Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

30/03/202107:49(Xem: 8103)
Tuần 4

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 4 THÁNG 3, 2021)

Diệu Âm lược dịch

 

BHUTAN: Phật quốc Bhutan sẵn sàng bắt đầu chương trình tiêm chủng COVID trên toàn quốc

Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông báo sẽ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 trên toàn quốc từ ngày 27-3-2021, một ngày tốt lành do chư cao tăng của Cơ quan Tu viện Trung ương lựa chọn. Chính phủ thông báo rằng chương trình có thể bắt đầu sau khi chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng lô hàng vaccine Covishield thứ hai của họ - bao gồm 400.000 liều - sẽ đến từ Ấn Độ vào ngày 22-3.

“Rất vui được nhận thêm 400,000 liều Covishield, giúp chương trình tiêm chủng của chúng tôi có thể được triển khai trên toàn quốc. Người dân Bhutan và tôi luôn biết ơn ”, thủ tướng Bhutan , Tiến sĩ Lotay Tshering, phát biểu từ văn phòng thủ tướng trong một thông báo được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội ngày 22-3. “Chúng tôi cầu nguyện những cử chỉ thân thiện này trong thời kỳ đại dịch biến thành những phước lành vô bờ bến cho người dân Ấn Độ.”

Cơ quan Tu viện Trung ương của Bhutan, Zhung Dratshang, đã tiến hành một buổi lễ Sangay Menlha (Phật Dược Sư) kéo dài 3 ngày từ ngày 20 đến 22-3 trùng với thời điểm lô hàng vaccine xin đến.

Vào ngày 20-1-2021, vương quốc Hy Mã Lạp Sơn này đã trở thành nơi đầu tiên nhận lô hàng vaccine COVID-19 miễn phí (trong khuôn khổ nỗ lực ngoại giao vaccine đang diễn ra của Ấn Độ), nhận được 150,000 liều vaccine Oxford-AstraZeneca từ sản xuất trong nước của Ấn Độ.

(Buddhistdoor Global – March 22, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-03-4-000

Các nhà sư Bhutan tiến hành nghi lễ Phật Dược Sư kéo dài 3 ngày, từ  20 đến 22-3-2021

Photo: Craig Lewis

 

 

TÍCH LAN: Đại sư Kotugoda Dhammawasa viên tịch ở tuổi 88

Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa, một vị trưởng lão đáng kính của giáo phái Phật giáo Nguyên thủy Amarapura Nikaya ở Tích Lan, và là đương nhiệm chính của tu viện Sri Dharmapalaramaya trên Núi Lavinia, đã viên tịch vào ngày 22-3-2021, thọ 88 tuổi.

Lễ hỏa táng dự kiến ​​vào lúc 4:00 p.m. ngày 25-3 tại Quảng trường Độc lập, Colombo. Buổi lễ sẽ được tổ chức với đầy đủ sự tôn vinh của nhà nước và có thể sẽ có sự tham dự của các nhân vật tôn giáo và chính trị gia hàng đầu trên khắp đất đảo quốc này.

Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa được biết đến vì đã thuyết giảng trên đài phát thanh quốc gia trong hơn 50 năm, và vì sự khiêm tốn và tinh thần đại đoàn kết của mình. Ông là đồng chủ tịch của tổ chức toàn cầu Tôn giáo vì Hòa bình. Ngoài ra, ông còn là tác giả của hơn 36 cuốn sách về các chủ đề liên quan đến Phật giáo từ những năm 1960.

Các cuộc nói chuyện của Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa đã thu hút khán giả từ khắp nơi trên thế giới.

