Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

07/09/202118:45(Xem: 7100)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 1 THÁNG 9, 2021)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

 

 

TÍCH LAN: Nữ Phật tử Tiên phong, Ni sư Tiến sĩ Kusuma viên tịch ở tuổi 92

Ni sư, Tiến sĩ Kusuma Devendra, nhà tu hành, học giả và là tiếng nói nổi tiếng của Phật giáo là đã viên tịch vào cuối ngày thứ Bảy tại Tích Lan ở tuổi 92 tuổi.

Ni sư Kusuma trở thành tỳ kheo ni Tích Lan đầu tiên trong 10 thế kỷ và, được ghi nhận là người đi tiên phong trong việc hồi sinh dòng Tỳ kheo ni Nam Tông ở Tích Lan. Bà tiếp tục thuyết pháp khắp nơi trên thế giới, thành lập và lãnh đạo Trung tâm Thiền Quốc tế Ayya Khema ở Horana, miền tây Tích Lan.

Trong phần lớn thời gian đầu của mình, Kusuma Devendra là một học giả, nghiên cứu sinh học phân tử ở Hoa Kỳ và giảng dạy khoa học và tiếng Anh tại trường đại học. Bà chuyển sang Phật giáo sau khi nhận ra rằng khoa học không thể trả lời tất cả các câu hỏi của bà về bản chất của sự tồn tại. Sau đó, bà đã lấy được hai bằng Tiến sĩ - một bằng về Tỳ kheo ni ở Tích Lan, và một về Luật tạng (là sự phân chia của giáo luật Phật giáo liên quan đến các quy tắc và thủ tục quản lý tăng đoàn tu viện Phật giáo).

Ni sư Kusuma đã đi du lịch đến Hàn Quốc và Đài Loan để nghiên cứu các dòng truyền thừa đương thời của nữ giới xuất gia. Và vào năm 1996, bà chính thức thọ giới tại Sarnath ở Ấn Độ cùng với 9 phụ nữ khác, dưới sự giám sát của các tỳ kheo ni thuộc tăng đoàn Hàn Quốc của Dòng Chogyo, trở thành Tỳ kheo ni Tích Lan đầu tiên trong 10 thế kỷ.

(HOME: Buddhistdoor Global – September 1, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-09-1-000

Ni sư Tiến sĩ Kusuma
Photo: facebook.com

 

TRUNG QUỐC: Cam Túc bắt đầu dự án bảo vệ các hang động Phật giáo của tỉnh

Tỉnh Cam Túc ở  tây bắc Trung Quốc đã khởi động dự án trùng tu một phần quan trọng của Hang động Chùa Mati ở thành phố Zhangye, một khu bảo vệ di tích văn hóa quan trọng của quốc gia.

Công trình tập trung vào một trong những điểm tham quan chính của địa điểm có tên là Động Ngàn Phật, nơi có 8 hang động nằm trong số những hang động được bảo tồn tốt nhất trong toàn bộ khu vực.

Để bảo tồn địa điểm tốt hơn, một dự án số hóa đã bắt đầu vào tháng 6, và một cuộc điều tra khảo cổ học với sự tham gia của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đang được tiến hành.

Dự án dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 2-2022.

Được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng 1,600 năm trước dọc theo con đường tơ lụa cổ đại, Hang động Chùa Mati nổi tiếng với các di tích Phật giáo, bao gồm hơn 500 tác phẩm điêu khắc màu cũng như các bức bích họa trải dài tổng cộng hơn 1,200 m2.

(NewsNow – September 1, 2021)

 TinTuc_PGTG_2021-09-1-001

TinTuc_PGTG_2021-09-1-002

TinTuc_PGTG_2021-09-1-003

TinTuc_PGTG_2021-09-1-004

Hang động Chùa Mati ở thành phố Zhangye, Cam Túc (Trung Quốc)
Photos: Google

 

NGA: Cuộc họp về Phát triển Giáo dục Phật giáo ở Nga được tổ Photos: chức tại Moscow

Ngày 30-8-2021, Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học ở Moscow đã chủ trì việc tổ chức các cuộc nói chuyện về sự phát triển của giáo dục Phật giáo ở Liên bang Nga.

