Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

23/04/201621:01(Xem: 11297)
Tuần 3
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
( TUẦN THỨ 3 THÁNG  4, 2016 )   
                                      
Diệu Âm lược dịch

 

 

MÔNG CỔ: Tượng Phật Di Lặc cao nhất thế giới đang được xây dựng

Dưới sự bảo trợ của Hội Đại Di Lặc, tổ chức Phật giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ và Mông Cổ, việc xây dựng tượng Phật Di Lặc cao nhất thế giới hiện đang được thực hiện gần thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ.

Sáng kiến này nhằm mục đích góp phần vào hòa bình thế giới bằng việc giúp tạo ra nhận thức và những điều kiện để biểu hiện tâm từ ái. Michael Fouts, giám đốc điều hành chi nhánh Hoa kỳ của dự án, nói ,“Mục đích là kích thước và vẻ đẹp của pho tượng sẽ mang biểu tượng của tình thương đến với sự quan tâm của nhiều người trên khắp thế giới”. Ông nói thêm rằng việc xây dựng được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.

Dự án được thực hiện tại một thánh địa Phật giáo ở Thung lũng Uguumur (còn gọi là Đồi Trái tim), nằm ngay bên ngoài Ulaabaatar. Đây được cho là nơi một trong những vị lãnh đạo được tôn kính của dòng Phật giáo Tây Tạng Gelug tại Mông Cổ từng sinh sống cách đây khoảng 300 năm, ông Fouts nói. “Thật là đặc biệt và tốt lành cho người Mông Cổ khi xây dựng những biểu tượng của tình thương và các trung tâm Phật giáo tại di tích này, cũng như được học giáo lý tại đây’’, ông nói thêm.

(Buddhistdoor Global – April 15, 2016)

2016-04-03-000

Tượng Phật Di Lặc cao 177 feet đến nay đã hoàn thành khoảng 35%
Photo: huffingtonpost.com
2016-04-03-001
Tượng Phật Di Lặc và bảo tháp theo đồ án
Photo: grandmaitreya.com

 

 

BHUTAN: Hoàng tử Anh quốc William và phu nhân viếng tu viện trên sườn núi tại Bhutan

Ngày 15-4-2016 , ngày thứ 6 của tour du lịch Ấn Độ - Bhutan bận rộn của mình, hoàng tử William và phu nhân (Công tước và Nữ Công tước xứ Cambridge của Anh quốc ) cuối cùng cũng đã có được một thời gian dành cho riêng họ khi đến Bhutan. Họ đã được nhà vua và hoàng hậu trẻ tuổi của đất nước nhỏ bé ở vùng Hi Mã Lạp Sơn này chào đón.

Hoàng tử Anh quốc và phu nhân đã viếng tu viện Hổ Huyệt (Taktsang Palphuy). Tu viện thế kỷ 17 này nằm trên một sườn núi ở độ cao 3,000 mét, trên thung lũng Paro. Vợ chồng hoàng tộc Anh ăn mặc giản dị khi trải nghiệm cuộc hành trình mạo hiểm dài 3 giờ viếng tu viện nói trên.

Hoàng tử và công nương trở lại Ấn Độ vào ngày 16-4 để viếng đền Taj Mahal, vốn được Hoàng đế Moghul Shah Jahan xây vào năm 1632 để tưởng nhớ người vợ yêu quý của ông.

(Reuters – April 15, 2016)

2016-04-03-002

Vua và hoàng hậu Bhutan đón tiếp Hoàng tử William và phu nhân
Photo: Cathal McNaughton

2016-04-03-003

Vợ chồng hoàng tử William quay cối kinh tại Tu viện Hổ Huyệt
Photo: Mark Large
2016-04-03-004
Cặp đôi hoàng tộc Anh ăn mặc giản dị trong chuyến tham quan tu viện trên sườn núi này
Photo: The Hindu
 
 

NHẬT BẢN:  Lão tăng Setouchi thành lập nhóm hỗ trợ những phụ nữ gặp khó khăn

Tu sĩ Phật giáo nổi tiếng Jakucho Setouchi và cựu thứ trưởng bộ y tế Atsuko Muraki đã hợp tác để tổ chức một nhóm nhằm giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Sư Setouchi, một tiểu thuyết gia nổi tiếng 93 tuổi, và bà Muraki, 60 tuổi, đã công bố vào ngày 18-4-2016 về việc thành lập Dự án “Cỏ Tươi” (Wakakusa). Dự án của nhóm này sẽ giúp phụ nữ đối phó với những nguy hiểm - do nghèo đói, bị bạo hành, bị bắt nạt và nghiện ma túy - bằng cách thiết lập một mạng lưới gồm các nhóm hỗ trợ có sẵn từ trước nằm rải rác trên toàn quốc.

Một cuộc tập huấn cho những người hỗ trợ của nhóm - để giúp những người chuyên về các lĩnh vực như pháp luật, phúc lợi và y tế tham gia cộng tác - được lên kế hoạch vào ngày 24 và 25-4-2016 tại chùa Jakuan ở Kyoto, nơi cư trú của lão tăng Setouchi.

(asahi.com – April 19, 2016)

2016-04-03-005
Lão tăng Jakucho Setouchi
2016-04-03-006
Bà Atsuko Muraki
Photos: asahi.com

 

 

ẤN ĐỘ: Thư chia buồn của Đức Đạt lai Lạt ma về các trận động đất tại Ecuador và Nhật Bản

Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 19-4-2016, vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma, đã viết thư gửi Tổng thống Rafael Correa của Ecuador và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, bày tỏ sự đau buồn của ngài về mất mát nhân mạng và tài sản trong các trận động đất xảy ra tại 2 nước này.

