Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/08/202009:29(Xem: 9129)
Tuần 1

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 1 THÁNG 8, 2020)

Diệu Âm lược dịch

 

TÍCH LAN: Tổng thống nói rằng Đền thờ Răng Phật đã luôn luôn bảo vệ Tích Lan

Tổng thống Tích Lan Gototti Rajapaksa nói rằng Đền thờ Răng Phật đã luôn luôn bảo vệ Tổ quốc và nhân dân bản quốc.

“Chúng ta bày tỏ lòng tôn kính đối với Đền thờ Răng Phật thiêng liêng nhất này giống như cách chúng ta tôn kính Đức Phật.” Tổng thống nói, “Chúng ta có nghĩa vụ phải tôn kính đối với Đền thờ Răng Phật tối linh theo các phong tục cổ xưa của chúng ta.”

Tổng thống đã đưa ra những nhận xét trên tại buổi lễ tuyên bố hoàn thành tốt đẹp đại lễ hội Phật giáo Esala (Dalada) Perahera ở Kandy vào ngày 4-8-2020.

Để phù hợp với phong tục truyền thống, trưởng văn phòng quản lý Đền thờ Răng Phật  Pradeep Dala Bandara đã trình lên Tổng thống cuộn sách về kết luận thành công của lễ hội Kandy Esala Perahara.

Tổng thống đã trồng một cây lim con tại cơ sở của Nhà Tổng thống ở Kandy để đánh dấu dịp này.

(PMD - August 4, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-08-1-000

Tổng thống Tích Lan (áo trắng, ngồi giữa) và các vị chức sắc của lễ hội Phật giáo Kandy Esala Perahara

Photo: PMD

 

ẤN ĐỘ: ‘Lời cầu nguyện cho một thời đại dịch’ của Đức Karmapa 17 đã có sẵn dưới dạng Sách điện tử Miễn phí

Các tín đồ của Đức Pháp vương Gyalwang Karmapa thứ 17 ( Ogyen Trinley Dorje) đã công bố vào ngày 3-8-2020 về việc phát hành một phiên bản mới của những lời cầu nguyện của ngài - được thu thập trong nhiều ngày qua - vào một cuốn sách điện tử (eBook) có bản dịch tiếng Tây Tạng và tiếng Anh, cùng với lời giới thiệu bằng tiếng Anh cho từng lời cầu nguyện. Sách có tựa đề ‘Lời cầu nguyện cho một thời đại dịch’, có thể tải xuống eBook miễn phí từ Dharma Ebooks, một trang web được ra mắt bởi Đức Karmapa thứ 17 vào năm 2017.

Vào tháng Tư, khi đại dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, Đức Karmapa đã cầu nguyện và an ủi cho tất cả những người đang đau khổ. Bài pháp thoại của ngài, bằng tiếng Tây Tạng, đã được phát trực tiếp qua Facebook và sau đó được đặt trên kênh YouTube Kagyu chính thức, nơi tính đến nay nó đã được xem hơn 17.000 lần.

(Buddhistdoor Global – August 4, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-08-1-001

Đức Karmapa thứ 17

TinTuc_PGTG_2020-08-1-002

Ebook ‘Lời cầu nguyện cho một thời đại dịch’

Photos: Facebook & dharmabook.org

 

 

THÁI LAN: Các nhà sư Phật giáo đã đảo ngược vai trò ở Thái Lan - bây giờ họ là những người quyên góp vật phẩm cho người khác

Người ta ước tính rằng hơn 8 triệu người - khoảng 12% dân số Thái Lan - có thể mất nguồn sinh kế do đại dịch Covid-19.

Để giảm bớt hoàn cảnh khó khăn của họ, nhiều ngôi chùa ở Thái Lan đang làm việc với cộng đồng Phật tử để nuôi sống những người có nhu cầu.

Chư tăng thường đăng trên Facebook một thông báo đến các thành viên cộng đồng để cúng dường những gì họ có thể. Chẳng hạn, vào tháng 5-2020, chùa Wat Sansai Don Kok ở Chiang Mai đã thiết lập một bàn cúng dường tại bản tự - nơi có khoảng 200 người quyên góp mỗi ngày.

Với số tiền và thực phẩm thu được, các nhà sư và những người ủng hộ nhà chùa làm bữa ăn để giúp nuôi sống cộng đồng.

Sự đảo ngược vai trò giữa chư tăng và tục gia Phật tử đã giúp cải thiện hình ảnh của các nhà sư trong giới truyền thông Thái Lan, vốn có xu hướng tập trung vào sự dư thừa của tự viện, như việc đi máy bay riêng, đi đến trung tâm mua sắm và tham ô tiền bạc .

Nó cũng đã chỉ ra rằng hàng hóa vật chất không phải lúc nào cũng phải chảy độc quyền từ tín đồ đến tăng sĩ.

(NewsNow – August 5, 2020)

 

 

ANH QUỐC: Nhà xuất bản Bloomsbury Sigma sẽ xuất bản sách về biến đổi khí hậu của Đức Đạt lai Lạt ma

Bloomsbury Sigma đã mua lại một cuốn sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma về biến đổi khí hậu để xuất bản vào tháng 11 này.