(Buddhistdoor Global – March 23, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-03-4-001

Photo: dailynews.lk

 

 

HOA KỲ: Tăng sĩ Marvin Harada - Giáo trưởng Giáo hội Phật giáo Hoa Kỳ - suy ngẫm về sự gia tăng của tội ác hận thù Châu Á

Tăng sĩ Marvin Harada, giáo trưởng của Giáo hội Phật giáo Hoa Kỳ (BCA) kể từ tháng 4-2020, đã đưa ra một tuyên bố trong tuần này đề cập đến sự gia tăng bạo lực gần đây đối với người châu Á, bao gồm cả việc giết hại 6 phụ nữ châu Á ở Atlanta, Georgia vào tuần trước. Tuyên bố của ông, được đăng trên Facebook vào ngày 21-3, có tiêu đề: "Phản ảnh về sự gia tăng của các tội ác hận thù châu Á."

BCA là tổ chức Phật giáo lâu đời nhất ở lục địa Hoa Kỳ, với hơn 60 ngôi chùa độc lập và khoảng 16,000 thành viên trên khắp đất nước. BCA tu tập theo dòng truyền thừa của mình thông qua Jodo Shinshu -  truyền thống Phật Thiền của Nhật Bản, được thành lập bởi Shinran Shonin khoảng 800 năm trước.

Giáo trưởng Harada cũng đăng một thông điệp về chủ đề này, nói thêm: “Thế giới của chúng ta ngày nay phải đối mặt với căng thẳng chủng tộc và phân biệt chủng tộc khiến nhân loại và xã hội của chúng ta tan tác. Có vẻ như chúng ta đã không đạt được bất kỳ tiến bộ nào kể từ những năm 1960 và những ngày của Phong trào Dân quyền”.

Các cuộc tấn công vào các cá nhân đã được báo cáo, cùng với các hành vi phá hoại tại các ngôi chùa Phật giáo.

Tổ chức Stop AAPI Hate, tổ chức theo dõi các vụ căm thù đối với người Mỹ gốc Á và người dân các đảo ở Thái Bình Dương, đã thống kê khoảng 3,795 vụ việc xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 19-3 đến ngày 28-2-2021. Họ lưu ý rằng phụ nữ bị báo cáo nhiều hơn 2.3 lần so với nam giới, và người Trung Quốc là nhóm dân tộc lớn nhất bị thù ghét, tiếp theo là người Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines.

(Buddhistdoor Global – March 25, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-03-4-002

Tăng sĩ Marvin Harada - Giáo trưởng Giáo hội Phật giáo Hoa Kỳ

Photo: facebook.com


HÀN QUỐC: Các bài giảng nêu bật mối liên kết Phật giáo giữa Ấn Độ và Hàn Quốc

Một loạt các bài giảng trực tuyến vào cuối tháng 2-2021đã nêu bật di sản văn hóa Phật giáo được chia sẻ giữa Ấn Độ và Hàn Quốc, hướng về kinh điển, văn học, triết học và thực hành thiền định Phật giáo.

Với tiêu đề "Di sản Phật giáo và Ấn Độ", các bài giảng được đồng tổ chức bởi Đại sứ quán Ấn Độ tại Hàn Quốc và Trung tâm Văn hóa Ấn Độ, phối hợp với Trường Cao đẳng Nghiên cứu và Văn hóa Phật giáo tại Đại học Dongguk, Hàn Quốc, từ ngày 22 đến 26-2-2021.

Trong số những người tham gia có Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc Sripriya Ranganathan và các giáo sư từ trường đại học Dongguk. Trong bài phát biểu khai mạc của mình, Đại sứ Ranganathan đã tập trung 'vào các khía cạnh khác nhau của Phật giáo và các mối quan hệ sâu sắc giữa hai quốc gia.

Các diễn giả Hàn Quốc đã nói về việc phát triển các phương tiện khác nhau để bảo tồn những lời dạy của Đức Phật và cách mà kinh điển và văn học Phật giáo được truyền bá đến Hàn Quốc; về  truyền thống triết học đầu tiên Abhidhamma trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ; về thiền định Phật giáo; về những câu chuyện thiêng liêng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển, tiến hóa và truyền bá của Phật giáo cũng như sự bản địa hóa của đạo này ở các quốc gia khác nhau và tầm quan trọng của việc giải thích kinh điển Phật giáo từ một quan điểm đa dạng hơn; và giải thích việc thương mại hàng hải đóng vai trò thiết yếu như thế nào trong việc truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ sang Đông Á và Đông Nam Á.