Cuộc họp này có sự tham dự của đại diện cho các vụ của Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học, sự quản lý của Tổng thống Liên bang Nga, các trường đại học ở Moscow và các vùng Phật giáo ở Nga. Các nhà lãnh đạo nổi bật của các tổ chức Phật giáo Nga cũng đã tham gia sự kiện nói trên.

Các đại biểu đã thảo luận về việc phát triển các chương trình cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ về Triết học Phật giáo, và việc đưa các chương trình cấp bằng cử nhân vào các cơ sở giáo dục đại học của các nước cộng hòa Buryatia, Kalmykia và Tuva từ năm 2022. Cuộc họp cũng xem xét sự phát triển của Liên bang Giáo dục Tiêu chuẩn trong lĩnh vực Triết học Phật giáo.

Kết luận buổi làm việc, các đại biểu đã tổng kết những kết quả của khóa học bổ túc văn hóa Phật giáo đã hoàn thành tại Liên Bang Nga.

(Buddhistdoor Global – September 3, 2021)

 

 

TÍCH LAN: Chùa Phật giáo Tennessee ở Mỹ tặng một chiếc máy thở trị giá Rs. 2,3 triệu đến bệnh viện Karapitiya

Các nhà hảo tâm trong nước và ngoại quốc chung tay hỗ trợ điều trị y tế cần thiết cho người dân Tích Lan bị ảnh hưởng bởi Covid 19. Là một bước tiến xa hơn, một chiếc máy thở trị giá 2.3 triệu Rupees đã được trao tặng tại Bộ Y tế cho Bệnh viện Giảng dạy Karapitiya bởi Chùa Phật giáo Tennessee, Hoa Kỳ với sự tham gia của Tiến sĩ Sudarshini Fernandopulle, Bộ trưởng Chính phủ về Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu, Dịch tễ và Kiểm soát Bệnh Covid.

Máy thở được tặng là Máy thở loại 100 ResMed Stellar để điều trị bệnh nhân người lớn và bệnh nhi có nhu cầu hô hấp khác nhau.

Phát biểu tại sự kiện này, Bộ trưởng Sudarshini Fernandopulle cho  rằng cần đánh giá cao sự đóng góp của tất cả các nhà hảo tâm, bao gồm cả người dân Tích Lan sống ở nước ngoài, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giai cấp hay đảng phái chính trị tại thời điểm này. Giúp đỡ đất nước và người dân trong tình hình thảm khốc và dịch bệnh là bản chất của những người Tích Lan yêu nước.

Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng cảm ơn Sư trưởng Trụ trì chùa Tennessee, Hoa Kỳ, Thượng tọa. Pinnagoda Rahula Thero, và tất cả những người đã đóng góp cho khoản quyên góp này.

(news.lk – September 5, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-09-1-005

Chùa Phật giáo Tennessee ở Mỹ tặng một chiếc máy thở trị giá Rs. 2,3 triệu đến bệnh viện Karapitiya, Tích Lan
Photo: news.lk

 

 

ẤN ĐỘ: Chùa Đại Bồ đề ở Bồ đề Đạo tràng mở cửa trở lại cho công chúng sau nhiều tháng bị phong tỏa

Chùa Đại Bồ đề ở Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ, một trong những địa điểm linh thiêng nhất trong số các địa điểm Phật giáo trên thế giới, đã mở cửa trở lại cho công chúng vào ngày 27- 8 sau khi bị đóng cửa trong 5 tháng khi đợt nhiễm COVID-19 thứ hai bắt đầu quét qua đất nước.

