Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

27/01/201811:31(Xem: 11520)
Tuần 3
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 
(TUẦN THỨ 3 THÁNG 1, 2018)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

 

 

ẤN ĐỘ: Tín đồ ngoại quốc từ 70 quốc gia tham dự các bài pháp giảng của Đức Đạt lai Lạt ma

Dharamshala, Ấn Độ - Ngày 15-1-2018, Đức Đạt lai Lạt ma bắt đầu giảng pháp tại Bồ đề Đạo tràng ở bang Bihar. Có hơn 3,300 người nước ngoài trong số 30,000 tín đồ đã tham dự sự kiện này.

Ba-ngày pháp giảng của Đức Đạt lai Lạt ma về chủ đề ‘Luận về Giác ngộ Tâm’ của Nagarjuna đã thu hút Phật tử ngoại quốc đến từ hơn 70 quốc gia - phần lớn là người Mông Cổ và Đài Loan. Các bài giảng được dịch sang Anh ngữ, Hoa ngữ, Việt ngữ, Nhật ngữ, Pháp ngữ, tiếng Hindi, Nga, Mông Cổ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Romania.

Sự đa dạng của cộng đồng Phật giáo tại Bồ đề Đạo tràng, thánh địa linh thiêng nhất, có thể cho thấy số lượng ngày càng tăng của Phật tử trên toàn cầu.

(Phayul – January 15, 2018) 

2018-01-01-0000

Phật tử Mông Cổ tham dự các bài pháp giảng của Đức Đạt lai Lạt ma tại Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ)
Photo: OHHDL

 

NHẬT BẢN: Các tượng “ẩn Phật” được trưng bày tại cuộc triển lãm ở Tokyo

Tokyo, Nhật Bản - Ngày 16-1-2018, khách tham quan được chiêm ngưỡng các tượng Phật tại Bảo tàng Quốc gia Heiseikan Tokyo ở phường Taito, thủ đô Tokyo, nơi diễn ra một cuộc triển lãm đặc biệt về các bảo vật từ ngôi chùa Ninnaji ở Kyoto và các chùa khác trên toàn quốc của tông phái Chơn ngôn Omuro.

Trong số các hiện vật trưng bày tại cuộc triển lãm nói trên, có 8 tượng của các vị “ẩn Phật”- là những tượng mà công chúng không thường được nhìn thấy.

Được đồng tổ chức bởi nhật báo Yomiuri Shimbun và các hội đoàn khác, cuộc triển lãm này sẽ kéo dài đến ngày 11-3-2018.

(The Yomiuri Shimbun – January 16, 2018)

2018-01-01-0001
Triển lãm các bảo vật từ các ngôi chùa trên toàn quốc của tông phái Chơn ngôn Omuro (Nhật Bản)
Photo: The Yomiuri Shimbun

 

HOA KỲ: Hội nghị Phật giáo Hành động sẽ diễn ra tại thành phố New York

Một hội nghị của các chuyên gia, học giả, các nhà hoạt động và giảng viên Phật giáo Khu vực New York – với tựa đề “Phật giáo Hàng động: Đạo đức, Tầm nhìn, Công lý” – sẽ diễn ra vào ngày 3-2-2018 tại Chủng viện Thần học Liên hiệp ở thành phố New York.

Hội nghị sẽ tập trung vào việc phát triển một chương trình nghị sự và liên minh địa phương ở vùng Đông Bắc, nhưng “được tổ chức trong sự đoàn kết với những nỗ lực để tạo nên một liên minh tiến bộ quốc gia của Phật tử Hoa Kỳ”.

Sự kiện này dự định thúc đẩy một “sự trao đổi ý kiến tự do về tính bao trùm, hiệu quả và khả năng của mạng lưới” này.

(Lion’s Roar – January 16, 2018)

 

 2018-01-01-0002

Chủng viện Thần học Liên hiệp (New York, Hoa Kỳ)
Photo: David Merrett

 

 

 

ÁI NHĨ LAN: Chùa Phật giáo đầu tiên của Ái Nhĩ Lan sẽ khánh thành vào năm 2019

Chùa Phật giáo đầu tiên của Ái Nhĩ Lan sẽ khánh thành vào năm 2019 tại vùng nông thôn West Cork, với tổng kinh phí dự kiến là 3.5 triệu Bảng.

Vào năm 2008, Trung tâm Phật Thiền Dzogchen Beara bắt đầu lên kế hoạch xây một ngôi chùa theo truyền thống Tây Tạng. Cộng đồng hy vọng nó sẽ là nơi để nuôi dưỡng hòa bình và hạnh phúc.

Ngôi chùa sẽ có chiều cao 14.5 mét, với tầng trệt có thể chứa 300 khách đến tu học, tham thiền và dự các hội nghị.

Mặc dù dự kiến vào mùa hè năm 2019, việc khánh thành của  chùa này phụ thuộc rất nhiều vào phần tài trợ. Đến nay, quỹ tài trợ đã quyên góp được 1.8 triệu Bảng, và cộng đồng Dzogchen Beara chắc chắn rằng phần đóng góp còn lại sẽ được gởi đến.