(tipitaka.net – March 24, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-03-4-003

Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc Sripriya Ranganathan

Photo: koreatimes.co.kr

 

 

HÀN QUỐC: Hòa thượng Hàn Quốc Pomnyun Sunim phát trực tiếp Pháp thoại Toàn cầu

Nhà sư Phật giáo và là thiền sư Hàn Quốc nổi tiếng Pomnyun Sunim  sẽ thực hiện một buổi pháp thoại được phát trực tiếp trên toàn cầu vào ngày 4-4-2021 với chủ đề “Cuộc trò chuyện thông thường với Hòa thượng Pomnyun Sunim. ”

Nhà tổ chức Jungto Society cho biết: “Sự kiện ảo trên toàn thế giới này dành cho tất cả mọi người, và bạn có thể chia sẻ thông tin sự kiện với bạn bè và gia đình của mình. Vui lòng gửi bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể có về cuộc sống cá nhân, các mối quan hệ, công việc, v.v…”

Là một vị ton sư về giảng Pháp được kính trọng rộng rãi, một tác giả bán chạy nhất và một nhà hoạt động xã hội không mệt mỏi ở quê hương Hàn Quốc, Hòa thượng Pomnyun Sunim đã thành lập nhiều tổ chức, sáng kiến ​​và dự án dựa trên Phật pháp đang hoạt động trên khắp thế giới. Trong số đó, Jungto Society, một cộng đồng tình nguyện được thành lập dựa trên giáo lý Phật giáo và thể hiện sự bình đẳng, sống giản dị và bền vững, chuyên giải quyết các vấn đề xã hội hiện đại dẫn đến đau khổ, bao gồm suy thoái môi trường, nghèo đói và xung đột.

Hòa thượng Pomnyun Sunim cũng là người sáng lập và là chủ tịch của cơ quan cứu trợ quốc tế Join Together Society, hoạt động nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua viện trợ nhân đạo và phát triển bền vững;  trung tâm Thiện Hữu, một trung tâm vì hòa bình, nhân quyền và người tị nạn; Quỹ Hòa bình; và EcoBuddha, một phong trào môi trường tập trung vào phát triển bền vững. Ông cũng hợp tác chặt chẽ với Mạng lưới Quốc tế về các Phật tử dấn thân (INEB).

(Buddhistdoor Global – March 24, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-03-4-004