Chùa Đại Bồ đề đã bị đóng cửa với công chúng vào ngày 10 - 4 để hạn chế sự lây lan nhanh chóng của loại coronavirus mới. Một cuộc phong tỏa trên toàn  bang sau đó đã được áp dụng tại Bihar vào ngày 5-5 sau khi sự gia tăng tại địa phương về số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận. Theo Ủy ban Quản lý Chùa Bồ Đề Đạo Tràng, có tổng cộng 3,400 tín đồ và khách du lịch đã đến thăm ngôi đền trong ngày đầu tiên mở cửa trở lại.

Hiện chỉ có 10 người mỗi lượt được phép vào khu bảo tồn bên trong của ngôi chùa, và tất cả du khách đến khu phức hợp chùa đều phải đeo khẩu trang. Các hoạt động tôn giáo hoặc nghi lễ không thể được tổ chức nếu không được sự cho phép của quan chức quận.

(Buddhistdoor Global – September 06, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-09-1-006

Chùa Đại Bồ đề ở Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ)
Photo:newindianexpress.com

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2012(Xem: 4342)
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
16/12/2011(Xem: 4006)
Trước đây, chúng ta đã biết thống kê đầu tiên về tình trạng thiểu số hóa Phật giáo ở Việt Nam, đó là thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, công bố qua sách “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”, nhà xuất bản Thống kê xuất bản.
19/11/2011(Xem: 6239)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. Sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị các thế lực thù nghịch Phật Giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyền chuyện “đốt Hoà thượng Thích Quảng Đức”, như một đoạn phim “Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu”.
10/10/2011(Xem: 16526)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
06/10/2011(Xem: 9924)
Không phải đến ngày 04.01.1964 khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập và công bố bản Hiến Chương GHPGVNTN thì mới có sự hợp nhất. Nguyện vọng thống nhất các tổ chức, hội đoàn Phật giáo toàn quốc đã được hoài bão từ lâu, chí ít là từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thập niên 1930, và đã được hình thành bằng một tổ chức thống hợp vào năm 1951 với danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, qui tụ 51 đại biểu của 6 tập đoàn Bắc, Trung, Nam.
15/09/2011(Xem: 3917)
Trên quả Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đúc năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã cho khắc những dòng chữ như sau: “Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long đúc hồng chung này nặng 3.285 cân an trí ở chùa Thiên Mụ thiền tự để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành Đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật đản tháng Tư Canh Dần”(1).
10/08/2011(Xem: 6850)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
10/08/2011(Xem: 3635)
Mỗi trang sử là một bài thơ hùng tráng, lẫm liệt, đôi khi lại là thất bại khổ đau, có sức mạnh làm rung động lòng người không ít. Nghiên cứu lịch sử là tìm hiểu về những hình ảnh, sự kiện và tư tưởng của từng thời đại; đón tìm một tia sáng bất diệt cho tương lai.
10/08/2011(Xem: 3217)
Nói đến nhà Trần, người Việt Nam thường liên tưởng đến chiến tích oai hùng của nước Đại Việt với ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên (1258, 1285, 1288), nối tiếp cha ông làm dày thêm những trang sử chống xâm lược vẻ vang của dân tộc.
10/08/2011(Xem: 3543)
Lịch sử Phật giáo không có nhiều người tu hành đắc đạo, trong đó càng không có nhiều người từng là vua như Trần Nhân Tông. Và trong số đó càng không có nhiều vị vua hai lần trực tiếp cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh từng chinh phục cả thế giới thời đó. Nhìn ở góc độ nào, thì việc mãi đến hôm nay mới làm lễ kỷ niệm, tưởng nhớ và đề nghị UNESCO công nhận Trần Nhân Tông danh nhân văn hóa thế giới là một thiếu sót và chậm trễ đáng tiếc. Và, cũng sẽ lại thêm một thiết sót đáng tiếc nữa nếu lần hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông này, chuyện gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đem về Châu Ô, Châu Lý vì một lý do nào đó lại không được đem ra nhìn nhận một cách thấu đáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]