“Tôi cầu nguyện cho những người đã mất đi cuộc sống do thảm họa thiên nhiên này gây ra, và muốn bày tỏ sự cảm thông và chia buồn đến gia đình của họ và những người khác vốn phải chịu ảnh hưởng”, vị cao tăng viết cho Tổng thống Correa.

Tron thư gửi Thủ tướng Abe, ngài viết. ‘‘Tôi cảm thấy sẽ là điều quan trọng nếu người Nhật Bản tụng niệm Tâm Kinh. Việc tụng niệm như vậy không những có thể làm lợi ích cho những người đã mất đi mạng sống quý giá của họ, mà còn có thể giúp ngăn chặn những thảm họa xa hơn nữa trong tương lai”.

Số người thiệt mạng do động đất tại bờ biển Ecuador là trên 400 và tại Đảo Kyushu của Nhật là trên 40 người.

(IANS – April 19, 2016)

 

 

PAKISTAN: Giới thiệu di sản Phật giáo để thu hút người Tích Lan

Pakistan đang phát triển Con đường Gandhara để thu hút khách hành hương Phật giáo từ Tích Lan và các vùng khác của châu Á, và để chứng minh sự quan tâm trong việc bảo tồn và trưng bày các di sản phi Hồi giáo của nước này.

Theo lời mời của chính phủ Pakistan, một phái đoàn gồm 40 tăng sĩ cao cấp và các học giả Phật giáo của Tích Lan hiện đang có mặt tại Pakistan để viếng các di tích khác nhau trên Con đường Gandhara, vốn từng là một phần của Con đường Tơ lụa nối Trung Hoa với Tây Á.

Pakistan từ thời xa xưa là cái nôi của nghệ thuật và văn hóa Phật giáo. Nền văn minh Gandhara phát triển mạnh tại vùng tây bắc Pakistan từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Trường phái nghệ thuật Gandhara được cho là đã sáng tạo hình ảnh hiện nay của Đức Phật. Chạm khắc trên đá, vữa, đất nung và đồng, những tượng này đã được tôn trí trong các tu viện và bảo tháp trong vùng Gandhara - một vùng đất hình tam giác trải dài khoảng 100 km từ đông sang tây, và 70 km từ bắc xuống nam trên bờ tây Sông Indus với núi non bao quanh.

(Dawn – April 20, 2016)

2016-04-03-0072016-04-03-008
Phái đoàn Phật giáo Tích Lan tại Pakistan
Photos:  Colombo Page & Dawn
 

  

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2012(Xem: 4342)
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
16/12/2011(Xem: 4006)
Trước đây, chúng ta đã biết thống kê đầu tiên về tình trạng thiểu số hóa Phật giáo ở Việt Nam, đó là thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, công bố qua sách “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”, nhà xuất bản Thống kê xuất bản.
19/11/2011(Xem: 6239)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. Sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị các thế lực thù nghịch Phật Giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyền chuyện “đốt Hoà thượng Thích Quảng Đức”, như một đoạn phim “Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu”.
10/10/2011(Xem: 16526)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
06/10/2011(Xem: 9924)
Không phải đến ngày 04.01.1964 khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập và công bố bản Hiến Chương GHPGVNTN thì mới có sự hợp nhất. Nguyện vọng thống nhất các tổ chức, hội đoàn Phật giáo toàn quốc đã được hoài bão từ lâu, chí ít là từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thập niên 1930, và đã được hình thành bằng một tổ chức thống hợp vào năm 1951 với danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, qui tụ 51 đại biểu của 6 tập đoàn Bắc, Trung, Nam.
15/09/2011(Xem: 3917)
Trên quả Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đúc năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã cho khắc những dòng chữ như sau: “Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long đúc hồng chung này nặng 3.285 cân an trí ở chùa Thiên Mụ thiền tự để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành Đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật đản tháng Tư Canh Dần”(1).
10/08/2011(Xem: 6850)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
10/08/2011(Xem: 3635)
Mỗi trang sử là một bài thơ hùng tráng, lẫm liệt, đôi khi lại là thất bại khổ đau, có sức mạnh làm rung động lòng người không ít. Nghiên cứu lịch sử là tìm hiểu về những hình ảnh, sự kiện và tư tưởng của từng thời đại; đón tìm một tia sáng bất diệt cho tương lai.
10/08/2011(Xem: 3217)
Nói đến nhà Trần, người Việt Nam thường liên tưởng đến chiến tích oai hùng của nước Đại Việt với ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên (1258, 1285, 1288), nối tiếp cha ông làm dày thêm những trang sử chống xâm lược vẻ vang của dân tộc.
10/08/2011(Xem: 3543)
Lịch sử Phật giáo không có nhiều người tu hành đắc đạo, trong đó càng không có nhiều người từng là vua như Trần Nhân Tông. Và trong số đó càng không có nhiều vị vua hai lần trực tiếp cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh từng chinh phục cả thế giới thời đó. Nhìn ở góc độ nào, thì việc mãi đến hôm nay mới làm lễ kỷ niệm, tưởng nhớ và đề nghị UNESCO công nhận Trần Nhân Tông danh nhân văn hóa thế giới là một thiếu sót và chậm trễ đáng tiếc. Và, cũng sẽ lại thêm một thiết sót đáng tiếc nữa nếu lần hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông này, chuyện gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đem về Châu Ô, Châu Lý vì một lý do nào đó lại không được đem ra nhìn nhận một cách thấu đáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]