Cuốn sách có tựa đề “Ngôi nhà duy nhất của chúng ta: Một lời kêu gọi với thế giới về khí hậu” của Đức Đạt lai Lạt ma được xuất bản dưới dạng bìa cứng với giá 10.99 bảng Anh vào ngày 12-112019. Theo tóm tắt của nhà xuất bản, trong các trang của sách này, Đức Đạt lai Lạt ma kêu gọi các nhà hoạch định chính trị "cuối cùng hãy chống lại bế tắc và sự thiếu hiểu biết" về vấn đề biến đổi khí hậu.

Cuốn sách đã được viết cùng với Franz Alt, nhà báo môi trường người Đức.

(NewsNow – August 5, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-08-1-003

Cuốn sách về biến đổi khí hậu của Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: Katherine Cowdrey

 

ẤN ĐỘ: Hòa thượng Bhikkhu Bodhipala viên tịch do COVID-19

Hòa thượng Bhikkhu Bodhipala, nhà sư Phật giáo Ấn Độ nổi tiếng và là tổng thư ký của Hiệp hội Phật giáo Bengal (BBA) có trụ sở tại thành phố Kolkata, đã viên tịch ở tuổi 52 khi đang điều trị COVID-19. Trước đó, bất chấp đại dịch, Hòa thượng Bodhipala đã tiếp tục viếng thăm các tu viện Phật giáo và các vùng xa xôi của Ấn Độ, làm việc thay mặt cho các cộng đồng kém may mắn và phân phát hàng cứu trợ. Ông cũng cung cấp hỗ trợ cho hàng trăm gia đình Hồi giáo dễ bị tổn thương ở Bangladesh.

Trong thông báo trên mạng xã hội dành cho nhà sư đáng kính này, BBA đã bày tỏ nỗi buồn sâu sắc về cái chết của ông: “Đây là một mất mát lớn không chỉ đối với Hiệp hội Phật giáo Bengal, mà còn đối với thế giới của Phật giáo và nhân loại.”

Sau khi Hòa thượng Bodhipala viên tịch tại Bệnh viện AMRI ở Mukundapur, Kolkata vào ngày 27-7, Hội đồng Tăng đoàn Tối cao của Ấn Độ và Bangladesh, Liên đoàn Phật giáo Bangladesh, Hội Đại Bồ Đề của Ấn Độ, và nhiều tổ chức khác cùng các cá nhân nổi tiếng đã gởi chia sẻ qua những thông điệp về vị cố hòa thượng này.

(Tipitaka Network – August 6, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-08-1-004

Hòa thượng Bhikkhu Bodhipala

Photo: Dharmankur Sabha Facebook

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2012(Xem: 4342)
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
16/12/2011(Xem: 4006)
Trước đây, chúng ta đã biết thống kê đầu tiên về tình trạng thiểu số hóa Phật giáo ở Việt Nam, đó là thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, công bố qua sách “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”, nhà xuất bản Thống kê xuất bản.
19/11/2011(Xem: 6239)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. Sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị các thế lực thù nghịch Phật Giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyền chuyện “đốt Hoà thượng Thích Quảng Đức”, như một đoạn phim “Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu”.
10/10/2011(Xem: 16526)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
06/10/2011(Xem: 9924)
Không phải đến ngày 04.01.1964 khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập và công bố bản Hiến Chương GHPGVNTN thì mới có sự hợp nhất. Nguyện vọng thống nhất các tổ chức, hội đoàn Phật giáo toàn quốc đã được hoài bão từ lâu, chí ít là từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thập niên 1930, và đã được hình thành bằng một tổ chức thống hợp vào năm 1951 với danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, qui tụ 51 đại biểu của 6 tập đoàn Bắc, Trung, Nam.
15/09/2011(Xem: 3917)
Trên quả Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đúc năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã cho khắc những dòng chữ như sau: “Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long đúc hồng chung này nặng 3.285 cân an trí ở chùa Thiên Mụ thiền tự để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành Đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật đản tháng Tư Canh Dần”(1).
10/08/2011(Xem: 6850)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
10/08/2011(Xem: 3635)
Mỗi trang sử là một bài thơ hùng tráng, lẫm liệt, đôi khi lại là thất bại khổ đau, có sức mạnh làm rung động lòng người không ít. Nghiên cứu lịch sử là tìm hiểu về những hình ảnh, sự kiện và tư tưởng của từng thời đại; đón tìm một tia sáng bất diệt cho tương lai.
10/08/2011(Xem: 3217)
Nói đến nhà Trần, người Việt Nam thường liên tưởng đến chiến tích oai hùng của nước Đại Việt với ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên (1258, 1285, 1288), nối tiếp cha ông làm dày thêm những trang sử chống xâm lược vẻ vang của dân tộc.
10/08/2011(Xem: 3543)
Lịch sử Phật giáo không có nhiều người tu hành đắc đạo, trong đó càng không có nhiều người từng là vua như Trần Nhân Tông. Và trong số đó càng không có nhiều vị vua hai lần trực tiếp cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh từng chinh phục cả thế giới thời đó. Nhìn ở góc độ nào, thì việc mãi đến hôm nay mới làm lễ kỷ niệm, tưởng nhớ và đề nghị UNESCO công nhận Trần Nhân Tông danh nhân văn hóa thế giới là một thiếu sót và chậm trễ đáng tiếc. Và, cũng sẽ lại thêm một thiết sót đáng tiếc nữa nếu lần hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông này, chuyện gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đem về Châu Ô, Châu Lý vì một lý do nào đó lại không được đem ra nhìn nhận một cách thấu đáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]