ đó năm 1940 các lớp dạy về Phật học, Khổng học, Lão học dành cho thanh thiếu niên tân học cũng được Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám mở ra hướng dẫn, sau đó lớp học này trở thành đoàn thanh niên Phật học Đức Dục.
10/04/2013(Xem: 6102)
Du nhập là đi vào hay truyền vào. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, khi nước ta lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ, còn bị nước Trung Hoa đô hộ. Nhưng Đạo Phật hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam là cả một quá trình kéo dài mãi cho đến ngày nay, và vẫn tiếp tục chừng nào mà đạo Phật còn tồn tại trên đất nước này. Đó là sự hòa mình của Đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đó là quá trình Đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội văn hóa Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 5219)
Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.
10/04/2013(Xem: 5977)
Mới đây, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin cùng cư sĩ Võ Văn Tường hợp tác với Công ty Tin học Tin Việt (là một công ty chuyên phát triển phần mềm multimedia, có khả năng cung cấp những dữ liệu thông tin trên máy vi tính cá nhân bằng hình ảnh, âm thanh và phim video) để sản xuất "cuốn sách điện tử" với tựa đề NHỮNG NGÔI CHÙA NỒI TIẾNG VIỆT NAM qua ba ngôn ngữ Việt Anh và Pháp nằm gọn trên một đĩaCD–ROM.
10/04/2013(Xem: 8508)
Chùa Đậu vốn là Thành Đạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi : 1. THÀNH ĐẠO TỰ 2. PHÁP VŨ TỰ 3. CHÙA VUA 4. CHÙA BÀ 5. CHÙA ĐẬU
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]