(Lion’s Roar – January 19, 2018)

 


2018-01-01-0003
Đồ họa ngôi chùa của Trung tâm Phật Thiền Dzogchen Beara ở West Cork, Ái Nhĩ Lan
Photo: lionroar.com  

 

ẤN ĐỘ: Các tu sĩ của Hội Đại Bồ đề viếng Công viên Chủ đề Phật giáo tại thị trấn Nagarjuna Sagar

Nalgonda, Telangana – Các tu sĩ Hội Đại Bồ đề ở Bengaluru (bang Karnataka) đã viếng Công viên Chủ đề Phật giáo và thị trấn Nagarjuna Sagar (bang Telangana) vào ngày 4-1-2018. Đoàn gồm 14 thành viên, do hội trưởng Kassapa Thera dẫn đầu, đã khảo sát các cấu trúc của Đại Bảo tháp, mô hình Công viên Bảo tháp và Công viên Jataka trên khuôn viên của Công viên Phật giáo.

Đoàn cũng đã khảo sát khu vực được đệ trình thành lập Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại Công viên Phật giáo và bày tỏ sự hoan hỉ trước quyết định thành lập Công viên này của chính quyền bang Telangana. Họ nhận định rằng với sáng kiến được trình lên chính quyền bang, thị trấn Nagarjuna Sagar sẽ nổi lên như một trong những địa điểm Phật giáo hàng đầu. Sau đó , đoàn đã viếng và cầu nguyện tại di tích Phật giáo ở Đồi Nagarjuna, một thị trấn Phật giáo lịch sử.

(TIpitaka Network – January 18-21, 2018)

2018-01-01-0004

Chư tăng của Hội Đại Bồ đề viếng Công viên Chủ đề Phật giáo tại thị trấn Nagarjuna Sagar
Photo: Telangana Today

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2012(Xem: 4342)
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
16/12/2011(Xem: 4006)
Trước đây, chúng ta đã biết thống kê đầu tiên về tình trạng thiểu số hóa Phật giáo ở Việt Nam, đó là thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, công bố qua sách “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”, nhà xuất bản Thống kê xuất bản.
19/11/2011(Xem: 6239)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. Sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị các thế lực thù nghịch Phật Giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyền chuyện “đốt Hoà thượng Thích Quảng Đức”, như một đoạn phim “Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu”.
10/10/2011(Xem: 16526)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
06/10/2011(Xem: 9924)
Không phải đến ngày 04.01.1964 khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập và công bố bản Hiến Chương GHPGVNTN thì mới có sự hợp nhất. Nguyện vọng thống nhất các tổ chức, hội đoàn Phật giáo toàn quốc đã được hoài bão từ lâu, chí ít là từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thập niên 1930, và đã được hình thành bằng một tổ chức thống hợp vào năm 1951 với danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, qui tụ 51 đại biểu của 6 tập đoàn Bắc, Trung, Nam.
15/09/2011(Xem: 3917)
Trên quả Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đúc năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã cho khắc những dòng chữ như sau: “Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long đúc hồng chung này nặng 3.285 cân an trí ở chùa Thiên Mụ thiền tự để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành Đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật đản tháng Tư Canh Dần”(1).
10/08/2011(Xem: 6850)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
10/08/2011(Xem: 3635)
Mỗi trang sử là một bài thơ hùng tráng, lẫm liệt, đôi khi lại là thất bại khổ đau, có sức mạnh làm rung động lòng người không ít. Nghiên cứu lịch sử là tìm hiểu về những hình ảnh, sự kiện và tư tưởng của từng thời đại; đón tìm một tia sáng bất diệt cho tương lai.
10/08/2011(Xem: 3217)
Nói đến nhà Trần, người Việt Nam thường liên tưởng đến chiến tích oai hùng của nước Đại Việt với ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên (1258, 1285, 1288), nối tiếp cha ông làm dày thêm những trang sử chống xâm lược vẻ vang của dân tộc.
10/08/2011(Xem: 3543)
Lịch sử Phật giáo không có nhiều người tu hành đắc đạo, trong đó càng không có nhiều người từng là vua như Trần Nhân Tông. Và trong số đó càng không có nhiều vị vua hai lần trực tiếp cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh từng chinh phục cả thế giới thời đó. Nhìn ở góc độ nào, thì việc mãi đến hôm nay mới làm lễ kỷ niệm, tưởng nhớ và đề nghị UNESCO công nhận Trần Nhân Tông danh nhân văn hóa thế giới là một thiếu sót và chậm trễ đáng tiếc. Và, cũng sẽ lại thêm một thiết sót đáng tiếc nữa nếu lần hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông này, chuyện gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đem về Châu Ô, Châu Lý vì một lý do nào đó lại không được đem ra nhìn nhận một cách thấu đáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]