Hòa thượng Pomnyun Sunim

Photo: Jungto Society

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5052)
Chùa Xá Lợi là một danh lam ở thành phố Hồ Chí Minh, có kiến trúc hiện đại mà vẫn mang sắc thái văn hóa dân tộc, đây là một kiến trúc mang nét đặc thù của đất Sài Gòn, và là một điểm thắng tích mang dấu ấn của cuộc đấu tranh lịch sử của Phật giáo đồ chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Hơn thế nữa, nơi đây là địa điểm hình thành nên những cột mốc lịch sử của tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, từ khi ngôi chùa mới được thành lập cho đến sau ngày Phật giáo được thực sự thống nhất toàn diện.
10/04/2013(Xem: 4442)
Bạn có biết ! đâu chỉ có Mécca là thánh địa mà mọi người Hồi giáo đều mơ ước hành hương một lần trong đời. Người Phật giáo, không chỉ mơ ước được hành hương về chốn "tứ động tâm" (Đản sinh – Thành đạo – chuyển Pháp luân – nhập Niết bàn), mà các đệ tử của Ngái ở xứ An Nam còn muốn noi gương Đường Tăng Trần Huyền Trang thân hành đến đất Phật để học hỏi, nghiên tầm và tu tập ngay chính nơi đức Bổn sư ghi dấu tích.
10/04/2013(Xem: 5015)
Học viện Phật giáo Việt nam tại TP HCM toạ lạc số 716, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ sở giáo dục cấp đại học Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, Học viện PG Việt Nam tại Tp Huế), được thành lập từ ngày 25 tháng 02 năm 1982 theo nghị quyết phiên họp thứ nhất của Ban thường trực Hội đồng trị sự Trung Ương và theo quyết định 0160/ QĐ ngày 17 tháng 03 năm 1983 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.
10/04/2013(Xem: 4505)
Giữa thế kỷ thứ VII và thứ X Phật giáo Việt nam đã là chủ đề thi vịnh cho một số nhà thơ Trung Quốc, như đã cảm nhận và vang dội trong tâm hồn họ. Thế mà những bài thơ đó đã không bao giờ được những cuốn sử nước ta – Phật giáo hay không Phật giáo – kể tới, cho tới lúc Lê Quý Đôn tìm thấy và ghi lại trong Kiến Văn Tiếu Lục , quyển 9 tờ 13a4-b9. Cho đến nay, chỉ có bốn bài thơ xướng họa do Lê Quý Đôn và những người sau như Thích Mật Thể trích dẫn trong Việt nam Phật giáo Sử lược, nhưng không những các tác giả này đã không ghi nhận đầy đủ vì còn có thêm tối thiểu là ba bài nữa, mà còn chứa đựng nhiều sai lầm và thất lạc đáng tiếc.
10/04/2013(Xem: 5817)
Khi đề cập đến báo Phật giáo các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đều lấy mốc thời gian thập niên 30-45 làm khởi điểm và phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam làm nền cho hoạt động của báo chí Phật giáo trong giai đoạn mà giáo lý của Đức Phật được những nhà nghiên cứu quan tâm tranh luận trên diễn đàn ngôn luận. Có thể nói báo Phật giáo chỉ xuất hiện trong giai đoạn cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh...
10/04/2013(Xem: 4567)
Năm 1920 phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát tại Trung Quốc do Thái Hư Đại sư lãnh đạo, rồi lan tỏa đến một số nước lân cận trong đó có Việt Nam. Từ những ảnh hưởng đó các Hội Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo, các Phật học đường, các tổ chức xã hội từ thiện ra đời và An Nam Phật học tại Huế được thành lập. Hội chú trọng việc giáo dục cho tầng lớp thế hệ thanh thiếu niên. Xuất phát từ đó năm 1940 các lớp dạy về Phật học, Khổng học, Lão học dành cho thanh thiếu niên tân học cũng được Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám mở ra hướng dẫn, sau đó lớp học này trở thành đoàn thanh niên Phật học Đức Dục.
10/04/2013(Xem: 6102)
Du nhập là đi vào hay truyền vào. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, khi nước ta lúc bấy giờ gọi là Giao Chỉ, còn bị nước Trung Hoa đô hộ. Nhưng Đạo Phật hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam là cả một quá trình kéo dài mãi cho đến ngày nay, và vẫn tiếp tục chừng nào mà đạo Phật còn tồn tại trên đất nước này. Đó là sự hòa mình của Đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đó là quá trình Đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội văn hóa Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 5219)
Văn chương bình dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.
10/04/2013(Xem: 5977)
Mới đây, Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin cùng cư sĩ Võ Văn Tường hợp tác với Công ty Tin học Tin Việt (là một công ty chuyên phát triển phần mềm multimedia, có khả năng cung cấp những dữ liệu thông tin trên máy vi tính cá nhân bằng hình ảnh, âm thanh và phim video) để sản xuất "cuốn sách điện tử" với tựa đề NHỮNG NGÔI CHÙA NỒI TIẾNG VIỆT NAM qua ba ngôn ngữ Việt Anh và Pháp nằm gọn trên một đĩaCD–ROM.
10/04/2013(Xem: 8508)
Chùa Đậu vốn là Thành Đạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi : 1. THÀNH ĐẠO TỰ 2. PHÁP VŨ TỰ 3. CHÙA VUA 4. CHÙA BÀ 5. CHÙA ĐẬU
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]